Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Nhật Bản phát hiện tại đáy Thái Bình Dương các mỏ kim loại đất hiếm

Các khoáng chất ở đáy đại dương

Минералы на дне

Những người Nhật Bản đã phát hiện thấy các mỏ kim loại đất hiếm tại đáy biển Thái Bình Dương

Nguồn: vz.ru

Kichbu post on thứ hai, 04.7.2011

 Новость на Newsland: Крупные залежи редкоземельных металлов обнаружили японцы

Các nhà địa chất  Nhật Bản đã phát hiện tại đáy biển Thái Bình Dương các mỏ kim loại hiếm khổng lồ mà chúng được sử dụng trong các sản phẩm công nghệ cao. Khối lượng của chúng vượt gấp 1000 lần so với các mỏ kim loại hiếm tương tự trên đất liền. Thêm vào đó, theo lời các nhà khoa học, chúng có thể dễ dàng khai thác.

Các nhà bác học đại học Tokyo đã phát hiện ở đáy biển Thái Bình Dương các mỏ kim loại đất hiếm, có trữ lượng vượt 1000 lần các mỏ nguyên liệu này trên lục địa.

Chỉ 1 km2 mỏ kim loại đất hiếm có thể đảm bảo cho một phần năm nhu cầu sử dụng trong năm của toàn thế giới.

Mức độ tập trung của kim loại đất hiếm rất cao. Chỉ 1 km2 mỏ kim loại đất hiếm có thể đảm bảo cho một phần năm nhu cầu sử dụng trong năm của toàn thế giới, phó giáo sư đại học Tokyo Yasuhiro Kato thông báo.

Các nhà nghiên cứu phát hiện chúng tại khu đất bùn đáy biển ở độ sâu 3500 đến 6000 m, hãng Reuters đưa tin.

Các mỏ này nằm tại vùng lãnh hải quốc tế cách các đảo Hawaii về phía đông và tây, và phía đông Taiti, Yasuhiro Kato nói. Diện tích ước khỏang 11 triệu km2.

Theo đánh giá của ông, số lượng kim loại đất hiếm hiện nằm ở đáy Thái Bình Dương vào khoảng từ 80 đến 100 tỷ tấn. Thêm vào đó các trữ lượng thế giới kim loại như vậy Cục địa chất Hoa Kỳ ước 110 triệu tấn. Các nguồn đất hiếm hiện chủ yếu tập trug tại Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga và các nước khác của Liên Xô trước đây.

Mức độ của uran và topia tại các mỏ của Thái Bình Dương – các chất phóng xạ mà chúng thường là mối đe dọa an ninh sinh thái – chiếm một phần năm toàn bộ các nguồn dự trữ trên Trái đất.

Hiện nay sự thiếu hụt kim loại hiếm cần thiết sống còn đối với việc phát triển sản xuất trong lĩnh vực điện tử, từ thạch và pin công nghệ cao buộc phải phát triển các dự án khai thác chúng trong những năm gần đây. Trung Quốc  mà tỷ lệ cung cấp kim loại đất hiếm cho thế giới ciếm 97% đã xiết chặt các nguyên tắc buôn bán kim loại chiến lược và việc này đã gây đột biến tăng giá.

Theo các thông tin của bộ tài chính Nhật Bản, vào tháng năm giá bình quân mỗi tấn kim loại đất hiếm mà Trung Quốc xuất khẩu là 88,2 nghìn dollars. Để so sánh:  vào giai đoạn từ tháng một đến tháng tư giá bình quân mỗi tấn của kim loại đất hiếm của Trung Quốc là 65,6 nghìn dollars.

Nhật Bản, mà tỷ lệ của nó một phần ba nhu cầu của thế giới, đã tập trung các nguồn cung cấp kim loại đất hiếm như disprozie đang sử dụng trong các thạch từ.

Đáy biển Thái Bình Dương đặc biệt phong phú các kim loại nặng, ví dụ, gadolnia, lyutensie, terbie và disprozie. Chúng được sử dụng để sản xuất TV màn hình phẳng, các diod điện quang và ô tô hổn hợp. Chúng cũng có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực quốc phòng.

Tuy nhiên các kim loại đất hiếm cần khai thác từ đáy Thái Bình Dương. Để làm điều đó, theo lời các nhà khoa học, cần sử dụng a xít loãng. Yasuhiro Kato đoan chắc rằng đây là quá trình nhanh, và trong thời gian vài giờ có thể khai thác được 80-90% kim lạo đất hiếm. Tuy vậy, phó giáo sư đại học Tokyo không giải thích rõ khi nào sẽ bắt đầu khai thác các kim loại này.

Nhật Bản đang chuẩn bị xây dựng nhà máy chế biến kim loại đất hiếm tại Ấn Độ để tránh sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của Trung Quốc. Ngoài ra, Tokyo đã đạt được các thỏa thuận với công ty khia thác Lunas của Úc mà công ty này đang đảm bảo cho 30% nhu cầu của Nhật Bản về kim loại đất hiếm. Và Nhật Bản cũng đã ký được hợp đồng khai thác kim loại đất hiếm với chính phủ Việt Nam.

Đối với Nhật Bản khả năng phát hiện các nguồn khác của nguyên liệu này có ý nghĩa to lớn nếu tính đến vụ đụng độ mới đây với tàu đánh cá của Trung Quốc khi đó CHND Trung Hoa thực tế đã ngưng cung cấp các kim loại đất hiếm cho Nhật Bản, hãng RIA «Novosti» đưa tin.

Vào tháng chín 2010 các cuộc tranh cãi  Nhật-Trung về đảo Dyaoyuidao trở nên căng thẳng nghiêm trọng. Lúc đó các tàu bảo vệ ven biển của Nhật Bản đã bắt giữ tàu đánh cá của Trung Quốc với một thuyền trưởng và 14 thủy  thủ đoàn trên bong.-Kichbu-

Kichbu: Bài này lắm từ kỹ thuật quá. Các bạn đọc thông cảm và hiệu đính giúp..:)-

1 nhận xét:

Steps


Flag Counter