Thứ Năm, 25 tháng 6, 2009

Chỉ số tham nhũng tại Việt Nam 2008

CHỈ SỐ NHẬN THỨC THAM NHŨNG TẠI VIỆT NAM 2008
CHỈ SỐ NHẬN THỨC THAM NHŨNG TẠI VIỆT NAM 2008 magnify

Kichbu đôi nhời: Sau khi đọc xong bài Hoàn thiện quy định bảo vệ người tố cáo tham nhũng ( Hoàn thiện ? ) http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/2009/02/827797/ Học về tham nhũng ở Indonesia http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2009/02/090209_indonesia_corruption.shtml Kichbu tôi lục tìm được bài báo này, copy và paste kỳ vọng bạn nào chưa đọc, hãy đọc. Đọc rồi, đọc lại, đọc mãi...để mừng cho Việt Nam chưa được lọt vô TOPTEEN từ dưới lên. Hay mấy chuyên gia thống kê của tổ chức Minh Bạch Quốc tế xếp lộn, tính nhầm...

Kichbu

Chỉ số Nhận thức Tham nhũng tại Việt Nam năm 2008 : được xếp hạng thứ 121/180 nước

Bảng đánh giá mức độ tham nhũng mới nhất của tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp Việt Nam đứng thứ 121 / 180, thứ hạng gần như không đổi so với năm 2007.

Tại châu Á, Chỉ số Nhận thức Tham nhũng 2008 đánh giá 32 nước, và Việt Nam xếp thứ 20, với 2.7 điểm.

Trung Quốc đại lục xếp thứ 12 trong vùng, và đứng thứ 72 trên toàn cầu, với 3.6 điểm.

Anh quốc xếp thứ 16, trong khi Hoa Kỳ xếp thứ 18 ngang với Nhật.

Đánh giá

Năm nay ba nước – Đan Mạch, New Zealand và Thụy Điển – cùng xếp thứ nhất, với 9.3 điểm.

Trong nhóm Top 10, Singapore xếp thứ tư, tiếp theo là Phần Lan, Thụy Sĩ, Iceland, Hà Lan, Úc, Canada và Luxembourg.

Chỉ số năm ngoái, đánh giá 179 quốc gia, xếp Việt Nam đứng thứ 123, với 2.6 điểm.

Tính theo thời gian, điều tra mức độ tham nhũng của quan chức dưới dạng chỉ số nhận thức tham nhũng này đã đặt Việt Nam cao hơn một chút.

Năm 2005, Việt Nam chỉ đạt 2.4 điểm, sau đó tăng 0.2 điểm (2.6) vào năm 2006.

Nói chung về châu Á, Minh bạch Quốc tế năm nay ghi nhận trong 32 quốc gia, có tới 22 nước bị điểm dưới 5.

Nam Hàn và Tonga có điểm cao hơn hẳn so với năm trước, chứng tỏ giới chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng đã có cải thiện trong hành vi của viên chức.

Nhưng Hong Kong, Macao, Maldvies và Timor lại bị đánh giá thấp hơn trước.

Năm nước xếp chót tại châu Á là Lào, Papua New Guinea, Campuchia, Afghanistan và Miến Điện.

Miến Điện cũng bị xếp áp chót trên tổng số 180 quốc gia, chỉ trên Somalia.

Minh bạch Quốc tế, có trụ sở ở Berlin, ghi nhận trong số các nước giảm điểm đáng kể so với 2007 có Bulgaria, Burundi, Phần Lan, Pháp, Italy, Macao, Maldvies, Na Uy, Bồ Đào Nha, Somalia, Timor và Anh quốc.

Chỉ số thường niên này tập trung vào tham nhũng trong khu vực công và định nghĩa tham nhũng là sự lạm dụng quyền chức để tư lợi.

Chỉ số Nhận thức Tham nhũng tại Việt Nam năm 2007 : được xếp hạng thứ 123/180 nước

Bản tin “Chỉ số Nhận thức Tham nhũng tại Việt Nam” hôm 27 - 09 - 2007 cho biết rằng Việt Nam tham nhũng sụt hạng, tụt dốc còn 123 trên tổng số 180 nước khảo sát. Bản tin như sau:

Tổ chức Minh bạch Quốc tế ( Transparency International ) vừa công bố bảng xếp hạng năm 2007 về Chỉ số Nhận thức Tham nhũng CPI. Ba nước hiện đang dẫn đầu về tính minh bạch là Đan Mạch, Phần Lan, và New Zealand.

Chỉ số CPI, thước đo uy tín về sự trong sạch của các chính quyền, là kết quả đánh giá thường niên dựa trên nhận thức của doanh gia và giới phân tích tại một quốc gia về mức độ tham nhũng. Số điểm đựơc tính từ 0 đến 10, càng thấp điểm thì chứng tỏ tình hình tham nhũng ở nước đó càng tồi tệ.

Trong 180 quốc gia được khảo sát trên thế giới, vị trí của Việt Nam năm nay tăng hay sụt hạng so với các năm trước ? Tình hình tham nhũng tại Việt Nam được đánh giá như thế nào?

Phóng viên có cuộc trao đổi với ông Liao Ran, điều phối viên cao cấp của Tổ chức Minh bạch Quốc tế ( Transparency International ) chuyên phụ trách về khu vực Đông Nam Á.

Ông Liao Ran cho biết : “Trên bảng xếp hạng về Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2007, Việt Nam bị sụt hạng, hiện đứng thứ 123 trên tổng số 180 quốc gia trên thế giới được khảo sát”.

Phóng viên : Thưa ông, nhà nước Việt Nam khẳng định là công tác phòng chống tham nhũng luôn là ưu tiên hàng đầu và đã cũng đã có nhiều chiến dịch được thực hiện. Theo ông, những điều này có đem lại hiệu quả hay sự cải thiện nào đáng kể chưa?

Ông Liao Ran : Dĩ nhiên là công tác chống tham nhũng đang được ưu tiên hàng đầu trong nghị trình chính trị của giới lãnh đạo Việt Nam. Tuy nhiên, quốc gia này đang trải qua những bước chuyển mình về kinh tế, trong khi đó khung pháp lý minh bạch thì chưa được thiết kế. Vì vậy đã tạo rất nhiều khe hở và cơ hội cho các quan tham lũng đoạn.

Hơn nữa, công tác quản lý của nhà nước cũng còn yếu kém, chưa sâu sát đến từng cấp địa phương, nghĩa là chính quyền trung ương có chỉ thị nhưng các cấp chính quyền bên dưới lại không tuân theo, lại tuỳ tiện áp dụng những quy luật riêng của mình. Vì vậy, những cái được cho là “tối quan trọng” hay “ưu tiên hàng đầu” trong nghị trình làm việc của trung ương không được thực thi bằng hành động cụ thể tại các cấp địa phương.

Nhà nước Việt Nam cũng có một vài biểu hiện chứng tỏ thiện chí muốn cải thiện tình trạng tham nhũng chẳng hạn như tham gia Chương trình hành động phòng chống tham nhũng dành cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương do Ngân hàng Phát triển Á Châu đề xướng, hay ký tên vào Quy ước chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc.

Quan chức thẩm quyền của nhà nước đang đựơc huấn luyện và công tác này cũng nhận đựơc nhiều sự trợ giúp từ các nước khác, điển hình như Việt Nam đang thương thảo với Trung Quốc về việc đào tạo đội ngũ và cơ quan chuyên phòng chống tham nhũng. Các hành động này cho thấy chính quyền có lưu tâm đến việc bài trừ tham nhũng. Thế nhưng, thực tế cho thấy tham nhũng tại Việt Nam vẫn bùng phát tràn lan.

Phóng viên : Theo ông, nguyên nhân cốt lõi là do đâu?

Ông Liao Ran :

- Tham nhũng tại Việt Nam vẫn tràn lan do các quan chức trong đảng cầm quyền đều được cất nhắc, bổ nhiệm chủ yếu dựa vào các mối liên hệ, quen biết chứ không dựa trên cơ sở thực lực hay khả năng xứng đáng.

- Hệ thống ngân hàng còn yếu kém, một mặt gây khó khăn cho nhà nước trong việc quản lý các hoạt động tài chính, mặt khác, tạo cơ hội cho quan chức tham nhũng ngân quỹ.

- Hệ thống luật pháp cũng còn nhiều bất cập và chưa đựơc thực thi nghiêm chỉnh. Đặc biệt, khung pháp lý dành riêng cho việc chống tham nhũng vẫn chưa đựơc xây dựng cụ thể, ví dụ như không có luật xác lập rõ ràng phòng chống các trường hợp lạm dụng quyền lực để thủ lợi hay luật quy định đạo đức chức vụ.

Phóng viên : Ông vừa nhắc tới luật phòng chống các trường hợp lạm dụng quyền lực để thủ lợi hay luật quy định đạo đức chức vụ, những luật này có tầm quan trọng như thế nào, xin ông phân tích thêm?

Ông Liao Ran : Đó là những công cụ pháp lý hết sức quan trọng. Thường Tổ chức Minh bạch Quốc tế chúng tôi phân biệt có hai loại tham nhũng, tạm gọi nôm na là “tham nhũng vi mô” và “tham nhũng vĩ mô”, mà tại Việt Nam thì có cả 2 loại này đang xảy ra cùng một lúc.

- Tham nhũng vi mô xảy ra khi những người phục vụ dân không bị giám sát, họ lộng quyền muốn làm gì thì làm, như các trường hợp cảnh sát, quan chức, hay nhân viên hải quan vòi tiền dân. Để đối phó với tình trạng này, ngoài việc phải nâng cao nhận thức của người dân về tham nhũng, nhà nước cần phải ban hành luật chống vi phạm đạo đức chức vụ rõ ràng để quy định trách nhiệm và cách hành xử của các ngành nghề phục vụ dân chúng.

- Tham nhũng vĩ mô là các trừơng hợp như những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng có kinh phí cao được quan chức trao cho những người thân thích hay quen biết. Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế có rất nhiều dự án xây dựng, thế nhưng các dự án này thường chỉ được giao cho những người có dây mớ rễ má với lãnh đạo cao cấp mà thôi. Nghĩa là không có thị trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, khiến quá trình thực hiện các dự án không đựơc công khai và minh bạch.

Một ví dụ khác chẳng hạn như ông Bộ trưởng Tài chính mà lại chỉ định thân nhân vào làm việc trong ngân hàng hay trong bất cứ định chế tài chính nào khác thì dĩ nhiên sẽ tạo cơ hội cho người đó dễ dàng lũng đoạn của công, vì họ biết chắc rằng đã có ô dù che chở, không dễ gì có ai quy trách nhiệm hay sa thải họ cho dù khả năng của họ không xứng đáng với vị trí đó đi chăng nữa.

Đó là lý do vì sao luật chống lạm dụng quyền lực hay quy định đạo đức chức vụ là những công cụ rất cần thiết, không thể thiếu trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Phóng viên : Theo ông, có những kinh nghiệm hay chiến lược nào từ các quốc gia thành công hơn trong lĩnh vực chống tham nhũng mà nhà nước Việt Nam nên học hỏi?

Ông Liao Ran : Nhà nước Việt Nam cần phải xây dựng một chiến lựơc quốc gia và học hỏi ở các nước thành công khác trong lĩnh vực xây dựng khung pháp lý, phát triển các luật lệ cụ thể để tạo nhiều phương tiện và công cụ hơn nữa phục vụ cho công tác phòng chống tham nhũng.

Ví dụ như trong khu vực xây dựng của nhiều quốc gia khác, họ đã thiết lập nên hệ thống gọi là “danh sách đen” là biện pháp trừng phạt đối với các công ty xây dựng bỏ tiền ra để hối lộ, để mua các hợp đồng thầu khoáng. Tóm lại, cần phải tạo nên một thị trường cạnh tranh lành mạnh, trong sạch. Tại Việt Nam, những điều kiện cần này chưa hiện hữu.

Phóng viên : Ông có nghĩ Việt Nam cần xây dựng và thực hiện một lộ trình chống tham nhũng từng bước một để mang lại hiệu quả cao hơn?

Ông Liao Ran : Vâng, công tác này cần phải thực hiện từng bứơc một và nhà nước nên đầu tư cho việc này. Cần có một lộ trình cụ thể áp dụng cho cả nước. Nếu chính phủ Việt Nam thật tâm muốn phòng chống tham nhũng, họ nhất thiết phải thông qua các luật lệ hay quy định cụ thể, tạo điều kiện cho hệ thống pháp luật được độc lập.

Ngoài ra, những cơ quan phòng chống tham nhũng và các phương tiện truyền thông, báo chí cũng phải được độc lập, không lệ thuộc nhà nước. Quan trọng hơn, nhà nước cần phải khuyến khích người dân mạnh dạn tố cáo tiêu cực bằng cách ban hành luật lệ rõ ràng bảo vệ người dân khi họ phát giác hay đấu tranh chống tham nhũng.

Hàng ngày người dân phải bỏ tiền lót tay

Báo Singapore, tờ The Strait Times lại có bài về Việt Nam, nhưng lần này là về tệ nạn hối lộ.

Mở đầu bài “Here's a tip: Things in Vietnam work if the price is right”, tạm dịch là “Chỉ dẫn: mọi thứ ở Việt Nam đều chạy, nếu trả đúng giá”, hôm 16 - 09 - 2007, tác giả Roger Mitton mô tả một chuyến đi xe khách.

Trong dòng đầu tiên là cảnh công an “vẫy xe dừng lại”, và sau đó, một cuộc “tiền trao cháo múc” diễn ra giữa người tài xế và người công an giao thông.

Không tranh cãi gì, vì biết “Họ sẽ tìm ra một thứ gì” để bắt lỗi, lái xe đưa cho người công an 50 nghìn đồng.

Chuyện xảy ra trên tuyến đường gần Quy Nhơn, miền Trung Việt Nam.

Theo tác giả, chính thói ăn tiền vặt và hàng ngày ( petty, daily corruption ) của quan chức và nhân viên công lực, làm cho người dân Việt Nam bực bội.

Dù các vụ tham nhũng trong Bộ Giao thông đã khiến có quan chức phải đi tù, và cựu Bộ trưởng Đào Đình Bình phải từ nhiệm, nhưng theo nhà báo Roger Mitton, chuyện xét xử các vụ đó “tác động rất ít đến cách thức hàng ngày người dân bị hành hạ thường xuyên bởi công an, bác sĩ, giáo viên, chủ thuê nhà, nhân viên giao thông và tất cả các thói quan liêu nhỏ nhen”.

Khai thác trẻ nhỏ

“Hệ thống giáo dục khiến người Việt Nam bực bội hơn cả, vì họ mong con cái được học trường tốt trong khi lũ trẻ bị bóc lột (exploited) bởi các giáo viên hưởng lương chính thức không đủ sống từ nhà nước”.

"Hệ thống giáo dục ở Việt Nam, được coi là miễn phí, nhưng nó lại tốn rất nhiều tiền".

Một phụ nữ ở Hà Nội được trích dẫn trong bài cho báo chí nước ngoài biết cô phải trả 1.000 đôla để con gái vào được một trường tốt.

Sau đó, bà mẹ này “còn phải tiếp tục nộp tiền cho thầy hiệu trưởng vào các ngày lễ”.

Một người lái xe ôm ở Hà Nội thì tỏ ra khó chịu khi được hỏi “ông có phải trả tiền hối lộ không?”:

“Ông từ trên trời rơi xuống à? Sao lại hỏi câu ngớ ngẩn như thế. Người Việt Nam ai không biết là Có”.

Một phụ nữ khác thì kể bà phải trả tiền cho bác sĩ nếu không muốn phải đợi hàng tiếng trong bệnh viện. Chuyện sinh con cũng vậy. Muốn được bác sĩ chăm sóc nhanh hơn và tốt hơn thì giá ít nhất là 500 nghìn đồng lót tay.

Ngoài chuyện các nhà giáo làm tiền, tác giả còn mô tả chuyện bác sĩ viết đơn thuốc chỉ để mua ở những nhà thuốc có quan hệ. Và thế là dược sĩ và bác sĩ chia tiền lời với nhau.

Nhà báo Roger Mitton cũng trích Cơ quan Đánh giá Rủi ro Chính trị và Kinh tế, (Political and Economic Risk Consultancy), đóng ở Hong Kong, rằng Việt Nam là nước tham nhũng thứ tư ở châu Á, sau có Indonesia, Thailand và Philippines.

Điều làm tình hình tệ hơn là ở Việt Nam, vẫn theo bài báo, người ta không được thảo luận công khai về tham nhũng vì lý do kiểm duyệt chặt chẽ.

8 nhận xét:

  1. Doc xong thay dau dau vi dang tiec nhung nhan xet cua ho ve VN ko sai!

    Trả lờiXóa
  2. Khổ thân Mùa Thu Vàng huhuhu....:)

    Trả lờiXóa
  3. Hôm nay, nhân ngày phòng chống ma túy thế giới, Kinie đưa 1 loạt tin bài về Chống Tham Nhũng :)

    Trả lờiXóa
  4. ở VN, nhà nhà, người người đua nhau đưa hối lộ!

    Trả lờiXóa
  5. Tớ chưa bao giờ đưa xiền cho ai vì bất cứ một mục đích gì...
    Chưa bít sau này thì thế nào..?

    Trả lờiXóa
  6. Thế Kinie chưa bao giờ đi mua đồ à ?

    Trả lờiXóa
  7. Đó là vấn đề khác. Đang nói đến tham nhũng và hối lộ...
    Đi mua đồ không trả tiền gọi là quỵt a...

    Trả lờiXóa
  8. 1 cán bộ có năng lực, đạo đức tốt, mới được bổ nhiệm phó phòng ở tuổi 50 trong khi bạn cùng trang lứa đã được bổ nhiệm từ 10-15 năm trước. Hỏi, thiếu phẩm chất gì ? Đáp : không biết điều "đầu tiên" khi muốn vươn lên. Hỏi: Thế bây giờ biết rồi à ? Đáp : Vẫn không biết, nhưng sếp ấy đã về hưu, sếp mới chỉ yêu cầu biết từ điều thứ hai trở đi thôi. Híc ! Nếu không gặp minh quân, hay không thuộc bài "đầu tiên" , người tài cũng chỉ là "nô tài" mà thôi.

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter