Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011

Fidel Castro: lịch sử sẽ minh oan cho tôi

Fidel Castro: lịch sử sẽ minh oan cho tôi

Фидель Кастро: история меня оправдает

Tác giả: Nhicolai Leonov

Nguồnstoletie.ru

 

Новость на Newsland: Фидель Кастро: история меня оправдает

Trước chiến thắng của cách mạng Cuba, đa số giới tinh hoa cầm quyền của Hoa Kỳ, và thậm chí tại Cuba, đã xuất phát sự tất yếu sáp nhập hòn đảo này vào Mỹ. Sự tin tưởng này thậm chí có tên gọi “số phận hiển nhiên”. Và chính bản thân Cuba được đặt tên “thành quả chín muồi”, mà nó sớm hay muộn sẽ trở thành ngôi sao tiếp theo trên lá cờ của Mỹ.

Tất cả mọi việc diễn ra hưoowsng tới điều này. Nền kinh tế Mỹ dần dần cuốn hút vào mình toàn bộ cấu trúc sản xuất của Cuba, yanki đã biến hòn đảo thành ngành công nghiệp khổng lồ vui chơi giải trí mà về mặt chính thức nó bị cấm tại đất nước của mình. Các sòng bạc, nạn mại dâm, narcotin và nói chung tất cả những gì muốn sao cũng được. Tính độc đáo dân tộc của Cuba đã bị không tránh khỏi diệt vong…


Trong 85 năm cuộc đời mình,  Fidel Castro đã cống hiến gần 60 năm cho sự đấu tranh dũng cảm và ác liệt đối với số phận như thế của đất nước, và, trái với tất cả  những lập luận chán ngắt, bất chấp những dự báo bất tận về sự thất bại chóng vách của cách mạng Cuba, ông đã giành được chiến thắng.

Lịch sử cách mạng Cuba – bản sao của thần thoại trong kinh thánh về chiến thắng của chàng trai David trước Goliaf. Vai trò của Fidel trong thiên anh hùng ca này thực sự vĩ đại.
 

Ông đã đúng là làm nên cuộc cách mạng từ cái chẵng có gì, dẫn dắt nhân dân Cuba vượt qua những khó khăn và thử thách không thể hình dung nổi. Ông  cho đến bây giờ là người có uy tín tuyệt đối không chỉ ở tổ quốc của mình mà còn trên toàn thế giới, mặc dù từ năm 2006, sau 48 năm liên tục lãnh đạo cách mạng Cuba, “tổng tư lệnh” đã từ bỏ các công việc và chỉ hoạt động với tư cách “guru” theo kiểu của mình. Vậy bí quyết của cuộc đời hoạt động chính trị của ông thành công đến mức ấy ở chỗ nào?

Ông được thiên phú cho sức mạnh của ý chí phi thường và lòng dũng cảm cá nhân vô bờ bến. Nhờ những phẩm chất này ông như cơn bão nhiệt đới đã lao vào đời sống chính trị của Cuba vào năm 1951 khi thủ hạ của Mỹ, đại tá Fulhensio Batista tiến hành đảo chính nhà nước và xác lập chế độ độc tài quân sự. Luật sư trẻ mới hành nghề Fidel Castro lúc bấy giờ đã công khai gửi đến Tòa án Tối cao của đất nước văn kiện trong đó cáo buộc nhà độc tài vi phạm Hiến pháp  và các đạo luật của đất nước, vì điều đó ông bị đưa ra tòa và bị kết án tổng cộng hơn 100 năm tù giam. Batista đã không  hề chau mày, từ những lời cáo buộc ông chỉ vẫy tay như tránh muỗi hay quấy rầy. Và thật vô ích!

Hiểu rằng bằng con đường hòa bình Cuba sẽ không tiến lên con đường phát triển dân chủ, Fidel quyết tâm bắt đầu chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Thể hiện mình như nhà tổ chức lỗi lạc và bậc thầy  phương pháp hoạt động bí mật, ngày 26 tháng bảy năm 1953 với đội quan 130 người ông đã tổ chức tấn công táo bạo pháo đài-trại lính Moncada ở thành phố Santyago-de-Cuba. Sự thất bại của cuộc tấn công và bắt bớ cùng tù ngục tiếp theo sau đó chỉ củng cố thêm quyết tâm của Fidel tiếp tục cuộc đấu tranh. Trong bài phát biểu của mình “Lịch sử sẽ minh oan cho tôi”, mà ông đọc tại phiên tòa, Fidel đã trình bày quan điểm chính trị xã hội của cuộc cách mạng. Cuộc tấn công pháo đài Moncada và phát biểu của ông tại phiên tòa đã làm ông trở thành nhà lãnh đạo của toàn thể dân tộc. Ông trở thành người chinh phục các khối óc và trái tim của những người dân Cuba, do áp lực của dư luận xã hội. F. Batista đã buộc trả tự do cho Fidel. Ngay sau đó Castro đã đến Mexico, tại đó ông bắt đầu chuẩn bị cuộc viễn chinh vũ trang vào Cuba. Ở đó ông đã làm quen với Che Gevara và luôn luôn cuốn hút Che theo các kế hoạch của mình.

Fidel đã công khai tuyên bố rằng trước cuối năm 1956 chắc chắn cùng đội quân của mình đổ bộ lên đất Cuba và bắt đầu chiến tranh cách mạng.

Đồng thời, cũng như một thủ lĩnh chính trị có kinh nghiệm, ông vạch trần toàn bộ đám đông của các nhà hoạt động và các nhóm đối lập giả hiệu, những người mô phỏng cuộc đấu tranh với chế độ độc tài để giải quyết những nhiệm vụ vị kỷ của mình.

Ngày 2 tháng mười hai 1956 từ con tàu “Granma” đoàn viển chinh của Fidel trong thành phần với 82 người đã đổ bộ lên bờ biển dưới chân núi Serry-Maestra. Ngày này bây giờ được xem là Ngày của các lực lượng vũ trang cách mạng. Sự trùng hợp của hoàn cảnh tiện định đã dẫn đến chỗ chỉ sau ba ngày đội quân đã bị binh lính Batista bao vây, bị đập tan và tan rã. Đó là thất bại đầu tiên và cũng là cuối cùng của các lực lượng vũ trang cách mạng. Fidel, em trai của ông Raul, Che Gevara và gần một chục đồng chí đã thoát được vòng vây. Họ là hạt nhân của quân đội cách mạng tương lai. Fidel sáng lên với niềm tin vào thắng lợi cuối cùng, mặc dù  các bạn bè nghi ngờ sự tương hợp của đánh giá như thế. Fidel không bao giờ thừa nhận thất bại, ông luôn luôn xa lạ với sự buồn chán và chủ nghĩa bi quan.

Trong các trận đánh ở Serra-Maestra ông luôn là người đi đầu trong đội quân đầu tiên tấn công của du kích. Vấn đề còn đi đến chỗ rằng các chỉ huy của các phân đội đã gửi đến ông bức thư tập thể trong đó đề nghị nhà lãnh đạo chính trị tránh tham gia vào các hoạt động tác quân sự. Buộc phải đồng ý. Vũ khí chính trị trong tay Fidel hoạt động hiệu quả hơn là một người lính. Các tù binh của quân đội Batista luôn được thả về nhà, sau khi họ đã hứa sẽ không tham gia chống nhân dân của mình. Fidel thích sử dụng các nhà nhà báo Mỹ ham ấn tượng mạnh để phổ biến đặc tính và chương trình chiến tranh cách mạng. Trong bộ tham mưu của đội quân du kích có đài phát thanh và các chương trình của nó đã phá vỡ các chỗ dựa của chế độ độc tài.

Từ ngày 1 tháng một năm 1959 – ngày chiến thắng – điều khó khăn nhất bắt đầu: biến chương trình của cách mạng đi vào cuộc sống. Cuộc cải cách nông nghiệp triệt để - thủ tiêu các điền trang lớn – đã dẫn đến một bộ phận đáng kể tầng lớp tư sản tự do từng gắn bó với cách mạng xa rời Fidel. Các công ty của Mỹ mất nhiều hơn tất cả, sự đối đầu của Havna với Washington bắt đầu và kéo dài cho đến nay. Việc các chủ sở hữu các nhà máy lọc dầu của Mỹ trên đất Cuba từ chối chế biến dầu của Liên Xô đã dẫn đến quốc hữu hóa các nhà máy này. Càng về sau – càng nhiều hơn. Fidel đã đáp trả một cách quyết liệt và không thương tiếc mỗi công kích của Hoa Kỳ chống cách mạng Cuba. Điều này trở thành nguyên tắc sống còn của ông. Hoa Kỳ đã chuẩn bị và đưa lính đánh thuê can thiệp lên Playa-Hiron – còn Fidel tuyên bố đặc tính của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đỉnh điểm của sự căng thẳng là cuộc khủng hỏang Caribe vào năm 1962, khi Liên Xô đã bố trí các tên lửa tầm trung trên lãnh thổ Cuba, suýt nữa đụng đầu trực tiếp với bộ máy quân sự của Hoa Kỳ. N. S. Khrusev và J. Kennedi đã tìm được phương án thỏa hiệp, nhưng Fidel ngay cả lúc bấy giờ, trong tình hình ngàn cân treo sợi tóc vẫn kiên trì bảo vệ các đòi hỏi tối đa xuất phát từ chủ quyền toàn vẹn quốc gia của Cuba. Ông không cho phép bất kỳ các cuộc giám sát nào trên lãnh thổ Cuba và cho rằng để tự bảo vệ đất nước ông có quyền đầy đủ lựa chọn cho mình các đồng minh và các phương tiện phòng thủ.

Tính nguyên tắc và sự  ngay thẳng của Fidel  đã chiến thắng. Tác giả của những dòng chữ này từng là phiên dịch viên trong chuyến đi thăm đầu tiên của “tổng tư lệnh” đến Liên Xô mùa xuân năm 1963. Tại sân bay ở Leningrad, Fidel dường như vô tình hỏi bé gái sáu tuổi tặng hoa cho ông rằng ông có thể tìm bé ở đâu. Cô bé đáp rằng ở nhà trẻ. Ngày hôm sau, Fidel ngõ ý muốn đi thăm nhà trẻ này và gặp gỡ với cô bé. Các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước đã luống cuống và đề nghị thời gian để tổ chức chuyến đi thăm này. Cuối cùng, ngày đó đã đến, Fidel đã đến nhà trẻ, nhưng trả lời câu hỏi của ông giường của bé ở đâu, cô bé đáp rằng hiện tại  cô bé không biết, bởi vì rằng cô bé mới đến đây đúng vào ngày hôm nay. Cảnh tượng xứng đáng với hồi cuối cùng của vỡ “Viên thanh tra”. Sau đó Fidel chú ý rằng một số đường phố đoàn xe đi qua đã bị che phủ bởi những tấm ván gỗ. Họ trả lời ông: công trình xây dựng tàu điện ngầm, nhưng để thuận lợi cho Fidel một vài ngày sau các công việc phải dừng lại và các đường hầm được che đậy.

Cuối cùng, Fidel đề nghị tổ chức bữa tiệc chia tay trong phạm vi hẹp nhất của các các nhà lãnh đạo thành phố Leningrad. Tại đó ông đã phát biểu và tất cả mọi người tái mặt vì những lời nói của ông.

Ông đã chua chát quở trách các chủ nhà ở chỗ rằng họ, nói một cách thô thiển, đã lừa dối. “Chúng tôi yêu mến Leningrad, hiểu những nỗi đau của thành phố trong thời gian chiến tranh, còn các bạn e ngại chỉ cho tôi thấy nhà trẻ, mà nơi đó có cô bé, và đã đưa cô bé đến một nhà trẻ “điển hình”, - ông nói. – Các bạn đã dừng công trình xây dựng tàu điện ngầm để dọn đường cho chuyến đi của tôi khắp thành phố. Các bạn cũng cấm những vận động viên giọng oang oang và trẻ chơi môn bơi thuyền cách không xa dinh thự dành cho tôi… Không nên đón tiếp một nhà cách mạng như một  hoàng đế Ai Rập hay như một nabob phương Đông nào đó khác. Tôi xin lỗi vì bộc trực, nhưng tôi nói điều này như người bạn nói với những người bạn”.

Những hành vi của Fidel không ghi vào khuôn khổ thông thường các hành động của các chính khách bình thường.

Khi những người Mỹ “ gây cho” ban lãnh đạo đất nước những tiếng la thất thanh về điều rằng Cuba không cho phép những người mong muốn xuất cảnh sang Hoa Kỳ, Fidel vào năm 1980 đã công khai nói rằng tất cả những người mong muốn rời bỏ hòn đảo có thể sử dụng cảng Mariel; từ đó,về phía mình, sẽ có những con tàu từ Mỹ đến đón những người di cư.

Bởi Hoa Kỳ thường khẳng định rằng tại Cuba trong các nhà tù và các bệnh viện tâm thần có các đối thủ chính trị của Castro, thì tất cả “các chiến sỹ đấu tranh vì tự do” từ hòn đảo này có thể được đưa đến Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ tổng cộng có 125 nghìn người Cuba, sau đó Hoa Kỳ đơn phương đóng cửa lối vào đối với những người nhập cư. Nhưng Fidel đã buộc Washington ký hiệp định về cấp visa hàng năm cho 20 nghìn người mong muốn vào Hoa Kỳ - để chấm dứt sự tư biện đề tài tự do di cư.

Cuối thế kỷ trước, trong thời gian đen tối nhất đối với Cuba, những người di cư đã định cư tại Maiama, thường xuyên tiến hành hoạt động lật đổ chống Cuba, nhờ các quan chức Mỹ đã mua được một số máy bay hạng nhẹ và tiến hành các chuyến bay có hệ thống trên bầu trời Havna và rãi các truyền đơn chống chính phủ. Các nhà lãnh đạo Cuba đã nhiều lần cảnh báo bộ ngoại giao Hoa Kỳ về sự không chấp nhận được những hành động như vậy, ngoài những điều khác, nguy hiểm đối với giao lưu hàng không quốc tế. Washington im lặng như cá ướp lạnh.

Với sự chịu đựng xuất sắc của mình, Fidel đã ra lệnh bắn hạ những kẻ vi phạm. Máy bay MiG-29 đã thực hiện nhiệm vụ. Những cơn thần kinh ở Hoa Kỳ đã “cao hơn cả nóc nhà”, nhưng những chuyến bay gây hấn đã chấm dứt. Ở Mỹ không hiểu ngôn ngữ khác.

Fidel rất quan tâm đạo đức hành vi chính trị. Biết rằng ông đã cư xử rất độ lượng với những lính đánh thuê trong lực lượng xâm lược đổ bộ lên Plaia-Hiron bị bắt làm tù binh. Theo luật pháp quốc tế họ là những hải tặc. Chúng không đại diện cho quốc gia nào, thậm chí trên lá cờ của mình chúng công khai vẻ hình đầu lâu và khúc xương bắt chéo. Vì cướp bóc,  chúng đã bị treo cổ hay bị lao động khổ sai. Nhưng Fidel đã đồng ý trao chúng trở lại Hoa Kỳ  với giá 30 triệu dollars và số tiền này được chuyển mua thuốc men và các hàng hóa cần thiết khác. Fidel đã trả tự do cho những đối thủ chính trị hung bạo nhất của mình, những người dùng vũ khí chống cách mạng và cho phép họ rời Cuba, nhưng phải hết thời gian giam tù do tòa quyết định. Một số người trong số đó thậm chí đã gặp gỡ Fidel trước khi ra đi và hối hận về những tội ác của mình. Không sử dụng bất kỳ biện pháp nào để ngăn chặn việc xuất cảnh đối với em gái của Fidel Huan và con gái Alina ngoài giá thú mà những người này không che giấu  thái độ thù địch của mình đối với cách mạng Cuba và với chính cá nhân Fidel. Trong khi đó Fidel không khoan nhựơng và có thái độ gay gắt đối với những cộng sự của mình, những người bằng các hành động của mình đe dọa an ninh của cách mạng Cuba.

Vào năm 1989 xuất hiện “Vụ án № 1”, khi trên ghế bị cáo là một số tướng lĩnh cao cấp của Bộ Nội vụ và Bộ các lực lượng vũ trang cách mạng. Họ hóa ra liên quan các vụ buôn bán ma túy và lạm dụng chức quyền.

Fidel đã đưa các bằng chứng tội phạm cho tòa với tư cách là người làm chứng. Ông quan tâm đến mối hiểm nguy to lớn mà nó gây ra cho Cuba bởi hoạt động của các bị cáo: Hoa Kỳ có thể có những biện minh để áp dụng các biện pháp khốc liệt chống Cuba.

Sự dũng cảm của cá nhân luôn luôn là đặc tính nổi bất của Fidel Castro, ngay tại trung tâm Havna, tại phố bờ sông bắt đầu những vụ hỗn loạn đường phố đe dọa  biến thành cuộc bạo loạn. Các nhóm thanh niên bùng phát dưới cái cớ rằng họ không được cấp visa vào Hoa Kỳ đã bắt đầu đập phá các cửa hiệu, lật đổ các xe ô tô. Khi Fidel được nghe báo cáo về các vụ hỗn loạn, việc đầu tiên ông đã làm, đó là ra mệnh lệnh cho cảnh sát trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được dùng vũ khí. Sau đó với hai người trợ lý ông lập tức đi trên xe dzip đến ngay nơi xảy ra các sự  cố. Việc xuất hiện của Fidel đã gây ấn tượng mạnh đối với những người tham gia các vụ hỗn loạn. Đồng thời những người công nhân xây dựng khách sạn được vũ trang bằng các thanh sắt vội vã lao đến. Điều đó cũng đủ để những người bạo loạn tháo chạy.

Fidel có thể ra những quyết định chiến lược trong những năm khó khăn suy sụp, và sau đó cả sự sụp đổ của Liên Xô là đất nước một thời từng bảo trợ chính của Cuba trong những năm 60-70s. Liên Xô là nước đề xướng thành lập ngành mới đối với đất nước – công nghệ sinh học, và ngành này đã đảm bảo cho đất nước những loại thuốc đặc biệt, tạo cơ sơ để xuất khẩu dược phẩm. Liên Xô là cội nguồn của  ngành công nghiệp du lịch mới mà nó hiện nay đã trở thành khoản thu nhập cơ bản của các nguồn dự trữ ngoại tệ của Cuba. Hiện nay hàng năm có đến 2,5 triệu khách du lịch nước ngoài đến quốc đảo nghỉ dưỡng. Việc chấm dứt cung cấp dầu mỏ của Liên Xô đã đẩy những người Cuba tích cực tìm kiếm các mỏ  hydro cacsbon, và bây giờ đất nước đang khai thác gần 4 triệu tấn dầu đủ để đảm bảo hoạt động của các nhà máy điện.

Vào năm 1980 một đoàn các ủy viên bộ Chính trị Ủy ban trung ương Đảng cộng sản Liên Xô  đã tuyên bố với Fidel Castro rằng Liên Xô sẽ không bao giờ trong bất kỳ hoàn cảnh nào tham chiến vì Cuba, Fidel đã soạn học thuyết cuộc chiến tranh toàn dân tộc, trong đó khi cần thiết, toàn thể nhân dân của đất nước sẽ trở thành quân đội.

Không hy vọng vào chiến thắng đối với một kẻ thù hùng mạnh có thể, những người dân Cuba sẵn sàng gây “tổn thất không thể dung thứ được” cho nó. Khẩu hiệu “Tổ quốc hay là chết!” – đó không phải là những từ ngữ sáo rỗng, mà là bản chất của thế giới quan của dân tộc. Quyết tâm này ngăn cảnkẻ  xâm lược tiềm năng một cách tốt nhất.

Dĩ nhiên, không phải tất cả đã diễn ra tốt đẹp trong cuộc sống, thậm chí ở chính trị gia kiệt xuất như thế, như Fidel Castro. Ông cảm thấy nỗi đau của những thất bại. Có lẽ, thất vọng đầu tiên là thất bại của những ý đồ muốn lặp lại kinh nghiệm anh dũng và lãng mạn của cách mạng Cuba ở các nước Mỹ Latin. Sự kiện nổi tiếng và bi thảm nhất của thời kỳ đó – chiến dịch của Che Gevara, người hy sinh tại Bolovia vào năm 1967. Trong những năm 1970s, Fidel đã đưa ra mục đích: đưa sản xuất đường tại Cuba đến 10 triệu tấn năm. Tất cả mọi việc đều bị chi phối bởi nhiệm vụ này. Nhưng sự cố gắng chưa từng có của các lực lượng đã không mạng lại kết quả mong đợi. Mục đích hóa ra không thể đạt được vì những khả năng có hạn của nền nông nghiệp để sản xuất nguyên liệu. Fidel đã công khai thừa nhận thất bại và thậm chí còn phát biểu sẵn sàng từ chức.

Fidel còn có thêm nỗi khổ khác về nhiệm vụ đầy tham vọng mà nó không thực hiện được. Theo sáng kiến của ông vào những năm 1970s, các trường phổ thông ở các vùng nông thôn bắt đầu được xây dựng ồ ạ khắp cả nước. Theo ý tưởng, các học sinh cần được sống tại các trường học này ở ngoại vi các thành phố và làng xóm, trong những điều kiện vô trùng, không bị ảnh hưởng bởi tàn dư xấu xa của các thế hệ trước đó. Học sinh học tập, chơi thể thao, lao động trên những cánh đồng trong thời gian rảnh rỗi. Trong lý thuyết điều này gọi là “xây dựng chủ nghĩa xã hội song hành (ở trong nước) và chủ nghĩa cộng sản (trong các trường học ở nông thôn)”. Kinh nghiệm hoạt động của hàng trăm trường học như thế đã làm Fidel thấy rằng đó là biện pháp rất tốn kém, còn các kết quả  rất có vấn đề, bởi vậy dần dần chương trình xây dựng các trường học nông thôn bị bãi bỏ

Fidel đã bỏ rất nhiều sức và lao động vào dự án xây dựng ngành chế biến sữa. Các giống mẫu tốt nhất của gia súc đã được mua, hoạt động giao phối các giống bò cái địa phương với những giống cho “sữa” tốt nhất của đất nước được tiến hành. Các chuyên gia Cuba đã tìm kiếm khắp thế giới các loại cỏ cho gia súc ăn có thể sống được khi hạn hán. Các chuồng bò được xây dựng, các nguồn giếng nước được khoan. Thành công không nhỏ, mỗi đứa trẻ Cuba dưới bảy tuổi được uống mỗi ngày một lít sữa – thành tự chưa thấy đối với một đất nước đang phát triển. Đấu tranh chống khí hậu nhiệt đới hóa ra là nhiệm vụ khó khăn, thêm vào đó dự án đã bị chặt khúc vào ngay khi nó đạt thành công. Sau khi mà Liên Xô vào thời kỳ  “perestroika” của Gorbachev đã chấm dứt cung cấp thức ăn hỗ hợp cho Cuba.

Tất cả những điều nói trên – chỉ là các phân đoạn cuộc sống và cuộc đấu tranh của Fidel. Từ đó hình thành nhân cách của nhà hoạt động chính trị vĩ đại nhất. Của nhà cách mạng, mà đối với ông là chỉ có một sự lựa chọn: “Tổ quốc hay là chết!”.

Kichbu chuyển ngữ và chưa được biên tập.

Nhờ các bạn hiệu đính giúp..:)

14 nhận xét:

  1. đọc được 7 dòng thì buộc phải dừng, chỉ bik nhờ ơn Fidel, dân Cuba hiện trạng nghèo nàn, đói khổ ... kaka

    Trả lờiXóa
  2. Dù sao thì Phidel cũng là con người của một thời đại vĩ đại. Vĩ đại hơn khi kiên trì rồi ông cũng phải thừa nhận mô hình của ông không còn vận hành được đẻ chuyển hướng. Chung ta , các nhà lãnh đạo không làm nổi chuyện ấy. không? Thời đại tạo ra ông và đén khúc nào nó lại từ chối ông khi ông nhìn nhận chậm, chuyển hướn chậm, nhưng tư cách Phidden vẫn là tư cách của con người phi phàm mà không dễ hiểu nổi nếu không tìm hiểu kĩ.

    Trả lờiXóa
  3. Ông phi phàm tới nỗi chính vợ ông, con gái ông cũng phải từ bỏ ông mà chạy sang Mỹ. May mắn cho vợ và con ông là có một con đường để chạy sang đó, còn rát nhiêu gnười dân Cu Ba không thể có con đường nào tháo chạy khỏi đất nước vĩ đại của Phiden được. Ông nhà một nhà cách mạng vĩ đại, rất vĩ đại, lịch sử sẽ ghi tên tuổi ông mãi mãi ...

    Trả lờiXóa
  4. Một ông Nga ca ngợi bạn. Tuy nhiên Cuba sẽ sớm thoát khỏi đói nghèo nhờ sự mở cửa từ bây giờ và trình độ dân trí cao.

    Trả lờiXóa
  5. vẫn chỉ là cách nhìn từ 1 phía, phiến diện...

    Trả lờiXóa
  6. Chỉ một câu thôi: "TỔ QUỐC HAY LÀ CHẾT!" cũng có thể nghiêng mình trước Fidel..:)

    Trả lờiXóa
  7. Nếu Cu ba nhập vào Mỹ là một bang của Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ, thì dân Cu ba thế nào? Chắc chắn người dân Cu Ba sẽ không có gì để tự hào .... Và nhất là không phải tháo chạy ừ Cu ban sang Mỹ bằng con đường vượt biên chui lủi .... Chính trị chỉ là tương đối thôi Kicbu. Chả có nền chính trị nào tuyệt đối hết. FTT thật ảo tưởng và mơ hồ về chính trị phải khong ta??

    Trả lờiXóa
  8. Hồi Kichbu còn nhỏ, đọc Nhật ký Bolovia của Che Gevara, Kichbu khâm phục Che..

    Trả lờiXóa
  9. Cái câu ngu nhất" Cuba sẽ trở thành 1 bang của Mỹ" câu này của tay tổ casto đi ghạt người dân ngu thôi. Giống như ở thế kỷ trước người ta bảo Nhật Bản, Hàn Quốc,Singapore ,Tháilan là tay sai,là chó ,thuộc địa của Mỹ nhưng đến bây giờ câu chuyện này vẫn chưa thành hiện thực. Các nước ấy là tay sai,thuộc địa là tiền đồn ấy mà nó có tiền viện trợ cho...........các nước ấy vẫn độc lập giàu mạnh không thằng nào dám hiếp đáp kể cả Mỹ, có những việc tế nhị ,chính quyền các nước ấy nhân nhượng với Mỹ thì dân chúng biểu tình và chính quyền các nước ấy bị thây thế bằng chính quyền khác bằng lá phiếu. Nó là tay sai mà dân chúng nó dám biểu tình chống Mỹ? còn trước kia đông Âu là anh em vời LX thế mà dân chúng biểu tình thì LX đem xe tăng giải tán. Có thấy thằng Mỹ có chiếm đất nước nào làm thuộc địa không ? còn thằng LX thì sao ? nó đi tời đâu là đói khổ đến đó. Không biết kichbu ,người học ở LX về chăng ? LX nổi tiếng với câu nói : đưa 1 con bò sang LX sau vài năm sẽ nhân được 1 Phá Tiến Sãi( mặc dù không phải là tất cả nhưng trường họp này thì có quá nhiều)

    Trả lờiXóa
  10. Có nghe câu này: "LX nổi tiếng với câu nói : đưa 1 con bò sang LX sau vài năm sẽ nhân được 1 PTS"...:)

    Trả lờiXóa
  11. Khoằm có nghe câu chuyện đút xúc xích vào và sau đó vài tháng ra 1 con bò.

    Trả lờiXóa
  12. Tặng rượu Lúa Mới và mấy cái mành mành...
    Và phải nhớ đầy đủ các ngày sinh nhật của GS, vợ con cháu GS...
    Túm lại, phải luôn tìm được cớ, như Chào mừng GS, hôm nay dân số nước Ngài đã gần 1 tỷ người..:)

    Nói vui thế thôi, nhiều người tốt nghiệp nghiên cứu sinh ở LX, Nga rất giỏi đấy. Chỉ mỗi tội về VN và thui luôn..:(

    Trả lờiXóa
  13. Cuba, TQ, bắc Triều tiên và VN là nhưng thiên đường XHCN trên hạ giới này. Người dân thì đói, khát, ốm đau, mất nhân tính và sống như nô lệ, còn giới lãnh đạo thì làm theo năng lực (hoàn toàn bằng không), hưởng thụ theo nhu cầu (vô hạn) và sống như chủ nô. Đây là sự ưu việt của CNCS và nhân loại đã phải trả khoảng 100 triệu sinh mạng cho cái giá thử đi tìm 1 1 mô hình xã hội tốt đẹp hơn này. Karl Marx và Friedrich Engels nếu còn sống sẽ suy nghĩ gì về thành công to lớn này của học thuyết của họ?

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter