Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Chuyên gia: Pekin đi về đâu?

Chuyên gia: Pekin đi về đâu?

Эксперт: куда идёт Пекин?

 

Tác giả: Roman Pavlov

Nguồngolossovesti.ru newsland.ru

Kichbu post thứ tư, 20.07.2011

 

Новость на Newsland: Эксперт: куда идёт Пекин?

Sau kế hoạch năm năn gần đây, Trung Quốc đã tăng đáng kể  sức mạnh của mình trong nhiều lĩnh vực và trong sản xuất. CHND Trung Hoa đi về đâu, theo đuổi những mục đích như thế nào? Liệu có thể xuất hiện một siêu cường mới trong cộng đồng thế giới không?

Rất nhiều vấn đề. Còn cách đây không lâu các nhà khoa học, các nhà ngoại giao và những quan chức cao cấp khác ít khi xuất hiện tại nhiều hội nghị quốc tế vì nguyên nhân  không thể công khai trình bày những suy nghĩ và giới thiệu các dự án của mình. Thế nhưng hôm nay giới tinh hoa Trung Quốc đã cho phép mình làm điều đó, và có không chỉ một quan điểm cho nhiều vấn đề toàn cầu.

Các nhà khoa học Trung Quốc giao tiếp với cộng đồng thế giới tương đối cởi mở, họ nói về nhiều mâu thuẫn tích tụ trong nước. Nói riêng, có những cuộc tranh luận sôi nổi về sự thay đổi ban lãnh đạo đảng sắp đến và gọi phong cách lãnh đạo trước đây của Hồ Cẩm Đào là “tiểu quan liêu “. Liệu sự quan liệu này có trở thành đại quan liêu, khi Si Tszinpin, người kế vị tiềm năng của Hồ lên nắm quyền? Chính đằng sau đa số các quyết định chắc chắn sẽ có bóng dáng của Cẩm Đào… Các ý kiến  đều tán đồng. Nhiều người cho rằng sẽ không xảy ra sự gián đoạn sâu sắc với hệ thống điều hành trước đây. Mặc dù,  theo ý kiến của một số nhà phân tích Trung Quốc, các quan điểm của các nhà lãnh đạo trẻ đã được hình thành trong thời kỳ cách mạng văn hóa của Mao. Nhưng họ dự định  sử dụng quyền lực có được hoàn toàn với trí tuệ. Nhãn quan hiện đại của thế hệ chính khách mới sẽ đi ngược lại với phát biểu của Đạng Tiểu Bình rằng Trung Quốc cần phải che giấu sức mạnh của mình. Đối với họ đó đúng là sự vi phạm quy luật. Trung Quốc mơ về đẳng cấp tối cao tại toàn bộ Đông Á và đã công khai nói về điều này trong thời gian gần đây. Và phương Tây đã bắt đầu đưa ra những đòi hỏi đối với cường quốc đang trổi dậy. Theo lời của chủ tịch Ngân hàng thế giới R. Zelli, Trung Quốc hôm nay cần phải xử sự như “người chơi có trách nhiệm”. Tức là Trung Quốc có nghĩa vụ tham gia vào sự phát triển và ủng hộ trật tự toàn cầu đang có những luật lệ nào đó.

Hiện có ý kiến vững chắc rằng Pekin hôm nay – con đẻ của phương Tây. Mặc dù Hoa Kỳ đến lượt mình không quên tuyên bố  về cả sự tham gia của mình trong sự hồi sinh của Phượng hoàng-Trung Quốc trong không gian chính trị và thương mại thế giới.

Pekin, đến lượt mình, sợ bất kỳ những ám chỉ bóng gió nào của “những người bạn” phương Tây về sự toàn vẹn lãnh thổ của CHND Trung Hoa. Ví dụ, ủng hộ sự độc lập của Đài Loan hay tăng cường tính tự trị của Tây Tạng đối với họ - đó là hành động thù địch có khả năng phá vỡ đế quốc Trung Hoa. Kẻ thù số hai – bất kỳ sự đối đầu có khả năng đưa Trung Quốc đến đường lối phát triển sai lầm và, như hậu quả, sẽ làm xấu phúc lợi trong nước. Họ không cần những tảng đã ngầm trong lĩnh vực quan hệ quốc tế. Khác đi ai sẽ cần thị trường tiêu thụ to lớn của họ? Kẻ thù thứ ba của Trung Quốc – đó là mong muốn của phương Tây áp đặt cho họ các trật tự của mình trên bình diện phát triển chính trị và xã hội. Cách đây không lâu David Kamerom đã tiếp Ôn Gia Bảo tại Doning-street10 của mình. Với ý định đưa cho Ôn lời khuyên về nhân quyền, ông lập tức nhận được sự đáp lại gay gắt và sự cảnh cáo công khai từ thủ tướng Quốc vụ viện CHND Trung Hoa. Gia Bảo tuyên bố rằng nếu Trung Quốc muốn khuyên ai đó cần xử sự như thế nào, thì các nước khác sẽ chỉ cho họ phải làm chính cái điều họ khuyên người khác.

Cường quốc đang vững bước đi lên đôi lúc dù sao cũng cần thiết thế cân bằng. Họ tuân thủ các nguyên tắc của Liên hiệp quốc về các quyền của công dân và các quốc gia. Nhưng quan điểm của họ thỏa mãn với điều này. CHND Trung Hoa không bỏ phiếu tại Hộ đồng bảo an Liên hiệp quốc chống sự can thiệp vào Libya, nhưng Gia Bảo vẫn tuyên bố rằng chiến dịch chống chế độ Kaddafy – sai lầm khủng khiếp của phương Tây, bởi vì nó, về thực chất, là cuộc chiến tranh chống thường dân và các quyền của họ.

Vai trò của Trung Quốc như thế nào và vị trí của họ ở đâu trên thế giới… Họ khao khát lấy lại cho mình vị thế nền văn minh vĩ đại một thời đã mất. Và họ đang thực hiện việc này suôn sẻ.

Việc bơm tiền vào nền kinh tế CHND Trung Hoa đã mở rộng đáng kể các lợi ích chiến lược của họ. Không còn nghi ngờ gì nữa, trong các kế hoạch của Pekin có mục về xây dựng và kiểm soát chuyên quyền đối với trật tự quốc tế mới, và Trung Quốc nhìn thấy mình trong vai trò của một quan sát (curate-cha phó xứ) quân sự và công nghiệp chính. Sự hoạt động tích cực của quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc tại biển Nam-Trung Quốc, và cũng như sự gia tăng trong thấy các khoản chi phí cho quốc phòng gây nên nghi ngờ sâu sắc trong những ý định tốt đẹp của Pekin. Còn sự hợp tác chặt chẽ với Pakistan tăng thêm ý nghĩa chiến lược bảo vệ các tuyên giao thông nối Trung Quốc với khu vực vịnh Pesid, theo đoán chắc của phương Tây, rất giàu dầu mỏ. Trung Quốc ngày càng trở nên mạnh hơn. Mong muốn có ý thức thực hiện chính sách “chia và trị” của  họ thể hiện rõ ràng. Hôm nay Châu Âu đang suy yếu và chịu những bệnh dịch của các cuộc khủng hoảng có thể. Đối với Pekin, sự yếu kém của Châu Âu – đó là khả năng mở rộng các lợi ích của mình về phía tây, với những tổn thất không đáng kể. Liệu Trung Quốc có chiếm được ngôi người nắm bá quyền chính, hay là có những thế lực có khả năng ngăn chặn sự tiến bộ trong chính trị và sản xuất đang tăng nhanh đến thế trên phạm vị toàn thế giới? Thời gian sẽ chứng minh.

Lưu ý

Ngày 8 tháng bảy 2010 các nhân viên hải quan tại cửa khẩu đường bộ “Zabaikalsk” đã phát hiện trong hành lý của một người Trung Quốc hàng lậu gồm các chi tiết của các máy bay tiêm kích MiG-29 và Su-27. Sau đó trong quá trình điều tra phát hiện ra rằng công dân Trung Quốc này trong số hàng lậu đã có ý đồ mang về nước nhưng động cơ điện, máy bơm sử dụng trong các máy bay tiêm kích, cũng như hàng chục các bộ phận liên kết và các thiết bị khác.

Ngay vào tháng tư 2011 xuất hiện thông tin rằng Pekin chính thức tiến hành các vụ thử nghiệm một số máy bay chiến  đấu thế hệ thứ tư và thứ năm. Nói thêm, một trong số đó, chính J-15, đã bắt chức (copy) hoàn toàn Su-33 của Nga. Cho đến hôm nay Trung Quốc có phiên bản copy của Su-27 với tên gọi J-11 mà Nga thường xuyên cung cấp các động cơ cho chúng.-Kichbu-

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter