Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Chiến tranh Mỹ-Trung sẽ bắt đầu từ biển?

Chiến tranh Mỹ-Trung sẽ bắt đầu từ biển?

Китайско-американская война начнется с моря?

10.08.2011

Tác giả: Sergei Balmasov

 

Nguồn: Pravda.ru

Kichbu post on thứ sáu, 12.08.2011

Trung Quốc tiếp tục nhanh chóng tăng cường  sức mạnh quân sự của mình. Ngày 10 tháng tám, tàu sân bay đầu tiên “Shi lan” của Trung Quốc đã đưa vào hoạt động. Và đây không chỉ là sự khởi đầu chương trình tham vọng của Trung Quốc phát triển nhanh Hải quân của mình. Các tàu sân bay của đất nước Thiên tử có thể nhằm chống lại ai?

Quá trình tăng cường quân sự của Trung Quốc trên biển cần được xem xét trong văn cảnh nói chung với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, ngay từ năm 2008 Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ về quy mô các chi phí quốc phòng.

Hiện nay Hải quân Trung Quốc cũng được xem là thứ hai về sức mạnh sau Mỹ. Cho đến nay vẫn cho rằng hiện thời nó rõ ràng không có khả năng thắng Mỹ trong cuộc đụng độ toàn cầu. Chính như đã biết, các chỉ số định lượng không phải là sự đảm bảo cho thắng lợi. Hơn thế rằng một phần đáng kể các tàu chiến của Trung Quốc đã lạc hậu và cần, nếu không thay thế, phải được hiện đại hóa thực sự.

Nói chung khi Hoa Kỳ chỉ có 11 tàu sân bay tấn công nguyên tử và còn một chiếc chuẩn bị hạ thủy thì Trung Quốc chưa có các tàu sân bay của riêng mình. Các quan hệ Trung-Mỹ đã trở nên căng thẳng ngay từ cuối những năm 1980s vào thời kỳ Liên bang Xô Viết sụp đổ.

Vào những năm “chiến tranh lạnh”, đối thủ chủ yếu của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương là Liên Xô, bây giờ thay vào vị trí của nó là Trung Quốc. Nhưng lúc bấy giờ ban lãnh đạo cộng sản Trung Quốc mơ ước rằng đất nước Thiên tử sẽ thay thế “những kẻ theo chủ nghiã xét lại Liên Xô”. Và có ý rằng nói đến không chỉ sự tăng lên tỷ phần của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới, mà còn trong chính trị quốc tế. Để củng cố những khát vọng của Trung Quốc, cần có những vũ khí hiện đại, và Hải quân chiếm vị trí đặc biệt trong các lực lượng vũ trang. Sự hiện diện của nó trong biên chế của các hạm tàu sân bay tấn công có khả năng giải quyết các nhiệm vụ bảo vệ các lợi ích chiến lược của mình ở các vùng biển xa bờ là dấu hiệu cấu thành của một siêu cường.

Ngay từ năm 2000 các nhà phân tích của Pentagon đã soạn thảo các tài liệu dưới tên gọi “Châu Á-2035”, trong đó đã xem xét năm kịch bản xung đột vũ trang của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ, vào thời điểm này đất nước Thiên tử có thể thách thức Mỹ, bởi vì tiềm năng kinh tế-quân sự  của CHND Trung Hoa cần phải vượt sức mạnh của Hoa Kỳ.

Những động thái chuẩn bị của Trung Quốc đã được nhận biết ở Hoa Kỳ. Vào năm 2008 trong báo cáo của Pentagon cho Quốc hội nói thẳng rằng CHND Trung Hoa đang tăng cường sức mạnh quân sự và chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh có thể xảy ra với Hoa Kỳ vì vấn đề Đài Loan.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, “nếu Hoa Kỳ buộc phải bảo vệ Đài Loan, thì Trung Quốc tập trung tất cả các phương tiện cần thiết để gây tổn thất lớn cho phía đối kháng”.

Như giới quân sự Mỹ nhấn mạnh, Pekin bắt đầu thực hiện chính sách hiện đại hóa  cấp tốc và tăng cường Hải quân sau khi đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrad bị ném bom vào năm 1999.

Vả lại, ngoài “vấn đề Đài Loan”, ở Trung Quốc có cả những vấn đề khác, không kếm phần gay go hơn. Trong số những vấn đề đó – sự tranh cãi vì các đảo Senkaku (Dyaoyudao), với Việt Nam vì quần đảo Parasel (Hoàng Sa-Kichbu) và, cuối cùng, cuộc chiến vì quần đảo quan trọng về mặt chiến lược Spratly (Trường Sa) với  một số cường quốc Đông-Nam Á. Và có ý rằng đứng sau các đối thủ của Trung Quốc là Hoa Kỳ.

Ngay cả sự chuyển biến của những xích mích nhỏ của lính hải quân Trung Quốc và Mỹ cũng nói lên sự leo thang căng thẳng bên bờ biển của đất nước Thiên tử. Chẳng hạn, vào năm 1996 đã quan sát thấy sự đối đầu tương đối gay gắt của tàu hàng không của Mỹ và Hải quân Trung Quốc sát bờ biển Đài Loan.

Các chuyên gia quân sự quốc tế công nhận rằng điều này xuýt nữa gây nên sự đụng độ nghiêm trọng giữa hai cường quốc. Theo các tài liệu của Mỹ, binh lính hải quân của Hoa Kỳ lúc bấy giờ đã kịp thời ngăn chặn sự xâm nhập của các tàu chiến Trung Quốc vào sát bờ biển Đài Loan, để làm điều đó buộc phải thực hiện một số loạt bắn tên lửa cảnh báo.

Còn 10 năm sau, vào tháng mười năm 2006, sự cố xảy ra cạnh đảo Okinawa của Nhật Bản đã gây nên nhiều ồn ào. Lúc bấy giờ tàu chiến “Song” của Trung Quốc mà nó nằm ngoài tầm bảo vệ của các tàu chiến đã bùng nổ trong khoảng cách của cuộc tấn công ngư lôi từ tàu sân bay tiến công “Kitti”, hoàn toàn bất ngời đối với người Mỹ. Trong điều kiện tác chiến điều này có nghĩa rằng tàu sân bay của Mỹ đã bị tiêu diệt.

Tình hình này về mặt trực quan cho thấy sự phát triển khả năng chiến đấu của Hải quân Trung Quốc. Trước khi điều này xảy ra, người ta cho rằng các tàu ngầm của Trung Quốc rất ồn để các hệ thống âm học của Mỹ phát hiện được. Nhưng bây giờ người Mỹ buộc phải xem lại các đánh giá của mình.

Một năm sau, vào tháng mười một 2007 sự đối đầu tại eo biển Đài Loan của một tàu hàng không tiến công của Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Trung Quốc đã tiếp diễn gần hai ngày đêm. Nhận xét theo các thông tin của các nguồn tin của Mỹ, Pentagon về phía mình đã phải kìm giữ các tàu chiến của Trung Quốc mưu toan tiến gần vào các bờ biển của Đài Loan.

Còn vào tháng sáu năm 2009 tại biển Nam-Trung Quốc tàu chiến Trung Quốc chạy tốc độ cao nhất đã đánh lạc hướng antenna của máy vô tuyến định vị của tàu sân bay Hoa Kỳ và nó đã không thể phát hiện ngay được tàu của Trung Quốc.

Hai năm gần đây các sự cố trên biển tại khu vực đảo Hải Nam của Trung Quốc, nơi có căn cứ tàu ngầm nguyên tử,  đã xảy ra thường xuyên hiếm thấy. Binh lính hải quân Trung Quốc buộc phải luôn luôn trục xuất các đồng nghiệp Mỹ quá  tò mò của mình.

Còn liên quan đến Trung Quốc thì thế nào, thì sự xuất hiện ở Trung Quốc những tàu sân bay của riêng mình thể hiện trực quan các mong muốn của nó trên biển Thế giới. Thêm vào đó điều mà chúng ta bây giờ quan sát thấy, chỉ là sự khởi đầu. Đất nước Thiên tử chuẩn bị bố trí căn cứ hải quân của riêng mình tại Ấn Độ Dương mà đồng minh Pakistan dành cho Trung Quốc. Và đây thực sự là thách thức lớn nhất đối với Hoa Kỳ khi Hoa Kỳ tuyên bố vùng vịnh Persid là khu vực các lợi ích quan trọng về mặt chiến lược của mình.

Tuy nhiên cuộc chạy đua vũ trang với các nước láng giềng đã trở thành kết quả của sự gia tăng sức mạnh của Hải quân Trung Quốc. Hiện thực hóa chương trình tàu sân bay cũng được nhận thấy rõ rệt ở Ấn Độ và Ấn Độ cũng đã tăng cường các lực lượng hải quân của mình. Chỉ cần nói rằng vào đầu năm sau dự kiến sẽ hạ thủy tàu sân bay đầu tiên của Ấn Độ. Việt Nam cũng đang phát triển rõ rệt lực lượng hải quân của mình nhờ vào việc đưa vào hoạt động một số các tàu ngầm bổ sung.

Việc tăng cường sức mạnh của Trung Quốc trên biển cũng không thể không làm cho thậm chí cả Nga lo ngại, bởi đất nước Thiên tử không che giấu những tham vọng của mình  khi phân chia các tài nguyên vùng Bắc cực, mặc dù Trung Quốc không có lối vào trực tiếp đến Bắc cực.

Chúng ta nhận thấy rằng Pekin không có ý đồ hạn chế chỉ bằng một tàu sân bay. Việc hạ thủy tàu sân bay của Trung Quốc có thể xem là sự bắt đầu của việc hiện thực hóa chương trình mong muốn xây dựng các tàu sân bay, về thực chất, nó đã được khởi động ngay từ năm 1985 với việc mua tàu Melbourne của Úc đã bị thải loại. Nồng cốt của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc cũng đã được mua ở nước ngoài, tại Ucraina. Tuy nhiên bây giờ những chiếc tàu mới của lớp này sẽ được xây dựng tại ngay chính các nhà máy đóng tàu của đất nước Thiên tử.

Hiện tại Trung Quốc đang tiến hành chế tạo thêm hai tàu sân bay mà chúng sẽ được hạ thủy vào năm 2015. Thật ra, hiện giờ về các đặc trưng kỹ thuật của mình rõ ràng chúng còn thua các tàu sân bay của Hoa Kỳ. Cần nói rằng trên các tàu sân bay đó sẽ bố trí không phải bệ phóng nguyên tử mà là các bệ phóng tuốc bin thủy động lực.

Nói thêm, vào năm 2015 những người Trung Quốc tính đến xây dựng tàu sân bay tấn công nguyên tử không thua kém các tàu của Mỹ tương đương. Các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc trong tương lai sẽ chế tạo được không ít hơn năm tàu sân bay như thế. Điều này lần nữa khẳng định rằng nói chuyện với Trung Quốc trên thế mạnh là điều hoàn toàn không thể. Hoa Kỳ có thể lấy gì để đối chọi lại với điều này? Đây là câu hỏi mở, khi cân nhắc đến điều rằng hiện họ đang phải đụng chạm đến những vấn đề tài chính như thế nào.-Kichbu-

2 nhận xét:

  1. Đã edit.
    Nhờ các bạn hiệu đính thêm..:)

    Trả lờiXóa
  2. Bài post này của Kichbu, một phần dịch từ báo tiếng Nga, một phần (comment) từ báo tiếng Anh. cả hai phần cộng lại cung cấp cái nhìn rộng cho độc giả. Những thông tin thế này khó mà thấy trên báo Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai bài cộng lại vẫn còn có những thông tin độc giả muốn biết, mà báo chí không cung cấp ...

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter