Biển Nam-Trung Quốc: những thử thách của CHND Trung Hoa
Южно-китайское море: испытания КНР
27-07-2011
Nguồn: russian.china.org.cn
Kichbu post on thứ hai, 01.08.2011
Ngày 19-23 tháng bảy, tại đảo Bali của Indonesia trong tiến trình tiến hành diễn đàn khu vực của ASEAN, vấn đề biển Nam-Trung Quốc trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng trong tiêu điểm chú ý của Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước liên quan. Từ năm ngoái, tình hình trở nên phức tạp hơn. Những người Mỹ nói rằng vấn đề biển Nam-Trung Quốc – “hòn đá thử vàng” để kiểm tra tính chân thực của “sự trổi dậy hòa bình Trung Quốc”. Tuồng như các hành động của Trung Quốc mang tính gây hấn, và điều đó dẫn đến phản ứng gay gắt của các nước láng giềng. Phía Trung Quốc xem vấn đề biển Nam-Trung Hoa là cái cớ để kiềm chế Trung Quốc – đó là sự khiêu khích có chủ tâm của Hoa Kỳ mà nó cổ xúy các nước khác khiêu khích CHND Trung Hoa.
So với sự đối đầu tầm khu vực – vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề hạt nhân của Iran và xung đột của Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh đảo Dyaoyudao – vấn đề biển Nam-Trung Quốc có đặc trưng của mình. Từ những năm 70, các bên khác nhau đã có những cuộc tranh cãi về vấn đề này, tuy nhiên chỉ trong hai năm trở lại đây mâu thuẫn đã thu hút sự chú ý của thế giới. Một trong những bối cảnh quan trọng - sự trổi dậy năng động của Trung Quốc. Thông tin từ các bên cho thấy rằng sau sự phát triển đi lên, Trung Quốc sẽ phải đụng chạm đến ba thử thách về vấn đề biển Nam-Trung Quốc.
Thứ nhất – làm bạn với các nước làng giềng như thế nào. Về vấn đề biển Nam-Trung Quốc mâu thuẫn căng thẳng – với Việt Nam, với Philippines, với
Trung Quốc và Việt
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng sau khi thành lập Trung Quốc Mới ở các nước Đông-Nam Á vào thời đó phổ biến tâm trạng “sợ Trung Quốc”. Nhưng tại hội nghị ở
Thú hai – Trung Quốc tuân thủ các quyền quốc tế và thực hiện các nghĩa vụ quốc tế như thế nào.
Công ước về biển của Liên hiệp quốc – công ước quốc tế thứ hai trong số các nước tham gia sau Hiến chương của Liên hiệp quốc. Trung Quốc là một trong những nước thành viên. Trung Quốc tuyên bố rõ rằng các quyền quốc tế về phân chia biển hay là các điều hành trọng tài là không thể chấp nhận được. Trong những tranh cãi về biển tương tự, Trung Quốc trong suốt nhiều năm đấu tranh cho các cuộc đàm phán song phương, từ chối bất kỳ sự đa phương nào hay là quốc tế hóa các cuộc tranh cãi. Cách tiếp cận như vậy được các nước liên quan chấp nhận như phương pháp “ngăn chặn” hay là “ nỗi tủi hổ của nước lớn đối với nước yếu”, và cuối cùng trong các bài báo trên các phương tiện truyền thông quốc tế, Trung Quốc – trong thế khó xử.
Về trách nhiệm quốc tế cái cớ quan trọng của sự can thiệp Hoa Kỳ vào vấn đề biển Nam-Trung Quốc – là vấn đề an ninh hàng hải. Điều này đáp ứng không chỉ các lợi ích của Hoa Kỳ, Nhật Bản mà còn của cả Trung Quốc. Là một nước lớn nhất tại khu vực này, Trung Quốc, dường như, cần phải tính đến rằng nó cần phải gánh về mình một phần các nghĩa vụ quốc tế.
Thứ ba – cùng tồn tại với Hoa Kỳ tại Đông-Nam Á và tiến hành cạnh tranh chiến lược lành mạnh.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ “đã làm chủ” ở Đông-Nam Á trong thời gia dài. Bằng việc ký kết các hiệp ước, Hoa Kỳ với Thailand, Philippines, Úc và Tân Tây Lan đã tạo dựng liên minh an ninh. Sau khi Obama lên nắm quyền đã xuất hiện sự hợp tác với Ấn Độ. Biển Nam-Trung Quốc được xem là hành lang quan trọng, theo quan điểm của Hoa Kỳ, để huy động các hạm đội của họ từ Thái Bình Dương vào vịnh Pesid, trong tinh thần này biển Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Liên quan đến biển Nam-Trung Quốc, Trung Quốc không thể thiếu Hoa Kỳ. Một mặt, Hoa Kỳ không muốn các cuộc tranh cãi xung quanh biển Nam-Trung Quốc leo thang, để buộc phải can thiệp vào các cuộc tranh chấp đó, điều này sẽ dẫn đến làm xấu các mối quan hệ Trung-Mỹ, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc khôi phục kinh tế. Mặt khác, Hoa Kỳ không muốn để Trung Quốc mở rộng hơn nữa ảnh hưởng tại khu vực này. Còn nền kinh tế địa phương ở mức độ lớn ngã theo hướng Trung Quốc, quay lưng lại với Hoa Kỳ.
Xuất phát từ điều này, mục đích trực tiếp đối với Hoa Kỳ về vấn đề biển Nam-Trung Quốc không phải là Trung Quốc, mà là ASEAN. Sau khi thành lập khu vực kinh tế tự do giữa Trung Quốc và ASEAN nhận thấy ASEAN không ngừng tăng lên sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Hoa Kỳ dự tính mua các “fish” nhờ vấn đề biển Nam-Trung Quốc để cùng với ASEAn đẩy nhanh quá trình thỏa thuận hợp tác chiến lược liên Thái Bình Dương. Thậm chí nếu điều này không giúp Hoa Kỳ quay trở lại ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh tế tại khu vực này, thì dù sao đi nữa điều đó cho phép Hoa Kỳ có được lợi ích trong quá trình phát triển năng động của ASEAN trong tương lai. Liên quan đến các vấn đề này, Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ không có xung đột các lợi ích trực tiếp, họ chỉ có cảm thấy sự cạnh tranh.
Nếu Trung Quốc khắc phục được những khó khăn này một cách thành công, thì vấn đề biển Nam Trung Quốc sẽ trở thành tấm gương có tính thuyết phục về sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc. Trong trường hợp ngược lại, sự đối đầu xung quanh biển Nam-Trung Quốc sẽ hao tốn sức mạnh của Trung Quốc, làm xấu uy tín quốc tế, kích thích tinh thần chống Trung Quốc ở các nước láng giềng, và vấn đề này sẽ là “điều khó chịu” lâu dài, và thậm chí là “cái bẫy”.-Kichbu
TQ muốn tiêu diệt cả Mỹ nếu có thể. Đáy là bản chất TQ. mY xkhoon ngoan thì hãy đưa TQ vào danh sách khủng bô quôc tế, lo diệt TQ trước đi là vừa
Trả lờiXóa