Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

Bài nói chuyện của Barack Obama tại Trường thí điểm Julia R. Masterman, Philadelphia

Bài nói chuyện của Tổng thống Barack Obama tại Trường Thí điểm Julia R. Masterman, Philadelphia.

Diên Vỹ - chuyển ngữ

.

Nguồn: Văn phòng Báo chí Nhà Trắng

K

Chào Philadelphia!


Thật vui khi có mặt ở đây. Hôm nay là ngày đón chào tất cả các em cũng như tất cả học sinh Mỹ trở lại trường học – và tôi nghĩ rằng không nơi nào tốt hơn trường Masterman để làm việc này. Đây là một trong những trường xuất sắc nhất tại Philadelphia – là người đi đầu trong việc giúp học sinh thành công trong học tập. Và chỉ tuần trước, các em đã được tặng giải National Blue Ribbon School cho thành tích của mình. Đây là minh chứng cho mọi người ở đây – học sinh và phụ huynh, giáo viên và các vị lãnh đạo nhà trường. Và nó cũng là một ví dụ của sự ưu tú mà tôi muốn các cộng đồng trên toàn nước Mỹ nên nắm bắt.
Trong những tuần qua, Michelle và tôi đã giúp Sasha và Malia chuẩn bị cho việc nhập học. Và tôi đoan chắc rằng đa số các em cũng mang cảm giác như chúng. Các em hơi buồn khi chứng kiến mùa hạ đi qua, nhưng các em cũng phấn khởi về những hứa hẹn của một năm học mới. Những triển vọng của việc tạo ra tình bạn mới và củng cố tình bạn cũ; của việc tham gia một câu lạc bộ trong trường, của việc thử sức vào một môn thể thao. Những triển vọng của việc trở thành một học sinh tốt hơn, một con người tốt hơn, và làm cho gia đình mình hãnh diện.
Nhưng tôi cũng biết rằng một số các em cũng cảm thấy lo âu khi bắt đầu một năm học mới. Có thể là các em đang chuyển từ cấp một lên cấp hai, hoặc từ cấp hai lên cấp ba, và hồi hộp xem chúng sẽ ra sao. Có thể các em đang theo học một trường mới và không chắc rằng mình có thích nó hay không. Hoặc cũng có thể các em là một học sinh lớp mười hai đang lo lắng về quá trình đại học; về việc ghi danh vào trường nào và liệu mình có đủ khả năng để theo học hay không.
Và bên cạnh những lo lắng này, tôi biết rất nhiều em cũng đang cảm thấy sự căng thẳng của giai đoạn khó khăn hiện nay. Các em biết việc gì đang xảy ra qua những tin tức hằng ngày cũng như trong đời sống gia đình mình. Các em đọc tin về cuộc chiến tranh ở Afghanistan. Các em nghe nói về sự suy thoái mà chúng ta đang trải qua. Các em thấy được nó trên khuôn mặt cha mẹ mình cũng như cảm nhận nó qua giọng nói của họ.
Rất nhiều em đã phải cư xử già hơn tuổi của mình; trở nên cứng cáp hơn để giúp gia đình trong khi anh chị các em đang làm nhiệm vụ ở nước ngoài; để chăm sóc em nhỏ của mình khi mẹ phải đi làm thêm ca; để tự kiếm một công việc phụ khi cha mình bị thất nghiệp.
Thật là quá nhiều để đảm đương; nhiều hơn là các em cần phải đảm đương. Và nó có thể khiến các em đôi khi tự hỏi rằng tương lai của mình sẽ ra sao; liệu các em có thể thành công trong học tập hay không; liệu các em có nên hạ mục tiêu của mình thấp hơn tí và giảm bớt hoài bão của mình hay không.
Nhưng đây là điều khiến tôi đến Masterman để nói với các em: không ai quyết định số phận của các em ngoại trừ bản thân các em. Tương lai các em nằm trong tay chính mình. Cuộc đời các em là do các em định đoạt. Và không điều gì – tuyệt đối không điều gì – nằm ngoài tầm với của các em. Miễn là các em sẵn sàng có những ước mơ to lớn. Miễn là các em sẵn sàng chăm chỉ làm việc. Miễn là các em sẵn sàng chú tâm vào việc học của mình.
Phần cuối cùng thì tuyệt đối đặc biệt – bởi vì học vấn quan trọng hơn bao giờ hết. Tôi chắc chắn rằng sẽ có những lúc trong những tháng tới khi các em phải thức khuya để ôn bài thi, hoặc lê người ra khỏi giường trong một buổi sáng ướt mưa, và tự hỏi rằng nó có đáng không. Tôi sẽ trả lời các em rằng, không còn nghi ngờ gì cả. Không gì ảnh hưởng nhiều hơn đến thành công trong cuộc đời các em bằng học vấn.
Hơn thế nữa, những cơ hội được mở ra ra sao thì tuỳ thuộc vào việc các em tiến bộ bao xa trong học tập. Điều này có nghĩa là, các em càng tiến xa ở trường thì các em sẽ tiến xa trong cuộc sống. Và vào thời điểm mà những quốc gia khác đang tranh đua với chúng ta nhiều hơn bao giờ cả; khi học sinh trên toàn thế giới học tập chăm chỉ hơn bao giờ, và tiến bộ hơn bao giờ; sự thành công của các em trong học tập cũng sẽ giúp quyết định sự thành công của nước Mỹ trong thế kỷ 21.
Vì thế, các em có một trách nhiệm đối với bản thân mình, và nước Mỹ cũng có một trách nhiệm đối với các em, nhằm bảo đảm cho các em một nền giáo dục tốt nhất. Và cũng để bảo đảm các em có được một nền giáo dục từ đó sẽ giúp chúng ta cùng sánh vai làm việc với nhau.
Việc này sẽ yêu cầu mọi người trong chính quyền – từ Harrisburg đến Washington – thực hiện phần hành của mình để chuẩn bị cho các học sinh của chúng ta, tất cả các em, đạt được thành công trong lớp học, trong đại học và trong nghề nghiệp. Việc này sẽ yêu cầu một hiệu trưởng xuất sắc và những giáo viên xuất sắc như quí vị ở Masterman; những giáo viên nỗ lực hơn nhiều vì học sinh của mình. Và việc này cũng yêu cầu những phụ huynh quan tâm đến sự học của các em.
Đấy là những gì chúng tôi cần phải làm vì các em. Đó là trách nhiệm của chúng tôi. Đó là công việc của chúng tôi. Còn đây là công việc của các em. Đi học đúng giờ. Chú ý nghe giảng. Hoàn thành bài tập. Ôn bài trước khi thi. Tránh xa điều xấu. Những đức tính kỷ luật và tự giác – đức tính chăm chỉ – là tuyệt đối quan trọng cho thành công.
Tôi biết – vì tôi không luôn luôn đạt được điều này. Tôi không luôn là một học sinh xuất sắc khi còn trẻ; tôi cũng có những lỗi lầm của riêng mình. Đến nay tôi vẫn còn nhớ cuộc trò chuyện với mẹ tôi khi tôi còn học cấp ba, khi tôi bằng tuổi một số em ở đây hôm nay. Nó liên quan đến việc điểm học của tôi bị tụt xuống, về việc tôi vẫn chưa nạp đơn xin vào đại học, về việc tôi đã có những thái độ, theo lời của bà, “thư thả” đối với tương lai của mình. Đấy là cuộc trò chuyện mà tôi nghĩ rằng cũng khá quen thuộc đối với một số học sinh và phụ huynh có mặt hôm nay.
Tôi nghĩ rằng thái độ của tôi thì cũng như thái độ của bất kỳ một thiếu niên nào trong một cuộc đối thoại như thế. Tôi định nói rằng tôi không cần phải nghe những lời này. Nhưng khi tôi vừa bắt đầu mở miệng thì bà cắt ngang ngay. Con không thể cứ ngồi không mãi và đợi chờ vận may giúp mình, bà nói. Bà nói rằng tôi có thể vào học được bất kỳ trường nào trong cả nước nếu tôi chịu nỗ lực thêm một tí. Rồi bà nhìn tôi một cách nghiêm khắc và nói thêm, “Còn nhớ nó như thế nào không? Sự nỗ lực?”
Thật choáng váng khi nghe mẹ tôi nói thế. Nhưng cuối cùng thì những lời nói của bà cũng đã có ảnh hưởng theo ý của bà. Tôi học hành đàng hoàng hơn. Tôi đã tạo một nỗ lực. Và tôi bắt đầu thấy điểm – và tương lai của mình – tiến bộ hơn. Và tôi biết rằng nếu sự chăm chỉ đã giúp tôi thay đổi được mình, thì nó cũng có thể thay đổi được các em.
Tôi biết một số các em hoài nghi về việc này. Các em có thể cho rằng một số người vốn có năng khiếu hơn về mặt nào đấy. Đúng là mỗi chúng ta đều có một năng khiếu riêng cần phải khám phá và nuôi dưỡng. Nhưng dù các em không phải là người xuất sắc nhất về mặt nào đấy trong hiện tại, điều này không có nghĩa là các em không thể đạt được nó trong tương lai. Ngay cả khi các em không nghĩ mình là dạng người của toán hay khoa học – các em vẫn có thể tiến bộ trong các môn này nếu các em sẵn sàng nỗ lực. Và từ đó các em có thể phát hiện ra những năng khiếu riêng mà mình chưa bao giờ biết đến.
Các em thấy đấy, tiến bộ ở trường học hoặc trong đời sống không bắt buộc phải là phải thông minh hơn những người khác. Đừng tránh né những thử thách mới – hãy tìm đến chúng, bước ra khỏi môi trường quen thuộc của mình, và đừng e ngại khi nhờ giúp đỡ; thầy cô giáo và cha mẹ luôn có mặt để hướng dẫn các em. Đừng chán nản hoặc bỏ cuộc nếu các em không thành công trong lĩnh vực nào đấy – hãy tiếp tục và học hỏi từ những sai lầm. Đừng cảm thấy bị đe doạ nếu bạn bè mình tiến bộ; hãy tự hào về họ, và xem thử mình có thể học được bài học gì từ họ và họ đã làm điều gì đúng.
Đây là văn hoá xuất sắc mà chúng ta đang khuyến khích ở Masterman; và đó là sự xuất sắc mà chúng ta cần khuyến khích trên tất cả các trường học ở Mỹ. Đấy là vì sao hôm nay, tôi công bố cuộc Thi tài Tốt nghiệp lần thứ hai. Nếu trường quí vị thắng cuộc, nếu quí vị chứng tỏ rằng các giáo viên, học sinh và phụ huynh đã cùng nhau làm việc ra sao để chuẩn bị cho con cái quí vị vào đại học cũng như hướng nghiệp, nếu quí vị chứng tỏ mình đã đóng góp cho cộng đồng và đất nước ra sao – tôi sẽ đích thân chúc mừng bằng cách đến nói chuyện vào buổi lễ tốt nghiệp cuối năm của trường.
Nhưng sự thật là giáo dục thì còn hơn cả việc vào được trường đại học tốt hoặc tìm được công việc tốt sau khi ra trường. Nó còn là tạo cơ hội để mỗi chúng ta thực hiện lời hứa của mình; để trở thành một phiên bản tốt nhất của bản thân mà chúng ta có thể có được. Và một phần của điều này bao gồm việc đối xử với mọi người giống như chúng ta muốn được đối xử – với lòng bao dung và tôn trọng.
Tôi biết điều này không luôn xảy ra. Đặc biệt là trong môi trường cấp hai và cấp ba. Trở thành một thiếu niên không phải là điều dễ dàng. Đây là quãng thời gian chúng ta phải vật lộn với nhiều thứ. Khi tôi ở vào tuổi các em, tôi đã phải vật lộn với những vấn đề như tôi là ai; về việc là con trai của một người mẹ da trắng và người bố da đen thì như thế nào, và không có hình ảnh người cha trong đời mình ra sao. Một số các em có thể hiện đang tìm cách trả lời những câu hỏi của chính mình, và nhận ra điều gì làm mình khác biệt.
Và tôi cũng biết rằng việc tìm những câu trả lời trên còn khó khăn hơn nữa khi các em bị những kẻ khác trong lớp bắt nạt hoặc chòng ghẹo; làm các em cảm thấy xấu hổ về bản thân. Ở một số nơi, vấn đề này đang trở nên nghiêm trọng hơn. Có những khu vực trong thành phố quê hương của tôi là Chicago, nơi trẻ em có thể xâm hại lẫn nhau. Điều này cũng đã xảy ra ở Philly.
Vì thế điều tôi muốn nói với các em hôm nay – những gì tôi muốn các em rút tỉa được từ phát biểu của tôi – là cuộc sống thì rất quí giá, và một phần của cái đẹp này nằm trong sự đa dạng. Chúng ta không nên xấu hổ vì những gì làm chúng ta khác biệt. Chúng ta nên tự hào về chúng. Bởi vì những gì làm chúng ta khác biệt cũng là những thứ tạo ra bản chất chúng ta. Sức mạnh và tính chất của quốc gia này luôn luôn bắt nguồn từ khả năng chúng ta nhận diện được mình trong những người khác, cho dù chúng ta là ai, hoặc chúng ta đến từ đâu, chúng ta giống ai, hoặc những ưu khuyết điểm nào chúng ta đang có.
Tôi nhớ đến điều này hôm tôi đọc bức thư của Tamerria Robinson, một cô bé 11 tuổi ở Georgia. Cô bé nói với tôi rằng cô làm việc chăm chỉ ra sao, và những hoạt động phục vụ cộng đồng mà cô cùng làm với anh trai mình. Và cô bé viết rằng, “Tôi cố gắng đạt được ước mơ của mình và giúp những người khác cũng đạt được như thế.” “Thế giới,” cô bé viết, “nên hoạt động như thế.”
Tôi đồng ý với Tamerria. Thế giới nên hoạt động như thế. Đúng, chúng ta cần làm việc chăm chỉ. Đúng, chúng ta cần phải có trách nhiệm với sự học của mình. Đúng, chúng ta cần có trách nhiệm với cuộc đời mình. Nhưng điều làm chúng ta là chính mình là ở nơi đây, trên đất nước này, chúng ta không chỉ vươn tới những giấc mơ của riêng mình, chúng ta còn giúp những người khác làm việc tương tự. Đây là đất nước đã cho con cái của mình một cơ hội công bình. Một cơ hội để họ vận dụng hết cuộc sống của mình. Một cơ hội để thực hiện tiềm năng trời cho của mình.
Và tôi tuyệt đối tin tưởng rằng các học sinh của chúng ta – ở Masterman và trên toàn quốc – tiếp tục thực hiện phần việc của mình; nếu các em tiếp tục chăm chỉ và chú trọng vào việc học; nếu các em tiếp tục chiến đấu cho ước mơ của mình và nếu tất cả chúng tôi đều giúp các em đạt được chúng; thì không những các em đã thành công trong năm học này cũng như cho toàn bộ cuộc đời mình, mà nước Mỹ cũng sẽ thành công trong thế kỷ 21.

.

Cám ơn,

.

Thượng đế ban phúc cho bạn và xin Thượng đế ban phúc cho nước Mỹ.

.

Kichbu Copy and Post

.

Nguồn: http://phamvietdaonv.blogspot.com/2010/09/phat-bieu-nhan-nam-hoc-moi-cua-obama.html

 

Đọc so sánh:

 

> Tổng thống Barack Obama: "Tôi cũng đã có những sai lầm"

 

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-09-16-tong-thong-obama-toi-cung-da-co-nhung-sai-lam-

---

.

Đây là Entry thứ 1001 dành cho con gái của Kichbu nhân vào lớp Một...:)

14 nhận xét:

  1. Obama noi thi hay, nhung lam chang duoc bao nhieu

    Trả lờiXóa
  2. So với thư của CTN Nguyễn MInh Triết mừng ngày khai giảng thì bài phát biểu này tuy có hơi quá dài nhưng quả thật nó rất mộc mạc, chân tình, gần gũi, gần như là một lời chia sẻ, rất tình cảm. Nó không khô khan, khuôn mẫu như hô khẩu hiệu như các vị lãnh đạo của mình.

    Trả lờiXóa
  3. 08/09/2009

    NHÂN DỊP KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI, tổng thống Barack Obama có một bức thư chuyển đên toàn thể các em học sinh trên toàn nước Mỹ
    ---

    Tôi đã nói về trách nhiệm của thầy cô giáo trong việc khuyến khích và thúc đẩy các em học.

    Tôi đã nói về trách nhiệm của cha mẹ các em trong việc giúp các em đi đúng hướng, hoàn tất các bài tập về nhà thay vì dành mỗi giờ trong ngày trước tivi hay cái Xbox.

    Tôi đã nói rất nhiều về trách nhiệm của nhà nước trong việc thiết lập một chuẩn cao trong giáo dục, hỗ trợ giáo viên và các vị hiệu trưởng ở những trường còn đang đi sau – nơi mà các em chưa có được cơ hội mà đáng lẽ các em phải có.

    Nhưng nói gì thì nói, cho dù chúng ta có những giáo viên tâm huyết nhất, những bậc phụ huynh có trách nhiệm nhất và những ngôi trường tốt nhất trên thế giới, tất cả sẽ chẳng có nghĩa gì trừ khi tất cả các em hoàn thành trách nhiệm của mình: đến lớp hàng ngày, chú ý đến các bài giảng của thầy cô giáo, lắng nghe lời cha mẹ và người lớn, cũng như nỗ lực hết sức trong việc học.

    Một số các em có thể không có cha mẹ để làm nơi nương tựa. Có thể một ai đó trong gia đình các em vừa mất việc và không có đủ tiền để xoay sở. Các em có thể sống trong một môi trường không được tốt, hay bị bạn bè ép buộc làm những việc mà bản thân biết là không đúng.

    Nhưng cho dù hoàn cảnh của các em là như thế nào – các em giống ai, các em có bao nhiêu tiền, các em phải làm gì ở nhà – đó không phải là lý do để biện hộ cho việc không làm bài tập về nhà hay có một thái độ xấu. Đó không phải là lý do để giải thích cho việc cãi lại lời thầy cô, cắt tiết hay bỏ học. Đó không phải là lý do để không cố gắng.

    Việc các em đang ở đâu không xác định các em sẽ đi đến đâu. Không ai viết sẵn định mệnh của các em. Đây là nước Mỹ, và các em tự viết lấy tương lai của mình.

    Đó là lý do tại sao hôm nay, tôi kêu gọi mỗi em cần tự ác định cho mình một mục tiêu và làm mọi thứ để đạt được nó. Mục tiêu đó có thể đơn giản chỉ là hoàn thành tất cả các bài tập về nhà, tập trung trong lớp hay dành thời gian mỗi ngày để đọc một cuốn sách. Có thể các em quyết định rằng mình sẽ tham gia vào một hoạt động ngoại khóa nào đó hoặc tham gia tình nguyện trong khu vực mình sinh sống.

    Cho dù mục tiêu đó là gì đi nữa, tôi muốn các em đặt hết quyết tâm vào nó.

    Đó là câu chuyện của những học sinh từng ngồi đây cách đây 250 năm và tiếp tục phát động cuộc cách mạng xây dựng nên đất nước này. Đó là những học sinh từng ngồi đây 75 năm trước và vượt qua cuộc khủng hoảng lớn để rồi dành chiến thắng trong cuộc chiến tranh thế giới, đấu tranh cho quyền bình đẳng và đưa con người lên mặt trăng. Đó là những học sinh từng ngồi đây cách đây 20 năm và sau này sáng lập ra Google, Twitter, Facebook và thay đổi cách chúng ta liên lạc với mọi người.

    Hôm nay tôi muốn hỏi các em, các em sẽ có thể đóng góp điều gì? Các em sẽ phát minh ra những gì? Một vị tổng thống trong 20 hoặc 50 năm nữa khi quay lại đây sẽ nói như thế nào về những đóng góp của các em cho đất nước này?

    Tôi hi vọng các em sẽ nỗ lực hết sức trong tất cả những gì mình làm. Tôi đặt rất nhiều kỳ vọng trong mỗi cá nhân các em. Đừng để tôi thất vọng. Đừng để cha mẹ, đất nước hay bản thân các em thất vọng. Hãy làm chúng tôi tự hào về các em. Tôi biết các em có thể làm được điều đó.

    Trả lờiXóa
  4. Ô-3-Ma đang muốn giỏi văn giống ông Tổng thống Lin-côn đây

    Trả lờiXóa
  5. Kichbu có con nhỏ xíu vậy sao ? Nói hoặc viết hay vốn là "nghề" của các chính trị gia, đôi khi không hẳn là việc họ đã hay sẽ làm...

    Trả lờiXóa
  6. Vào Đại học năm thứ Nhất..:)

    Trả lờiXóa
  7. Có nhiều đoạn giống một người từng viết, kichbu biết ai hông?

    Trả lờiXóa
  8. @dinhph: Có thể... là
    Jon Favreau, head speech writer for US Democratic presidential candidate Barack Obama.

    Link:

    http://www.guardian.co.uk/world/2009/jan/20/barack-obama-inauguration-us-speech

    Kichbu thích lối viết này.

    Trả lờiXóa
  9. sự thành công của các em trong học tập cũng sẽ giúp quyết định sự thành công của nước Mỹ trong thế kỷ 21.

    Đọc giống như "...vào công học tập của các cháu"

    Trả lờiXóa
  10. Thực ra phụ huynh, ai cũng có thể nói được, dưới hình thức ngày khác...

    Trả lờiXóa
  11. Phật ban phúc cho bạn và xin Phật phù hộ cho nước Việt Nam
    Amen....

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter