Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Trung Quốc: vấn đề chiến tranh và hòa bình

Китай флаг

Китай: проблема войны и мира


Сергей Лузянин

Sergei Luzyanin

Kichbu theo: mgimo.ru

"Sự hưng thịnh" của Trung Quốc một cách khách quan đang thu hút sự chú ý đến vấn đề chiến tranh và hòa bình. Việc đề cập của chủ tịch Tập Cận Bình đến sự cần thiết phải tiến hành "chiến tranh cục bộ bách chiến bách thắng", việc tình hình căng thẳng hơn trên biển Hoa Đông Hoa Nam, sự cạnh tranh địa chiến lược của Trung Quốc Hoa Kỳ đang làm vấn đề này ngày càng trầm trọng hơn.

Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc xem xét các vấn đề chiến tranh và hòa bình trong điều kiện hiện đại như thế nào nhìn thấy vai trò của họ trong việc giải quyết chúng ra sao?

Sự hồi sinh của Trung Quốc. Chỗ hiểm ở đâu?

Trong điều kiện trỗi dậy của Trung Quốc, trong lòng xã hội đang nhanh chóng diễn ra sự phân cực về tư tưởng. Nó xảy ra theo nhiều vấn đề - cuộc chiến chống tham nhũng, bất bình đẳng xã hội, phát triển kinh tế, cải cách hệ thống chính trị, v.v Trong thời gian gần đây, các cuộc tranh luận về cả những vấn đề chiến tranh và hòa bình trở nên căng thẳng gay gắt.

Rõ ràng rằng những sự kiện nổi bật trên biển Hoa Nam và Hoa Đông là cơ sở cho điều này, những thành công kinh tế của Thiên triều trong lĩnh vực phát triển và hiện đại hóa vũ khí, bao gồm cả vũ khí chiến lược. Gián tiếp, những ý tưởng của chủ tịch Tập Cận Bình để đạt được "giấc mơ Trung Quốc" và "hồi sinh quốc gia" đang động viên quần chúng đến " những kỳ công và thành tựu mới" đang tác động đến sự trỗi dậy chung.

Có thể là vào lúc này, dù điều này có vẻ kỳ lạ như thế nào, Trung Quốc hiện đang ở vào thế dễ bị tổn thương nhất trong 30 năm gần đây của cuộc cải cách thành công. Đang nói về khả năng khiêu khích Trung Quốc sa vào sai lầm. Trước hết, sai lầm liên quan đến hành động quân sự này hoặc khác.



Những so sánh bất nhã của Shinzo Abe

Những đối thủ của Trung Quốc cảm thấy điểm yếu này và cố gắng tận dụng tình trạng cảm xúc dân tộc chủ nghĩa đang gia tăng ở CHND Trung Hoa cho những quyền lợi của họ. Tại diễn đàn Davos gần đây đã vang lên phát biểu khiêu khích của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người đã so sánh trực tiếp giữa các mối quan hệ của Vương quốc Anh và Đức Quốc xã trước chiến tranh thế giới II và quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc hiện nay. Ông nói rằng, các mối quan hệ đã được phát triển về bình diện thương mại và quan hệ kinh tế, nhưng đã không thể tránh được chiến tranh. Và một điều gì đó tương tự có thể xảy ra ngay cả ngày hôm nay.

Rõ ràng rằng Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản ứng bằng cách đưa ra những phản luận cứ của Pekin. Nhưng vấn đề, rõ ràng, nằm ở chỗ khác - mục tiêu mà Tokyo đặt ra - "đánh" vào bệnh sĩ diện của xã hội Trung Quốc - đã nhanh chóng đạt được nhiệt độ của tâm lý chống Nhật Bản bất giác tăng lên thêm vài điểm. CHND Trung Hoa đã trở nên dễ bị tổn thương hơn đối với những khiêu khích và thách thức khác.

Sáu cuộc chiến tranh giả định của Trung Quốc. Đâu là ranh giới  cuối cùng?

Trong một trong những cuộc trò chuyện riêng với một nhà báo Trung Quốc, khi thảo luận về "những tranh chấp biển đảo những xúc phạm lẫn nhau",  tôi hỏi: - "đâu là ranh giới cuối cùng mà Trung Quốc sẽ không bao giờ vượt qua?". Câu trả lời rất lạc quan - "chỉ chiến tranh", mà ... "chúng tôi sẽ không bao giờ, sẽ không tiến hành trong bất kỳ hoàn cảnh nào".

Câu trả lời thật đáng yên lòng. Rất tiếc, ở Trung Quốc không phải tất cả mọi người xác định được giới hạn cuối cùng như vậy. Bài báo xuất hiện trên Internet Trung Quốc - "Sáu cuộc chiến tranh Trung Quốc sẽ tham gia trong 50 năm tới ".  Theo chủ định của các tác giả, cuộc chiến tranh vì sự thống nhất với Đài Loan (2020 - 2025) cần thiết trước tiên, sau đó là lấy lại quần đảo Trường Sa (2025 - 2030), cuộc chiến tranh thứ ba với Ấn Độ - vì Nam Tây Tạng (2035 - 2040), tiếp theo đến lượt Nhật Bản (quần đảo Điếu Ngư vào năm 2040 -2045 ). Đã lên kế hoạch bằng vũ lực thống nhất Mông Cổ với Nội Mông (CHND Trung Hoa) trong 2045-2050. Vâng, "cuối cùng" - Nga. Ở đây thời hạn xa hơn  - vào năm  2055 - 2060. Trong những năm này, các tác giả của bài viết lên kế hoạch " lấy lại những vùng đất bị mất".

Rõ ràng rằng các ấn phẩm như vậy không xác định tâm trạng chung của xã hội (quan điểm cực đoan tương tự, nói thêm, cũng có ở Nga), nhưng ấn phẩm như vậy - t loạt bài khiêu khích kế hoạch, chỉ từ bên trong. Thế này hay khác, nhưng "sự ăn mòn" dư luận xã hội về các vấn đề chiến tranh và hòa bình dần dần và khá nguy hiểm đang xảy ra.

"Chế độ độc tài mới" của Tập Cận Bình. Kiềm chế những tham vọng của "phái diều hâu"?

Tiện thể, ban lãnh đạo Trung Quốc hiện phản ứng khá thích hợp đối với "thách thức bằng chiến tranh". Theo xác định của giáo sư Thượng Hải Xiao Guntsinya, Tập Cận Bình đang hình thành "chế độ độc tài mới" giúp ông không chỉ chống tham nhũng, mà còn kiềm chế có hiệu quả giới quân sự quân sự cấp tiến, các chính trị gia dân sự, và giữ sự cân bằng tối ưu trong xã hội giữa "chiến tranh và hòa bình" mà không sa vào sự khiêu khích bên trong bên ngoài.

Quả thật, Tập Cận Bình hiện nay không chỉ là nhà lãnh đạo đảng và nhà nước thứ nhất, mà còn là nhà lãnh đạo của hai hội đồng quân sự tối cao và một cấu trúc mới - hội đồng an ninh quốc gia. Có lẽ, " chế độ độc tài mới " - mệnh lệnh của thời đại, đặc tính cần thiết để trải qua những thời điểm khó khăn đối với Trung Quốc.

Điều đặc biệt là ý tưởng của " giấc mơ Trung Quốc" được chủ tịch đưa ra vào khởi đầu cầm quyền của ông. Tất cả các nhà lãnh đạo trước đó, ngược lại, kết thúc sự nghiệp, đã để lại di sản lý thuyết. Có thể, trong những năm tới, Tập Cận Bình sẽ mở rộng quan điểm của ông về chất và "chủ đề", bao gồm cả các vấn đề chiến tranh và hòa bình, vị trí chiến lược của Trung Quốc trên thế giới.

Triết lý chiến tranh hạt nhân. Không có người chiến thắng?

CHND Trung Hoa đã hình thành một nhóm chuyên gia khá lớn đang xem xét lại chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc như một siêu cường trong tương lai, mà sẽ phải nhận một phần trách nhiệm toàn cầu và tất cả các đặc tính liên quan của "chiến tranh và hòa bình". Một số chuyên gia cho rằng trong điều kiện độc hại hiện nay "thật nông nỗi khi tung ra những lời kêu gọi chiến tranh", và không cho phép sử dụng "những trạng thái chống Nhật Bản" "để xả hơi" hoặc giải quyết các nhiệm vụ hẹp hòi khác.

Trong một số nhà khoa học có ý kiến chiếm ưu thế cho rằng theo mức độ tích tụ bởi Trung Quốc các vũ khí hạt nhân chiến lược và biến nó thành siêu cường "cổ điển",  chiến lược kiềm chế các đối thủ tiềm năng và triết lý không thể chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến tranh hạt nhân nào sẽ hoàn toàn thắng thế trong xã hội và ban lãnh đạo. "Chiến trường" cạnh tranh chủ yếu  với Hoa Kỳ cần phải là kinh tế.

Hội đồng an ninh quốc gia. Kịch bản của các cuộc xung đột như thế nào?

Rõ ràng là các cuộc tranh luận này sẽ được phát triển hơn nữa. Không phải ngẫu nhiên mà trong cấu trúc của cơ quan mới của Hội đồng an ninh quốc gia có kế hoạch thành lập những đơn vị nghiên cứu (trung tâm), nào đó mà chúng, rõ ràng, sẽ vạch ra các kịch bản khác nhau cho các tình huống quân sự-chiến lược trong phạm vi khu vực và toàn cầu.

Còn đối với Nga, thì tiềm năng chiến lược hiện tại của Nga loại bỏ phần lớn các vấn đề liên quan đến nền an ninh của Nga. Hợp tác với Trung Quốc không trái với lợi ích của Liên bang Nga, ngược lại, tăng cường sự ổn định chiến lược. Có thể là việc tăng cường các cuộc tham vấn chiến lược giữa đại diện của bộ quốc phòng của hai nước trong thời điểm khó khăn của chúng ta chỉ có thể có lợi cho cả hai quốc gia.

-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter