Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

Quân đội Hoa Kỳ “đóng đinh” vào sườn CHND Trung Hoa

Quân đội Hoa Kỳ “đóng đinh” vào sườn CHND Trung Hoa

 

 

 

Армия США «вбивает гвоздь» под боком у КНР

 

Nguồn: russian.people.com.cn

Kichbu post on thứ tư, 13.07.2011

 

Trong những ngày qua báo “Washington Post” của Mỹ đã đưa tin rằng sau khi các lực lượng quân sự Hoa Kỳ đã tiêu diệt Bin Laden tại Pakistan, các quan hệ song phương Hoa Kỳ và Pakistan trở nên lạnh lẽo. Mặc dù, là điểm trung chuyển để bảo đảm hậu cần cho binh sỹ, Pakistan không bày tỏ quan điểm rõ ràng chống Hoa Kỳ. Nhưng những người đó đã quyết định bổ sung “các kênh tiếp tế” tại phía bắc Afghanistan, Trung Á nói chung.

 


Hoa Kỳ đã mở  “hai tuyến đường tiếp tế” tại phía bắc


Theo các kênh thông tin ngoại giao, quân đội Hoa Kỳ đã mở “các tuyến đường” mới ở phía bắc tại Trung Á để vận chuyển hàng hóa vào Afghanistan. Tuyến đường thứ nhất theo lộ trình Lavia – Nga – KazakhstanUzbekistanAfghanistan. Tuyến thứ hai – Kavkaz: cảng biển Poti của Gruzia – Biển Đen – Baku – biến Caspi – Uzbekistan, sau đó từ Uzbekistan hàng hóa sẽ vận chuyển theo đường sắt lên phía bắc Afghanistan đến Hailatun. 40% lượng hàng hóa trong tổng số các nhiệm vụ về đảm bảo hậu cần cho các binh sỹ của quân đội Hoa Kỳ đóng tại Afghanistan hiện nay tập trung vào hai tuyến đường này.


Hoa Kỳ tăng cường quan hệ với các nước Trung Á

 

Các tuyến đường theo hướng bắc làm giảm bớt sự phụ thuộc của quân đội Hoa Kỳ vào Pakistan. Tổng số lượng hàng hóa đảm bảo hậu cần cho các đơn vị quân đội Hoa Kỳ tại Afghanistan lớn đến mức không hình dung nổi. Trong thời gian thực hiện phóng sự tại biên giới PakistanAfghanistan phóng viên báo “Huatsyuishinbao” hầu như luôn nhìn thấy các đoàn xe lớn  đi từ Carachi lến phía bắc.

 

Ngoài ra, các nhà phân tích nói rằng lợi dụng trường hợp này, Hoa Kỳ tăng cường các quan hệ với các nước Trung Á. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Hoa Kỳ luôn tìm cách đi vào Trung Á. Hiện chỉ các nước Trung Á sẵn sàng mở “hành lang nuôi dưỡng” cho quân đội Hoa Kỳ và Hoa Kỳ sẵn sàng trả tiền cho họ, điều này chắc chắn  làm xích Hoa Kỳ lại gần với các nước trong khu vực đó. Lợi dụng việc đảm bảo hậu cần, Hoa Kỳ tăng cường các quan hệ với Trung Á, đồng thời đóng đinh vào hành lang chiến lược năng lượng Trung Quốc – Trung Á, tạo ra sự đe dọa không gian phía tây của Trung Quốc như hậu phương chiến lược, đồng thời, “sân sau của Nga” cũng bị rơi vào tay của Hoa Kỳ.

Không an toàn như tưởng tượng

 

Hiện nay theo các lộ trình phía bắc chỉ cho phép vận chuyển nước, thực phẩm các vật liệu và các hàng hóa thông thường khác, còn đạn dược, trang thiết bị kỹ thuật quan sự và v.v… hiện bị cấm. Ngoài ra, việc vận chuyển các vật liệu theo các tuyến này chỉ theo một chiều – chỉ cho phép chuyển đến. Liên quan đến vấn đề này, hiện Hoa Hoa Kỳ tiến hành đàm phán với Uzbekistan với mong muốn của người Mỹ được vận chuyển hàng hóa hai chiều.

Ngoài ra, hệ số an toàn theo các tuyến đường này tại phía bắc không cao như người ta hình dung. Ở Uzbekistan đường sắt và các cơ sở hạ tầng khác không tốt như thế, trong quá trình vận chuyển xác suất xảy ra các sự cố tương đối lớn. Các khu vực nằm dọc theo các tuyến đường có rủi ro bị các binh lính taliban tấn công. Phóng viên trong thời gian của mình đã ba lần đến Afghanistan thực hiện phóng sự. Khác với chuyến đi đầu tiên, trong hai chuyến đi sau một người tháp tùng nhận xét: “Nếu bạn dừng lại trên đường sau bốn giờ sáng, thì bất kỳ lúc nào bạn cũng có thể bị taliban tấn công”.

Hoa Kỳ hiện đang bị một loạt các sức ép ngoại giao trong quá trình tăng cường sự hiện diện quân sự ở Trung Á. Một mặt họ không thể tùy  tiện sử dụng cái cớ “nhân quyền” như trước đây, trong trường hợp khác “các con đường sống còn” đối với quân đội  Hoa Kỳ tại Afghanistan có thể bị gián đoạn vào bất kỳ lúc nào. Mặt khác, Trung Á – đó là khu vực ảnh hưởng chiến lược của Nga. Việc mở rộng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Trung Á chỉ sẽ gây hiệu ứng gay gắt ở LB Nga. Còn Trung Quốc cũng sẽ nâng cao cảnh giác để bảo vệ an ninh tại “cánh phía tây”.-Kichbu-

 

Bài viết được Kichbu chuyển ngữ từ báo chính thống của Trung Quốc. Các bạn đọc tham khảo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter