Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Biển Hoa Nam


Южно-Китайское море 
Michael Klare
Kichbu trích dịch  từ inosmi.ru

Tại biển Hoa Đông Hoa Nam (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu), Trung Quốc các nước láng giềng tuyên bố chủ quyền đối với vô số đảo san hô và các đảo nằm trên mỏ dầu khí khổng lồ ngầm dưới mặt nước. Trong vùng lãnh hải của các biển này trong những năm gần đây đã nhiều lần xuất hiện  những va chạm của các lực lượng hải quân, và gần đây tất cả mọi chú ý nhắm vào biển Hoa Nam.

Biển này, nằm ở phía tây khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, phong phú các nguồn năng lượng và từ lâu là đề tài tranh cãi. Nó được bao quanh bởi Trung Quốc, Việt Nam, Borneo và Philippines. Căng thẳng đã đạt đến đỉnh điểm vào tháng Năm, khi người Trung Quốc hạ đặt trong vùng lãnh hải mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, dàn khoan nước sâu lớn nhất của họ HD-981.

Đến  khu vực hoạt động khoan dầu, nằm ​​cách bờ biển  của Việt Nam khoảng 120 hải lý, người Trung Quốc vây  quanh HD-981 bằng cả hạm đội tàu từ biên chế của Hải quân và Cảnh sát biển. Khi các tàu hải cảnh của Việt Nam cố gắng xâm nhập vượt qua vòng phòng thủ này, nỗ lực nhằm chuyển hướng hạ đặt giàn khoan, tàu hải quân Trung Quốc bắt đầu đâm húc và bắn súng nước vào các tàu của Việt Nam.

 

Trong những cuộc đụng độ không xảy ra thương vong, nhưng tại Việt Nam đáp lại những manh tâm này trên biển, bạo động chống Trung Quốc  bắt đầu xảy ra và dẫn đến cái chết của một số người. Dự kiến, ​​những cuộc giao tranh sẽ tiếp tục trong vài tháng tới cho đến khi Trung Quốc chưa di chuyển giàn khoan đến một địa điểm khác (ít tranh chấp hơn).

Nguyên nhân của các vụ bạo loạn và xung đột vì hạ đặt HD-981 chủ yếu là chủ nghĩa dân tộc sự bất bình những nỗi nhục quá khứ. Người Trung Quốc khẳng định rằng tất cả các hòn đảo nhỏ  bé ở biển Hoa Nam một thời do đất nước của họ cai quản, cho đến nay họ vẫn muốn bổ chính những  mất mát lãnh thổ và vượt qua nỗi nhục mà các cường quốc phương Tây đế quốc Nhật Bản đã gây ra cho họ. Người Việt Nam từ lâu đã quen với cuộc xâm lược của Trung Quốc, tìm cách bảo vệ những gì mà họ cho là lãnh thổ chủ quyền của mình. Đối với công dân bình thường ở cả hai nước, thể hiện quyết tâm trong cuộc tranh chấp đó là  vấn đề  niềm tự hào dân tộc.

 

Nhưng nó sẽ là sai lầm khi cho rằng các hành động của Trung Quốc ở biển Hoa Nam đơn thuần là vấn đề chủ nghĩa dân tộc. China National Offshore Oil Company, sở hữu giàn khoan HD-981, đang tiến hành các thử nghiệm địa chấn sâu rộng trong khu vực tranh chấp và rõ ràng cho rằng rằng những nguồn trữ lượng năng lượng lớn ở đó. "Theo ước tính, tại biển Hoa Nam có chứa từ 23 đến 30 tỷ tấn dầu và 16 nghìn tỷ mét khối khí đốt, là một phần ba tổng trữ lượng dầu mỏ và khí đốt của Trung Quốc", - hãng thông tấn Trung Quốc "Tân Hoa Xã" cho biết. Hơn nữa, vào tháng Bảy, Trung Quốc tuyên bố đưa đến các vùng lãnh hải tranh chấp ở biển Hoa Nam giàn khoan thứ hai, lần này nó sẽ được hạ đặt tại Vịnh Bắc Bộ.

Các hình minh họa: Internet

Tiêu thụ năng lượng nhiều hơn tất cả các nước khác trên thế giới, Trung Quốc đang rất cố gắng tiếp cận các nguồn cung mới của nhiên liệu hóa thạch, nơi nào Trung Quốc có thể. Ban lãnh đạo Trung Quốc đã sẵn sàng  mua với số lượng lớn dầu mỏ và khí đốt của châu Phi, Nga và Trung Đông để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của đất nước. Nhưng hoàn tự nhiên họ muốn khai thác các mỏ của riêng họ. Đối với họ, biển Hoa Nam không phải là các nguồn năng lượng nước ngoài, mà là của Trung Quốc, và họ tràn đầy quyết tâm duy trì quyền kiểm soát đối với chúng bằng bất kỳ biện pháp nào cần thiết. bởi vì các nước khác, bao gồm cả Việt Nam và Philippines, cũng muốn khai thác những nguồn trữ lượng dầu khí này, các cuộc đụng độ tiếp theo và còn khốc liệt hơn thực tế là không tránh khỏi.

Michael Klare - giáo sư, giảng viên các vấn đề hòa bình và an ninh của Trường Cao đẳng Hampshire, tác giả của nhiều cuốn sách quốc tế.
Nguồn tiếng Anh  Fighting for Oil


Xem thêm:


-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter