Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

30.08.1963: đường dây nóng liên lạc kết nối Liên Xô và Hoa Kỳ

30 tháng tám 1963: đường dây nóng liên lạc kết nối Liên Xô và Hoa Kỳ

30 августа 1963 года горячая линия связи соединила СССР и США

Nguồninosmi.ru

Kichbu post on thứ tư, 31.08.2011

 Новость на Newsland: 30 августа 1963 года горячая линия связи соединила СССР и США

Ngày 30 tháng tám 1963 đường liên lạc trực tiếp giữa Washington và Moscow được gọi là “đường dây nóng” bắt đầu hoạt động. Đường dây nóng được xác lập sau khi những phương pháp liên lạc trước đó được thừa nhận quá cồng kềnh .

Trong bài báo trên The New York Times về đường dây nóng viết rằng nó đã trở thành “kết quả trực tiếp của những trì trệ nghiêm trọng nhận thấy được trong lĩnh vực liên lạc giữa hai thủ đô trong thời kỳ khủng khoảng Caribe mùa thu năm ngoái”, và sẽ thúc đẩy giảm bớt thời lượng cần để xác lập liên lạc trực tiếp giữa các nhà đứng đầu hai quốc gia, từ vài giờ đến còn vài phút.

Thiết bị liên lạc bao gồm bốn teletipe do Mỹ sản xuất được đặt tại điện Kremlin, và bốn teletipe do Đông Đức sản  xuất được lắp đặt tại Pentagon.

Đường dây nóng lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1967 trong Chiến tranh sáu ngày giữa Israel, Ai Cập, Jordan và Syrie, để làm rõ những ý đồ chuyển quân của lực lượng hải quân tại Địa Trung hải mà chúng có thể diễn giải như thù địch. Richard Nicson đã sử dụng nó trong thời gian chiến tranh Pakistan-Ấn Độ năm 1971 và thêm lần nữa sau đó vào năm 1973 trong Chiến tranh Ả Rập-Israel. Nó sau đó được sử dụng thêm một số lần nữa trong những năm 1970s, và sau đó vào thời của tổng thống Rigan.

Mặc dù đường dây nó có hạn chế về sử dụng trong thực tiển, nhưng các nhà văn khác nhau tiếp nhận nó với sự hài lòng. Thay vì những teletipe văn xuôi do các nhà điều hành đầy kinh nghiệm ở Pentagon và Kremlin sáng tác, Hollygood thỉnh thoảng mô tả đường dây nóng như “telephon đỏ” nào đó – telephon liên lạc trực tiếp giữa phòng Bầu dục của Nhà Trắng và văn phòng của thủ tướng Nga.

Đường dây nóng xuất hiện ở serie “24”, trong phim “Dr. Strangelove” của Stenli Kubrik, trong tác phẩm “The Sum of All Fears” của Tom Klensi, trong film của năm 1964 ” Fail-Safe”, và thậm chí trong loạt film hài “Dilbert”.

Mặc dù nó hiếm khi được sử dụng và cải thiện các mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ sau khi LB Xô Viết sụp đổ và chiến tranh lạnh kết thúc, đường dây nóng như trước đây vẫn tồn tại.

Cùng với năm tháng nó một vài lần được hiện đại hóa với mục đích giữ sự phù hợp với những công nghệ liên lạc hiện đại.

Cựu giám đốc Cục tình báo trung ương Mỹ Robert Gatse nói rằng đường dây nóng sẽ còn là công cụ quan trọng “cho đến khi mà ở hai bên có còn tàu ngầm bơi khắp các đại dương, và những tên lửa chĩa vào nhau”.

Liện hệ với hiện nay:

Vào tháng sáu 2008 tại mục Backgrounder trên New York Times trong bài viết với tên gọi “Đàm phán với các quốc gia thù địch”, Robert McMahon đã trao đổi những bình diện mới đây của chính sách phối hợp với nhau của Hoa Kỳ với các quốc gia thù địch như Iran, và các tổ chức phi chính phủ kiểu “Hezbolla”. Ông nhớ lại về cách tiếp cận của tổng thống Nicson và ngoại trưởng Henry Kisinger của ông đối với Liên Xô. Cách tiếp cận này, nói theo ngôn từ của Kisinger, nằm trong kết hợp từ “thù địch và hợp tác”, mà ở đó hợp tác tạo điều kiện “kiềm chế xung đột hệ tư tưởng, không cho phép nó biến thành chiến tranh hạt nhân”.

Các vị suy nghĩ thế nào, Hoa Kỳ liệu cần ủng hộ đường dây liên lạc công khai với các đối địch của mình hay không? Tại sao và tại sao không?-Kichbu-

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter