Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2009

Lào lo sợ vết chân của Trung Quốc

China Town lớn nhất thế giới đang được xây ở Lào 2007

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC Ở LÀO 2007-2009

Khi nào Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn có dự án mở rộng, có dự án thành phố mới....hãy nghĩ đến bài viết nầy

1. Trung Quốc đang xâm lấn đất đai và di cư những người Hán vào biên giới phía bắc của Miến điện trong hơn 20 năm qua. Và hậu thuẩn chính phủ độc tài Miến điện.

2. Trung Quốc di dân Trung quốc vào Kamphuchea và hổ trợ tiền bạc đầu tư vào tất cả dự án kinh tế, xây dựng đường sá, cầu cống, điện lực, văn hóa, hải cảng, doanh nghiệp thương mại và xuất khẩu ...của Kamphuchea từ 1992 đến nay.

3./ Trung quốc chiếm ải Nam Quan 1988, núi Lão Qua 1991 ở phía Bắc Việt Nam

Và chiếm dần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam từ 1974, 1988, 1992, 2007, và 2008.

Chiếm vùng biển Đông của Việt Nam. Ngư phủ VN không còn được quyền đánh bắt cá ở vùng nầy và vịnh Bắc bộ nữa.

4./ và bây giờ 2008 đang xâm nhập Lào bằng cách xây dựng thành phố China Town giữa thủ đô Lào. Nhưng được gọi tên là Dự án Phát triển Thành phố mới cho 50,000 ngàn người Trung quốc di dân đến làm việc trong thị trấn China Town nầy. Nguồn tin cho biết là 50 ngàn nhân viên người Trung quốc sẽ đem theo vợ chồng con cái..nên tổng số dân Trung quốc trong thành phổ mời nầy là 130,000 người

Chừng nào người VN chúng ta chịu MỞ MẮT ?

Lào Lo Sợ Vết Chân của Trung Quốc

By DENIS D. GRAY, Associated Press Writer

Chủ Nhật 6 tháng 4, 2008

Vạn Tượng, Lào - Một thành phố Trung quốc hiện đại đang nổi lên kế bên thủ đô uể oải của nước Lào đang bùng lên những nổi lo sợ rằng nước láng giềng vỉ đại phía bắc của Lào đang nuốt dần dần quốc gia nhỏ bé nầy.

Những người Lào hoảng hốt quá đến nổi chính quyền của đảng cộng sản Lào (một chính quyền hiếm khi nào cắt nghĩa việc làm của họ với dân chúng) buộc lòng phải lên tiếng giải thích hành động của họ với công luận; Chiến dịch cắt nghĩa cho quần chúng về hành động của chính phủ là một chuyện chưa từng xẩy ra từ trước.

"Thị trấn của người Trung quốc" (ở giữa thủ đô nước Lào) là một đề tài nóng hổi trong các câu chuyện kèm theo những lời đồn đại, phần lớn những câu chuyện nầy đã xen lẫn với những lo ngại và giận dữ mà chế độ cộng sản Lào đã bưng bít, che dấu, giữ bí mật không cho dân chúng biết một thỏa thuận thuộc vào hàng quan trọng nhất.

Nhiều viên chức của chính phủ Lào và những tổ chức của các quốc gia đang hoạt dộng ở Lào đang bàn tán ầm ỉ về chuyện nầy thì được chính phủ Lào nhắc nhở cho họ biết đây là một " Dự án Phát triển Thành phố Mới" chứ không phải là "thị trấn của người Trung quốc"

Phó thủ tướng Lào Somsavat Lengsavad nhấn mạnh cuộc hợp tác với Trung quốc không để lại những đe dọa. " Điều này là bình thường. Hầu hết nước nào trên thế giới cũng có một thi trấn của người Trung quốc, thế thì tại sao Lào lại không nên có một thị trấn như thế?" Ông ta nói với những phóng viên người Lào.

Theo hình ảnh được ghi nhận từ một nghệ sĩ làm việc trong báo của chính phủ, dự án thành phố mới nầy sẽ có cao ốc cao chọc trời giống như khu Manhattan ở New York. Vẫn chưa có văn kiện nào nói rằng có bao nhiêu người Trung quốc sẽ sống ở trong thành phố nầy. Con số 50 ngàn gia đình người Trung Quốc sẽ đến sinh sống trong thành phố mới được mọi người suy đoán rộng rãi, nhưng phó thủ tướng Lào Somsavat phủ nhận không có chuyện đồng ý trước là sẽ có bao nhiêu người Hoa kiều sẽ đến đây sinh sống.

Ý tưởng về 50 ngàn người Trung quốc đến sống trong một thành phố có 460 ngàn người Lào là một yếu tố làm người Lào không an tâm và thoải mái. Thêm vào đấy là yếu tố vị trí: thành phố mới sẽ được xây dựng trên đầm lầy That Luang, đầm lầy nầy nằm kế bên một vùng di tích lịch sử (Parliament monument có từ thế kỷ 15) tượng trưng cho chủ quyền của quốc gia và vùng đầm lầy nầy cũng là một vùng sinh thái quan trọng (cho động vật và thực vật trong tự nhiên.)

Hiện nay là lúc mà Trung quốc đang nhanh chóng trở thành quốc gia có quyền lực về chính trị và kinh tế hàng đầu ở Lào. Khi những di dân người Hoa, với túi tiền đầy ắp, và phong tục tập quán của họ vượt tràn qua miền biên giới (giữa Lào và Trung quốc), thì những miền đất phía Bắc của Lào hiện nay đang bắt đầu trở thành giống như một tỉnh lỵ của Trung quốc.

Theo phó Thủ tướng Lào Somsavat (một người Lào gốc Trung quốc), một công ty Trung quốc đã có được hợp đồng mướn đất dài hạn 50 năm (có thể tái ký kết) để biến 4000 mẫu tây "ruộng lúa thành một thành phố hiện đại", mục đích là kích thích bầu không khí đầu tư và doanh nghiệp của một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới

(4000 acres = 16 triệu 200 ngàn mét vuông = 1 miếng đất chiều dài 8 cây số và chiều rộng 2 km --lời người dịch TH)

Somsavat, một người Lào gốc Trung quốc với nhiều liên hệ gần gủi với nhà cầm quyền Bắc kinh đã cắt nghĩa chuyện làm ăn nầy như sau, khi Lào thiếu những món tiền để xây dựng một sân vận động cho Đông Nam Á vận hội mà quốc gia này sẽ đăng cai tổ chức vào năm 2009, Lào đã liên lạc với Ngân hàng Phát triển Trung quốc. Ngân hàng này đề nghị cho một công ty Trung quốc, tên là Suzhou Industrial Park Overseas Investment Co, mượn tiền để xây dựng sân vận động, và đổi lại, chính quyền Lào phải cho ngân hàng phát triển Trung quốc thuê mướn miếng đất nói trên.

Hợp đồng nầy đã được ký kết vào tháng 9 - 2007, theo như nguồn tin hành chánh, mà dân chúng Lào không hề hay biết trước gì hết. Khi báo chí liên lạc với công ty này ở Suzhou, công ty này từ chối không trả lời các câu hỏi.

Tại một cuộc họp báo, Thị trưởng thủ đô Vạn tượng Sinlavong Khoutpahythoune nói rằng có 3 công ty người Trung quốc làm việc trong dự án nầy.

Ngay cả những cán bộ cách mạng lão thành của Lào cũng lên tiếng chỉ trích, họ nói rằng họ đã chiến đấu để không cho Mỹ và các quốc gia khác vào đóng quân ở Lào suốt chiến tranh Việt nam (1954-1975) và bây giờ họ đang nhìn thấy chính quyền Lào mở rộng cửa cho những quốc gia ngoại quốc đến đây (ám chỉ Trung quốc và Việt nam).

"Người Lào không có cá tính mạnh mẻ , vì thế họ sợ rằng những người Trung quốc sẽ đến ở và rồi sẽ và gia tăng dân số và biến quốc gia của chúng tôi thành nước Trung quốc," ông Sithong Khamvong nói thế, ông là một người dân thuộc giới trung lưu của thủ đô Vạn tượng và cũng là cựu đảng viên đảng cộng sản Lào.

Chưa có văn bản hành chánh nào nói rõ là những người Trung Quốc phải hội đủ điều kiện nào mới được cho phép để định cư trong vùng ngoại ô của phố Tàu. Theo một đánh giá không chính thức, hơn 300,000 người Trung quốc đang sống ở Lào, nhưng con số thật sự thì không thể nào biết được vì nhiều người Tàu đã làm giấy tờ giả giống như họ đang dùng các loại giấy giả nầy để sống trong các nước láng giềng vùng Đông nam Á châu, Miến điện. Vùng đất phía bắc của quốc qia Miến điện nay đầy rẫy những biểu tượng về văn hóa, kiến trúc, và ngôn ngữ của Trung quốc (và thực tế đã trở thành một vùng đất của người Trung quốc.)

Cũng làm chướng tai gai mắt nhiều người Lào là vùng đất mà thành phố nầy được lên kế hoạch nằm gần một dinh thự họp hành của nhà Vua Lào và các quan lại trong quá khứ và một tháp vàng, vương triều That Luang của thế kỷ 16, một biểu tượng quan trọng nhất của chủ quyền quốc gia và cũng là nơi thánh địa của phật tử.

Theo một nghiên cứu thực hiện bởi Quỹ Tài Nguyên Thiên nhiên của thế giới đặt căn cứ ở Tân Tây Lan cho biết vùng đầm lầy này là nơi nước lụt trong thành phố rút ra đây, "một cái cống lớn " cho một thành phố không có hệ thống đào thoát nước thải, và một nguồn cung cấp cá và cây cối cho người dân nghèo.

"Điều quan tâm chính của tôi là dự án thành phố mới này sẽ phá vỡ cả ba yếu tố ấy," Pauline Gerrard, tác giả của cuộc nghiên cứu vùng đất nầy, nói

Thị trưởng Vạn Tượng (bệnh vực cho dự án ấy) đã phản đối rằng thì là: cánh đầm lầy nầy đã bị ô nhiễm và sự phát triển đúng đắn sẽ cải thiện môi trường. Một số báo cáo tường thuật rằng khu vực nầy đang được thiết kế để khuyến dụ những người giàu có và sẽ được làm kiểu mẫu dựa trên thành phố Suzhou, nổi tiếng về hệ thống kênh rạch và cây xanh.

Nhưng những người ngoại quốc sống lâu năm ở Vạn tượng không thể nhớ được là có lần nào trong quá khứ mà giai cấp trung lưu Lào lại tỏ ra giận dữ như hiện nay.

"Nhiều ký giả Lào đã rất thích viết về những phẩn uất này, nhưng họ không thể nào làm được. Không có những cuộc biểu tình ngoài đường phố ngoại trừ là những phản đối trong những quán cafe-- trong những cuộc bàn bạc của chúng tôi," ông Sithong nói.

Martin Stuart - Fox, một tác giả của nhiều cuốn sách về người lào, nói rằng thế hệ của người Lào lớn tuổi đã biết cách làm thế nào để quân bình ảnh hưởng của người Trung quốc và Việt nam, và tránh bị đè bẹp giữa những nước láng giềng hùng mạnh nầy. Nhưng thế hệ lớn tuổi này đang chết dần dần, và hiện nay " dường như sự thăng bằng ấy đang bị mất đi." Stuart đã phát biểu trong cuộc phỏng vấn từ Úc.


Asia Finest Discussion Forum _ Lao Chat _

Laos fears China's footprint

Posted by: hygrozyme Apr 7 2008

Sun Apr 6, 12:39 PM

By DENIS D. GRAY, Associated Press Writer
VIENTIANE, Laos - A high-rise Chinatown that is to go up by Laos' laid-back capital has ignited fears that this nation's giant northern neighbor is moving to engulf this nation.

So alarmed are Laotians that the communist government, which rarely explains its actions to the population, is being forced to do just that, with what passes for an unprecedented public relations campaign.

The "Chinese City" is a hot topic of talk and wild rumor, much of it laced with anxiety as well as anger that the regime sealed such a momentous deal in virtual secrecy.

The rumblings are being heard even among some government officials, and foreign organizations operating in Laos are being told to refer to the venture as a "New City Development Project" rather than a "Chinese city."

Deputy Prime Minister Somsavat Lengsavad insists the deal poses no threat."This is not unusual. Almost every country in the world has a Chinatown, so why shouldn't Laos have one?" he told Laotian reporters.

According to an artist's impression in state-run media, it will have a Manhattan-like skyline. There is no word on how many Chinese will live there. The figure of 50,000 families is widely speculated but Somsavat denied any such number had been agreed upon.

The idea of 50,000 newcomers to a city of 460,000 is one factor causing unease. Another is location: The complex is to go up on the That Luang marsh, an area pregnant with nationalist symbolism and also ecologically important.

It comes at a time when China is rapidly becoming the No. 1 foreign economic and political power in Laos. As migrants, money and influence roll across the frontier, northern areas of the country are beginning to look like a Chinese province.

According to Somsavat, a Chinese company last fall was granted a renewable, 50-year lease to transform 4,000 acres of "rice fields into a modern city," thus stimulating the business and investment climate of one of the world's poorest nations.

Somsavat, an ethnic Chinese-Laotian with close ties to Beijing, explained that when Laos fell short of funds to build a stadium for the Southeast Asian Games it will host next year, it turned to the China Development Bank. The bank offered a Chinese company, Suzhou Industrial Park Overseas Investment Co., a loan to build the stadium in exchange for the lease.


The deal was signed last September, according to official media, with no known prior notice to the public. The company, contacted in Suzhou, declined to answer questions.

At a news conference, Vientiane Mayor Sinlavong Khoutphaythoune said three Chinese companies were involved in the project.

Even some aging revolutionaries are critical, saying they fought to keep out the United States and others during the Vietnam War and now are seeing their own government opening the floodgates to foreigners.

"The Lao people are not strong, so they are afraid the Chinese will come in and expand their numbers and turn our country into China. We will lose our own culture," said Sithong Khamvong, a middle-class Vientiane resident and former Communist Party member.

There has been no official word on the conditions under which the Chinese might be allowed to settle in the new suburb.

By unofficial estimate, some 300,000 Chinese live in Laos but true figures are impossible to obtain since many have acquired false documentation much as they have done in another of China's Southeast Asian neighbors, Myanmar. The north of that country is taking on a Chinese character.

Also irking many is the site of the planned city — near both the Parliament and the golden-spired, 16th century That Luang monastery, the most important symbol of national sovereignty and a sacred Buddhist site.

The area is now a mix of marshes, rice fields and creeping urbanization despite substantial international aid to preserve it as a wetland.

A 2003 study by the Switzerland-based World Wide Fund for Nature said the marsh is the main runoff for flash floods, a "sewage tank" for a city with no central waste water system, and a source of edible fish and plants for the poor.

"My major concern is that the new city will have an impact on these three factors," says the study's author, Pauline Gerrard.

The mayor counters that the marsh is already polluted and that proper development will improve the environment. Some reports say the area is designed to attract upmarket buyers and will be modeled on the Chinese city of Suzhou, famed for its canals and greenery.

But longtime foreigners in Vientiane can't recall the middle class ever being so angry.

"Lao journalists would like to write about this but they cannot. There is no protest except in coffee shops — in our 'coffee parliaments,'" Sithong said.

Martin Stuart-Fox, an Australian author of books on Laos, says the old generation knew how to balance China's influence and Vietnam's and avoid being crushed between its powerful neighbors. But this generation has passed, he said in an interview from Australia, and now "it seems to me that the balance is being lost."

source:
http://www.asiafinest.com/forum/index.php?act=Print&client=printer&f=46&t=154527

By Trần Hoàng

Kichbu Copy and Paste

7 nhận xét:

  1. Sao bài này màu mè hoa lá hẹ thế

    Trả lờiXóa
  2. Chắc phải hỏi Trần Hoàng thôi..:)

    Trả lờiXóa
  3. Bác Bu màu mè đọc nhức mắt quá.

    Trả lờiXóa
  4. có khi không phải không mở mắt mà là Trố mắt bác Kichbu ạ ^^

    Trả lờiXóa
  5. Đến làm ăn xong rùi về, đừng ở lại, bọ lo lắm.

    Trả lờiXóa
  6. Xây dựng gia đình với người VN và ở lại luôn, hông ai cấm...
    "Trái đất này/Là của chúng mình..."

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter