Thứ Năm, 4 tháng 6, 2009

KHÔNG SỐNG BẰNG DỐI TRÁ!

NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN XEM VIỆC ĐỔI TÊN...
 magnify
10.09.2008, 15:23:17

Đại lộ Chủ nghĩa Cộng sản. Photo của người sử dụng NVO từ site wikipedia.org

Những người cộng sản xem việc đổi tên đại lộ để lưu danh Solzhenitsyn là bất hợp pháp

Коммунисты сочли переименование улицы в честь Солженицына незаконным


Hãng "Interfax"- "Интерфакс" đưa tin, Đảng Cộng Sản Liên Bang Nga gọi quyết định của chính quyền thủ đô Moscow về việc đổi tên Đại lộ Chủ nghĩa Cộng sản thành đại lộ mang tên Solzhenitsyn Солженицына. là quyết định bất hợp pháp. Ngày 10 tháng tám, lãnh tụ phái những người cộng sản tại Duma của thành phố Moscow, ông Vladimir Lakeev đã ra một tuyên bố tương ứng.

Các nghị sĩ Moscow đã quyết định đổi tên đại lộ lưu danh Solzhenitsyn "nhằm mục đích loại bớt những tên đường phố trùng nhau trong phạm vi thành phố". "Những người cộng sản lại khẳng định, rằng ở thủ đô chỉ có mỗi một Đại lộ Chủ nghĩa Cộng sản. Cũng phải thấy rằng ở Moscow và tỉnh Moscow ở mức độ phức tạp в общей сложности có đến 16 đường phố mang tên Chủ nghĩa Cộng sản.

Đồng thời Đảng CSLB Nga cũng đã không đưa ra được những quan điểm về đổi tên đường phố nào khác. Nói riêng, những người cộng sản tin rằng ban giám định cần thiết phù hợp pháp luật đối với việc đổi tên không thể tiến hành nhanh đến như vậy được. Alexandr Solzhenitsyn qua đời ngày 3 tháng tám, nhưng ngày 6 tháng tám tổng thống Nga Dmitry Medvedev Дмитрий Медведев đã ký sắc lệnh "Về lưu danh muôn thuở A. I. Solzhenitsyn", trong đó yêu cầu chính quyền Moscow đặt tên của Solzhenitsyn cho một trong những đường phố của thủ đô. Tám ngày sau đó, ngày 14 tháng tám, Duma thành phố Moscow đã quyết định đổi đại lộ Chủ nghĩa Cộng sản thành đại lộ Solzhenitsyn.

Những người cộng sản vin vào sự cần thiết của mối liên hệ của tên gọi với sự phát triển văn hóa-lịch sử của quận, tên gọi "cần phải có nguyên do và nó phải chứa trong mình dung lượng cần thiết về những thông tin có tính định hướng về không gian và toponim". " Việc thay đổi tên gọi của Đại lộ Chủ nghĩa Cộng sản, mà tên gọi của nó phản ánh chiến công của những người cộng sản đã cống hiến cuộc đời vì tự do, hạnh phúc của nhân dân, là không thể chấp nhận để lưu danh một nhà hoạt động xã hội đã dành cả cuộc đời của mình chống lại nhà nước XôViết với những quan điểm chống chủ nghĩa cộng sản, - thủ lĩnh của phái Đảng CS LB Nga tuyên bố tại Duma của thành phố Moscow.

Để bổ sung cho những điều này, những người cộng sản nhắc lại, rằng theo luật của thành phố, đặt tên đường phố nhằm lưu danh nhà hoạt động này hay khác có thể chỉ 10 năm sau khi người đó qua đời.

Với sự tính toán tất cả những điều ấy, các nhà cộng sản cho, rằng quyết định về việc đổi tên đại lộ lưu danh Solzhenitsyn mưu thuẫn với pháp luật. Tuyên bố của các nghị sỹ thuộc Đảng CS LB Nga đã được gửi đến cho công tố viên thành phố, ông Juri Semin Юрию Семину. --Kichbu--

Tại sao bạn lại không đọc tiếp ?

Không sống bằng dối trá
Alexander Solzhenitsyn

Александр Солженицын. Кадр телеканала НТВ

Alexandr Solzhenitsyn

Photo: Ảnh kênh truyền hình HTB

In trên Washington Post, ngày 18/2/1974


Linh Vũ dịch theo bản tiếng Anh từ
đây.

Toàn văn bài tiểu luận của Alexander Solzhenitsyn Không sống bằng dối trá.” Có lẽ đây là tiểu luận cuối cùng mà Solzehnitsyn viết trên quê hương mình trước khi Liên Xô sụp đổ, và được lưu truyền trong giới trí thức Moscow thời gian đó. Tiểu luận này được ghi ngày 12/2, cũng là ngày mà cảnh sát mật đột nhập vào căn phòng của ông và bắt giam ông. Ngày hôm sau ông bị trục xuất sang Tây Đức.

Đã có lúc thậm chí chúng ta không dám nói thầm. Giờ đây, chúng ta viết và đọc samizdat [1], và khi chúng ta tụ họp trong phòng hút thuốc tại Viện Khoa học, chúng ta có thể phàn nàn thẳng thắn với nhau: Bọn họ định chơi trò gì với chúng ta đây, định kéo chúng ta tới đâu nữa? Họ khoe khoang vô cớ về các thành tựu vũ trụ trong khi đất nước nghèo đói và bị tàn phá. Họ dựng lên các chính phủ dã man. Hà hơi tiếp sức cho các cuộc nội chiến. Chúng ta nuôi dưỡng Mao Trạch Đông một cách bất cẩn và giờ đây họ sẽ gửi chúng ta ra chiến trường để chống lại hắn, và chúng ta sẽ phải đi thôi. Có cách nào thoát được? Và họ xử án bất cứ ai họ muốn, tống những người minh mẫn vào nhà thương điên- bọn họ luôn luôn thế, còn chúng ta bất lực.

Mọi thứ đã gần tới đáy. Cái chết tinh thần của tất cả đã chạm vào tất cả chúng ta, còn cái chết thể xác sẽ nhanh chóng cháy bùng và nuốt hết cả chúng ta lẫn con cháu ta. Nhưng vẫn cứ như trước kia, chúng ta vẫn mỉm cười một cách đớn hèn và nói lầm bầm dù lưỡi không bị buộc. Nhưng chúng ta có có thể làm gì để ngừng điều đó cơ chứ? Chúng ta đâu có sức mạnh, phải không nào?

Chúng ta đã bị phi nhân tính hóa một cách kinh khủng tới mức ngày nay, chỉ vì một khẩu phần thực phẩm nhỏ nhoi, chúng ta cũng sẵn lòng từ bỏ tất các nguyên tắc của mình, linh hồn của mình, những cố gắng của tiền nhân và cơ hội dành cho hậu thế. Chúng ta chỉ cần làm sao để sự tồn tại mỏng manh của mình không bị phá vỡ. Chúng ta thiếu sự vững vàng, lòng kiêu hãnh và nhiệt huyết. Thậm chí chúng ta còn chẳng sợ cái chết vì vũ khí hạt nhân cho toàn thế giới, và chúng ta không sợ thế chiến thứ ba. Chúng ta trú ẩn trong những kẽ tường. Chúng ta chỉ sợ hãi những hành động can đảm công dân.

Chúng ta chỉ sợ hãi rằng mình sẽ tụt ở đằng sau bầy đàn, sẽ phải bước đi một mình và đột nhiên nhận ra mình không còn bánh mỳ trắng, khí đốt và hộ khẩu Moscow.

Chúng ta đã bị nhồi sọ bởi các khóa học chính trị, và cũng tương tự thế, bị nhồi sọ bởi ý tưởng rằng hãy sống thật thoải mái và rồi tất cả sẽ tốt đẹp. Bạn không thể nào né tránh được môi trường và các điều kiện xã hội quanh bạn. Cuộc sống hàng ngày đòi hỏi phải có sự tỉnh táo. Việc đó thì có liên quan gì tới chúng ta chứ? Chúng ta đâu có thể thay đổi được điều gì?

Nhưng chúng ta có thể thay đổi- thay đổi tất cả mọi thứ. Dù vậy, chúng ta vẫn tự lừa dối để trấn an bản thân. Và không phải là bọn họ là những kẻ có lỗi- mà chính là chúng ta và chỉ là chúng ta. Bạn có thể phản đối: Nhưng đến các đồ vật cũng có thể nghĩ gì nếu chúng ta muốn. Người ta đã nhét giẻ vào mồm chúng ta rồi. Làm gì còn ai muốn nghe chúng ta nói chứ. Cũng đâu có ai hỏi ý kiến chúng ta. Làm thế nào chúng ta buộc họ phải nghe chúng ta nói? Không thể nào thay đổi được những gì họ nghĩ.

Sẽ thật tự nhiên nếu có thể đuổi bọn họ ra khỏi nhiệm sở bằng cách bầu cử, nhưng ở nước chúng ta không có bầu cử. Ở phương Tây người ta biết đến bãi công và biểu tình- nhưng chúng ta luôn bị đè nén và điều này là một viễn cảnh đáng sợ với chúng ta: Làm sao bạn có thể đột nhiên bỏ việc và ra đường biểu tình chứ? Thế nhưng những con đường chết chóc khác từng được đặt chân lên trong suốt một thế kỷ cay đắng vừa qua của dân tộc Nga cũng không phải dành cho chúng ta. Và thực sự chúng ta không cần tới chúng.

Giờ đây, sau khi lưỡi rìu đã làm xong phần việc của mó, khi tất cả những gì được gieo mầm đã nảy hạt, chúng ta có thể thấy được sự lầm đường của những người trẻ tuổi và tự phụ- những người từng nghĩ rằng họ có thể làm đất nước chúng ta trở nên công bình và hạnh phúc hơn bằng khủng bố, bạo lực đẫm máu và nội chiến. Không đâu, hỡi các vị tiền bối đã dạy cho chúng ta bài học đó! Giờ đây chúng ta biết rằng các biện pháp tồi tệ sẽ sinh ra các kết quả tồi tệ. Hãy để cho bàn tay chúng ta được trong sạch.

Vậy là một cái vòng tròn khép kín ư? Và không có cách nào thoát khỏi nó? Chẳng nhẽ chỉ còn một con đường duy nhất cho chúng ta, đó là chờ đợi và không hành động? Có thể sẽ có cái gì đó tự nhiên xảy ra? Nhưng sẽ không bao giờ có gì xảy ra cả chừng nào chúng ta còn tiếp tục thừa nhận, ca ngợi, đóng góp- chừng nào chúng ta còn chưa tự tách mình ra khỏi một thứ dễ nhận thấy nhất xung quanh chúng ta: Sự dối trá.

Khi bạo lực mới xâm nhập vào cuộc sống bình yên, khuôn mặt của nó sáng bừng lên bởi lòng tự tin, như thể nó đang mang theo một biểu ngữ và hô lớn: “Ta là bạo lực. Hãy chạy thật xa, hãy nhường đường cho ta- Ta sẽ nghiền nát mi”. Nhưng bạo lực nhanh chóng trở nên già cỗi. Nó đánh mất lòng tự tin vào mình, và để duy trì được một khuôn mặt khả kính, nó sử dụng sự dối trá làm đồng minh- bởi lẽ bạo lực không thể đặt móng vuốt nặng nề của nó vào mọi lúc và tới tất cả mọi người được. Nó chỉ đòi hỏi từ chúng ta việc tuân thủ sự dối trá và tham gia hàng ngày vào các lời nói dối. Tất cả lòng trung thành chỉ đặt vào đó thôi.

Và như thế, chìa khóa đơn giản và dễ dàng nhất cho tự do vẫn bị chính chúng ta lãng quên, nằm ở đây: từ chối không tham dự vào sự dối trá. Cho dù sự dối trá che đậy tất cả, bao biện tất cả, nhưng tôi sẽ không tham gia vào nó.

Việc này mở ra một kẽ hở trong vòng tròn tưởng tượng tồn tại bởi sự thụ động của chúng ta. Đó cũng là việc dễ dàng nhất cho chúng ta, nhưng lại tai hại nhất cho sự dối trá. Bởi lẽ khi chúng ta từ chối dối trá, việc này sẽ cắt ngắn sự tồn tại của nó. Giống như một căn bệnh lây, sự dối trá chỉ tồn tại trong một cơ thể đang sống.

Chúng ta không tự hô hào bản thân. Chúng ta chưa đủ trưởng thành để có thể tiến vào quảng trường và hô to sự thật hay nói to những gì chúng ta nghĩ. Việc đó cũng không cần thiết.

Và nó nguy hiểm. Nhưng chúng ta hãy từ chối nói những gì mà chúng ta không nghĩ.

Đó là con đường của chúng ta, con đường dễ nhất và tiện nhất, một khi đã tính tới cả sự hèn nhát cố hữu, thâm căn trong chúng ta. Và nó cũng dễ hơn nhiều- dù nói thế này cũng còn là nguy hiểm- so với phong trào bất tuân thủ dân sự mà Gandhi từng kêu gọi.

Con đường của chúng ta là gạt đi những đường biên ung hoại. Nếu chúng ta không nối lại những khúc xương đã chết và những bậc thang ý thức hệ, nếu chúng ta không vá víu những mớ rách mục nát từ lâu, chúng ta sẽ ngạc nhiên biết bao nhiêu khi những lời dối trá nhanh chóng trở nên bất lực và yếu ớt.

Những gì cần phải bóc trần khi đó sẽ thực sự trở nên trần truồng trước toàn thể thế giới.

Vì thế với tất cả sự rụt rè của chúng ta, hãy để mỗi người trong chúng ta có một quyết định: Hoặc là với ý thức, chúng ta chịu tiếp tục là nô lệ cho sự dối trá- tất nhiên, không phải vì chúng ta muốn thế, mà là để nuôi gia đình mình, mà như thế cũng là nuôi dạy con cái trong một tinh thần dối trá- hoặc là chúng ta vứt bỏ hết những lời dối trá và trở thành một người trung thực, sống xứng đáng với sự tôn trọng của con cái, và của thời đại mà chúng ta đang sống.

Và từ hôm nay trở đi, mỗi chúng ta sẽ:

  • Không viết, ký, hay in ấn một câu nào bóp méo sự thật.
  • Không nói ra những câu như thế dù khi nói chuyện riêng hay trước sự hiện diện của người khác, dù tự mình hay do ai đó yêu cầu, dù với vai trò của người khích động, giáo viên, nhà giáo dục hay trong một vai trên sân khấu.
  • Không mô tả, cỗ vũ hay truyền tải một ý tưởng nào mà bạn thấy rõ ràng sai hay bóp méo sự thực dù trong tranh vẽ, điêu khắc, nhiếp ảnh, khoa học kỹ thuật hay âm nhạc.
  • Không trích dẫn ngoài bối cảnh, dù trong văn nói hay viết, một câu nói để hài lòng ai đó, để tô điểm cho tổ ấm của bạn, hay để đạt thành công trong công việc nếu bạn không hoàn toàn chia sẻ với ý kiến được trích dẫn, hay nếu nó không phản ánh chân thực vấn đề.
  • Không cho phép mình đến dự các cuộc biểu dương, hội họp nếu chúng trái với ý nguyện hay mong muốn của mình, không bao giờ nhận vào trong tay mình hay giương lên trời một áp phích hay biểu ngữ mà mình không hoàn toàn đồng ý.
  • Không giơ tay thông qua một đề án mà mình không thực sự tán đồng, không bầu cử, dù công khai hay bí mật, cho ai nếu mình cảm thấy người đó không xứng đáng hay không đáng tin cậy.
  • Ngay lập tức bước ra khỏi các cuộc hội họp, hội nghị, bài giảng, trình diễn, chiếu phim nếu nghe thấy diễn giả nói dối, phát biểu những ý thức hệ ngớ ngẩn hay tuyên truyền vô sỉ.
  • Không đặt mua những tờ báo hay tạp chí có thông tin bị bóp méo và sự thực bị che đậy.

Tất nhiên, chúng ta chưa liệt kê hết tất cả những việc có thể và cần thiết để lánh xa sự dối trá. Nhưng một người tự làm trong sạch mình sẽ dễ dàng nhận ra những tình huống khác với cái nhìn trong sạch của anh ta.

Không, việc đó ban đầu sẽ không hề dễ dàng với tất cả chúng ta. Ban đầu, có thể một số người sẽ mất việc làm. Với những thanh niên muốn sống cùng sự thật, việc này lúc đầu sẽ làm cho cuộc sống của họ trở nên rất khó khăn, bởi những bài học bắt buộc của họ tràn đầy những lời dối trá, và họ cần thiết phải chọn lựa.

Nhưng không có lỗ hổng nào cho bất kỳ ai muốn trở nên trung thực. Vào bất kỳ ngày nào, mỗi người trong chúng ta sẽ phải đối mặt với ít nhất một trong các lựa chọn trên đây, ngay cả khi chúng ta trú ẩn trong những ngành khoa học kỹ thuật có tính an toàn nhất. Hoặc là sự thật, hoặc là dối trá: Hướng đến độc lập tinh thần hay hướng tới nô lệ tinh thần.

Và với người nào không đủ lòng can đảm để bảo vệ linh hồn mình- đừng tự hào về những quan điểm “cấp tiến”, đừng khoe khoang rằng mình là viện sĩ hàn lâm hay nghệ sĩ nhân dân, là một người nhiều công trạng, hay một vị tướng. Anh ta hãy nói với bản thân: Tôi đang sống trong bầy đàn, tôi là một thằng hèn. Mọi thứ với tôi đều như nhau chừng nào tôi còn được ăn và được ấm.

Thậm chí cả con đường này, con đường khiêm tốn nhất trong tất cả những con đường phản kháng, sẽ không dễ dàng cho chúng ta. Nhưng nó dễ dàng hơn nhiều so với việc tự thiêu và tuyệt thực: Sẽ không có ngọn lựa nào bao phủ trên thân thể bạn, trên con ngươi mắt bạn, đốt cháy bạn từ trong tim, và gia đình bạn vẫn sẽ luôn có được bánh mỳ nâu cùng nước sạch.

Có một dân tộc vĩ đại ở châu Âu- đó là người Tiệp Khắc, những người chúng ta đã phản bội và lừa dối. Chẳng phải họ đã chỉ cho chúng ta thấy một con thú dễ bị tổn thương có thể đứng lên chống lại xe tăng nếu như có một trái tim giá trị ở bên trong nó?

Bạn nói rằng việc này không dễ dàng? Nhưng nó là cách dễ dàng nhất. Đó không phải là sự lựa chọn dễ dàng cho cơ thể, nhưng lại là sự lựa chọn duy nhất của linh hồn. Không, đó không phải là con đường đi dễ dàng. Nhưng đã có nhiều người, thậm chí hàng chục người, vẫn luôn duy trì những nguyên tắc này trong nhiều năm và sống bằng chân lý.

Và bạn sẽ không phải là người đầu tiên lựa chon con đường này, mà sẽ gia nhập cùng với những người đã lựa chọn nó. Con đường này sẽ dễ hơn và ngắn hơn cho tất cả chúng ta nếu chúng ta cùng lựa chọn nó và xếp chặt đội ngũ. Nếu có hàng ngàn người trong chúng ta, họ sẽ có thể làm bất kỳ điều gì cùng với chúng ta. Và nếu như có hàng vạn người chúng ta thì thậm chí chúng ta sẽ không còn nhận ra đất nước mình nữa.

Còn nếu chúng ta quá sợ hãi thì hãy ngừng kêu ca rằng có ai đó đang bóp nghẹt cổ chúng ta. Chính chúng ta đang làm điều đó. Khi đó, chúng ta hãy cúi đầu xuống thấp hơn, hãy rên la. Và những nhà sinh vật học sẽ mang lại gần hơn một ngày nào đó khi người ta có thể đọc được ý nghĩ con người và biết được chúng ta vô giá trị và vô vọng đến mức nào.

Và nếu chúng ta sợ hãi, thậm chí không dám chấp nhận bước đi này, thì chúng ta thực sự vô giá trị và vô vọng, và lời trách mắng của Pushkin đích thực là dành cho ta:

"Với loài bò, tự do thật vô ích. Ách và roi là những gì đời đời chúng biết".



[1] Trào lưu văn học ngầm, không được in mà chỉ tồn tại dưới dạng viết tay và đánh máy, được lưu truyền trong giới trí thức Nga sau khi Khrushchev lên nắm quyền, và mở ra thời kỳ tương đối tự do hơn trước trong văn nghệ. Các tác phẩm như Quần đảo Gulag của Solzhenitsyn, Nghệ nhân và Margarita của Bulgakov, bác sĩ Zhivago của Pasternak, thơ ca của Brodsky là các ví dụ của trào lưu văn học này.

Tác phẩm chính và các bạn có thể đọc tại đây:

Một ngày của Ivan Demisovich (Aleksandr Solzhenitsyn)

Quần đảo Gulag (Aleksandr Solzhenitsyn)


-----

Giới thiệu nột bài viết của ông Hà Sỹ Phu :  

DÂN TỘC PHẢI HỒI SINH 

 – Sự nghiệp chống nội xâm là việc căn bản của ta, còn phải làm dài dài. Nhưng việc chống ngoại xâm cấp thiết trước mắt bỗng dưng lại thành nhân tố tích cực, nó thức tỉnh, hoạt hoá xã hội, thêm người tốt, bớt người xấu, kéo mọi người lại gần nhau…

1. Mất nước là gì?

Ngoại xâm là sự xâm lăng từ bên ngoài, nội xâm là sự xâm lăng từ bên trong, đối với một quốc gia. Nếu quốc gia ấy không chống cự nổi trước sự xâm lăng, dù từ bên ngoài hay từ bên trong, thì kết quả đều giống nhau: mất nước!

Có người thắc mắc: trường hợp mất nước vào tay người trong nước là nghĩa làm sao?

Xuất phát từ quan điểm Dân là gốc của nước thì ngày nay phải hiểu “mất nước” là tình trạng nhân dân bị mất quyền làm chủ đất nước của mình.

Nước vẫn còn đó nhưng dân không làm chủ thì đấy là mất nước!

Quyền làm chủ ấy bị mất vào tay người nước ngoài thì gọi là nạn ngoại xâm, mất vào tay kẻ thống trị độc tài trong nước thì đó là nạn nội xâm. Giặc ngoại xâm hay nội xâm đều cướp mất của dân quyền làm chủ đất nước, trong đó có quyền quan trọng nhất là quyền làm chủ đối với đất đai, lãnh thổ. Cả hai trường hợp đều do thiếu dân chủ, thiếu bình đẳng, hoặc là thiếu dân chủ giữa các quốc gia, hoặc do thiếu dân chủ trong nội bộ một nước.

Trong thế giới văn minh ngày nay, đại bộ phận nhân dân đã được làm chủ đất nước của mình, song vẫn còn một số tập đoàn cầm quyền muốn tiếm đoạt quyền ấy của nhân dân mình hoặc nhân dân nước khác, làm cho nhân dân bị “mất nước từng phần”, chứ không còn khả năng gây ra sự “mất nước trọn gói” như ngày xưa nữa.

2. Chủ nghĩa đấu tranh giai cấp có hại cho dân tộc.

Chủ nghĩa tư bản đã và đang tồn tại ở rất nhiều quốc gia, nhưng chẳng bao giờ và chẳng ở đâu phải đưa ra khẩu hiệu “yêu chủ nghĩa tư bản là yêu nước”. Tại sao đến phiên “chủ nghĩa xã hội” lại phải đặt ra vấn đề “yêu chủ nghĩa xã hội là yêu nước”? Tại sao phải cố tình đồng nhất hai tình yêu ấy, cột chặt hai tình yêu ấy với nhau? Nguyên nhân rất đơn giản, vì trên thực tế hai thứ ấy không đồng nhất, không khớp được với nhau, nên phải dùng khẩu hiệu ấy để cố gò nó lại. Không ký sinh được vào chủ nghĩa yêu nước thì cái gọi là chủ nghĩa xã hội chẳng còn sức sống gì.

choi non(1)

Lúc đầu, sự kết hợp ấy có gây được sự cộng hưởng là do “… lúc ấy cái vòng kim cô Mác – Lê vẫn chỉ mới như một hào quang từ xa, chưa hiện hình tác quái…” [1] . Nhưng chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa đấu tranh giai cấp vốn tiềm tàng những mâu thuẫn cơ bản nên càng về sau càng xung đột. Đấu tranh giai giai cấp ắt phải tiến đến chuyên chính vô sản (Lenin). Trong khi chủ nghĩa yêu nước cần đoàn kết dân tộc và sự phát triển, thì chuyên chính vô sản vừa phá đoàn kết dân tộc vừa kìm hãm sự phát triển. Từ 1989, chuyên chính vô sản khắp nơi trên thế giới bị đào thải, gốc rễ là do nó chống lại chủ nghĩa yêu nước. Những nước cộng sản Đông Âu đuổi chủ nghĩa cộng sản đi chính là đuổi nội xâm để giành lại đất nước.

Họ đuổi đi một chủ nghĩa có hại cho đoàn kết dân tộc và sự phát triển, chứ về con người họ càng đùm bọc nhau hơn, như dân Tây Đức và dân Đông Đức, không ai đánh đuổi ai cả.

Chủ nghĩa đấu tranh giai cấp vốn coi những gì thuộc về giai cấp quan trọng hơn những gì thuộc về dân tộc, nên mới có xu hướng bỏ qua ranh giới dân tộc để “vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”. Ảo tưởng này đã được các nước cộng sản lớn lợi dụng ngay, cái “gia đình các nước xã hội chủ nghĩa” đầy tính chất gia trưởng nên các anh cả chị hai lấn át các nước nhỏ để thu lợi. Về sau, khi quan điểm giai cấp đại đồng ấy bị phá sản, mọi nước trở về với chủ nghĩa yêu nước thì những “việc đã rồi” khó có thể đòi trở lại. Nếu không có cuộc chiến Bắc Nam về ý thức hệ và không có tư tưởng vô sản thì ông Phạm Văn Đồng chắc không dễ dàng nhường cho Trung Quốc quần đảo Hoàng Sa đâu. Khi phe xã hội chủ nghĩa tan rã, Trung Quốc trở thành trụ cột xã hội chủ nghĩa duy nhất thì một lần nữa quan điểm cộng sản lại làm cho nước Việt Nam thiệt thòi nhiều trước một Trung Quốc vốn đầy tham vọng.

“Nếu không vướng chủ nghĩa ấy tôi tin chắc rằng những người lãnh đạo Việt Nam ngày nay đã không chịu thế lép, mà cũng hiên ngang như Lý Thường Kiệt, như Quang Trung đã làm chứ không thua kém đâu. Chỉ bởi vì nếu không nương tựa vào Đại Hán thì một cái quái thai cộng sản, cô độc cỏn con, ngược dòng, đứng làm sao được trước dòng chảy văn minh toàn cầu này?… Mấy nghìn năm, Đại Hán đô hộ mãi vẫn không cướp được một tấc đất Việt Nam nào, ‘Nam quốc sơn hà’ một ly cũng không suy suyển. Bây giờ nhờ có cái gọi là chủ nghĩa xã hội quốc tế, họ có thể làm được cái việc ấy mà không tốn một phát tên, một viên đạn nào, có phải thế không? Thế thì trong việc giữ nước, thời kỳ này là mạnh nhất hay yếu nhất trong lịch sử? Nếu những người cầm quyền Việt Nam vẫn cứ đi nước đôi, cố nắm ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, tức là cùng một lúc cầm cả hai ngọn cờ, thì nguy cơ báo trước rằng ngọn cờ Dân tộc sẽ tuột khỏi tay, bởi ngọn cờ Dân tộc bao giờ cũng thuộc về những người yêu nước chân chính, không chấp nhận bất cứ một vòng kim cô nào chụp lên đầu Dân tộc!” [2]

Không nghi ngờ gì nữa, chủ thuyết cộng sản rất có hại cho chủ nghĩa yêu nước, nó là một nguồn nảy sinh và nuôi dưỡng nội xâm, làm lợi cho ngoại xâm, khẩu hiệu “yêu chủ nghĩa xã hội là yêu nước” là một khẩu hiệu ngược

3. Vừa nội xâm vừa ngoại xâm – phải làm gì trước?

Muốn chống được ngoại xâm cần phải lo xa. Lo xa không gì bằng phải dẹp nội xâm trước hết, vì đây là nhân tố trực tiếp hay gián tiếp rước ngoại xâm vào.

climateaction

Nội xâm làm cho dân nghèo, dân khổ, dân oán. Ngay nội bộ cầm quyền cũng lục đục lo đối phó với nhau. Như vậy dân tộc bị tiêu ma sinh lực, tạo cơ hội cho ngoại xâm. Muốn chống nội xâm phải có một hệ thống chính trị dân chủ, bình đẳng, có luật pháp công minh, song đó đều là những yêu cầu mà một hệ thống chính trị có gốc là chuyên chính vô sản, với một đảng duy nhất cầm quyền vô thời hạn như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên khó lòng thực hiện được. Trong những nước xã hội chủ nghĩa này, mọi sự đoàn kết chỉ ở ngoài vỏ, giữ yên xã hội chủ yếu là bằng quyền lực.

Các hội chứng dối trá, bạo hành, vô cảm đục ruỗng xã hội. Tất cả tai vạ đều trút xuống kẻ không quyền lực là dân thường, như thế họ không thờ ơ với đất nước sao được? Trong bài “Để cứu Trường Sa” tác giả Trần Khải đã có một câu chí lý: “Nếu không cho người dân quyền làm chủ thực sự, thì mảnh đất hình chữ S cũng sẽ là đất lạ!” (đất nước này không phải của dân?).

Trong khi việc “Chống nội xâm, cứu nước” [3] còn bế tắc như thế thì tình huống ngoại xâm đã đến! Buộc phải tập trung “đối ngoại” đã, nhưng chống ngoại xâm khi nội xâm đang là quốc nạn thì quả thực vô cùng khó khăn. Khắc phục bệnh thờ ơ – vô cảm để người dân vào cuộc tranh đấu đã khó nhưng xuống đường rồi có thể lại bị chính nhà cầm quyền cản trở mới thật ngược đời (đáng lẽ nhà nước phải vận động, khuyến khích chứ?).

Nhưng bế tắc tận cùng sẽ thấy lối ra. Quy luật xưa nay, khi đất nước bị bên ngoài xâm lăng bao giờ cũng gây ra hai hiệu ứng trái ngược: một hiệu ứng tích cực là làm cho tinh thần dân tộc thức tỉnh, dẹp oán thù, dị biệt nội bộ để lo cứu nước, còn hiệu ứng tiêu cực là làm cho kẻ cơ hội bám lấy ngoại bang, ve vãn để kiếm chác, kẻ yếm thế thì càng trùm chăn.

Nhưng thật vui mừng khi thấy trong trường hợp xã hội ta hiệu ứng tích cực có lẽ mạnh hơn, ít nhất là trong lúc này. Sau các cuộc biểu tình sáng 9-12, một sinh viên đã viết:

Sinh viên biểu tình, phải đâu chuyện lạ

Nhưng nước mình khác nước người ta!

Nếu quả thực đã hồi sinh được hồn dân tộc

Thì thực tình, tôi cám ơn kẻ cướp Trường Sa

Một sớm mùa đông, nước non này ấm lại… [4]

Nước non đã ấm lại vì xuất hiện nhiều nhân tố mới mấy chục năm nay chưa từng có, sinh viên biểu tình, có các văn nghệ sĩ và một số người đứng tuổi tham gia. Lần đầu tiên xuất quân mà họ chững chạc, đàng hoàng, khôn ngoan, linh hoạt, cứng dắn. Cô văn sĩ rất trẻ Lynh Bacardi (thế hệ 8x) nói: “Ðây, cuộc mở miệng đầu tiên của chúng tôi. Ðây, lần đầu tiên chúng tôi thực hiện một trong những quyền cơ bản của con người. Ðây, chúng tôi cảm nhận được nhiệt huyết sôi sục trên gương mặt nhau. Ðây, chúng tôi nhắc nhở cho chính phủ Việt Nam biết nhân dân Việt Nam còn tồn tại và biết họ cần làm những gì cho đất nước”. “Nếu chủ nhật tới và những chủ nhật về sau có buổi xuống đường, tôi xin lại được tiếp tục đứng bên cạnh các bạn.” [5]

Nhà thơ Hoàng Hưng cũng tham gia biểu tình và phát hiện một vấn đề chính trị rất trúng: ”Rõ ràng là khi lòng yêu nước xuất phát từ đáy con tim chúng ta, không bị ai dắt mũi, ra lệnh, áp đặt, thì nó thực sự trở thành sức mạnh. Người dân thờ ơ với chính trị chỉ là do cái chính trị ấy không hợp với lòng dân, cái chính trị của ai đó độc quyền làm với danh nghĩa người dân.” [6]

Rõ ràng là một thể chế áp đặt, thủ tiêu quyền làm chủ của dân thì cũng thủ tiêu luôn cái hồn dân tộc, nhưng hôm nay các bạn trẻ đã làm cho cái hồn đó hồi sinh. Cám ơn “kẻ xâm lược” như lời Thái Hữu Tình là phải lắm!

Đọc thấy trên các trang Web dân chủ có thông báo ký tên phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ [7] , rất nhiều bạn bè quanh tôi ký tên ngay, không cần biết người đứng ra tổ chức là ai. Họ bảo: Ai đứng ra cũng được, việc này là chung của tất cả những ai là người Việt Nam, mọi ranh giới về chính trị, tôn giáo, đảng phái đều không còn nữa!

Trong phong trào dân chủ đang có nhiều dị biệt nhưng đến việc này lại gần gũi nhau hơn. Hôm biểu tình có anh công an đã nói nhỏ với một sinh viên: nếu không vướng bộ quần áo này thì tôi đã đứng vào với các anh rồi.

Tổ quốc đúng là mẹ hiền, vì chỉ có mẹ mới ôm được tất cả những đứa con xung khắc vào trong một vòng tay.

Giả dụ trong cuộc biểu tình có một công an đứng ra ngăn cản, sinh viên có thể giãi bày: Ở đây chỉ có hai bên, một bên là những người Việt Nam giữ gìn lãnh thổ, phía bên kia là kẻ xâm lấn đất nước ta, vậy đồng chí thuộc bên nào?… Nói thế mà công an còn kiên quyết giải tán những người yêu nước ôn hoà thì chẳng ngượng với lương tâm lắm sao?

Ví dụ thì còn nhiều, thực tế thật phong phú.

Sự nghiệp chống nội xâm là việc căn bản của ta, còn phải làm dài dài. Nhưng việc chống ngoại xâm cấp thiết trước mắt bỗng dưng lại thành nhân tố tích cực, nó thức tỉnh, hoạt hoá xã hội, thêm người tốt, bớt người xấu, kéo mọi người lại gần nhau…

Liên kết dân tộc càng mạnh thì càng có khả năng phân hóa nội xâm, cô lập ngoại xâm. Hai mặt trận chống nội xâm và chống ngoại xâm nhịp nhàng cùng một lúc lại hỗ trợ cho nhau mới hay chứ!

Không buồn mà lại vui. Chủ nghĩa Mác đã dạy: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, là ngày hội của quần chúng”, nhất là quần chúng trẻ dồi dào trí tuệ và sinh lực.

Cứ vào thực tiễn sẽ thấy lối ra.

“Mọi lý thuyết đều màu xám, chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi”. Hay thật.

Hà Sĩ Phu

Nguồn : thongtinberlin.de

---------------

Коммунисты сочли переименование улицы в честь Солженицына незаконным

Коммунистическая партия Российской Федерации назвала незаконным решение московского правительства о переименовании Большой Коммунистической улицы в улицу Солженицына. Соответствующее заявление обнародовал 10 сентября лидер фракции коммунистов в Мосгордуме Владимир Лакеев, сообщает "Интерфакс".

Московские парламентарии постановили переименовать улицу в честь Солженицына "в целях устранения дублирования наименования улиц в пределах города". Коммунисты же утверждают, что в столице была только одна Большая Коммунистическая улица. Отметим, что в Москве и области есть в общей сложности 16 Коммунистических улиц.

Также КПРФ не устроил ряд других аспектов переименования улицы. В частности, коммунисты уверены, что необходимая по закону экспертиза для переименования улицы не могла быть проведена в столь сжатые сроки. Александр Солженицын скончался 3 августа, а 6 августа президент России Дмитрий Медведев подписал указ "Об увековечении памяти А.И. Солженицына", в котором рекомендовал правительству Москвы назвать в честь писателя одну из улиц столицы. Через 8 дней после этого, 14 августа, Мосгордума решила переименовать в улицу Солженицына Большую Коммунистическую.

Коммунисты также ссылаются на необходимость связи названия улицы с историко-культурным развитием района, оно также должно быть "мотивированным и заключать в себя необходимый объем топонимической и пространственно-ориентированной информации". "Переименование Большой Коммунистической улицы, наименование которой отражает подвиг коммунистов, отдавших жизнь за свободу, счастье народа, недопустимо в честь общественного деятеля, который посвятил жизнь борьбе с советским государством, выступал с антикоммунистических позиций", - заявил лидер фракции КПРФ в Мосгордуме.

В дополнение к этому коммунисты напомнили, что согласно городскому законодательству, назвать улицу в честь того или иного деятеля можно только спустя 10 лет после его смерти.

С учетом всего этого коммунисты уверены, что решение о переименовании улицы в честь Солженицына противоречит закону. Заявление депутатов от КПРФ было направлено прокурору столицы Юрию Семину.

Ссылки по теме
-
Именем Солженицына назовут Большую Коммунистическую улицу - Lenta.ru, 14.08.2008
-
В честь Александра Солженицына назовут московскую улицу - Lenta.ru, 06.08.2008
-
В Москве умер Александр Солженицын - Lenta.ru, 04.08.2008

Сайты по теме
-
Правительство Москвы


Tags: solzhenitsyn | Edit Tags

Wednesday September 10, 2008 - 11:00pm (ICT) Edit | Delete

Comments

(5 total) Post a Comment

Đổi tên đường thành Đại Lộ Kichbu, nghe rất hợp lý, hiii

Thursday September 11, 2008 - 09:29am (ICT) Remove Comment

Đặt tên đường phố thường theo tên danh nhân, sụ kiện lịch sử. Ai ( giai cấp, tầng lớp ) nắm chính quyền thì có những " danh nhân , sự kiện lịch sử " theo quan điểm của họ, nhứng tên đường phố nào không hợp nhãn với họ sẽ bị thay đổi. Sài Gòn sau 1975 là 1 ví dụ. Những nguời cộng sản Nga hãy giành lấy chính quyền trước đã.

Thursday September 11, 2008 - 09:39am (ICT) Remove Comment

Hình như CNXH đang bị xem rẻ ở Liên Xô phải không hả anh KB

Thursday September 11, 2008 - 12:33pm (ICT) Remove Comment

Cảm ơn bạn vì entry rất có giá trị! Cho mình mượn phần "Không sống bằng dối trá" đăng lại trên blog của mình! Cảm ơn!

Wednesday September 17, 2008 - 07:51pm (JST) Remove Comment

Tối đọc lại, chừ khò khò ngoan đã hen :)

Tuesday March 3, 2009 - 02:27am (ICT) Remove Comment

44 nhận xét:

  1. * Zun con
    * Offline IM

    Tối đọc lại, chừ khò khò ngoan đã hen :)

    Tuesday March 3, 2009 - 02:27am (ICT) Remove Comment

    Trả lờiXóa
  2. Thú nhận: Thực ra là chưa có đọc, hì hì ...

    Trả lờiXóa
  3. Ai nói dối trèo cây ớt té u đầu

    Trả lờiXóa
  4. Xã hội này xem ra u đầu trước, sau đó đến UA, cuối cùng đến UZ

    Trả lờiXóa
  5. Rút cục là ai cũng u đầu. Ai cũng u đầu nên thành ra chuyện u đầu cũng là bình thường. Do bình thường nên trèo cây ớt cũng là tự nhiên. Bởi tự nhiên nên tự nhiên ai cũng tự nhiên lói dối

    Trả lờiXóa
  6. Lập luận mang bệnh nghề nghiệp...

    Trả lờiXóa
  7. Hì hì, bệnh nghề nghiệp có bác sĩ nào chữa hem ta?

    Trả lờiXóa
  8. Kiềm toán nhờ kiểm tính chữa may ra mới hỏi..:)

    Trả lờiXóa
  9. Có ai là kiểm tính ở đây hem ta?

    Trả lờiXóa
  10. Con nhieu cai kiem Zunie chua tra loi het mo....:)

    Trả lờiXóa
  11. Còn nhớ Entry của Zun: 100 điều về Zun con hông.Kinie Copy vào máy chuẩn bị mang trả keo mất 360 đây..:)

    Trả lờiXóa
  12. Suỵt suỵt .. mấy cái đấy giấu đi kẻo ma nhòm thấy ..

    Trả lờiXóa
  13. Vừa mới trả cho Zunie bài ANH VỀ tại 360 í, nhưng vẫn lưu lại một bản để đọc thuộc nằm..:)

    Trả lờiXóa
  14. Hông phải, là bài: ĐI TÌM


    Em đi tìm anh
    Trong một chiều
    hoang hoải gió
    Và bắt gặp
    chính em
    ở đó
    Lơ đãng như mây trời
    Mỏng như một vạt nắng rơi
    Nhưng cũng đủ nồng nàn
    để nhuộm hoàng hôn đỏ bừng lên trong khoảnh khắc

    Em lại đi tìm anh
    khi ngày vừa tắt
    Anh - người đàn ông của đêm
    Rồi cũng chỉ thấy mình em
    Ngồi gắn những vì sao lên nền tối
    Đem ánh trăng vàng trải trên khắp lối
    Chắc là... Có lẽ... Nếu...
    Anh về!

    Nhưng có khi nào
    Em mỏi mệt giữa bộn bề
    Em lạc em
    Em thành xa lạ
    Và hốt hoảng,
    em tìm em vội vã
    Biết đâu chừng
    Lại gặp được
    chính anh...?

    Trả lờiXóa
  15. Bổ sung tiếp đi kẻo ba sáu chục nó lấy mất..:(

    Trả lờiXóa
  16. Từ từ mấy năm nữa sẽ bổ sung cho đủ 1001 điều :)

    Trả lờiXóa
  17. Từ từ rồi sẽ lắm liều chứ đâu 1001.
    Sau này đừng bắt nạt chồng, Zun nghe..:)

    Trả lờiXóa
  18. Hì hì .. Cứ làm như Zun là thị Mẹt hông bằng

    Trả lờiXóa
  19. Cứ như là biết lắm hông bằng

    Trả lờiXóa
  20. Lúc cãi nhau, bao giờ phụ nữ cũng nói câu cuối cùng.

    Còn cái điều người đàn ông nói sau đó sẽ mở ra một cuộc cãi nhau mới :))

    Trả lờiXóa
  21. Đi tìm Anh về!

    Nhưng có khi nào
    Em mỏi mệt giữa bộn bề
    Em lạc em
    Em thành xa lạ
    Và hốt hoảng,
    em tìm em vội vã
    Biết đâu chừng
    Lại gặp được
    chính anh...?
    --
    By Zun con

    Trả lờiXóa
  22. Một cuộc tranh luận dân chủ giữa 2 người CS hờ hờ

    Trả lờiXóa
  23. Răng bít 2 người CS hờ hờ..:)

    Trả lờiXóa
  24. Tự nhiên đọc lại loạt bài này..

    Trả lờiXóa
  25. Tự nhiên đọc lại loạt comment này ^^

    Trả lờiXóa
  26. @ Zunie: Kinie quyết đổi tên của entry...
    KHÔNG SỐNG BĂNG DỐI TRÁ!

    Trả lờiXóa
  27. Bình mới bổ sung zịu mới zoài..:)

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter