Процессы, приведшие к гибели СССР
Kichbu theo: forum-msk.org
Trên Internet có rất nhiều ý kiến, giả định sự tồn tại của một nguyên nhân nào đó, gây nên sự tan vỡ của Liên Xô.
Người ta cho rằng có một sai lầm nào đó hoặc một số sai lầm của
ban lãnh đạo, tạo cơ sở cho sự phản bội. Một số phát biểu nói về tính tất yếu của những gì đã xảy ra.
Nhưng mọi nỗ
lực tìm ra yếu tố nguy hại đã
mang lại những kết quả đáng ngờ.
Liên Xô đã tan
rã không phải ngay lập tức, sự tan rã của nó đã được chuẩn bị trong một thời
gian dài, và chỉ có sự tích lũy nhiều yếu
tố đã làm cho nó sụp đổ. Nói chung,
Liên Xô đã có một cấu trúc bền
vững, như nhờ sự ổn định của quan hệ sản
xuất, kiến trúc thượng tầng, lực lượng sản xuất, cũng như sự tác
động qua lại vững chắc của chúng. Phải mất một số
quá trình để làm suy yếu trạng thái bền vững này. Chúng ta sẽ
xem xét các quá trình này một cách chi tiết.
Sự xuống cấp của nền
chuyên chính vô sản
Nền chuyên
chính vô sản về ý tưởng phải là sự cai trị của
chính quyền đại diện, được
hình thành bởi các đại biểu của giai cấp vô sản. Bản thân khái niệm đại
biểu có nghĩa là sứ giả của nhân dân, truyền đạt đến cấp
cao nhất ý chí của nhân dân. Nếu
nhìn vào những đạo luật hiến
pháp đầu tiên sau cách mạng, thì trong đó đúng như vậy. Đại biểu - không phải là người độc lập, mà là người mang những đòi hỏi của tập
thể lao động bầu ra mình. Chỉ
có những đại diện của tập thể lao động giới thiệu vào đại biểu. Dần dần họ đã xa rời truyền thống này.
Thứ nhất, sự
thiếu đào tạo của đa số tầng lớp vô sản đã yêu cầu tập trung các chức năng của chuyên chính vô sản trong tay
đội quân tiên phong
của nó, tức là, của đảng. Vì điều này tầm quan trọng của
việc duy trì các nguyên tắc của việc hình thành một quyền lực đại diện đã bị suy sút.
Đại biểu đã trở người
được ủy nhiệm độc lập.
Thứ hai,
đại
diện của các giai cấp khác bắt đầu giới thiệu vào đại biểu. Thêm vào đó, sự kết hợp các chức vụ của đại biểu và nhà lãnh đạo
chính trị hoặc kinh tế như thế nào đó, cũng như nhà hoạt động hành pháp, đã trở
nên thường xuyên. Nhưng quan chức là quan chức, tâm lý của họ khác với tâm lý của
giai cấp vô sản, và do đó cả mục đích
hoạt động của họ và xu hướng ý thức hệ đã thay đổi. Sự đụng độ với ban lãnh đạo đảng là nguy hiểm, bởi vậy ở nhiều nhà lãnh đạo đã nảy sinh
chiến thuật "odobryams" liên tục với nắm tay
khinh miệt trong túi. Vai trò của các
Xô Viết đã mất hẳn.
Sự phát triển thành
phần của đảng và các cơ quan lãnh đạo của nó
Đảng cũng đã thay đổi.
Việc chỉ định đại diện của
ban lãnh đạo đảng vào các cơ quan hành pháp và những chức vụ kinh tế cao cấp của nhà nước, cũng như đặt các nhà hoạt động đảng vào
vị trí nhỏ đã trở thành thực tiễn. Như đã nói, quan chức là quan chức, và tồn
tại quyết định ý thức. Bộ máy quan liêu tự nhiên của đảng đã diễn ra.
Ngoài ra trong
đảng không có hạn chế dưới dạng không cho phép đại diện
của các giai cấp khác. Đảng dần dần bắt đầu đánh mất thành phần vô sản và các thành phần hỗn hợp đã có một sự bất ổn định
về tư tưởng.
Sự trì trệ của quan hệ sản xuất
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi những thay
đổi trong quan hệ sản xuất. Các quan hệ
tư bản nhà nước trước đây đã được thay đổi (bị loại) chậm chạp, áp đặt kế hoạch hóa chung, điều chỉnh tài nguyên theo kế hoạch, sự tham
gia của người lao động trong việc giải quyết vấn đề về tổ chức. Tuy nhiên, vẫn còn quyền tư sản thanh toán cho công việc, chế độ tự trị hầu như không được sử dụng, những ngày lao động thứ Bảy bắt buộc theo
kiểu tự nguyện không còn là mầm móng
của quan hệ cộng sản. Gia
tăng tiền lương đã bắt đầu vượt qua sự
gia tăng các quỹ xã hội. Điều quan trọng nhất là các phương thúc kích thích đã không
còn hoạt động. Họ không tìm kiếm những phương pháp mới ,
mà quay lại với kích thích cũ, vật chất, tư bản chủ
nghĩa. Tất nhiên tiền
không đủ
cho điều đó và để đảm bảo kích thích bằng vật chất đã áp
dụng hạnh toán kinh tế, tức là đã quay lại các phương pháp tư bản nhà nước. Phương pháp cộng sản
đã không được vạch ra, nói chung lý
thuyết đã bị suy giảm.
Sự lạc hậu
của hệ thống quản lý so với sự phát triển của lực lượng sản xuất
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã dẫn đến xuất hiện những mâu thuẫn
mới. Đặc biệt, sự phát triển của chế
độ tự trị của các doanh nghiệp cũng như của các khu vực trở nên cần thiết, tuy
nhiên chế độ tự trị đã vi phạm sự tập trung của nền kinh tế quốc dân và hệ thống kế hoạch tổng thể. Việc quản lý nhân sự đã không còn đáp ứng được với một khối lượng
lớn các yêu cầu đặt ra đối
với nó. Điều này đòi hỏi không chỉ sự thay đổi trong quan hệ sản xuất, mà còn sự thay đổi hệ thống quản lý. Cách duy
nhất ra khỏi tình trạng này là
sự xây dựng và phát triển hệ thống OGAS
do viện sĩ Glushkov đề xuất. (xem http://antonovyurymoscow.mypage.ru/o/ ) . Chỉ có nó về nguyên tắc có được khả năng dung
hòa chế độ tự trị với tập trung hóa. Mặc dù giải pháp này hoàn toàn rõ ràng, khả năng mất
một phần các đòn bẩy của quyền lực và
địa vị của bộ máy quan liêu
đã trở nên nặng hơn. Ý tưởng OGAS
đã không được
thực hiện. Phổ biến các hệ
thống tự động hóa đã không
giải quyết được các
vấn đề.
Trì trệ
trong khoa học Marks
Trong nước đã
xảy ra sự trì trệ về ý thức
hệ. Nó được thể hiện chủ yếu ở
chỗ rằng số đông đảng viên cộng sản đã
bị loại khỏi công tác lý luận tư tưởng. Học tập chính trị không thể
thay thế được nó, nhưng lý
thuyết vẫn tồn tại và phát triển bằng sáng tạo chính trị
của quần chúng, và chỉ trong giới
quần chúng có tư duy có thể xuất hiện những nhà Marks mới. Hơn thế nữa, bản thân hình thức học tập,
đã thoái hóa trong kiểu học thuộc lòng tầm
chương trích cú và những luận điểm chính, thiếu áp dụng thực tiễn đã biến khoa
học thành chủ nghĩa giáo điều tách biệt với cuộc sống. Những nỗ lực phát triển lý luận bị dừng lại, vì
vậy sự chuẩn bị thấp của các nhà lãnh đạo đã không cho phép họ đánh giá đúng
những nỗ lực này, cấm đoán đơn giản hơn và ít rủi ro hơn. Tranh luận diễn ra trong giới cao cấp bị che giấu đối với những
người cộng sản, để không làm cho họ bị lầm lạc.
Thiếu một học
thuyết phù hợp với những quá trình đang xảy ra ở Liên Xô đã không cho phép
tìm được đường lối phát
triển đúng đắn.
Phương hướng phát triển không phù hợp dưới sự ảnh hưởng của sự tích lũy cuối cùng của những mâu thuẫn
Như vậy, đến
những năm 60s của thế kỷ
trước đã tích lũy đủ mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Giữa lực lượng sản xuất
và kiến trúc thượng tầng. Giữa lý thuyết và các phương thực hành của lãnh đạo. Giữa trao đổi hàng hóa-tiền và lập kế hoạch. Trong những năm 70s, những mâu thuẫn đã trở nên trầm trọng
hơn. Sự kết hợp giữa hiện tại của phương thức sản xuất, phương thức phân phối
và cấu trúc thượng tầng đã
cùng kiệt và vấn đề chuyển
sang giai đoạn mới của chủ nghĩa cộng sản, hoặc, có thể,
từ giai đoạn xã hội chủ
nghĩa nhà nước đến hình thái cộng sản chủ nghĩa được đặt ra. Về mặt lý
thuyết vẫn hoàn toàn không rõ
ràng, các nguồn trích dẫn
những trích đoạn của một thế kỷ trước không thuyết phục
được. Quá trình này khi
nghiên cứu kỹ lưỡng là rất phức tạp. Thiếu việc giải quyết các vấn đề lý luận dẫn đến sự lựa chọn
sai phương hướng. Hệ
thống đã mất tính ổn định và bị phá hủy bởi sự thay đổi nội bộ do các thế lực thù
địch nghĩ ra.
Không ai có
lỗi trong sự việc đã xảy r, ngoài chúng ta. Tự chúng ta đã gây nên tất cả
Lãnh đạo của đất nước đã phải đối mặt với một rào cản tự
nhiên - sự cạn kiệt năng lực của quan hệ sản xuất hiện có. Đòi hỏi các biện pháp tổ chức. Nhưng đã áp dụng các biện pháp được
lựa chọn một cách ngẫu nhiên, hành động không hợp lý và sự nhầm lẫn về ý thức
hệ đã dẫn đến suy giảm khối lượng
và chất lượng sản xuất.
Đã sử dụng các
biện pháp kích thích người lao
động và doanh nghiệp đã áp
dụng dưới chủ nghĩa tư bản.
Trong xã hội Liên Xô chủ nghĩa cá nhân, thói
ích kỷ, khát vọng làm giàu cá nhân, nở
rộ ngay cả trong số các lãnh đạo và những
người bình thường.
Sự bất ổn định của thượng tầng kiến trúc được bổ sung vào sự bất ổn của
cơ sở hạ tầng và sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết đã trở thành vấn đề của thời
gian.
Nguyên nhân
chính - thiếu hiểu biết của các nhà
lãnh đạo cũng như đông đảo đảng viên về bản chất của các sự
kiện đang xảy ra. Điều này đã trở thành kết quả của:
a) thiếu một lý thuyết chủ đạo của chủ nghĩa xã hội;
б) chủ nghĩa
hình thức trong tổ chức học tập chính trị của các tầng lớp quần chúng.
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét