Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Không thể giải quyết các vấn đề tại biển Nam-Trung Quốc nếu thiếu môi trường thuận lợi

Không thể giải quyết các vấn đề tại biển Nam-Trung Quốc nếu thiếu môi trường thuận lợi 

Без благоприятной среды невозможно решить спорные вопросы в  Южно-Китайском море

 

Nguồn: russian.people.com.cn

Kichbu post on thứ năm, 21.07.2011

 

Các vấn đề tranh cãi tại biển Nam-Trung Quốc đã trở thành một trong những chủ đề chính tai cuộc gặp gỡ của các bộ trưởng ngoại giao của Tổ chức các quốc gia Đông –Nam Á (ASEAN) diễn ra hôm 19 tháng bảy tại Bali ở Indonesia. Câu hỏi thường được nêu ra nhất tại hội nghị báo chí là ASEAN đã không thông qua “các nguyên tắc kiềm chế các hoạt động tại biển Nam-Trung Quốc”.

 

Những vấn đề được thảo luận gay gắt về biển Nam-Trung Quốc tại Bali rõ ràng nhằm chống CHND Trung Hoa. Liên quan đến vấn đề này hình bóng của một nước khác – Hoa Kỳ- dõi theo. Tại cuộc gặp gỡ của các ngoại trưởng ASEAN năm ngoái, ngoại trưởng Hoa Kỳ bà Hillari Clinton đã công khai tuyên bố rằng các cuộc tranh cãi lãnh thổ tại biển Nam-Trung Quốc nằm trong các lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, sau đó các cuộc xung đột tại khu vực bắt đầu xảy ra. Trước cuộc gặp gỡ tại Bali, các tàu chiến của Mỹ đã đến Việt Nam, nơi đã diến ra các cuộc tập trận quân sự của Hoa Kỳ và Việt Nam.

Trung Quốc không ủng hộ sự tham gia của nhiều nước để giải quyết các cuộc xung đột song phương, và chống sự can thiệp của các quốc gia bên ngoài vào các vấn đề biển Nam-Trung Quốc. Điều đó không có nghĩa rằng CHND Trung Hoa hành xử thiếu cơ sở, hơn thế, đất nước sợ điều đó. Trung Quốc theo đuổi quan điểm không muốn sự leo thang và phức tạp hóa hóa xung đột.

Cái điều rằng giữa các nước riêng lẻ của ASEAN và Trung Quốc tồn tại các tranh cãi lãnh thổ và yêu sách không gian biển – đó là sự thực khách quan. Mỗi xăng ti mét của mỗi quốc gia nhỏ cũng như của nước lớn là thiêng liêng. Không phụ thuộc vào việc các vấn đề nhạy cảm như thế nào, cũng không phải sợ rằng những vấn đề đó sẽ  không được giải quyết. Thời đại khi các tranh cãi lãnh thổ đã được giải quyết bằng con đường không hòa bình đã chỉ còn trong quá khứ. Từ hồi 60 năm trước, Pháp và Đức bằng cách thức đẩy xây dựng tổ hợp than và thép Châu Âu đã trá được những nỗi nhục quá khứ, và trên cơ sở này dần dần đi đến con đường hợp tác Châu Âu. Các nước Châu Á thông minh cũng có khả năng bảo vệ sự ổn định tại biển Nam-Trung Quốc một cách hiệu quả, biến nó thành vùng biển hòa bình và hợp tác và tránh các xung đột càng sớm càng tốt.

Về những vấn đề tranh cải trên vùng biển Nam-Trung Quốc, quan điểm của CHND Trung Hoa nhất quán và rõ ràng. Trong những năm 80s của thế kỷ 20, Trung Quốc đã đưa ra ý tưởng về sự cần thiết gác lại các tranh cãi vào quá khứ và cùng nhau phát triển. CHND Trung Hoa theo đuổi quan điểm này trên lời nói cũng như trên thực tiễn.

“Tuyên bố hành động của các bên tại biển Nam-Trung Quốc” được ký vào năm 2002 là văn kiện tốt bởi vì rằng về phía mình Trung Quốc và các nước –thành viên ASEAN đã nhận thức được rằng để giải quyết các vấn đề tại biển Nam-Trung Quốc cần môi trường hòa bình và hữu nghị, cần tạo ra các điều kiện để giải quyết các mâu thuẫn và tranh chấp. Các bên đã đưa ra lời hứa trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau tìm kiếm con đường tăng cường sự tin cậy. Trong suốt 10 năm, Trung Quốc tích cực theo đuổi các nguyên tắc của “Tuyên bố”, và cũng như trước sau như một thúc đẩy tiến bộ giải quyết các cuộc xung đột với mục đích làm sao càng sớm càng tốt đạt được sự tiến bộ căn bản. Tuy nhiên các nước riêng lẻ đã không phối hợp hành động.

 

Trước cuộc gặp gỡ tại đảo Bali, các nước riêng lẻ của ASEAN đã nổ lực thúc đẩy phát triển “các nguyên tắc kiềm chế các hoạt động trên biển Nam-Trung Quốc”, và cho thấy họ hy vọng giải quyết các vấn đề hiện nay với sự hợp tác của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trung Quốc có tất cả các cơ sở để đưa ra câu hỏi như sau cho các nước hiện muốn mang lại cho xung đột tại biển Nam-Trung Quốc đặc tính quốc tế, bằng các đó, áp đặt lên CHND Trung Hoa: các nguyên tắc hành động không chắc chắn tạo “sức mạnh kiềm chế” liệu có thể thực hiện được không, chúng chỉ có thể làm căng thẳng tình hình không?

 

Các cuộc tranh cãi tại biển Nam-Trung Quốc đang đi ngược lại với các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và ASEAN. Xem xét những vấn đề tại biển Nam-Trung Quốc từ quan điểm cùng nhau phát triển và phồn thịnh của khu vực, các nước liên quan cần hiểu đầy đủ ý nghĩa  của các cuộc đàm phán  hòa bình và cùng giải quyết các xung đột. Hiện nay cần giảm sự căng thẳng của các cuộc tranh cãi, thúc đẩy toàn diện phát triển các quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, tạo môi trường tốt đẹp để giải quyết triệt để các vấn đề tại biển Nam-Trung Quốc. Trung Quốc tin tưởng rằng CHND Trung Hoa và các nước liền kề có khả năng giải quyết các vấn đề tại biển Nam-Trung Quốc một cách thỏa đáng.-Kichbu-

 

Các bạn đọc và tham khảo.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter