Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Chuyện bây giờ mới kể


Photo: Chuyện bây giờ mới kể:

Ngày tôi lên đường vào Nam chiến đấu (11/1971), anh Hùng, một phóng viên ảnh Báo Cao Bằng đã chụp tấm hình cảnh tôi ngồi đối diện với bố tôi (một lão thành cách mạng trước 8/1945), tại ngôi nhà trát đất ven thị xã Cao bằng, để nghe lời bố dặn. Sau đó, bố tôi lặng đi và lau nước mắt, còn tôi im lặng hơi cúi đầu và trong bộ quân phục Tô Châu TQ mới tinh. 
5 năm sau (11/1976), tôi trở về lành lặn. Bức ảnh lịch sử với bố cục thật đẹp đó đã được phóng to treo giữa nhà tự bao giờ trong niềm tự hào của ngày sum họp gia đình.
Và hơn hai năm sau đó, ngày 17/2/1979, cuộc chiến biên giới Bắc đã xảy ra. Với niềm tin vào người đồng chí láng giềng, bố tôi không chịu rời ngôi nhà thân thương đó. Mãi tới khi mọi người sơ tán hết, cậu em trai tôi làm ở bưu điện tỉnh chạy về cấp báo xe tăng TQ đang tiến vào thị xã thì cụ mới chịu đi. Trước khi đi, cụ chỉ mang theo chiếc radio caset tôi mang từ miền Nam ra để nghe ngóng tình hình.

Cuộc chạy loạn của bố tôi có một không hai. Không những không thể sớm trở về nhà như ông nghĩ mà phải mất hàng chục ngày xuyên rừng vượt núi vượt vòng vây quân giặc, ông đã kiệt sức và phải để cho cậu em khác của tôi hết gánh lại cõng cụ. Nhiều lần hai cha con phải nín thở, ngụy trang nấp dưới khe suối, bụi cây, dưới mũi dày của những đội quân "sơn cước"...Lần ấy, tôi mượn được khẩu côn của một bạn học miền Nam, một mình từ Hà Nội, hết bám xe khách lại xe lính rồi cuốc bộ ngược lên biên giới tìm cha và em. Tới Nà Phặc gặp cơ man là đồng bào chạy loạn, nhếch nhác, hoảng loạn y như cuộc di tản 1975 ở chiến trường Nam mà tôi đã thấy. Hỏi hoài vẫn không ai thấy cha và em tôi. Mọi hy vọng tưởng hết. Nào ngờ vừa về tới HN thì hai cha con cũng vừa về tới. Trông họ thảm hại vô cùng. 

Hơn tháng sau, khi địch đã rút, chúng tôi trở về thì ôi thôi, cả thị xã Cao bằng thơ mộng là thế mà chỉ còn là đống gạch vụn, không một cây cầu, cột điện nào còn. Còn hơn cả B52 rải thảm. Ngôi nhà của gia đình tôi cũng bị đốt cháy gần như hoàn toàn bằng súng phun lửa. Một Ban chỉ huy của quân TQ đã trú quân tại nhà tôi cả tháng trời. Trước khi rút họ đã chất đầy đồ đạc ra sân đốt sạch, trong đó cả tấm ảnh hai cha con kể trên. Trên tường vôi nham nhở họ còn lấy than viết dòng chữ "đồ vong ơn bội nghĩa", "Đả đảo tập đoàn LD" và vẽ một nắm tay dí vào một cái đầu đội nón...Còn bố tôi thì sơ tán tại ngõ nhỏ phố Thợ Nhuộm, HN. Hai năm sau ông qua đời ở tuổi 67 và 42 năm tuổi đảng.

Không hiểu sao, hơn ba mươi năm qua, ngay trong gia đình tôi và nhiều gia đình khác của cái thị xã miền biên cương bé nhỏ ấy, chẳng mấy ai muốn nhắc lại kỷ niệm buồn xưa. Cuộc sống mưu sinh lại kết nối đồng bào vùng biên hai nước qua lại làm ăn như không có chuyện gì xảy ra. Nhưng tôi chắc rằng, những ai đã chứng kiến những ngày tháng ấy sẽ chẳng thể nào quên. Nhưng nhớ để mà cảnh giác hơn, thận trọng hơn chứ không phải "căm thù" và sợ hãi. Tất cả trông vào cái tâm và tầm của những nhà lãnh đạo, sao cho biên giới được bình yên. Vậy thôi/.
Cầu Bằng Giang


Kichbu theo vietphat.nguyen

Ngày tôi lên đường vào Nam chiến đấu (11/1971), anh Hùng, một phóng viên ảnh Báo Cao Bằng đã chụp tấm hình cảnh tôi ngồi đối diện với bố tôi (một lão thành cách mạng trước 8/1945), tại ngôi nhà trát đất ven thị xã Cao bằng, để nghe lời bố dặn. Sau đó, bố tôi lặng đi và lau nước mắt, còn tôi im lặng hơi cúi đầu và trong bộ quân phục Tô Châu TQ mới tinh.
5 năm sau (11/1976), tôi trở về lành lặn. Bức ảnh lịch sử với bố cục thật đẹp đó đã được phóng to treo giữa nhà tự bao giờ trong niềm tự hào của ngày sum họp gia đình.
Và hơn hai năm sau đó, ngày 17/2/1979, cuộc chiến biên giới Bắc đã xảy ra. Với niềm tin vào người đồng chí láng giềng, bố tôi không chịu rời ngôi nhà thân thương đó. Mãi tới khi mọi người sơ tán hết, cậu em trai tôi làm ở bưu điện tỉnh chạy về cấp báo xe tăng TQ đang tiến vào thị xã thì cụ mới chịu đi. Trước khi đi, cụ chỉ mang theo chiếc radio caset tôi mang từ miền Nam ra để nghe ngóng tình hình.
Cuộc chạy loạn của bố tôi có một không hai. Không những không thể sớm trở về nhà như ông nghĩ mà phải mất hàng chục ngày xuyên rừng vượt núi vượt vòng vây quân giặc, ông đã kiệt sức và phải để cho cậu em khác của tôi hết gánh lại cõng cụ. Nhiều lần hai cha con phải nín thở, ngụy trang nấp dưới khe suối, bụi cây, dưới mũi dày của những đội quân "sơn cước"...Lần ấy, tôi mượn được khẩu côn của một bạn học miền Nam, một mình từ Hà Nội, hết bám xe khách lại xe lính rồi cuốc bộ ngược lên biên giới tìm cha và em. Tới Nà Phặc gặp cơ man là đồng bào chạy loạn, nhếch nhác, hoảng loạn y như cuộc di tản 1975 ở chiến trường Nam mà tôi đã thấy. Hỏi hoài vẫn không ai thấy cha và em tôi. Mọi hy vọng tưởng hết. Nào ngờ vừa về tới HN thì hai cha con cũng vừa về tới. Trông họ thảm hại vô cùng.
Hơn tháng sau, khi địch đã rút, chúng tôi trở về thì ôi thôi, cả thị xã Cao Bằng thơ mộng là thế mà chỉ còn là đống gạch vụn, không một cây cầu, cột điện nào còn. Còn hơn cả B52 rải thảm. Ngôi nhà của gia đình tôi cũng bị đốt cháy gần như hoàn toàn bằng súng phun lửa. Một Ban chỉ huy của quân TQ đã trú quân tại nhà tôi cả tháng trời. Trước khi rút họ đã chất đầy đồ đạc ra sân đốt sạch, trong đó cả tấm ảnh hai cha con kể trên. Trên tường vôi nham nhở họ còn lấy than viết dòng chữ "đồ vong ơn bội nghĩa", "Đả đảo tập đoàn LD" và vẽ một nắm tay dí vào một cái đầu đội nón... Còn bố tôi thì sơ tán tại ngõ nhỏ phố Thợ Nhuộm, HN. Hai năm sau ông qua đời ở tuổi 67 và 42 năm tuổi đảng.
Không hiểu sao, hơn ba mươi năm qua, ngay trong gia đình tôi và nhiều gia đình khác của cái thị xã miền biên cương bé nhỏ ấy, chẳng mấy ai muốn nhắc lại kỷ niệm buồn xưa. Cuộc sống mưu sinh lại kết nối đồng bào vùng biên hai nước qua lại làm ăn như không có chuyện gì xảy ra. Nhưng tôi chắc rằng, những ai đã chứng kiến những ngày tháng ấy sẽ chẳng thể nào quên. Nhưng nhớ để mà cảnh giác hơn, thận trọng hơn chứ không phải "căm thù" và sợ hãi. Tất cả trông vào cái tâm và tầm của những nhà lãnh đạo, sao cho biên giới được bình yên.

Vậy thôi.

*

Xem thêm:


-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter