Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

Những hồi ức về cuộc sống ở Liên Xô

Những hồi ức về cuộc sống ở Liên Xô
Воспоминания о жизни в СССР


Аvenir  Glagolev
Nguồngidepark.ru newsland.ru
Kichbu post on 03.03.2012
  
 Новость на Newsland: Воспоминания о жизни в СССР

Rõ ràng rằng đa số hiện nay khônghề  biết về cuộc sống ở  Liên Xô, đặc biệt dưới thời Stalin. Những người chứng kiến như chúng tôi cuộc sống đó ngày càng ít đi. Trong khi đó đa số người dân bị đầu độc bởi truyền hình đưa tin về các những cảnh rùng rợn trong đời sống của những người dân Liên Xô. Thật ra, nếu nói mãi với một người rằng nó là thằng ngốc, thì cùng với thời gian nó sẽ tin vào điều đó. 
Tôi sẽ chỉ dẫn những thực tế mà chúng mô tả cuộc sống của chúng tôi vào giai đoạn đó. Lần nữa, có lẽ, nhắc lại là thừa rằng ở Liên Xô không có nạn thất nghiệp, không có nạn ăn xin, không có những người vô gia cư, không có những trẻ em cơ nhỡ, không có những nhà tài phiệt, không có các cuộc khủng hoảng kinh tế, không có các vụ vỡ nợ nào, không có việc tăng giá đối với mặt hàng nào, chúng tôi không biết về những vụ bắt cóc người tống tiền nào, không có nhiều ngân hàng tư nhân và nước ngoài cho vai nặng lãi, đầu cơ ngoại tệ và rữa tiền ăn cắp nào, không có những quảng cáo chắn ngắt đến kinh tởm, hay làm phiền và ngu dốt, không có những đám quan chức chiếm những món tiền to sụ của nhà nước, không có bưu điện, điện tính và điện thoại đắt tiền, giá cả giao thông chấp nhận được với bất kỳ ai. Việc xếp hàng chỉ có ở các quầy vé ở rạp chiếu phim, nhà hát và những nơi giới thiệu phim  mới và các buổi biểu diễn của các nghệ sĩ cà các đoàn nghệ thuật được yêu thích. Việc thiếu hụt các sản phầm và rau quả xuất hiện chỉ vào thời trị vì của Khrushev, Breznhev và đặc biệt dưới thời Gorbachev. Không có, không có, có thể suy nghĩ không có  chính nhà nước, không có cả nhân dân đất nước. Vâng, nhà nước hiện đại không thể tồn tại thiếu vô số những điều xấu xa.

Ở Liên Xô có vô số nhà máy quốc doanh với cơ sở hạ tầng bao gồm trong đó lĩnh vự nhà ở, các cơ sở mẫu giáo nhà trẻ, các cung văn hóa, bệnh viên, nhà nghỉ, trại thiếu nhi và thậm chí khu nghỉ dưỡng. Trong các cung văn hóa có những nhóm sinh hoạt khác nhau không phải trả tiền, tại đó có các chuyên gia giảng dạy. Hầu như ở mỗi cung văn hóa có những nhà hát nghiệp dư và dàn đồng ca nhân dân. Ở trong nước có vô số dàn đồng ca nhân dân và các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư.  

Trẻ em được quan tâm đặc biệt. Ở mỗi thành phố và thậm chí ở các vùng khác có cung văn hóa thiếu nhi và học sinh với các nhóm sinh hoạt khác nhau, với những dàn đồng ca thiếu nhi. Có những trường phổ thông và cao đẵng âm nhạc miễn phí. Trong các trường cao đẵng cũng như ở các trường đại học và nhạc viện sinh viên được có học bổng. Nhớ lại phim "Ngày mai hãy đến", hiệu trưởng trường đại học không muốn tiếp nhận Frosia Burlakova vào học, bởi vì ông ta lo ngại: "Chúng ta không thể trả tiền học bổng cho cô ấy". Nhưng đã tiếp nhận và trả tiền học bổng. Các dàn đồng ca trẻ em cũng hoạt động ở cả những trường phổ thông, bởi vì rằng ở đó có những giờ học hát. Hãy xem bộ phim nổi tiếng "Thấy giáo dạy hát". Bây giờ những đứa trẻ và tụi nhỏ vị thành niên đầu trọc và không có thẩm thính âm nhạc đang lớn lên. Hãy xem bộ phim trên "Sân chơi kỳ diệu" những buổi biểu diễn của trẻ em muốn hát và thậm chí cả một số người lớn nữa. Nghe thật nghịch nhĩ. Nói chung, có rất nhiều phim hay, nhân đạo và thú vị mà hiện nay buộc phải chiếu trên truyền hình bởi vì những bộ phim hiện đại đầy cảnh chém giết, trộm cắp, thói hai mặt và nói dối như thánh. Những người Xô Viết đi xem phim, đến nhà hát, các buổi biểu diễn của các nghệ sĩ chuyên nghiệp tài năng một cách thường xuyên, tất cả có giá phải chăng. Mọi người nghe radio, và thậm chí còn tự hát những bài ca yêu nước và những bài hát giai điệu trữ tình của các nghệ sĩ và nhà thơ tài năng. Chúng tôi đã sống, dường như đã hát. Như đồng chí Stalin đã nói: "Sống đã trở nên tốt hơn, sống trở nên vui vẻ hơn".

Chiến tranh Ái quốc vĩ đại đã mang đến khổ đau và kinh tế hoang tàn, nhưng đất nước đã được khôi phục lại trong thời gian ngắn kỷ lục và vào tháng chín 1947, chế độ tem phiếu được bải bỏ, lập tức trong các cửa hiệu xuất hiện vô số các sản phẩm có chất lượng cao. Bây giờ nhiều người có thể không tin vào điều này, nhiều người quên điều này, bị ngu hóa bởi tuyên truyền băng đảng tư bản chủ nghĩa. Có một người nguyên là công dân Afghanistan làm việc ở bệnh viện tại Tula. Tôi không nhớ anh ta tên là gì, nhưng tôi nghe anh ấy kể chuyện. Khi anh ấy học ở đại học y Moscow và thường về nước nghỉ hè, những người Afghanistan không tin anh ta kể rằng việc học tập ở Liên Xô miễn phí. Và giờ đây những người không tin từng có như thế ở Liên Xô, đồng thanh như một nói rằng "miếng pho mát không phải trả tiền chỉ có ở nơi cái bẫy chuột", và thì bây giờ chính bản thân họ mê muội màu xanh của những tờ giấy bạc của người khác đã rơi vào chính cái bẫy chủ nghĩa tư bản đó.
-----

1 nhận xét:

Steps


Flag Counter