Những người sử dụng mạng xã hội chuẩn bị “im lặng” cùng với người dân Belorussia
Пользователи соцсетей готовятся "молчать" вместе с белорусами
Tác giả: Diana Makukyan
Nguồn: firstnews.ru và newsland.ru
Kichbu post on thứ năm, 14.07.2011
Trên các mạng xã hội ở Nga xuất hiện ngày càng nhiều các nhóm, mà những nhà tổ chức của chúng kêu gọi các cuộc chống đối và tiền hành các cuộc biểu tình “im lặng”, tương tự các cuộc biểu tình ở Belorussia. Các nhà xã hội học cho rằng những nhóm như vậy không chắc dẫn đến các cuộc biểu tình quy mô lớn, nhưng không loại trừ xảy ra xung đột cục bộ dưới sự ảnh hưởng của những người mới trở thành tuyên truyền viên.
Trong những ngày gần đây trên các mạng xã hội của Nga lập tức xuất hiện một số nhóm kêu gọi các cuộc chống đối, và tiến hành các cuộc biểu tình “im lặng”. Đồng thời những người tổ chức trù tính tiến hành các cuộc biểu tình vào ngày 13 hàng tháng như ở
Trong nhóm Rusflash trên Facebook có thông báo rằng các cuộc biểu tình sẽ được phối hợp tại Moscow, Sankt-Peterburg và Postov-na-Donu, cũng như ở các thành phố tích cực khác.
“Thời đại của những đổi thay đã đến”. Chúng ta, cũng như những người dân
Một nhóm tương tự xuất hiện trên mạng xã hội “Vkontact”. Những người tổ chức của cộng đồng này dự định bày cho những người Nga làm “cách mạng qua mạng xã hội”. Ý tưởng cơ bản của những người sáng lập nhóm này ở chỗ bày tỏ sự phản đối của mình với chính quyền thế nào đó để điều đó không bị mắc vào điều khoản về “các cuộc biểu tình và miting chưa được phê chuẩn”. Sau một vài ngày đã có gần 350 người tham gia vào nhóm. Các nhà đối lập chia sẻ với nhau các phương pháp tuyên truyền “an toàn”.
“Trên đường đến cửa hàng tôi nhìn thấy trên mặt đường tờ quảng cáo của câu lạc bộ-fines. Và đó chính là “phương pháp”! Chúng ta làm khuôn: “Đá đảo đảng của bọn gian lận và trộm cắp!”, - mang theo bandron nhỏ màu đỏ - và tiến lên”, - một thành viên nhóm đề xuất.
Theo lời của người lãnh đạo dự án Vladislav Dhtyryaev, mục đích của cộng đồng – đạt được sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân vào sinh hoạt chính trị của quốc gia. Ngoài ra, những cốt cán lên kế hoạch kêu gọi chính quyền thực hiện các cải cách dân chủ.
“Chúng tôi muốn chính phủ, cuối cùng, lắng nghe ý kiến của nhân dân mình. Chúng tôi không kêu gọi làm gì trái pháp luật, chúng tôi chẳng có gì để sợ cả”, - Vladislav Dhtyryaev trả lời Firstnews.
Tuy vậy, theo lời của các nhà tổ chức, hiện tại họ chưa xác định được cương lĩnh hành động.
Các chuyên gia được Firstnews phỏng vấn nói rằng các nhóm như vậy không chắc dẫn đến các cuộc biểu tình chống đối quy mô lớn.
“Ở Nga, cũng như bất kỳ đâu trong không gian hậu Xô Viết, ngay chính việc gợi nhớ lại từ “cách mạng” gây nên các liên tưởng không tốt đẹp ở các công dân. Thậm chí là người bất bình với tình hình của các vấn đề hiện nay, người Nga chưa sẵn sàng cho những hành động triệt để”, - nhà lãnh đạo của trung tâm nghiên cứu xã hội tổng hợp thuộc Viện xã hội học của Viện Hàn lâm khoa học Nga
Nhà xã hội học của “Trung tâm-Levada” Denis Volkov đồng tình rằng các nhóm như vậy chắc gì đưa đến các cuộc biểu tình của đông đảo quần chúng”. Ở Nga chỉ rất ít người sử dụng Internet, còn những người “ngồi” trên các mạng xã hội càng ít hơn, Volkov nhấn mạnh.
Hơn thế, theo ý kiến của chuyên gia, đa số người dân Nga cho đến hôm nay chưa sẵn sàng tham gia vào các cuộc biểu tình đông đảo. Tuy nhiên, nhà xã hội học cho rằng dưới sự ảnh hưởng của các nhóm chống đối như vậy các phong trào chống đối có thể xuất hiện ở các khu vực.
“Tại các khu vực riêng lẻ, tình hình có thể dần dần mất khả năng kiểm soát như chúng ta đã thấy tại
Nhà xã hội học Andrei Usanov nói rằng các nhà tuyên truyền viên mới sẽ thất bại và gắn điều này với sự thiếu vắng ở họ một chương trình sáng tạo. Nhưng theo lời chuyên gia, các yêu cầu của những nhà cách mạng-internet là trừu tượng, và chỉ bằng những lời kêu gọi giải quyết các vấn đề cụ thể chung cho tất cả mọi người mới buộc được những người Nga xuống đường.
“Những hành động của các cốt cán tôi có thể khái quát như ý định kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh với chế độ nói chung. Nhưng điều đó không có quan hệ nào liên quan đến các nhu cầu và những vấn đề trực tiếp của quần chúng nhân dân”, - chuyên gia chia sẻ với Firstnews.
Theo lời Andrei Usanov, các cốt cán không có lời kêu gọi sáng tạo và định hướng nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể - không có điều mà họ có thể làm nhân dân quan tâm thực sự.
Đồng thời, như trước đó Firstnews đã viết, các nhà xã hội học phát hiện ra rằng tinh thần phản kháng trong những người dân Nga đang tăng. Thêm vào đó nhiều người thừa nhận rằng cá nhân họ sẵn sàng tham gia vào các cuộc biểu tình và miting.
Im lặng – dấu hiệu của sự bất đồng.
Đã tuần nay những người trẻ tuổi của
Bây giờ đừng gọi nhau đi biểu tình, mà gọi đi "im lặng"...:)
Trả lờiXóa