Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Con rồng Trung Quốc hòa hiếu

Мирный китайский дракон

Мирный китайский дракон


Kichbu theo topwar.ru

Các chuyên gia trích dẫn lời phát biểu của đại diện của Trung Quốc tại  cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi đã nói rằng thế giới cần phải tôn trọng sự độc lập của Syria và toàn vẹn lãnh thổ của nó. Những lời này đã cho một số nhà phân tích lý do để bắt đầu nói về  cuộc chiến tranh thế giới "nhỏ", mà sự can thiệp của Trung Quốc và cuộc xung đột Syria sẽ dẫn đến đó. Các chuyên gia khác đã chỉ trích liên minh chiến lược Nga-Trung Quốc, và nghi ngờ về "sự bất khả xâm phạm" của lòng trung thành của Peking. Những gì có thể mong đợi từ Thiên triều?

Theo hãng thông tấn «Tân Hoa Xã» đưa tin hôm 13 tháng Mười, bộ trưởng ngoại giao CHND Trung Hoa Wang Yi đã gặp gỡ với cố vấn tổng thống Syria về các vấn đề chính trị và quan hệ với các cơ quan truyền thông Buseynoy Shaaban.

Theo lời của đồng chí Wang Yi, Peking bảo vệ tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế và phản đối sự can thiệp thường xuyên vào công việc nội bộ của nước khác. Quyết định về số phận của Syria cần được thông qua bởi nhân dân Syria, nhà ngoại giao Trung Quốc nói.

Cùng ngày, 13 tháng Mười, trang web tiếng Anh của hãng tin tức của  Azerbaijan «Тrend» dẫn phát biểu của Wang đưa ra tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc liên quan đến Syria.

Theo ý kiến của nhà ngoại giao Trung Quốc, thế giới phải tôn trọng chủ quyền của Syria, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nó. Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Wang đã nói: "Trung Quốc không có mối quan tâm cá nhân ở Trung Đông, và bởi vậy sẵn sàng đóng vai trò xây dựng» («...China is ready to play a constructive role ").

Theo lời ông, thế giới cần kiểm soát cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Syria và "thúc đẩy tiến trình hòa bình".

Như vậy, từ tuyên bố của các giới ngoại giao tại Trung Quốc không thể rút ra bất kỳ kết luận nào về mong muốn của Trung Quốc "tham gia" vào cuộc xung đột Syria, và tổ chức "chiến tranh thế giới".

Tuy nhiên, cũng "Trend" này trích dẫn ý kiến ​​của phó giám đốc Trung tâm phân tích triển vọng chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish Strategic Outlook analytical center) Mehmet Fatih Oztarsu.

Ông nói với "Trend" rằng sự can thiệp của Trung Quốc vào cuộc xung đột Syria có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới "nhỏ".

Theo ý kiến của nhà phân tích, tại Syria lợi ích của nhiều nước đan xen vào nhau. Ai đó ủng hộ tổng thống Bashar al-Assad ở đó, và ai đó - các tổ chức khủng bố. "Những lợi ích" khác nhau của tất cả các "bên liên quan" sẽ làm thay đổi hoàn toàn biên giới khu vực, chuyên gia cho hay. Ông cũng chấp nhận thành lập "các tiểu quốc gia mới" mà họ sẽ kiểm soát "các nguồn tài nguyên năng lượng".

Tuy nhiên, chúng tôi sẽ bổ sung thêm, phải chăng Trung Quốc sẽ ủng hộ ai đó trong cuộc xung đột tại Syria? Assad? Không. Có lẽ,  bọn khủng bố? Hoặc "phe đối lập ôn hòa", cũng như Hoa Kỳ đang thực hiện điều đó? Không. Nhắc lại những lời của nhà ngoại giao: "Trung Quốc không có sự quan tâm riêng ở Trung Đông ..."
Nhà báo của
«Báo độc lập» Vladimir Skosyrev viết: "Cuộc chiến tranh Syria càng ác liệt bao nhiêu, CHND Trung Hoa càng theo đuổi chuyện ngụ ngôn về con khỉ từ đỉnh núi xem các con hổ đánh nhau (tọa sơn quan hổ đấu) nhiều bấy nhiêu. Peking, đối tác chiến lược của LB Nga, sẽ không hỗ trợ Nga trong cuộc xung đột này".

Nhà báo cũng xem xét bài phát biểu của bộ trưởng ngoại giao Wang Yi tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Sau khi trích một phân khcs,  phóng viên tự hỏi: "Nhưng cụ thể người đứng đầu ngoại giao Trung Quốc nghi gì về sự can thiệp quân sự của Nga tại Syria, một nước gần như đã trở thành chủ đề chính của các bình luận trên các phương tiện truyền thông thế giới?" Và ông đưa ra câu trả lời: "Từ những lời nói điều này không rõ ràng". Nhưng các nhà lãnh đạo phương Tây, bắt đầu từ Obama, đang chỉ trích Moscow nở rộng can thiệp vào cuộc xung đột Syria. Còn CHND Trung Hoa thì sao?  Con rồng im lặng.
"Thật ra, hãng thông tấn "Tân Hoa Xã", cơ quan ngôn luận chính thức của Peking thường xuyên đưa ra các tuyên bố của đại diện Bộ Quốc phòng LB Nga về các cuộc tấn công của phi công của chúng ta và các mục tiêu bị tiêu diệt. Trình bày. Những kiềm chế bình luận. Lập trường như thế nhắc đến câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng Trung Quốc về con khỉ khôn ngoan quan sát từ đỉnh núi các con hổ đánh nhau".

Trong khi đó, các nhà phân tích nước ngoài khác nghi ngờ về sự bền vững của quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung Quốc.

Trên trang web «Eurasia Review» công bố một bài viết của tiến sĩ khoa học Subhash Kapila - nhà phân tích Ấn Độ, tốt nghiệp Học viện Hoàng gia quân sự Anh ở Camberley và một thời gian dài phục vụ trong quân đội Ấn Độ và sau đó làm việc tại Văn phòng Nội các và giữ những chức vụ ngoại giao ở Bhutan, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Hoa Kỳ.
Theo ý kiến của ông, "tính không thể tiên đoán" của Peking cản trở liên minh chiến lược Nga-Trung Quốc. Chuyên gia tin rằng mong muốn Thiên triều là rõ ràng:  trở thành "siêu cường toàn cầu tiếp theo". Mục tiêu này là trái ngược với lợi ích chiến lược của Nga và Mỹ.
Peking không tự trói mình bằng lòng trung thành cả đối với Moscow, và cả đối với Hoa Kỳ. Những ví dụ lịch sử mà ai cũng biết: ngay cả trong vài thập kỷ qua, CHND Trung Hoa đã quay từ sự gần gũi chiến lược với Hoa Kỳ sang gần gũi cùng với Nga. Trung Quốc "chưa bao giờ hoàn toàn trung thành" thậm chí với "tôn sư ý thức hệ và nhà bảo trợ chiến lược" một thời của mình" - Liên Xô.

Quan hệ đối tác Nga-Trung Quốc - đó chỉ là cái gọi là thỏa thuận chiến lược cho một vài năm, phát sinh vào cuối thời kỳ của những năm 1990, thay thế cho Chiến tranh lạnh.

Nhà phân tích không xem quan hệ đối tác này "chiến lược". Đây chỉ là  phản ứng đối với "những biểu hiện không kiềm chế" sự thống trị chiến lược của Hợp chúng quốc trong hai thập kỷ qua.
Chuyên gia cho thấy vố số mâu thuẫn trong chính trị quốc tế của Nga và Trung Quốc.

Nga và Trung Quốc có quan điểm khác nhau về Nhật Bản. Trung Quốc xem Nhật Bản "kẻ thù không thể khoan nhượng": để xác định như vậy Peking dẫn ra cả kinh nghiệm lịch sử, lẫn những lo ngại liên quan đến việc đánh giá lại các ưu tiên quân sự và triết lý quốc phóng của Nhật Bản.

Nga, bất chấp những tranh cãi lãnh thổ nổi tiếng với Nhật Bản về các đảo, trái lại, tìm cách thiết lập những mối quan hệ chính trị kinh tế tốt với Tokyo.
Một yếu tố khác trong khu vực, theo đó Trung Quốc và Nga bất đồng ý kiến, - Việt Nam. Nga từ lâu đã là một đối tác chiến lược của Việt Nam và có với Việt Nam mối liên kết ý thức hệ. Hiện nay, Nga đã nhận được một hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm cho Việt Nam, cũng như tên lửa, máy bay chiến đấu và ASM (tên lửa chống hạm). Nga quan tâm làm sao để Việt Nam "tuột khỏi" mối quan hệ đối tác với Hợp chúng quốc.

Trung Quốc, hiện đang cân bằng một cách hiếu chiến trên bờ vực của chiến tranh và xâm lược quân sự chống lại Việt Nam vì các tranh chấp ở Biển Đông", xem Việt Nam là "kẻ thù", mặc dù có sự gần giũ về hệ tư tưởng. Trung Quốc tiếp tục leo thang xung đột và bất chấp các quy tắc và công ước quốc tế, chuyên gia nói. Những hành động thù địch chống Trung Quốc đã thúc đẫy "tâm lý chống Trung Quốc mạnh mẽ" ở người Việt Nam.

Bây giờ nói thẳng về Trung Quốc.
Theo ý kiến của Subhash Kapila, Nga coi Trung Quốc như "mối đe dọa chiến lược dài hạn", đặc biệt là liên quan đến an ninh và toàn vẹn của khu vực Viễn Đông của mình"Trung Quốc đang thèm thuồng" (hàng nghìn người nhập cư bất hợp pháp Trung Quốc đã thâm nhập" vào đó, tác giả viết).
Về
Trung Đông, thì khu vực này là "cơ sở quyết định đối với lợi ích an ninh quốc gia Nga". Và ở đây Trung Quốc, ngoài việc "hỗ trợ Nga về vấn đề Syria bằng lời nói  hoa mỹ, đã không được thực hiện bất cứ điều gì đáng kể. Điều duy nhất - đó là tập trận chung hải quân Nga-Trung Quốc  ở mạn Đông Địa Trung Hải trong năm nay.

Trong những bài viết trước đây của mình, nhà phân tích người Ấn Độ đã  nêu ra chủ đề phản ứng có thể của Nga và Trung Quốc về sự tham gia  "đối đầu trực tiếp" của con gấu hoặc con rồng với Hợp chúng quốc. Điều gì xảy ra trong trường hợp này? Moscow hay Peking sẽ cư xử như thế nào, nếu một trong số họ sẽ là kẻ thù của Washington? Câu trả lời của chuyên gia là thế này (và bây giờ nó cũng không thay đổi): cả Nga, và cả  Trung Quốc sẽ không vượt ra ngoài khuôn khổ ủng hộ bằng ngôn từ".

Cuối cùng, ở Nga, theo nhà phân tích,  có "phe đối lập mạnh mẽ", đấu tranh chống liên minh chiến lược với Trung Quốc. Lập luận của các đối thủ của sự xích lại gần nhau với Trung Quốc là rõ ràng: cũng cấp một khối lượng   không lồ các nguồn cung cấp năng lượng cho Trung Quốc và bán vũ khí cho Trung Quốc sẽ tăng cường tiềm năng quân sự của nó. Điều cuối cùng này, đến lượt mình, sẽ làm phức tạp hóa mạnh quan hệ của Nga với những người bạn của mình (ví dụ, Việt Nam). Hơn nữa, "vào một ngày đẹp trời" Trung Quốc có thể xếp chính cả Nga vào danh sách kẻ thù quân sự. Cuối cùng, hợp tác với một đối tác như Trung Quốc, Nga sẽ làm suy yếu vị thế chiến lược của mình và làm hỏng hình ảnh của mình.

Vì vậy, bổ sung vào kết luận, các chuyên gia nước ngoài cho rằng Nga và Trung Quốc không thể có một đối tác chiến lược, và liên minh thậm chí hạn chế với những "con rồng" có thể gây thiệt hại cho Moscow về chiến lược.
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng trong trường hợp xung đột giữa Hoa Kỳ và Nga, "con rồng" Trung Quốc sẽ chỉ đơn giản quan sát các tranh chấp,  giới hạn cũng chỉ bằng ngôn từ tương tự. Đổi lại, Nga, và Nga cũng sẽ bắt đầu chiến đấu tranh vì những người anh em Trung Quốc.

Ngoài ra, các chuyên gia nghi ngờ rằng CHND Trung Hoa sẽ tham gia như thế nào đó vào chiến dịch ở Trung Đông, ngoại trừ "những lời mĩ miều". CHND Trung Hoa không sự quan tâm "cá nhân" trong khu vực này, các đại diện chính thức của Thiên tử nói.
Kết quả: những kẻ gieo rắc hoang mang, nói về một cuộc chiến tranh thế giới "nhỏ" trong tương lai, mà nó sẽ bắt đầu từ các hành động của Trung Quốc Syria, sẽ làm chấn động không khí một cách vô ích.

Oleg Chuvakin tổng quan và bình luận - dành cho  topwar.ru

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter