Thứ Năm, 25 tháng 6, 2009

Nhật Bản khác ta những gì ?

 
Nguồn: www.e-city.vn
NƯỚC ta có 85 triệu người, đứng thứ 13 trong 200 nước trên thế giới, nếu kể cả Việt kiều là 88 triệu người. Theo tài liệu thì vào tháng 07-2007 dự kiến nước ta có 85.403.000 người! Như vậy chắc chắn không phải là nước nhỏ. Chúng ta có một lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đã đánh bại chiến tranh xâm lược của hầu hết các cường quốc trên thế giới. Chắc chắn không phải là nước yếu. Thế hệ trẻ Việt Nam vứt vào môi trường Đại học nào ở nước ngoài đều học giỏi và rất nhiều người gốc Việt đang giữ các trọng trách tại các Trung tâm khoa học và công nghệ tiên tiến ở các nước phát triển . Chắc chắn trí tuệ dân mình chẳng chịu thua ai khi có điều kiện phát huy.
Nhưng chúng ta là nước nghèo và kém phát triển so với rất nhiều nước trên thế giới. GDP bình quân đầu người chỉ được có khoảng 640 USD (!). Mỗi năm hiện nay bình quân còn phải trả nợ 2 tỷ USD và càng ngày càng nhiều hơn nữa (!)
Do điều kiện công tác tôi có nhiều dịp sang Nhật Bản và lần nào tôi cũng không thể không tự hỏi: Vì sao nước Nhật có thể phát triển nhanh đến như vậy ?
Nước Nhật rộng gần 378 nghìn km2 , không hơn ta bao nhiêu (Việt Nam gần 330 nghìn km2) nhưng Nhật Bản gồm tới khoảng 6800 hòn đảo, trong đó chỉ có 5 đảo lớn, hơn nữa có tới 67% lãnh thổ là...núi! Đất trồng trọt thường xuyên chỉ chiếm 0,9% diện tích (!). Tỷ lệ này ở nước ta là 6,93% .Chúng ta không nghèo vì đất.
Nước Nhật có tới khoảng 80 núi lửa hoạt động (10% tổng số núi lửa hoạt động trên thế giới ). Nhật lại là nước có cấu tạo địa tầng không ổn định nên rất hay động đất. Các trận động đất lớn là: năm 1923 làm khoảng 90 nghìn người chết và 100 nghìn người bị thương, năm 1995 làm chết 6 nghìn người và 40 nghìn người bị thương... Trung bình mỗi năm Nhật có 4 cơn bão đổ vào và có lần sóng thần đổ vào Okushiri đã làm cho 230 người chết và bị thương. Ta không có những hoàn cảnh khó khăn như vậy .
Chữ Nhật khó đọc và khó học vì bên cạnh chữ phiên âm lại còn có tới 5 vạn chữ Hán (Kanji) viết nguyên dạng, mỗi người dân tối thiểu cũng phải thuộc 1945 chữ Hán (!). Lại còn chữ mềm (Hiragana) dùng để ghép âm tiếng Nhật , chữ cứng (Katakana) dùng để phiên âm tiếng nước ngoài. Chữ Quốc ngữ của ta đâu có khó như thế, người dân học 3 tháng đã đủ thoát nạn mù chữ !
Nước Nhật là một quốc gia đất chật, người đông và hầu như có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Dân số Nhật Bản là 127,46 triệu người (2006), đứng hàng thứ 7 trên thế giới , vậy mà vì diện tích nhỏ bé, lại nhiều núi non cho nên tuy theo lý thuyết thì bình quân mật độ dân cư là 335 người/km2 nhưng thực tế các khu dân cư có mật độ dân số rất cao. Người Nhật phải dành một nguồn ngoại tệ rất lớn (năm 2005 là 451,1 tỷ USD f.o.b.) để nhập khẩu nhiên liệu, kim loại, lương thực, thực phẩm... Nước ta có mật độ dân cư thấp hơn nhiều, là nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo, đứng thứ bậc cao trong xuất khẩu hải sản và nhiều sản phẩm cây công nghiệp (cà phê, điều, tiêu, cao su...), có nguồn dầu thô , khí thiên nhiên cùng nhiều khoáng sản quý giá khác đang được khai thác và còn có lượng dự trữ không nhỏ.
Nước Nhật phải đối đầu với tình trạng ô nhiễm hết sức nghiêm trọng . Mặc dầu Bộ luật Môi trường công bố năm 1967 đã làm giảm thiểu đi rõ rệt các bệnh có nguồn gốc từ các nhà máy (như bệnh hen suyễn do khí thải của công nghiệp lọc dầu, bệnh Mizumata do ô nhiễm thủy ngân, bệnh Itai-Itai do ô nhiễm cadmium...) nhưng đến nay vẫn chưa thể khắc phục được ô nhiễm từ các đám mây quang hóa, từ thủy triều đỏ (do sinh vật phù du phát triển quá mạnh khi tiếp nhận nhiều N và P trong nước thải) dẫn đến làm hạn chế sản lượng hải sản, các ô nhiễm do mưa acid gây thiệt hại cho mùa màng...
Vậy yếu tố nào làm cho nước Nhật nhanh chóng vươn lên từ đống tro tàn sau thế chiến II và hiện đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới? Nhiều người Nhật nói với tôi: nguyên nhân chính là do đạt tới trình độ kỹ thuật cao nhờ trí thông minh và tinh thần lao động cần cù, nghiêm túc. Tôi cũng tin là như vậy.
Trong khi nhiều cường quốc lao vào công cuộc chạy đua vũ trang thì nước Nhật tập trung vào phát triển kinh tế. Độ độc lập ngoại thương (căn cứ vào tỷ lệ giữa tổng lượng mậu dịch (xuất nhập khẩu) trên tổng thu nhập quốc gia. Chỉ số này năm 1955 đã đạt tới 10%, nhưng từ năm 1955 đã tăng lên đến 20% và từ năm 1958 đến nay luôn giữ được ở mức 22-23%. Không có nước thứ hai nào trên thế giới đạt đến mức tăng trưởng như vậy. Năm 1960 GNP của Nhật chiếm 2,8% tổng sản lượng của thế giới, nhưng đến năm 1980 tỷ lệ này đã tăng lên đến 10,1% .GDP (tính theo PPP) của Nhật năm 2005 là 3 914 nghìn tỷ USD, trong khi GDP (tính theo PPP) của nước ta năm 2005 là 253,2 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật (f.o.b.)năm 2005 là 550,5 tỷ USD, trong khi của Việt Nam (f.o.b.)năm 2005 là 32,23 tỷ USD . Con đường công nghiệp hóa của Nhật phản ảnh rõ nét trong việc thu hẹp lại tỷ lệ nông dân. Nếu như năm 1960 còn có 26,8% dân số thuộc khu vực sản xuất nông nghiệp thì đến năm 1992 tỷ lệ này chỉ còn 5,5%. Diện tích canh tác thu hẹp lại rất nhiều nhưng nhờ có cải tiến kỹ thuật mà năng suất nông nghiệp lại tăng rất nhanh. Dù sao thì nước Nhật đã chọn con đường không cần tự túc lương thực , thực phẩm mà đầu tư vào các ngành công nghiệp, trong đó có Công nghệ sinh học. Tôi không chỉ được đến làm việc tại những trung tâm Công nghệ sinh học cấp quốc gia hết sức hiện đại như NITE, RIKEN...mà còn vô cùng ngạc nhiên khi tiếp cận với các trung tâm Công nghệ sinh học dược phẩm của tư nhân với quy mô đầu tư và hiệu quả lớn hơn rất nhiều. Sản phẩm nông nghiệp dùng làm nguyên liệu để lên men các chủng vi sinh vật mang gen tái tổ hợp nhằm chế tạo ra dược phẩm thì giá trị tăng lên không hiểu là hàng nghìn hay hàng vạn lần? Chắc là còn cao hơn nữa rất nhiều (!)
Có thể nói dân chúng Nhật có cuộc sống rất sung túc khi GDP bình quân tính theo đầu người đã đạt đến 30 700 USD (2005) đứng thứ nhì thế giới. Tuổi thọ bình quân của người Nhật đứng vào hàng cao nhất thế giới (sau 60 năm mà tuổi thọ bình quân cả nam lẫn nữ đều tăng thêm ...30 tuổi (!).Tuổi thọ bình quân hiện nay với nam là 77,96, với nữ là 84,7 (2006) .
Sự tiến triển vượt bậc về trình độ khoa học và công nghệ không thể tách rời với các thành tựu về giáo dục. Giáo dục bắt buộc với bậc Tiểu học (6 năm) và Cấp II- gọi là Trung học (3 năm). Có thể học tiếp lên cấp III- gọi là Cao học (3 năm) hoặc vào thẳng các Trường chuyên nghiệp (5 năm). Gần 100% học sinh Nhật học tiếp cấp III sau đó nếu muốn chuyển sang Trường chuyên nghiệp chỉ cần học thêm 2 năm. Bậc học sau cấp III là Đại học (thường là 4 năm nhưng có trường chỉ 2 năm), bậc học mà ta gọi là Cao học thì Nhật gọi là Tu học. Sau bậc Thạc sĩ là bậc Tiến sĩ với trình độ tương đương với đẳng cấp quốc tế. Còn có các Trường dạy nghề (chỉ học 1 năm) và các Trường đặc biệt dành cho người khuyết tật. Ai cũng được học hành nhưng không phải ai cũng đổ xô vào việc có bằng được mảnh bằng Đại học. Có khoảng 48-50% học sinh cấp III vào học các Trường Đại học. Số còn lại chuyển sang học nghề và có tiền đồ cũng rất sáng sủa. Đã thi đỗ vào Đại học thi hầu như không có sinh viên nào không tốt nghiệp. Điều kiện nghiên cứu khoa học của thầy và trò ở các Trường Đại học là rất tốt.
Sự phát triển của giáo dục và khoa học- công nghệ ở Nhật được phản ánh một phần trên các giải Nobel. Có thể kể đến các giải Nobel dành cho các nhà khoa học Nhật Bản như Yukawa Hideki (Vật lý, 1949), Tomonaga Shin’ichiro (Vật lý, 1965), Esaki Reona (Vật lý,1973), Fukui Ken’Ichi (Hóa học, 1981), Tonegawa Susumu (Y học, 1987), Shirakawa Hideki (Hóa học, 2000), Noyori Ryoji (Hóa học, 2001), Masatoshi Koshiba (Vật lý, 2002), Koichi Tanaka (Hóa học, 2002). Trong Văn học có Kawabata Yasunari (1968), Oe Kenzaburo (1994). Ngoài ra còn có Nobel Hòa bình dành cho Thủ tướng Sato Eisaku (1974)...
Người Nhật chủ yếu làm việc trong các Công ty tư nhân. các Công ty này có truyền thống là tuyển dụng suốt đời và tạo được tâm lý Công ty là nhà của mình. Người Nhật nổi tiếng là làm việc nhiều . Tuy theo Luật lao động quy định mỗi tuần chỉ làm 5 ngày, mỗi ngày làm 8 tiếng nhưng giờ lao động ở Nhật thật sự là những giờ lao động nghiêm túc với kỷ luật rất tự giác.
Quan sát xã hội Nhật Bản, dù không được sâu sắc, nhưng theo tôi điều đáng học là việc tạo được điều kiện cho mọi người phát huy được hết năng lực của mình. Không có chuyện tiền lương không đủ sống nên đầu óc không tập trung hết mình vào trách nhiệm được giao như chuyện rất phổ biến ở nước ta. Tiền lương và tiền thưởng vừa theo thâm niên vừa theo năng lực và hiệu quả. Điều ấy làm cho ai nấy đều thấy cần gắn mình vào với Công ty hay đơn vị công tác và luôn tìm cách để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc được giao. Quản lý tài chính không quá phức tạp .Hầu như mọi thứ cần mua đều có ở các siêu thị (và các cửa hàng nhỏ phục vụ suốt ngày đêm). Tiêu pha chủ yếu bằng thẻ tín dụng, mua gì cũng được tính tiền (và thuế) qua máy tính nên khó có thể gian lận thương mại . Các cửa hàng khác hầu như chỉ là cửa hàng ăn và may mặc (vì ý thích của mọi người quá đa dạng).
Điều dễ thấy là lương công chức rất cao vì bộ máy hành chính rất gọn nhẹ. Một nước phát triển và đông dân như nước Nhật Bản mà chỉ có 9 bộ (!): bộ Tư pháp, bộ Ngoại giao, bộ Tài chính, bộ Giáo dục-Văn hóa-Khoa học (!), bộ Y tế- Phúc lợi, bộ Nông- lâm- ngư nghiệp, bộ Công nghiệp - Thương mại, bộ Quốc thổ-Giao thông, bộ Môi trường. Ngoài ra Thủ tướng chỉ còn bổ nhiệm thêm Bộ trưởng Tổng vụ, Bộ trưởng Ngân hàng, Trưởng ban Tổ chức Chính phủ, Chủ tịch Uy ban Công an quốc gia ,Tổng tư lệnh Cục phòng vệ, Cục trưởng cục Khoa học -Kỹ thuật, Cục trưởng cục Kinh tế -Tài chính, Cục trưởng cục Cải cách hành chính.
Tôi đã có dịp giao thiệp với người phụ trách lĩnh vực Công nghệ sinh học trong Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản. Tôi không ngờ được ở vị trí quan trọng như vậy mà lại là một người còn rất trẻ, và tất nhiên là rất thạo chuyên môn. Làm việc với chuyên gia Nhật Bản phải theo một lịch trình chính xác hết sức về giờ giấc và thường với cường độ khá căng thẳng. Hiệu quả cao của công việc tất yếu phải lĩnh lương cao. Nhiều người cho rằng nước ta hiện nay có tình trạng không làm việc thật sự nên không có lương thật sự. Tôi nghĩ rằng muốn có lương thật sự thì phải rà soát lại từng cương vị và trách nhiệm công tác của mỗi người để không phải gánh mãi một biên chế quá khổng lồ và rất kém hiệu quả như hiện nay. Nghe nói ngày xưa ở nước ta bình quân 3000 người mới có một người ăn cơm Vua (!). Nếu theo tỷ lệ này thì nhẽ ra hiện nay số người ăn lương của Chính phủ không được quá 28 000 người (!). Không hiểu số người thuộc biên chế ăn lương của ngân sách trong cả nước hiện nay là gấp bao nhiêu lần so với con số này? Số người hưởng lương và phụ cấp ngay ở một xã hiện nay cũng thường không dưới vài chục người (!), hiện nay cấp Thôn cũng đang đòi hỏi phải có lương hay phụ cấp cho cán bộ. Số tiền cho từng người thực tế chả đáng là bao, nhưng cộng lại tất cả xã, phường, thôn buôn thì số tiền lại là hết sức lớn.
Người ta đã tổng kết: Muốn làm giàu trước hết phải làm đường. Giao thông ở Nhật phát triển ở mức độ rất cao nên đã góp phần rất lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội. Nhật Bản hiện có 173 sân bay, 23 577 km đường sắt (trong đó có 16 519km đường dành cho xe chạy bằng điện), 1 177 278 km đường bộ, đường thủy với 683 tầu biển (1000 GRT hay lớn hơn nữa) và rất nhiều tầu nhỏ hơn. Việt Nam có 23 sân bay nhưng chỉ có 2 sân bay quốc tế, chỉ mới có 2 600 km đường sắt (chưa có đường sắt cao tốc và chưa có đường tàu điện ngầm), 215 628 km đường bộ (chưa có đường cao tốc theo đúng nghĩa).
Chúng ta đã xem phim Oshin và thấy rõ sau chiến thanh thế giới (1945) nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá kiệt quệ đến mức nào. Vậy mà chỉ đến năm 1954 kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi và sau đó là thời kỳ phát triển cao độ (1955-1973). Từ 1974 đến nay tuy tốc độ phát triển có chậm hơn nhưng mọi mặt kinh tế- công nghiệp- tài chính- thương mại- dịch vụ- khoa học- kỹ thuật đều được đánh giá là ở mức đứng thứ nhì trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ) và với dự trữ ngoại tệ đứng vào hàng đầu thế giới. Ngày xưa Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã chủ trương phong trào Đông Du- hướng tới Nhật Bản để học hỏi kinh nghiệm. Ngày nay với xu thế hội nhập thế giới nhẽ nào chúng ta không bình tĩnh và khiêm tốn nhìn lại những bài học kinh nghiệm mà Nhật Bản đã thu được trong 60 năm qua. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú hơn, với điều kiện địa lý ít thiên tai bất khả kháng (núi lửa, động đất), với bản chất của một dân tộc không thua kém gì về trí tuệ, về tính cần cù lao động và chịu thương , chịu khó...chúng ta nhẽ nào không thể không có được những bước tiến nhảy vọt nếu như chúng ta biết đi ngay vào các mũi nhọn của khoa học và công nghệ , biết thực hiện cải cách hành chính để phát huy cao nhất tiềm lực của thiên nhiên và năng lực của toàn dân tộc ?
Mong sao có một cuộc thảo luận hết sức dân chủ và thẳng thắn: Chúng ta thua kém Nhật Bản ở những mặt nào và vì lý do gì?
GS Nguyễn Lân Dũng
Tags: quocte.vietnam | Edit Tags
Wednesday July 2, 2008 - 10:35pm (ICT) Edit | Delete

Comments

(15 total) Post a Comment

XIN CẢM ƠN KICHBU VỀ ENTRY RẤT HAY.

SỰ SO SÁNH NÀY LÀ KHẬP KHIỄNG VÌ ĐƯƠNG NHIÊN MỘT NƯỚC THEO đảng cộng sản cướp THÌ KHÔNG THỂ CÓ DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH VÌ XÃ HỘI KHÔNG CÓ CÔNG BẰNG, DÂN CHỦ, VĂN MINH. NHỮNG " GIÀU, MẠNH, CÔNG BẰNG, DÂN CHỦ VĂN MINH ĐÓ CHỈ CÓ Ở NHỮNG NƯỚC MÀ NHÂN QUYỀN ĐƯỢC TÔN TRỌNG. CHỈ CÓ CHO NHỮNG NGƯỜI DÂN KHÔNG BỊ BÓC LỘT ĐẾN TẬN XƯƠNG TỦY ĐỂ PHỤC VỤ LỢI ÍCH CỦA MỘT ĐẢNG DUY NHẤT - CHUYÊN CHẾ - VÔ CÙNG NHIỀU TÀI SẢN.

LÝ DO DỄ HIỂU ĐẾN THẾ MÀ SAO GS NGUYỄN LÂN DŨNG THÔNG MINH LÀM VẬY MÀ KHÔNG TÌM MỘT CÁCH TẾ NHỊ MÀ NÓI RA. ĐẶT CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ CHO THÊM PHẦN KHÁCH SÁO ?

MONG RẰNG Ý NGHĨA CỦA ENTRY KHÔNG QUÁ KHÓ HIỂU ĐỐI VỚI NHỮNG KẺ NGU MUỘI VẪN ĐANG CÚI GẰM MẶT ĐÁNH GIÀY CHO đảng cộng sản cướp DÀY XÉO LÊN CỔ NHÂN DÂN LAO ĐỘNG. ĐÀI, BÁO VÀ TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TRONG NƯỚC THÌ CỨ Y NHƯ LÀ MỘT CÁI ỐNG XI PHÔNG TRONG TOA LÉT. MẤY THẰNG đảng cộng sản cướp TUỒN CÁI GÌ VÀO MIỆNG CHÚNG NÓ LÀ LẠI PHÓNG RA Y NGUYÊN CHẲNG BIẾT PHÂN BIỆT CÁI GÌ LÀ ĐÚNG SAI, NÓ CHO CỤC TRÒN THÌ NHẢ CỤC TRÒN, NÓ CHO CỦA NÁT THÌ ỌE RA CỦA NÁT.

CÓ MẤY ANH HÙNG ĐẠI NGHĨA CỦA DÂN TỘC GIÁM ĐỨNG LÊN NÓI SỰ THẬT, BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NHÂN DÂN THÌ LẠI BỊ CÁI mõm hôi thối của đảng cộng sản cướp đê hèn bán nước nhả vào mõm bọn công an, tòa án và viện kiểm sát NHỮNG TỘI DANH KHÔNG CÓ THỰC ĐỂ chúng phun ra ĐÀN ÁP, GHÉP CHO NHỮNG ANH HÙNG DÂN TỘC NÀO LÀ TỘI LẠM DỤNG CHỨC VỤ RỒI TỘI PHẢN ĐỘNG RỒI BỎ TÙ, TRA TẤN, BỨC HẠI, TIÊM THUỐC ĐIÊN HAY THỦ TIÊU ....

SỜ LÊN ĐẦU THẤY CHÁN, SỜ VÀO NÁCH THẤY BUỒN VÌ RẤT NHIỀU NGƯỜI CÓ BẰNG NÀY CẤP NỌ ĐƯỢC ĐI HỌC Ở NƯỚC NGOÀI, CÓ CƠ HỘI TIẾP XÚC VỚI NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI VÀ BIẾT VỀ SỰ THẬT THỐI NÁT CỦA đảng NHƯNG VẪN CỨ VỜ CÂM VỜ ĐIẾC. Ừ THÌ VÌ MIẾNG CƠM MANH ÁO PHẢI CÚI ĐẦU CHỊU SỰ SAI KHIẾN ÁP BỨC CỦA đảng cộng sản cướp ĐÃ ĐÀNH .......... ĐẰNG NÀY Ở TRÊN MẠNG, KHI NHỮNG TRÍ THỨC VIẾT NHỮNG ĐIỀU HAY LẼ PHẢI CŨNG VẪN CỨ SỢ SỆT, ĐÃ KHÔNG BÀY TỎ ĐUỢC CHÍNH KIẾN, LÒNG YÊU NƯỚC CỦA MÌNH, LẠI CÒN RA VẺ NGU ĐẦN, CHẤT VẤN CHỬI LẠI CẢ NHỮNG NGƯỜI BỎ BAO CÔNG LAO, TÂM HUYẾT RA VIẾT NÊN SỰ THẬT CHO MÀ ĐỌC.

CHỈ GIÁM MONG RẰNG SAU NÀY ĐỒNG BÀO TRÊN CỘNG ĐỒNG MẠNG TA NGHĨ, NHÌN LẠI BẢN THÂN MÌNH XEM CÓ THỂ GIÚP GÌ CHO HÀNG CHỤC TRIỆU DÂN DÂN NGHÈO, DÂN OAN HAY KHÔNG ? NẾU KHÔNG LÀM ĐƯỢC GÌ THÌ CŨNG ĐỪNG NÊN VIẾT NHỮNG LỜI LẼ NGU MUỘI LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHỮNG BÀI VIẾT SỰ THẬT CỦA NHỮNG LÃNH TỤ DÂN CHỦ ĐANG TỐN BAO CÔNG SỨC ĐẤU TRANH CHO DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN VÀ SỰ SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM NGHÈO, OAN ĐANG THỐNG KHỔ LẦM THAN KHÓC RA MÁU DƯỚI GÓT SẮT TÀN BẠO CỦA đảng cộng sản cướp đê hèn bán nước ......
Wednesday July 2, 2008 - 03:33pm (PDT) Remove Comment
chau' da~ tung` co y' dinh. den' Nhat. du hoc. nhung ko thanh`.That. su trong mat' mot. dua' con gai 19 tuoi? nhu chau',Nhat. la` mot. cai' j` do' rat' xa voi` va` mo ho^`.Chau' cung~ da~ tung` nghi~ vi` sao chung' ta lai. ko the? bang` Nhat nhung chua bao gio` lam` dc. mot. dieu` j` de? chung' ta co' the? tien' len va` duoi? kip. ho.Cam' on chu' vi` entry nay`!
Thursday July 3, 2008 - 08:07am (ICT) Remove Comment
sáng nay đi làm, kẹt xe hơn 1 tiếng đồng hồ, mà nhà chỉ cách văn phòng 6km. Ở SG- CÔNG TRƯỜNG- bây giờ chuyện đó thường lắm! Nhưng mỗi lần kẹt xe, không trôi được cục uất nghẹn cứ chặn ngang cổ. Câu hỏi "vì sao nươc mình không nghèo, dân mình không ngu dốt(chỉ nhẫn nục chịu đựng tốt mà thôi).. mà sao cứ ì ạch, cứ lay lắt thế này", vô vàn ngừơi biết, vô vàn ngừơi hiểu... nhưng chả để làm gì!Những nhà lãnh đạo tài ba của đất nứơc muốn nghe con dân oán thán.. cứ chui thử vào giữa đám đông kẹt xe sáng, trưa chiều, tối.. đi, biết ngay mà!
Thursday July 3, 2008 - 09:17am (ICT) Remove Comment
sáng nay đi làm, kẹt xe hơn 1 tiếng đồng hồ, mà nhà chỉ cách văn phòng 6km. Ở SG- CÔNG TRƯỜNG- bây giờ chuyện đó thường lắm! Nhưng mỗi lần kẹt xe, không trôi được cục uất nghẹn cứ chặn ngang cổ. Câu hỏi "vì sao nươc mình không nghèo, dân mình không ngu dốt(chỉ nhẫn nhục chịu đựng tốt mà thôi).. mà sao cứ ì ạch, cứ lay lắt thế này", vô vàn ngừơi biết, vô vàn ngừơi hiểu... nhưng chả để làm gì!Những nhà lãnh đạo tài ba của đất nứơc muốn nghe con dân oán thán.. cứ chui thử vào giữa đám đông kẹt xe sáng, trưa chiều, tối.. đi, biết ngay mà!
Thursday July 3, 2008 - 09:17am (ICT) Remove Comment
@Fight for Viet...: Bạn có chắc khi thay đổi một chính đảng thì tình hình đó sẽ thay đổi hay không mà mạnh mồm như thế? Điều đáng buồn của các cá nhân "yêu Nhân Quyền", "yêu Đa Đảng" là họ chẳng làm được việc gì khác ngoài chửi bới chính đảng đang nắm quyền ở VN. Họ không có một hành động thiết thực nào góp vào sự phát triển chung, họ như những thằng Chí Phèo chỉ làm lão Bá Kiến giàu thêm bằng cách đòi nợ những thằng chây nợ, còn người dân vẫn chẳng khá hơn. Và tôi có thể hiểu rằng dù có thay đổi chính đảng thì...vẫn thế thôi.
Người Nhật tôn trọng dân tộc tính, tôn trọng vai trò của cá nhân trong sự phát triển bền vững chung của xã hội. Các xã hội Phương Đông đề cao tính tập thể và hủy diệt sức mạnh của cá nhân kiệt xuất, Nhật thì làm ngược lại. Sự phát triển chung của Nhật là hình ảnh của một dân tộc lớn, của từng cá nhân con người cần mẫn lao động - lao động một cách thông minh và khao khát chiến thắng. Trong khi đó người VN cũng cần mẫn, nhưng lao động trong sự ngu dốt, dại dột để mãi mãi phải là kẻ làm thuê. Dân tộc tính của VN được đẩy lên cao đến mức ngạo mạn. Ngạo mạn mà thành ra không thấy mình yếu, mình nhỏ để mà cố gắng. Cái bản chất "làng xã" không khiến người Việt Nam đi xa ra khỏi những ranh giới hèn yếu của cộng đồng chung để tiến tới cái ưu việt - dù là cá nhân.
Cái này là tính cách dân tộc, nó là nguyên nhân làm hệ thống quản lí kém phát triển. Đừng đổ lỗi cho chính đảng nào hết. Các bạn "dân chủ", "đa đảng" mà có lên nắm quyền thì cũng thế thôi. Hãy nhìn cho kĩ, dân tộc Nhật,ngay cả dưới hình thức phong kiến , đã nghĩ đến việc cải tổ bằng cách học hỏi phương Tây. Trong thời điểm ấy,mọi dân tộc phương Đông khác vẫn đang loay hoay với cái triều đình dốt nát của mình. Sự thay đổi của một dân tộc không phải diễn ra bằng sự thay đổi Đảng này,Đảng kia, nó là sự thay đổi trong mỗi trái tim và khối óc con người.
Thursday July 3, 2008 - 10:14am (ICT) Remove Comment
So sánh với Nhật để khá hơn cũng được.
Nhưng bác Dũng ơi, thi thoảng so với Lào và Campuchia cho đỡ buồn.
Nhìn lên rất cần thiết, nhìn xuống cũng rất cần thiết vậy.
Thursday July 3, 2008 - 05:11pm (ICT) Remove Comment
..woa..wonderful...Việt Nam trên đườg chúng ta đi...
Thursday July 3, 2008 - 10:02pm (ICT) Remove Comment
Một thành viên của THTNDC, Blogger Nguyễn Văn Tuấn đã nói với tôi thế này: “Anh nói anh có cảm giác rằng tôi chống cộng ư, tôi xin khẳng định rằng tôi đã chọn con đường Dân chủ và không chống cộng, cảm giác nhiều khi vẫn sai đó!”. Bạn nghĩ sao về câu nói đó???
Friday July 4, 2008 - 09:11am (ICT) Remove Comment
VN làm sao so với Nhật được, mà phải là học Nhật, chúng ta đuổi kịp Thái đã khó rồi!! Có lẽ Campuchia sắp vượt VN đó..
Friday July 4, 2008 - 09:13am (ICT) Remove Comment
minh` da~ doc. rat' nhiu` blog cua? moi. ng` nhung chua bao gio` doc. blog cua? ai lam` minh` fai? suy nghi~ nhu blog cua? ban.co' le~ minh` wa' it' tuoi? so voi' ban.,chua co' nhung~ suy nghi~ chin' chan' va` ng` lon' nhu cua? ban. doc. blog cua? ban. thay' ban. wen kha' nhiu` ng`,chu? yeu' la` nhung~ ng` lon' tuoi? va` wan tam nhiu` den' chuyen. chinh' tri. va` thoi` su. minh` thi` ko wan tam nhiu` den' van' de` nay` lam' ma` minh` wan tam den' tuong lai cua minh` sau nay` hon. hoi ich' ky? fai? ko ban.?nhung tu` khi doc. nhung~ bai` entry cua? ban.,minh` lai. co' nhiu` suy nghi~ khac'.minh` da~ bat' dau` wan tam den' no' hon.minh` cham chi? xem thoi` su. - mot. chuong trinh` ma` minh` luon bo? wa khi bat. tivi len.minh` chua bao gio` gap. ban.,chua bao gio` dc. nc nhiu` voi' ban. ve` mot. van' de` j` do' va` cung~ chang? hiu? j` ve` ban. nhung minh` lai. thay' tin tuong? ban va` muon' noi' chuyen. voi' ban. nhiu` hon.co' le~ kien' thuc' va` su. hieu? biet' cua? ban. da~ lam` cho minh` to` mo`.minh` thay' kham phuc. ban. khi ban. co' kha? nang hoc. 4 ngoai. ngu~.minh muon' hoc. dc. dieu` do' o? ban.
Friday July 4, 2008 - 10:11am (ICT) Remove Comment
VN hiện nay thua kém các nước tiên tiến như Nhật đã đành và sẽ còn thua cả nước láng giềng của mình là Cam Bốt nữa!
Nguyên nhân chính của sự thua kém này là do cái "cơ chế chính trị" đang điều hành guồng máy đất nước hiện nay . Chứ không phải nói chung chung là do "đảng chính trị". Chẳng qua bây giờ cái "đảng chính trị" ấy lại trùng hợp là đảng CSVN khiến nhiều người nhạy cảm cho là "chống đảng" nên mọi lý lẽ đã chẳng kịp dung nạp và kiểm nghiệm đúng sai thế nào, đã phản biện ngay là thay "đảng chính trị" liệu có khá hơn không hay là... vân vân và vân vân....!
Nếu có một "cơ chế chính trị tam quyền phân lập" (lập pháp, hành pháp, tư pháp) rõ ràng thì guồng máy điều hành đất nước sẽ được ổn định, mọi lãnh vực như quốc hội, hành chánh công quyền, kinh tế, văn hóa giáo dục, xã hội, an ninh, tòa án... cơ quan nào có trách nhiệm nấy sẽ chạy nhịp nhàng và đồng bộ thăng tiến !
Cơ chế chính trị hiện nay, do đảng CSVN thâu tóm cả ba cơ chế Lập pháp (quốc hội) hành pháp (các cơ quan nhà nước điều hành các lãnh vực) và tòa án bằng bạo lực của nòng súng, và dùi cui công an trấn lột, đàn áp người dân để từ trên xuống dưới tham nhũng, vơ vét cho đảng ủy và túi riêng cho gia đình thân thích, không ngoài mục đích củng cố quyền lực duy trì vĩnh viễn sự thống trị toàn diện trên mọi mặt đời sống quốc dân.
Chừng nào cái cơ chế chính trị này không bị thay thế, chừng nào trí thức và dân chúng VN còn mơ hồ tự hãnh diện là "dân tộc anh hùng đánh thắng hai đế quốc lớn dưới sự lãnh đạo tài tình và trí tuệ của đảng CSVN" thì coi như vận mệnh VN đến ngày tàn mạt. Chứ chẳng phải do bọn "phản động cấu kết với thế lực thù địch nước ngoài" nào cả. Mà chũng chẳng do bọn "dân chủ, đa nguyên, đa đảng" nói xấu đảng và đất nước, vạch áo cho người xem lưng" hoặc bọn "nói nhiều mà chẳng làm gì cho đất nước" hoặc bọn "ngụy quân ngụy quyền VNCH thua trận, chạy theo bám đít đế quốc muốn khôi phục chế độ cũ" hoặc bọn "chống cộng cực đoan quá khích không quên quá khứ" hoặc vân và vân... nào cả!
Chừng nào trí thức và toàn bộ dân chúng VN còn vui vẻ với kiếp sống nghèo đói, nô dịch và còn mơ hồ tin rằng VN vào được WTO, làm thành viên cò con của Hội đồng Bảo An LHQ là cái gì rất vĩ đại do công lao tài tình và trí tuệ của đảng CSVN" hoặc hài lòng so sánh với thời "hạt muối cắn làm hai vượt Trường Sơn đi giải phóng miền Nam" so sánh với thời bao cấp "cái gì cũng thiếu, cái gì cũng thèm"...thì cái cơ chế chính trị lạc hậu đó do đảng CSVN sẽ cứ nắm giữ triền miên và vĩnh viễn mà các nhà dân chủ, nhân quyền trong và ngoài nước cũng chẳng làm nên cơm cháo gì!...
Nói cho cạn lời như thế để biết vận mạng dân tộc đang nằm trong tay ai, chứ đừng chửi những người thiết tha với dân chủ, với đất nước là "bọn phản động". Không những đã tiếp tay với cái Ác mà còn có tội với lịch sử dân tộc vậy!...
Friday July 4, 2008 - 03:11pm (NFT) Remove Comment
Nhật đã cải cách mở cửa cách đây hơn 100 năm, TQ làm trước VN 10 năm, VN đi sau, đã thế lại núp bóng Tàu, nên…. Tàu cho ta thế, Ta bất phục bất trung !!!!! Huuuu Huuuuu
Saturday July 5, 2008 - 11:00am (ICT) Remove Comment
rat' cam? on ban. vi` da~ chi? bao? nhiu`. doc. nhung~ dong` giai? thik' cua? ban. ve` nhung~ cai' ten Nga moi' thay' tieng' Nga that. su. rat' hay va` phong phu'.cak' hoc. nhu vay. vua` de~ hoc. lai. nho' lau. ban. co' biet' dien~ dan` nao` danh` cho nhung~ nguoi` hoc. tieng' Nga de? cung` chia se? kinh nghiem. hoc. tap. ko?
Saturday July 5, 2008 - 04:48pm (ICT) Remove Comment
mình đồng ý với ống kính cuộc sống, đừng nói chuyện đảng này đảng nọ, theo hiểu biết quá sức sơ sài (có thể ngây thơ) thì cái thể chế chính trị ở VN bi giờ liệu có còn gọi là bản chất đảng cộng sản VN ? ai cho là đúng nào ? mình thì chỉ cho 40% thôi. Các bạn hãy nhìn lại lịch sử, các thời kì phong kiến lúc đầu cũng có những vị vua rất quan tâm tới dân chúng (trần, Lê,Lý,...) nhưng cuối giai đoạn thường rất trụy lạc, họ đâu còn đi theo đúng định hướng của những người mở đầu. thía nên cái tư tưởng chính trị bây giờ nói cho cùng chỉ là bù nhìn thôi, chẳng qua ở những người cầm quyền, tư cách những người đó.

Nói thật với các bạn, VN rồi dần dần sẽ phải thay đổi thôi, nhưng cái tốc độ đó nếu chả ai chống đối thì chắc là cả ngàn năm ! có người chống đối, các "bác" phải sợ thì phải lo lắng tìm cách cưu vớt. nói thế nghĩa là VN đang rất cố gắng, và cứ có những phản kiến như vậy sẽ giúp VN thay đổi nhanh hơn.

tuy nhiên, các bác chống đối hình như ko phải cố giúp, mà chỉ muốn lật đổ, lật đổ đc gì, chiến tranh lần nữa, ai trong thời bình chịu hy sinh ? hiếm lắm. rồi chế độ này lên chế độ kia xuống, có khác gì ? như bạn ống kính cuộc sống nói, đó có lẽ là bản chất đó. các bác có lên, có tốt đẹp, liệu chuyện đó có bền vững ko.
Ngày xưa thời chế độ Sài Gòn, cho là đất nước phồn thịnh, cái phồn thịnh đó là Người Mĩ (rõ ràng là sang xâm lược) đem văn minh của họ vào. ưh, cộng nhận biết đâu vẫn giữ vậy thì VN sẽ tiến bộ chả thua gì Nhật Bản. Nhưng đã qua rồi, thực tế là đât nước nghèo lắm, có ai chịu về Vn,có ai chấp nhận chịu đem đầu óc mà bỏ cả tiền bạc, bất chấp chính trị để cống hiến ko ? câu trả lời là vài phần trăm.
Sự phát triển theo mình phải là 1 chế độ 2 đảng (nhìu quá lại dễ đánh lộn :D). đây chỉ là ý kiến, đồng ý hay ko thì các bạn hãy xét thực tế.
Bây giờ nói thử cho các bạn biết người Việt Hải ngoại với đảng dân chủ cộng hòa nè.dĩ nhiên chỉ là 1 phần người thôi, ko phải tất cả người việt hải ngoại, có những người chăm chỉ, làm việc, học tập, và cũng ko quan tâm chính trị. nhưng số còn lại:
+ hễ có nghệ sĩ VN sang trình diễn, tẩy chay xua đuổi bất kể là ca sĩ, nghệ sĩ kiểu gì.
+nghệ sĩ hải ngoại về VN trình diễn, khi quay về, hết đất làm việc.
+ ở Úc, Mĩ, Canada,...mà khen VN thử đi, hơ hơ
+ Ở nước ngoài có tiền, lập gia đình, gửi tiền về VN, sôgns vậy cho có tương lai con cái
còn nữa, chợ VN nói cho cùng vẫn có cái gì đó rất là VN , hàng có khi quá hạn cũng chơi luôn. vậy chứ mà khen đồ ăn, rau quả, trái cây VIệt Nam ra là Dơ.
Nếu nói cái hay mình học đc, thì đó là những người vượt khó tiếp tục học tập, giúp đỡ học sinh VN mới qua, và ko nề hà, rất hòa nhập cuộc sống phương Tây, một cuộc sống mà phải nói là khá văn minh nhưng lại quá...Tây (kiểu nào thì các bác coi phim biết rùi).
Con người VN, nghiêm khắc, khuôn mẫu, dễ nóng tính, và quan trọng thứ bậc,....trong khi người Tây lại ko.
Cả chính mình, các bạn biết mình bị stress liên hồi chỉ vì thấy mình quá thua kém nhưng người bạn, người thầy Úc trong trường học về tính cách ko (dĩ nhiên ko phải Tây nào cũng hay hết đâu).
cái chuyện thực tế các bác ở trển làm quá đáng thì báo chí nói hết rồi, mình ko nói ở đây nữa. mong các bạn đọc, nghĩ lại, và thêm ý kiến hén
Saturday July 5, 2008 - 11:49pm (EST) Remove Comment
:) Lúc nhỏ đc học : Sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc đã giúp chúng ta vượt qua chiến tranh bão lửa, đánh bại bik bao nhiu kẻ đế quốc xăm lăng, khét tiếng khắp các châu lục. Nhật Bản có làm được như chúng ta lúc đó !?
Ngày nay,Chúng ta không đạt được những gì Nhật Bản đang làm, vậy chăng có phải vì 2 chữ "ĐOÀN KẾT" này !? :)

@Kichbu: check mess trong Yahoo!360 nha bạn!

2 nhận xét:

Steps


Flag Counter