Hoa Kỳ và phe đối lập đã thỏa thuận trước không công nhận bầu cử ở LB Nga
США и оппозиция заранее согласовали непризнание выборов в РФ
Nguồn: homyak-idio.livejournal.com và newsland.ru
Kichbu post on 04.03.2012
Bài liên quan:
- "Trung tâm Levada" Putin sẽ thu được 62-66% số phiếu bầu
Chiều 9 tháng hai 2012, tại hotel "Grand Marsiot" ở Moscow diễn ra cuộc gặp gỡ của đại sứ Hoa Kỳ ở Nga M. Macfol với các đại diện của "Hội đồng Công việc Nga-Mỹ" đứng đầu Chủ tịch Edvard Verona.
Trong quá trình thảo luận các vấn đề kinh tế kéo dài hai giờ, nhà ngoại giao cao cấp đã hé mở cho các đại diện giới doanh nghiệp của Mỹ ở Nga cả một số bí mật hoạt động đối ngoại của Hoa Kỳ, trong đó có những bí mật liên quan cuộc bầu cử tổng thống sắp đến ở Nga. Nói riêng, theo khẳng định của Macfol, phản ứng của phe đối lập Nga và chính phủ Mỹ đối với các kết quả bầu cử Tổng thống Nga đã rõ ràng và sẽ không phụ thuộc vào các kết quả của chính cuộc bầu cử. Trong khi đó, ngày 9 tháng hai, chính phủ Mỹ đã tiến hành hội nghị và tại đó đã vạch ra những cách thức đánh giá chính thức của Hoa Kỳ về các kết quả bầu cử Tổng thống Nga.
Để không trở nên vô căn cứ, chúng tôi dẫn lời ghi chép cuộc tranh luận lịch sử này.
CHUYỂN NGỮ:
NGƯỜI THAM GIA 1: Chúng ta xem, thời điểm căng thẳng tiếp theo sẽ như thế nào.
MACFOL: Có thể, những tuyên bố của phương Tây về tính chính thống của cuộc bầu cử sẽ là giai đoạn tiếp theo gây nên căng thẳng. Đây là vấn đề nhạy cảm. Vào tháng mười hai năm ngoái đã có những lời chỉ trích rất gay gắt từ phía chính phủ chúng ta. Tính chính thống của cuộc bầu cử sắp đến sẽ bị nghi ngờ. Không phụ thuộc vào kết quả bầu cử, các đại diện phe đối lập sẽ nói rằng cuộc bầu cử không trung thực, và phản ứng của chúng ta, phản ứng của phương Tây, theo ý kiến của họ, sẽ ảnh hưởng đến thái độ của xã hội. Họ cũng thừa nhận rằng Putin mạnh mẽ khi ra các quyết định và sẽ làm điều mà người tiền nhiệm của ông không thể.
NGƯỜI THAM GIA 2: Đa số công dân Nga chờ đợi rằng bộ đôi sẽ nắm quyền lực, và rất hy vọng rằng Medvedev sẽ trở thành tổng thống, và, có thể, cùng với thời gian sẽ diễn ra những biến đổi. Tức là có nhiều chờ mong diễn biến hơn.
NGƯỜI THAM GIA 3: Tôi nghĩ, quan điểm của ông đúng. Tôi cũng muốn biết xem ở mọi người phe đối lập đấu tranh vì cái gì. Vấn đề thứ nhất tôi đề nghị nói cho tôi cương lĩnh của phe đối lập như thế nào, đáp lại - im lặng.
NGƯỜI THAM GIA 2: Điều thú vị là không một tổ chức nào trong những tổ chức này hay là các lực lượng đối lập có thể có một vị trí nhất định trong xã hội. Các ứng cử viên của họ và các đảng của họ bị từ chối ngay cả việc đăng ký.
MACFOL: Thái độ như vậy đối với phe đối lập, cuối cùng, sẽ mang lại những kết quả tiêu cực bởi vì thay vào việc để có kênh thể chế hóa quá trình dân chủ, chính quyền có phong trào đối lập phi hệ thống mà nó rất khó nói trước, khó kiểm soát. Tôi nghĩ rằng quyết định nêu ra hôm 24 tháng chín, và được thông qua trước đó, không đơn giản quyết định tổ chức. Đó là thể hiện coi thường những người gắn những hy vọng của mình với Medvedev, với những tuyên bố nổi tiếng của ông. Và đơn giản người ta cũng cho họ hiểu rằng điều này không có giá trị. Tôi cho rằng đó là dự tính sai to lớn từ phía Putin. Phản ứng của ông ta đối với những phát biểu đáp lại tiếp theo chỉ làm phức tạp vấn đề nhiều hơn. Tôi nghĩ, những sai lầm này sẽ khó điều chỉnh. Thậm chí nếu do kết quả bầu cử Putin trở thành tổng thống, đối với ông ta đây sẽ là nhiệm kỳ rất khó khăn. Bất kỳ những cuộc cải cách nào mà ông ấy muốn tiến hành, đòi hỏi sự tác động qua lại với xã hội.
NGƯỜI THAM GIA 1: Tất cả phụ thuộc vào phản ứng của xã hội đối với những kết quả bầu cử. Tôi thấy thú vị các nhà lãnh đạo chờ đợi phản ứng như thế nào?
MACFOL: Họ muốn Putin được công nhận tổng thống chính danh, bởi vì rằng phản ứng của phe đối lập đã rõ rằng, và nó không phụ thuộc vào việc bầu cử sẽ diễn ra như thế nào. Tiện thể, Putin có thể thu được 55% số phiếu bầu tại cuộc bầu cử tự do và trung thực, nhưng điều này không có ý nghĩa gì. Phản ứng của phe đối lập có ý nghĩa: nó sẽ xem bầu cử chính thống hay không, và cũng như điều rằng chúng ta sẽ phản ứng như thế nào đối với các kết quả bầu cử. Các đại diện của phe đối lập đã nói với chúng tôi như vậy.
NGƯỜI THAM GIA 1: Có nghĩa, tất cả mọi việc trong tay của các ông.
MACFOL: Vâng. Chúng ta sẽ phản ứng như thế nào, phụ thuộc vào chúng ta. Chiều tối hôm nay chính phủ sẽ nhóm họp, và chúng ta bắt đầu nghĩ cách thức, bởi vì rằng chúng ta đã biết lời đáp và chúng tôi không nên chờ đợi (cười). Lần này chúng ta muốn đưa ra câu trả lời một cách chính xác hơn lần trước. Đó là mục đích của chúng ta.
NGƯỜI THAM GIA 1: Ông cho rằng báo giới phương Tây cũng cần sửa đổi một chút câu trả lời của mình?
MACFOL: Không. Tôi cho rằng phản ứng của báo giới và phản ứng của chính phủ - đó là những việc khác nhau. Những tín hiệu phát ra từ chính phủ được đánh giá cao hơn. Trên thực tế, trong chính phủ Hoa Kỳ có những quan điểm khác nhau. Mọi người luôn xem chính phủ như cái gì đó trừu tượng, và có thể nghe được những phát biểu như "chính phủ cho rằng", "Washington cho rằng", Hoa Kỳ cho rằng". Tất cả là nhảm nhí. Hoa Kỳ chẳng cho rằng cái gì hết. Ở Mỹ tồn tại hàng nghìn quan điểm khác nhau, không có sự thống nhất ý kiến nào đó. Đó là thứ nhất. Thứ hai - tất cả chúng ta biết rằng có những lợi ích chiến lược của đất nước, của các tập đoàn và chúng ta tuân theo những lợi ích này trong hoạt động của mình. Nhưng cũng tồn tại những lý do cá nhân, trạng thái tâm lý cá nhân mà chúng ảnh hưởng đến hoạt động của chúng ta dù chúng ta có cố gắng tuân thủ kế hoạch hành động đã phê duyệt như thế nào đi nữa hay là dù chúng ta cố gắng bảo vệ các lợi ích của dân tộc thế nào đi chăng nữa. Ví dụ, liên quan tình hình xung quanh Syria, Syuzan Raie và ngoại trưởng Hillari Clinton cho rằng những người Nga đã lừa dối cá nhân họ. Mặt khác cách hành xử như vậy có thể không hợp lý, không tương đồng với những lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ. Nhưng cho rằng điều như thế không tồn tại, thì thật ngây thơ. Và tôi biết rằng con người mà chúng ta đang nói đến, tiếp nhận tất cả về phía mình và suy tính không phải về những lịch ích lâu dài, mà về những lợi ích ngắn hạn. Chúng ta hãy nói về phong trào chống đối. Chubais và Kudrin trong những ngày qua đã phát biểu ý tưởng rất thông minh. …
Từ những điều nói trên của Macfol, đánh giá của Hoa Kỳ và những nhà đối lập Nga về các kết quả bầu cử Tổng thống Nga vào tháng ba 2012 đã được vạch ra một tháng trước khi tiến hành bầu cử và không phụ thuộc vào các kết quả bỏ phiếu.
Có một nền dân chủ như thế đấy!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét