Хуацяо, их роль в политике КНР
Roman Pogorelov
Kichbu theo: ru.journal-neo.org
Các cộng đồng người Trung
Quốc được xem là một
trong những cộng đồng người di cư đông nhất và được tổ chức tốt trên thế giới. Để chỉ những người Trung Quốc sống bên ngoài Trung Quốc, có một thuật ngữ đặc biệt - Hoa kiều (Huaqiao). Trên
toàn thế giới tính được khoảng 50
triệu Hoa kiều và khoảng 75%
trong số họ tập trung ở các nước Đông
Nam Á.
Bản thân những người Trung Quốc thực dân hóa các quốc
gia láng giềng không mạnh đến như vậy, và sự gia tăng số lượng Hoa kiều bắt đầu
với việc xuất hiện người châu Âu đến khu vực này. Làn sóng
di cư chính của Trung
Quốc rơi vào thế kỷ 19, khi những người Hoa “hải ngoại” tương
lai để tìm cuộc sống tốt đẹp hơn đã đến các nước hiện họ
cư trú hiện nay như những cu li làm việc cho các
thuộc địa và thành phố lớn
của châu Âu. Các hội Tam hoàng của Trung Quốc thường
cung cấp lao động giá rẻ (và cuối
cùng họ giám sát những lao động này) chủ yếu từ các tỉnh ven biển của Quảng Đông và Phúc Kiến, bởi vậy các cộng đồng Hoa kiều hiện tại nói bằng nhiều phương
ngữ phía nam của Trung Quốc: tiếng Kanton, Hakka và Nam Min.
Dần dần, nhờ thiên
hướng hoạt động thương mại bẩm sinh của của
họ và hệ thống tương trợ lẫn nhau vốn có, người Trung Quốc bắt đầu thành công trong
kinh doanh, cho phép họ cải thiện một
cách đáng kể tài sản và vị thế xã
hội của họ. Đến bây giờ ở một số nước, Hoa kiều được xem là
một bộ phận có giáo dục nhất của dân
chúng và, ngoài ra, họ sở hữu phần
lớn các doanh nghiệp, đồng thời là cộng đồng thiểu số
hoàn toàn khép kín. Thậm chí người Hoa bị đồng hóa phần nào cũng nổi bật trong cộng đồng địa phương nhờ hệ thống các quan hệ (guanxi), nếp
sống gia đình và tổ chức kinh doanh.
Tất cả điều này buộc nhiều nhà nghiên cứu xem xét các cộng đồng người Hoa như người truyền bá tiềm năng cho đường
lối đối ngoại của CHND Trung Hoa, dạng của đội quân thứ năm với những khả năng tác
động to lớn vào chính sách của các nước họ nương thân. Đôi khi thậm chí có những ý kiến rằng Trung Quốc về thực tế đang kiểm soát một số quốc gia thông
qua nền kinh tế của họ nằm trong
tay của người Hoa “hải ngoại”. Điều
này đặc biệt đúng đối với khu vực
Đông Nam Á, nơi mà vị thế của Hoa kiều
mạnh hơn bất kỳ nơi nào khác.
Để hiểu được Thiên triều có thể sử dụng các
thiểu số người Hoa nhằm thúc đẩy lợi ích của họ ở các quốc gia khác ở mức độ
nào, cần thiết phải nghiên cứu hai vấn đề quan trọng mang tính nguyên tắc. Thứ
nhất, các mối quan hệ giữa CHND Trung Hoa và các cộng động Hoa Kiều như thế
nào? Và thứ hai, Hoa kiều trên thực tế có thể ảnh hưởng đến chính sách của đất
nước họ cư trú đến mức độ nào?
Sẽ hoàn toàn không đúng nếu phủ nhận hoàn toàn sự
hiện diện của các mối liên hệ giữa Peking và cộng đồng người Hoa trên khắp thế
giới. Nhưng các mối liên hệ này rất đặc trưng. Thoạt đầu ĐCS Trung Quốc đã xem
Hoa kiều như kẻ tiếp tay của nhà tư bản, và
thái độ đối với họ là tương ứng. Nhưng sau
tuyên bố của Đặng Tiểu Bình trong những năm 1970s về "chính sách cải
cách và mở cửa", Thiên triều phải đối mặt với
vấn đề thu hút đầu tư. Trong những điều kiện này, chính Hoa
kiều, hay đúng hơn là tư bản của họ,
đã đóng một vai trò rất quan trọng trong
sự trỗi dậy của Trung Quốc. Hôm nay, trong chính sách đối ngoại của CHND Trung Hoa đã dành
vị trí đặc biệt cho việc thiết lập quan hệ qua
lại với người Hoa “hải ngoại”.
Khuynh hướng này được theo đuổi
bởi Đảng khát vọng công lý Trung Quốc (Zhongguo Chzhigundan) - một
trong tám đảng phái chính trị được
công nhận về mặt pháp lý ở Trung
Quốc, có những mối liên hệ xa xưa với các cộng đồng người Hoa. Đảng này được
thành lập vào năm 1925 ở San Francisco
và là người thừa kế trực tiếp
của một trong những chi nhánh của
Hội Thiên Địa (Tyandihuey) - tổ chức bí mật chống Mãn Châu của Trung Quốc, đó là
một trong những thế lực quan trọng ủng hộ Sun Yatsen và tìm cách lật
đổ triều đại nhà Thanh.
Một chi nhánh khác của tổ chức
này là Hội Ba Hài hòa (Sanhehuey), còn nổi tiếng hơn cả Hội Tam hoàng. Thoạt đầu
Hội Tam hoàng yêu nước, chống nhà Thanh là tên gọi chung cho tất cả các hội bí
mật và các cấu trúc bất hợp pháp hoạt động trên lãnh thổ các thuộc địa của
Vương quốc Anh (đặc biệt tại Hongkong), và sau này trở thành tên gọi đồng nghĩa với
tội phạm có tổ chức của Trung Quốc. Cần thấy rằng
trong hoạt động của các tổ chức như vậy thực sự
rất khó, và đôi khi không thể,
tách thành phần hợp pháp và tội phạm hình sự, nhưng không
phải tất cả các hội bí mật đã hoặc đang hoàn toàn là tội phạm. Một
phần trong số các tổ chức này trở thành cơ sở của một số đảng
phái chính trị của Trung Quốc, bao gồm cả Quốc Dân Đảng và Chzhigundan
đã đề cập ở trên. Chính các hội tương tự như Tyandihuey đã
đưa người Hoa di cư từ Trung Quốc đại lục đến các thuộc địa châu Âu, đã đóng vai trò then chốt trong việc
mở rộng Hoa Kiều, tổ chức họ vào các huynh
đệ đoàn, các phố Tàu, tongi và các Tam hoàng, cũng như duy trì các mối liên hệ giữa họ với nhau. Hôm nay, tổ chức này vẫn còn giữ được trong cộng đồng người Hoa các tổ chức xã hội tộc phái, truyền thống
đối với xã hội tiền Trung Quốc cộng sản (vào đầu thế kỷ XX
ngay cả Liang Qichao - một trong những người lập ra khái niệm dân tộc mà Sun Yatsen,
Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch tuân
theo, đã chỉ ra ý thức tộc phái của người Trung Quốc).
Và nếu ở CHND Trung Hoa với tính tộc phái này tích cực đấu tranh, xây dựng dân tộc
Trung Quốc thống nhất, thì Hoa kiều có cấu trúc như vậy tiếp tục tồn tại cho
đến ngày nay.
Ở đây, có thể, ẩn chứa sự đối kháng chính giữa chính quyền
hiện nay của Trung Quốc mà đại diện là ĐCS Trung Quốc và các cộng đồng
người Hoa mà nhờ các cộng đồng khép kín, được tổ chức
tốt bên trong và có quan hệ mật
thiết với nhau và với Đài Loan (Đài Bắc không
bao giờ mất các mối liên hệ với
các cộng đồng và
thậm chí còn cho họ những vị trí trong quốc hội của Cộng hòa Trung Quốc). Hoa kiều thực sự đối lập với
CHND Trung Hoa, bởi
họ luôn luôn ủng hộ các đảng dân chủ và chủ nghĩa dân
tộc, chứ không phải ủng hộ những người cộng sản.
Đảng khát vọng
công lý Trung Quốc là khâu liên
kết giữa đảng CS và người Hoa "hải ngoại". Rõ ràng không
phải vô cớ mà chính người đứng đầu đảng
này, Wan Gang, hiện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ của CHND Trung Hoa, không
phải là đảng viên ĐCS Trung Quốc trên cương vị bộ trưởng từ những năm 1950s.
Ở giai đoạn này, Trung Quốc cần công nghệ đổi mới tiên tiến, mà để phát triển chúng sẽ mất hàng thập kỷ, nhưng những đồng hương cũ, hiện sống ở nước
ngoài, có thể tiếp cận chúng. Và ở đây vấn đề hoàn tòan không
phải ở mong muốn của Hoa kiều giúp đỡ Tổ quốc lịch sử. Thực
hiện hóa những dự án công nghệ cao này trước hết sẽ được thực hiện tại các đặc
khu kinh tế, và có nghĩa, trước hết, chính Hoa kiều sẽ
được hưởng lợi, bởi vì họ là những người
đầu tiên bắt đầu đầu tư tiền của vào các ốc đảo tư bản chủ nghĩa này. Li Lanqing - phó thủ tướng đầu tiên của Hội đồng Nhà nước CHND Trung Hoa những năm 1998-2003,
một trong những người khởi xướng chính sách cải cách và mở cửa, vào thời
đó làm việc tại Ủy ban hành chính nhà nước về đầu tư nước ngoài, đã mô tả tình
hình đúng nhất. Trong cuốn sách của mình "Đột
phá. Những cánh cửa của đất nước đã mở ra như thế nào",
ông dẫn lời của một quan chức cấp cao
chịu trách nhiệm thu hút Hoa kiều vào các đặc khu kinh tế. Ông
nói rằng "không cần phải kêu gọi tinh thần yêu nước của họ, chỉ cần đơn
giản cho họ ngửi thấy mùi tiền".
Thường có thực tế rằng Hoa kiều kiểm
soát một phần lớn nền kinh tế của các
nước Đông Nam Á làm nhiều chuyên gia lầm
lẫn. Các chuyên gia cho rằng bằng cách đó người Hoa có thể tác động đến chính
sách đối ngoại của các nước cư trú và Peking có khả năng lợi dụng điều này
cho các mục đích của mình. Nhưng sự thật
nằm ở chỗ rằng thậm chí ở các nước, nơi
người Hoa được đại diện trong chính trị bởi các đảng phái hoặc những cá nhân
riêng biệt, hoạt động của họ luôn bị giới hạn bằng chỉ việc bảo vệ các lợi ích
của họ (mà trước hết là doanh nghiệp), bởi vì họ là thiểu số, và
sự khoan dung của người dân bản địa
thường là mong muốn những điều tốt đẹp hơn.
Chẳng hạn, ở Malaysia,
nơi với sự hỗ trợ của Quốc Dân Đảng, Hiệp hội Trung Quốc của Malaysia
đã được thành lập vào năm 1949 - một trong ba lực lượng chính trị chính của đất nước, Hoa kiều cố gắng bảo vệ
các quyền và tài sản của người Hoa, mà tỷ lệ của họ có
phần giảm, nhưng
không thể nào có cảm tình với
CHND Trung Hoa. Bất kỳ nỗ lực nào
để ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại
của nước cư trú có
nhiều khả năng dẫn đến gia tăng tâm lý chống Trung Quốc, mà điều này có thể dẫn đến
những cuộc tàn sát, thanh lọc sắc tộc
và buộc người Hoa di cư đến các nước khác. Như việc này đã xảy ra vào những năm 1965-1966s ở
Indonesia, nơi cuộc chiến chống
lại những người cộng sản có biểu hiện sắc
tộc thể hiện rõ rệt, bởi vì đa số Hoa
kiều bị xem là kẻ tiếp tay hoặc là đảng viên của ĐCS Indonesia,
là đảng ủng hộ sự xích lại gần nhau với Trung Quốc. Tất cả điều này xác định bản chất của chính sách chống Trung Quốc của CH Indonesia trong
ba thập kỷ tiếp theo. Vào năm 1998,
vì các cuộc bạo loạn, nhiều người Hoa đã buộc
phải chạy trốn sang các nước láng
giềng Đông Nam Á, chủ yếu ở Singapore,
mang theo khoảng 80 tỷ USD.
Như vậy, không nên
đánh giá quá cao vai trò của Hoa
kiều trong chính sách của CHND Trung Hoa. Người Trung
Quốc "hải ngoại" không bao giờ tìm cách kiểm soát chính
sách của các quốc gia của họ.
Họ sống ngoài biệt lập đến mức
hoàn toàn có thể nói về một quốc gia nào đó trong quốc gia.
"Quốc gia" Trung Quốc bên trong này có cấu trúc,
hệ thống chính quyền tầng bậc, phân chia các vùng ảnh hưởng, và
cũng như duy trì các mối quan hệ với cộng đồng người Hoa ở các nước khác. Chính
sách tự cô lập này, một mặt,
cho phép Hoa kiều giữ gìn bản sắc
của họ, mặt khác - làm cho cho việc họ với tư cách là công cụ tác động vào các
nước khác kém hiệu quả. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Hoa kiều và CHND Trung Hoa được xây dựng
thông qua hợp tác kinh doanh và
thực tế mất thành phần chính trị. ĐCS Trung Quốc,
hiện lãnh đạo Trung Quốc, và các hội kiểm soát cộng đồng người Hoa, đã và đang
là đối kháng chính trị.
Tuy nhiên, chính sách này không
bao giờ ngăn cản người Trung Quốc
hoạt động kinh doanh.
* Roman Pogorelov, nhà báo, nhà Đông phương học.
Bản
dịch chưa được biên tập. Các
ban đọc, tham khảo. Kichbu
Xem thêm:
- Việt kiều yêu nước (Phi Vũ).
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét