В фокусе внимания Китая: Японии не хватило даже 77 лет
для осмысления
Kichbu theo russian.china.org.cn
Ngày mai là ngày tưởng niệm mà cả người dân Trung Quốc, cả người dân Nhật Bản cần
phải nhớ.
Bảy mươi bảy năm trước
đây tại chiếc cầu Lugoutsyao, được biết ở phương
Tây như Marco Polo, binh
lính Nhật đã tấn những người Trung Quốc bảo vệ chiếc cầu nằm không xa thị
trấn Vanpin được phòng thủ vững chắc, sự cố này là
sự khởi đầu cho cuộc chiến tranh chống Nhật kéo dài 8 năm.
Những thường dân đã bị
giết bởi đạn pháo, bom, khí và vũ khí sinh học;
phụ nữ bị hãm hiếp; những người bị ép buộc phải làm việc,
đã bị hành hạ đến chết.
Đây là thảm kịch khủng khiếp không
chỉ đối với Trung
Quốc mà còn đối với nhân dân Nhật Bản.
Bất chấp những phản đối của mọi
người yêu chuộng hòa bình ở Nhật
Bản, quân phát xít đã gây chiến
tranh, buộc những người lính Nhật phải đổ máu nơi xa cách bản quán, để lại ở
Nhật Bản những phụ nữ và con cái của họ. Những người gây chiến tranh đã làm hoen ố đất nước
của họ bởi sự mạ
nhục của lịch sử.
Và một điều còn quan trọng hơn, thậm
chí 77 năm
sau, chính phủ Nhật Bản đã không
thể nhận thức được họ gây ra điều gì, đã
không thể đánh giá được thế giới hiện nay.
Ngày 1 tháng Bảy, chính phủ của
thủ tướng
Shinzo Abe đã thông qua những
bổ sung cho lời giải thích của hiến pháp hòa bình của đất nước, liên quan đến quyền phòng vệ vệ tập thể,
đây
thách thức mới nhất đối với sự kiên nhẫn của cộng đồng quốc tế. Để phản đối, một người Nhật thậm chí đã tự thiêu.
Các thế lực cánh hữu ở Nhật
Bản đã thủ xưỡng những hành động
khiêu khích, bắt đầu từ trò hề "quốc
hữu hóa" quần đảo Điếu Ngư của Trung Quốc bởi chính phủ Nhật Bản
trước đây, cho đến
việc viếng thăm đền Yasukuni bởi Shinzo Abe và
sửa đổi những giải thích của Hiến pháp hòa bình.
Chiến tranh - đó là
địa ngục, nhưng sẽ luôn tìm thấy ma
quỷ mưu
toan kích động chiến
tranh và chà đạp thế giới.
Những người Nhật Bản được sinh ra ở quốc đảo với tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp có được lòng tôn trọng nhờ sự cần mẫn và tinh thần tiết
kiệm năng lượng của họ. Tuy nhiên, luôn luôn có một
số không
ít người mưu đồ cướp bóc tài nguyên của các
nước khác thông qua việc xâm chiếm tài
nguyên, mang lại tai họa cho các nước láng giềng, bao gồm bán đảo Triều Tiên, Ấn Độ, Việt Nam,
Philippines và Trung Quốc.
Hàng thập kỷ đã trôi qua. Nhờ nỗ lực
chung của những người đứng đầu các chính phủ và
công dân đánh giá cao hòa bình, Trung Quốc
và Nhật Bản đã
tăng cường đáng kể quan hệ kinh
tế và giao lưu văn hóa, gác bỏ thù hận. Nhưng
một số lực lượng ở
Nhật Bản không ngừng phá hoại trật
tự thế giới sau chiến tranh, xem thường lịch sử.
Trung
Quốc luôn luôn mong muốn hòa bình và hy vọng rằng chính phủ của Shinzo Abe sẽ
chấm dứt các hành động khiêu khích của họ. Ngược lại, họ sẽ phải dùng liều
thuốc thích hợp.
Xem thêm:
- ‘TQ sẽ thắng nếu hải chiến với
VN’ (BBC). – Báo Trung Quốc ngang nhiên bàn
chuyện tấn công Việt Nam (GDVN). - Ý nghĩa của thay đổi quân sự Nhật Bản (BBC). – Trung –
Nhật: Tập Cận Bình: Không chấp nhận bất kỳ ai phủi sạch lịch sử xâm
lược (GDVN).-
Sự “ngoa ngôn” của báo chí và quan chức Trung Quốc (CP) . - Báo TQ xuyên tạc, đẩy hết trách
nhiệm cho Thủ tướng Việt Nam (GDVN). - Đa Chiều: Đường lưỡi bò mới là tử huyệt của Trung Quốc ở Biển
Đông (GDVN). - Bị Nhật – Mỹ dồn ép, Trung Quốc còn dám cứng rắn với các nước
láng giềng? (BizLive). – Nhật thêm “đòn” cô lập và răn đe Trung Quốc
(BizLive). - Tàu chiến Trung Quốc lại tấn công
tàu cá Việt Nam (RFA).
-----
Trả lờiXóaCái cầu ấy có tên là Lư Cầu Kiều.
Kichbu cám ơn Vivan Din nhiều. Hug!
Xóa