Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010

Berlin kỷ niệm 20 năm ngày ký Hiệp định thống nhất

31.08.2010, 12:30:57
 
Экхемпляры Договора об объединении ФРГ и ГДР из экспозиции архива Министерства иностранных дел в Берлине. Фото с сайта wikipedia.org
Các bản  của Hiệp định về thống nhất CHLB Đức và CHDC Đức tại cục lưu trữ bộ ngoại giao tại Berlin - Photo từ site wikipedia.org
 

Berlin kỷ niệm 20 năm ngày ký Hiệp định thống nhất

В Берлине отметят 20-летие подписания Договора об объединении

Kichbu theo http://lenta.ru/news/2010/08/31/einigungsvertrag/

Tại Berlin thứ ba, 31 tháng tám, tổ chức các hoạt động trọng thể nhân kỷ niệm 20 ngày ký Hiệp định thống nhất giữa CHLB Đức và CHDC Đức, hãng DPA đưa tin.

Lễ kỷ niệm được tổ chức tại cung điện Unter den Linden thành phố Berlin, nơi đây vào ngày 31 tháng tám 1990  đã diễn la lễ ký Hiệp định thống nhất nước Đức. Về phía CHLB Đức trưởng đoàn đàm phán Tây Đức Wolfgang Shauble (hiện nay giữ chức bộ trưởng tài chính) đã ký Hiệp định, về phía CHDC Đức - Gunther Krause.

Hiệp định về thống thất hơn 1000 trang đã thể chế hóa một cách chi tiết quá trình hội nhập của CHDC Đức vào CHLB Đức. Nói riêng, việc thành lập trên lãnh thổ CHDC Đức trước đây năm khu vực địa lý mới: Brandenburg, Meklenburg-Tiền Pomerani, Salsoni-Amhalt, Saksoni và Churingi, đã được ước định. Thành phố Berlin được tuyên bố là thủ đô của nước Đức thống nhất.

Hiệp định đã điều chỉnh gần như toàn bộ các bình diện của nước Đức thống nhất về kinh tế, pháp lý, chính trị và hành chính. Theo hiệp định có hiệu lực vào ngày 29 tháng chín, ngày 3 tháng mười được tuyên bố là Ngày nước Đức thống nhất.-Kichbu-

 

--> Read more..

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

TƯ TƯỞNG LÀM NÊN SỰ VĨ ĐẠI CỦA CON NGƯỜI (Pascal) http://kichbu.multiply.com/journal/item/971/971

--> Read more..

Một vài cảm nghĩ nhân ngày độc lập

31/08/2010

Một vài cảm nghĩ nhân ngày lễ độc lập

Quang Lâm (Ba Lan)

clip_image001

Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba đình lịch sử ở Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa *, xóa bỏ ách thống trị của thực dân và nền quân chủ chuyên chế, lập nên chế dộ cộng hòa dân chủ – một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử của dân tộc Việt Nam ta.

Mở đầu bản Tuyên ngôn, chủ tịch HCM đã trích dẫn chân lý sáng ngời từ bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mỹ và Tuyên ngôn Dân quyền 1791 của Pháp như sau:

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Nhiều lúc tôi cứ suy nghĩ tại sao chủ tịch HCM, đã từng hoạt động ở Liên Xô trong Quốc tế Cộng sản, lại không viết bản Tuyên ngôn dựa trên các nguyên lý của chính quyền Xô viét để lập ra chế độ XHCN – một chính quyền công nông, chuyên chính vô sản như Liên Xô?

Hai chữ Liên Xô tên viết tắt của “Liên bang các nước cộng hòa XHCN Xô viết” gợi lại một chính thể độc tài do giai cấp vô sản lãnh đạo. Cụm từ “Dictature du proletariat” hay “Диктатура пролетариата” mà Marx và Lenin đã dùng, là chuyên chính vô sản đồng nghĩa với độc tài. Vậy thì khi thành lập một nước cộng hòa dân chủ không thể thay thế một nền độc tài do vua trị vì (quân chủ chuyên chế) bằng một nền độc tài khác là chuyên chính vô sản được.

Đó là phân tích theo ngữ nghĩa, còn thực tế lịch sử thì như chúng ta đã rõ: đầu thập niên 90 của thế kỷ trước Liên bang Xô viết gồm 15 nước cộng hòa XHCN và các nước XHCN Đông Âu đã hoàn toàn sụp đổ. Cái mô hình không tưởng của Marx đã không thể thực hiện được.

Có lẽ cụ HCM đã nhìn nhận ra vấn đề này từ rất sớm. Thể chế cộng hòa dân chủ mà Mỹ và Pháp thể hiện trong các văn bản tuyên ngôn của mình là hoàn toàn tiến bộ nếu không muốn nói là tiến bộ nhất của loài người cho đến thời điểm hiện nay. Những câu được trích và dùng cho mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập của nước VN là bất hủ. Tầm nhìn của HCM là tầm nhìn thời đại!

Tôi lại được đọc trong một số tài liệu trên mạng là sau khi giành được độc lập, đầu năm 1946 HCM đã viết thư gửi Tổng thống Mỹ đề nghị Mỹ và Liên Hợp Quốc công nhận và ủng hộ nền độc lập của VN, nhưng Mỹ đã từ chối.

Trong lúc mới thành lập, nước ta còn nhiều thiếu thốn sau nạn đói năm 45, chính quyền còn non trẻ lại phải đối phó với hàng loạt kẻ thù: giặc Pháp lăm le quay lại VN, hàng vạn quân Tưởng ở miền Bắc và quân Anh vào giải giáp quân Nhật ở miền Nam. Tình tình đó có lẽ bắt buộc người cầm đầu Chính phủ dù không muốn cũng phải cầu cứu Liên Xô và sau này với Trung Quốc (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949).

Và có lẽ vì thế mà chính thể dân chủ của VN, rất tiếc, đã không thể phát triển theo mô hình của Mỹ, Pháp mà dần dần phải đi theo các mô hình như LX, TQ sau nảy (?)

Một ví dụ đau lòng là năm 1953 VN đã sai lầm phát động Cải cách ruộng đất theo kiểu chống kulac, địa chủ để thành lập hợp tác xã nông nghiệp như kolkhoz hay nông trang tập thể như ở LX và TQ. Để đến nỗi hàng nghìn người bị giết hại, mất tài sản. Và sau đó Chủ tịch HCM đã nhận ra sai lầm đáng tiếc này và đã xin lỗi trước nhân dân năm 1956. Tuy có sửa sai nhưng ruộng đất vẫn không được trả lại cho người chủ sở hữu. Tầng lớp tư sản cũng bị đánh tơi bời, trái với câu trong Tuyên ngôn Độc lập khi lên án chế độ thực dân Pháp: “Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên”.

Còn ngày nay thì chúng ta lại vinh danh các doanh nhân (lớp tư sản mới) trong chính sách phát triển kinh tế thị trường. Người nông dân mất ruộng, không có công ăn việc làm bởi các “dự án” do các công ty hưởng lợi mà lớp địa chủ mới này lại có quyền bán lại đất đai đó với giá cao gấp 10, 100 lần so với số tiền người nông dân được đền bù.

Về việc xây dựng chính thể dân chủ mới, HCM đã không theo thể chế Dân chủ hội đồng (Xô viết) của Lenin, mà chủ trương bầu cử đại diện theo kiểu phương Tây. Quốc hội đầu tiên được thành lập thông qua tổng tuyển cử tự do đối với những người ứng cử, cũng như đối với cử tri ngày 6/1/1946 với 70 ghế dành cho Việt Quốc và Việt Cách. Người đứng đầu Quốc hội là cụ Bùi Bằng Đoàn (nguyên là Thượng thư bộ Hình triều đình Huế).

Sau đó (2/3/1946) một Chính phủ liên hiệp được lập ra do Chủ tịch HCM đứng đầu cùng với sự tham gia của các nhân sỹ trí thức thuộc nhiều đảng phái khác nhau kể cả quan lại của chế độ cũ (như Phan Kế Toại, nguyên là Khâm sai Bắc Bộ của Chính phủ Trần Trọng Kim, Nguyễn Tường Tam, Đảng Việt quốc, Vũ Đình Hòe, Đảng Dân chủ, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Anh, không đảng phái, Võ Nguyên Giáp, Việt Minh…). Sự tập hợp này nhằm đảm bảo tính đoàn kết, hòa hợp dân tộc giữa các đảng phái trong nước để thực hiện mục đích chung là “kiến quốc. Vì mục đích cao cả đó, HCM đã sáng suốt chiêu hiền đãi sỹ, thu hút người có tài có đức phục vụ đất nước: “Nước nhà cần phải được kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài đức…” (Trích thư của Hồ Chủ tịch gửi các địa phương chiêu mộ người hiền tài). HCM quả xứng đáng là một vị lãnh tụ tài giỏi, thông minh mà sau này khó có ai sánh kịp. Đất nước ta ngày nay đang rất cần một lãnh tụ có tầm tư duy như vậy. Không lẽ trong số 85 triệu dân hiện nay lại không có ai có thể đảm trách được việc đó?

Lập nên thể chế cộng hòa hay cộng hòa dân chủ là việc xác lập quyền chủ nhân ông của đất nước. Người chủ đất nước không ai khác mà chính là Dân (không phân biệt thành phần, giới tính, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo…). Và chỉ có Dân mới có quyền lập hiến, mà trực tiếp là cử tri cả nước.

Hiến pháp 1946 do HCM trực tiếp làm “Trưởng Ban soạn thảo” thể hiện rõ những yếu tố pháp quyền nổi lên trên nguyên tắc quyền lực và tổ chức quyền lực sao cho lạm quyền không thể xảy ra và quyền tự do, dân chủ của nhân dân được bảo vệ.

TS Nguyễn Sĩ Dũng cho biết: “Theo quy định của Hiến pháp 1946, nước ta không có Quốc hội mà chỉ có Nghị viện nhân dân với nhiệm kỳ ba năm. Như vậy, nếu không có chiến tranh, sau khi thông qua hiến pháp, Quốc hội sẽ tự giải tán để tổ chức bầu Nghị viện nhân dân. Nghị viện nhân dân không thể tự mình sửa đổi Hiến pháp. Mọi sự sửa đổi, bổ sung đều phải đưa ra toàn dân phúc quyết (Điều 70)” (PLTPHCM)

Nói về “Ai là chủ đất nước? Người chủ đó có những quyền gì?” cựu chủ tịch QH Nguyễn Văn An đã phát biểu trên VietNamnet(24/6/2010) như sau:

“Chúng ta đã sửa đổi Hiến pháp nhiều lần rồi song chưa đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân, nhân dân chưa có quyền phúc quyết Hiến pháp mà lẽ ra quyền phúc quyết Hiến pháp là quyền đương nhiên của người dân dưới chế độ dân chủ cộng hòa”.

Các lần sửa đổi Hiến pháp sau này có một vài vấn đề cốt lõi lại xa rời hoặc lại không rõ ràng bằng Hiến pháp năm 1946”.

Ngay tại điều 1 của Hiến pháp 1946 đã nổi rõ lên tinh thần Dân là Chủ: “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một nước dân chủ. Tất cả các quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân VN không phân biệt nòi giống, gái trai, giai cấp, tôn giáo”.

Điều 32 quy định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa nhân dân phúc quyết, nếu 2/3 tống số nghị viên đồng ý”.

Điều 70 quy định: “Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây… Khi được nghị viên ưng chuẩn, phải đưa ra toàn dân phúc quyết”.

Tiếc thay cho đến nay VN vẫn chưa có Nghị viện nhân dân và Luật “trưng cầu dân ý” để thực hiện Quyền phúc quyết của Dân như được ghi rõ tại các điều khoản theo Hiến pháp 1946. Do vậy người Dân thực sự vẫn chưa có quyền lập hiến nghĩa là Dân chưa phải là Chủ.

Mặt khác, theo chủ tịch Nguyễn Văn An thì các Hiến pháp sau này đã quy định QH mới có quyền lập hiến: “Song Dân chưa có văn bản nào chuyển quyền lập hiến của Dân sang Quốc hội cả, mà là do chính Quốc hội tự quyết định giao quyền lập hiến cho mình”. “Quốc hội vừa lập hiến, vừa lập pháp, người ta gọi như thế là vừa đá bóng, vừa thổi còi”.

Ông Nguyễn Văn An lại tiếp: “Hiện nay khoảng 90% đại biểu QH là đảng viên. Do vậy mà nhiều người cho rằng, về hình thức thì QH quyết, song thực chất là Đảng quyết. Quyết định của Quốc hội chỉ là quyết định mở rộng trong nội bộ  Đảng”. Thực sự là Dân đã mất quyền làm Chủ và đó là sự xa rời về bản chất của một chính thể cộng hòa dân chủ.

Sau một thời gian dài của hành trình dân tộc, “những nền móng ban đầu của “Nhà nước pháp quyền Việt Nam” đã không được củng cố và xây đắp thành hình hài ngày một rõ nét mà lại dần dà bị chìm đi bởi sự áp đặt của mô hình “chuyên chính vô sản” (Tương Lai).

Ngay từ đầu bản Tuyên ngôn, HCM đã khẳng định quyền bình đẳng của tất cả mọi người không ai có thể xâm phạm được: quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Điều 12 của Hiến pháp 1946 được viết: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”.

Hồ chủ tịch cũng đã giải thích một cách dễ hiểu hai tiếng Dân chủ như sau:

“Dân chủ là phải để cho Dân được mở miệng”.

Nhưng cho đến nay báo chí tư nhân vẫn chưa được phép phát hành. Những phát biẻu cá nhân đều phải tuân theo “lề phải”. Mỗi ý kiến đóng góp phải trái là lẽ đương nhiên vì đôi lúc cái đúng của người này lại là điều sai của kẻ khác, tùy thuộc họ nhìn từ phía nào. Ngạn ngữ có câu: “Nói oan làm quan mà nói”. Có được phê phán, phản biện mới có tiến bộ, xã hội mới công bằng và mới mong phát triển văn minh. Trời Phật còn bị chê trách huống chi người thường! HCM khi ký hòa ước với Pháp còn bị mang tiếng là phản quốc.

* * *

Thiển nghĩ, giá như hồi ấy (1946) Mỹ quyết định giúp VN theo đề nghị của HCM thì đất nước ta ngày nay chắc đã đổi khác biết bao nhiêu. Đất nước VN đã không phải chịu đau thương suốt hơn 30 năm chiến tranh. Hàng triệu người Việt đã không phải đổ máu dù ở phía bên này hay bên kia. Và chắc chắn VN không bị lạc hậu, nghèo đói như ngày hôm nay. Nhân dân chúng ta chắc đã được sung sướng ít ra cũng như Hàn Quốc, Đài Loan… đúng như trong Tuyên ngôn Độc lập đã viết là mọi người đều được quyền sống, quyền tự do, dân chủ và mưu cầu hạnh phúc. Nền độc lập cũng đã được đảm bảo bền vững hơn, và không thường xuyên bị đe dọa bởi “nước lạ” nay lấn đất mai lấn biển với “16 chữ vàng” và “4 tốt”.

Tình hình tại thời điểm hiện nay có vẻ đã khả quan hơn. Lòng yêu nước truyền thống của dân tộc ta, nhất là trong lớp trẻ đã được khơi dậy. Người trí dũng đã có cơ hội đóng góp cho Dân cho Nước như trên mạng Boxitvn. Cục diện thế giới gần đây có nhiều biến đổi. Nhất là sau các cuộc Hội thảo ARF diễn đàn ASEAN vừa qua và đặc biệt là lời tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 23/7/2010 tại Hà Nội về vấn đề Biển Đông. Bà Ngoại trưởng Mỹ nói rằng vì quyền lợi của quốc gia, Hoa Kỳ mong muốn thấy các nước liên quan đến vụ tranh chấp chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa giải quyết với nhau bằng đường lối ôn hòa, dựa trên sự tôn trọng các điều khoản được ghi trong Công ước về biển và lãnh hải do Liên Hiệp Quốc soạn thảo.

Trong dịp kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, tàu sân bay USS John S. McCain thuộc Hạm đội 7 Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ đã viếng thăm chính thức cảng Tiên Sa, Đà Nẵng ngày 10/8/2010. Trung tá hải quân Jeffrey Kim, Hạm trưởng của tàu nhấn mạnh tại buổi lễ tiếp đón rằng, sự xuất hiện của các chiến hạm Mỹ tại các hải cảng VN có ý nghĩa đặc biệt về mặt chiến lược đối với quốc gia này, đồng thời chứng tỏ thế quân bình trên lãnh vực quốc phòng tại khu vực.

Thượng Nghị sỹ John McCain nói chuyến thăm của khu trục hạm mang tên cha ông tới VN là tín hiệu “lịch sử và đầy hy vọng” cho quan hệ giữa hai nước cựu thù, và VN đã trở thành một trong những “đối tác quan trọng nhất và hứa hẹn nhất của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. “Tôi tin rằng, cuối cùng thì hai nước chúng ta cùng với nhau sẽ làm tăng thêm an ninh, sự thịnh vượng, và một ngày, tôi hy vọng, về sự tự do của tất cả các nước và các dân tộc ở châu Á-Thái Bình Dương”, ông nói.

Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tiếp đón một đoàn đại biểu quân sự và các viên chức Chính phủ VN trên tàu sân bay USS George Washington khổng lồ. Tàu này chạy bằng năng lượng hạt nhân, có thể mang tới 70 máy bay, hơn 5.000 thủy thủ và phi công và khoảng 4 triệu kg bom đang tuần tra ở vùng biển ngoài khơi bờ biển miền Trung VN.

Quả vậy, quan hệ Mỹ – Việt đang ngày càng phát triển tốt đẹp hơn và hiểu nhau hơn so với thời điểm cách đây 65 năm, khi chủ tịch HCM viết thư gửi Tổng thống Mỹ. Hai nước đã bỏ qua quá khứ và xích lại gần nhau để trở thành đối tác, là bạn của nhau. Nhiều kết quả đã đạt được trong hợp tác văn hóa, ngoại giao, thương mại, năng lượng hạt nhân, quân sự…

Lịch sử không lặp lại, nhưng có cái gì đó muốn nói rằng từ năm 1945 HCM đã suy nghĩ và hành động đúng khi chọn lựa thể chế cộng hòa dân chủ cho VN, viết bản Tuyên ngôn Độc lập bắt đầu bằng những câu trích từ Tuyên ngôn của Mỹ và sau đó yêu cầu Mỹ ủng hộ và giúp đỡ Chính phủ VN. Nếu điều mong ước ấy của Chủ tịch HCM dù 65 năm sau mới được thực hiện thì chắc rằng linh hồn cụ cũng sẽ lấy làm mãn nguyện nơi suối vàng.

Và có thể nói tầm nhìn của HCM là tầm nhìn thế kỷ, có thể so với tầm nhìn của Thái Tổ Lý Công Uẩn khi xuống chiếu dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long cách nay 1000 năm. Những biến động thăng trầm sau 1945 của lịch sử đâu có phải do sự sai sót của cái ý tưởng ban đầu. Cũng như Thăng Long đổi thành Hà Nội là do vua Minh Mạng (1831) muốn xóa đi cái tên Thăng Long và chuyển kinh đô về Phú Xuân – Huế đó thôi. Hy vọng rồi đây đất nước lại chuyển mình quay về với ý tưởng ban đầu của HCM, cũng như Thủ đô đã quay về với Hà Nội. Đất nước nghìn năm văn hiến VN sẽ có những bước tiến mới nếu những người có trách nhiệm với dân tộc luôn nhận biết được thời cơ vàng và sáng suốt như chủ tịch HCM.

GS Tương Lai đã từng nhận định như sau: “Sự vận động của thực tiễn đã trả về cho cái nền tảng ban đầu ấy sức thuyết phục và ý nghĩa sâu sắc của tầm cao trí tuệ và bề dày văn hóa trong tư duy về Nhà nước của Hồ Chí Minh”.

Sắp đến ngày kỷ niệm Quốc khánh 2/9, chắc mọi người sẽ lại vào viếng lăng chủ tịch HCM tại Quảng trường Ba Đình lịch sử. Xin hãy bước đi chậm rãi và chớ cúi đầu xuống đất mà nên ngước nhìn lên dòng chữ vàng khắc trước cửa lăng: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Và hãy cùng nhau suy ngẫm cho kỹ những điều Người đã dạy:

“Nếu nước được Độc lập mà Dân không được hưởng Tự do, Hạnh phúc thì Độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.

Trên đời ngàn vạn điều cay đắng / Cay đắng chi bằng mất tự do”

Dân chủ là phải để cho Dân được mở miệng”.

Q. L.

Nguồn: http://boxitvn.blogspot.com/2010/08/mot-vai-cam-nghi-nhan-ngay-le-oc-lap_31.html#more

--> Read more..

Toàn văn bài phát biểu của GS Ngô Bảo Châu

Toàn văn bài phát biểu của GS Ngô Bảo Châu

Hoàng Tuân – Quý Hiên ghi

Tối qua, 29 – 8, GS Ngô Bảo Châu đã có bài phát biểu tại buổi Lễ chào mừng anh nhận giải Fields tại TT Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội. Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của GS Ngô Bảo Châu.

 

Kính thưa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng!

Kính thưa Chủ tịch Hội đồng Học hàm, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân!

Kính thưa các vị khách quốc tế. Kính thưa các thầy các cô giáo, các đồng nghiệp, các bạn sinh viên, học sinh thân mến.

Trước hết, tôi xin bày tỏ tấm lòng cảm kích của tôi đối với nhà nước, chính phủ đã tổ chức buổi lễ mừng công hôm nay với một tấm lòng trân trọng và chân thành.

Tôi thực sự cảm động khi nhận thấy niềm vui, niềm tự hào về giải thưởng Fields đã được chia sẻ với đồng bào cả nước, bắt gặp sự hân hoan, niềm tự hào trong mắt các bạn học sinh, sinh viên trong buổi lễ hôm nay làm niềm hân hoan, tự hào của cá nhân tôi nhân lên nhiều lần.

Lần đầu tiên, giải thưởng Fields, giải thưởng quan trọng nhất của toán học đã được cho một nhà toán học xuất thân từ một nước đang phát triển. Sự kiện này có thể tạo tiền đề cho sự thay đổi lớn về chất nền toán học Việt Nam nói riêng và công tác nghiên cứu khoa học nói chung.

Đó là điều mà cá nhân tôi và rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý khoa học tâm huyết đang rất hy vọng. Nhưng trước khi nói về tương lai, tôi nghĩ, chúng ta nên điểm lại quá khứ để tìm hiểu cái gì là nguyên nhân, những nhân tố tích cực nào đã đưa đến thành công ngày hôm nay.

Tôi xin tâm sự một vài điều. Tôi sinh ra trong kháng chiến chống Mỹ và lớn lên trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn của thời kỳ hậu chiến. Tuy không ai thích thú những chuyện ôn nghèo, kể khổ, ta vẫn không thể không nhớ rằng những yếu tố đã tạo thành con người của chúng ta, cả về thể xác lẫn tinh thần.

Ngay khi còn bé, tôi đã hiểu rằng bố mẹ đã phải nhịn ăn nhịn mặc để nuôi tôi khôn lớn. Gần 20 năm trở lại đây, tôi sinh sống ở nước ngoài, rất lâu ở Pháp và gần đây ở Mỹ, tiếp xúc với cuộc sống của người nước ngoài, tôi hiểu ra một điều rằng: tuổi thơ của tôi và các bạn cùng lứa của tôi có thể thiệt thòi hơn về cái ăn, cái chơi nhưng về học tập thì chưa chắc.

Sinh ra trong một gia đình trí thức có truyền thống, việc học hành của tôi luôn là ưu tiên số 1 của bố mẹ. Có lẽ, vì bố mẹ là những nhà khoa học nên niềm đam mê khoa học, giá trị tuyệt đối của trí thức đã ngấm vào máu tôi từ lúc nào mà tôi không biết!

Trong hầu hết các gia đình Việt Nam, việc học hành vẫn được coi là quan trọng nhất nhưng tình yêu trí thức, yêu khoa học trong suy nghĩ chủ quan của tôi vẫn là sự hiếm hoi.

Điều kiện thuận lợi đặc biệt nữa cần kể đến là tuổi học trò của tôi đã được cộng đồng toán học Việt Nam nuôi dưỡng. Tôi hiểu cộng đồng Toán học theo nghĩa rộng.

Từ thầy Tôn Thân – giáo viên chuyên toán trường Trưng Vương đến thầy cô khối chuyên toán A0 trường ĐH Tổng hợp Hà Nội cho đến nhiều nhà khoa học trẻ thời đó đã dạy tôi với tất cả tâm huyết của mình, hoàn toàn vô tư trong hoàn cảnh kinh tế vô cùng khó khăn lúc đấy. Tôi không thể kể tên được hết các anh, nhưng xin lấy một ví dụ, như thầy Phạm Hùng khối chuyên Toán. Tôi đến học thầy trong căn phòng 8 m2, lúc nào cũng nghi ngút khói thuốc bắc vì thầy hay đau ốm, nhưng thù lao thầy nhận từ bố mẹ tôi đôi khi là cân đường, đôi khi là một vỉ thuốc bổ.

Trong cộng đồng toán học Việt Nam, việc người đi trước nắm tay người đi sau là một điều hết sức tự nhiên. Gần đây do được cọ xát với một số ngành khoa học khác tôi mới hiểu ra rằng, tinh thần yêu thương đoàn kết trong cộng đồng toán học Việt Nam là cái rất hiếm hoi và đáng quý.

Khoa học của nước chúng ta nói chung và toán học nói riêng chưa có một sự xuất sắc trên thế giới nhưng nếu không có sự đoàn kết, tình yêu thương lẫn nhau cùng tinh thần nghiêm khắc không bao che những yếu kém về học thuật thì toán học Việt Nam cũng như các ngành khoa học khác không theo kịp bất kỳ một cơ hội nào để tiến bộ.

Cái may mắn tiếp theo là việc được Chính phủ Pháp cấp học bổng để sang Pháp học đại học. Là một sinh viên người nước ngoài nhưng trong suốt quá trình học tập ở Pháp, chưa một lần nào tôi cảm thấy mình được kém ưu tiên so với sinh viên Pháp.

Ngược lại, chính giáo sư trưởng khoa toán trường ĐH Sư phạm Paris nơi tôi học đã khuyên tôi nên làm việc với giáo sư Laumon, lúc đó là một nhà toán học Pháp xuất sắc nhất. Ông Laumon là người đã giúp tôi từ một cậu sinh viên thích học toán trở thành nhà Toán học chuyên nghiệp.

Ông là một người thầy tuyệt vời. Trong số 6 -7 học trò của ông thì tính đến nay có 2 được giải thưởng Fields. Và gần đây nhất, cô học trò trẻ nhất của ông đã được phong giáo sư trường Harvard, khi chưa đầy 30 tuổi. Trưởng thành trong nhóm khoa học của ông Laumon và một vài đồng nghiệp do ông lãnh đạo không chỉ có tôi và anh Lafforgue, người đoạt giải thường Fielsl 2002, mà còn rất nhiều nhà khoa học trẻ xuất sắc khác.

Ôn lại thời gian này, tôi hiểu sự quan trọng của nguồn sức mạnh của nhóm nghiên cứu khoa học, kết hợp những nhà khoa học có tên tuổi, có kinh nghiệm, có hiểu biết nhiều lĩnh vực khác nhau và những sinh viên, nghiên cứu sinh tràn trề đam mê khoa học.

Tôi thực sự hạnh phúc khi giải thưởng Fields tuy trao cho cá nhân tôi nhưng cũng mang lại vinh dự xứng đáng cho cho cộng đồng khoa học Pháp cũng như cộng đồng khoa học Việt Nam.

Mấy năm nay tôi có may mắn hiếm hoi được làm việc tại viện nghiên cứu cơ bản cao cấp ở Princeton. Viện được thành lập từ những năm 30, là nơi Albert Einstein đã làm việc hơn 40 năm. Ngoài một số nhỏ giáo sư cơ hữu mà hầu hết là những nhà toán học, vật lý hàng đầu thế giới, viện thường xuyên đón các nhà khoa học trẻ  làm việc trong thời gian 1 đến 2 năm.

Ngoài nguồn hỗ trợ tài chính lớn từ chính phủ Mỹ cũng như các tổ chức tư nhân, cách tổ chức công việc hiệu quả của viện Princeton là cái đáng để học tập. Sau 50 năm, một khoảng thời gian không lớn so với lịch sử nghiên cứu khoa học, viện đã trở thành lá cờ đầu của Toán học, Vật lý lý thuyết và đóng vai trò rất lớn trong sự hình thành lịch sử toán học Mỹ, và vào thời điểm hiện tại, đóng vai trò số 1 không phải bàn cãi.

Nếu không có thời gian làm việc ở Princeton, rất có thể, bổ đề cơ bản chưa được hoàn thành ở thời điểm này. Ngoài ra, với sự tiếp xúc với những thiên tài như Gerard Laumon, tôi đã định hình rõ ràng chương trình nghiên cứu tiếp theo của mình sau khi bổ đề cơ bản đã được hoàn thành.

Từ trải nghiệm làm việc ở Pháp cũng như ở Mỹ tôi hiểu ra rằng môi trường học tập lành mạnh là điều kiện tiên quyết cho sự trưởng thành của những nhà khoa học trẻ. Môi trường khoa học lành mạnh chính là nơi học thuật và đạo đức trong học thuật được luôn xếp ở vị trí đầu tiên cùng với sự bình đẳng trong các nhà khoa học không phân biệt già trẻ cũng như sự tự do tuyệt đối trong nghiên cứu khoa học.

Cuối cùng tôi xin nhắc đến một người, là nhà khoa học, người bạn lớn của Việt Nam. Đó là ông Henry Rogermortier. Khi còn là sinh viên, Henry đã tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên Pháp phản đối chính sách thực dân ở Đông Dương. Sau này, ông đã qua Việt Nam nhiều lần và trở thành người bạn thân thiết của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông là người sáng lập Ủy ban Khoa học kỹ thuật hợp tác Việt – Pháp. Tôi có may mắn sống trong nhà ông nhiều năm, học được rất nhiều từ con người của ông. Ông không bao giờ nói dài như tôi đang làm. Nhưng qua việc làm của ông, tôi hiểu rằng, nhiệm vụ của nhà khoa học không chỉ đơn thuần là chuyên môn mà còn bao gồm việc đem đến cho những người trẻ tuổi, không kể xuất xứ, không nhất thiết phải là người thân, cái cơ hội để tiềm năng của họ được phát triển, trong khoa học, và rộng hơn là trong cuộc sống.

Đấy là điều mà tôi mốn nói với các nhà khoa học Việt Nam, những nhà quản lý và tất cả những người làm cha làm mẹ.

Hiện trạng khoa học và giáo dục của chúng ta chưa được như chúng ta mong đợi nhưng kiến thức của mỗi người và sự cố gắng của Nhà nước, Chính phủ qua những quyết sách đúng đắn dũng cảm chính là tiền đề cho sự chuyển biến theo một chiều hướng tích cực.

Cuối cùng, tôi xin chúc các bạn trẻ luôn giữ được niềm tin, niềm say mê để đi tiếp con đường mình đã chọn!

Xin cảm ơn quý vị!

Theo TPO

Nguồn: http://hanhdanhthoigian.wordpress.com

-----------------------------------------

Đọc thêm:

> Bổ đề cơ bản Langlands là gì và ý nghĩa phát minh của Ngô Bảo Châu

http://phamvietdaonv.blogspot.com/2010/09/bo-e-co-ban-langlands-la-gi-va-y-nghia.html

> Xìn đừng tự hào theo kiểu... adua!

http://kichbu.multiply.com/journal/item/946/946

> Thiên tài không đi lẫn với bầy cừu

http://kichbu.multiply.com/journal/item/957/957

> Thư bạn đọc: Ngô Bảo Châu, quan trí và dân trí

http://boxitvn.blogspot.com/2010/08/thu-ban-oc-ngo-bao-chau-quan-tri-va-dan.html

> Lan man ngày Quốc khánh năm 2010 ở Mỹ Đình

http://www.boxitvn.net/bai/10324

 

--> Read more..

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010

Chữ T gây sốc và "quả bóng"... nhân dân

Phát ngôn - Hành động: Chữ T gây sốc và "quả bóng"... nhân dân

Chữ "tâm" gây sốc và chữ "tiền" cũng gây sốc; "quả bóng" mang tên... nhân dân vẫn lăn lóc tại các cơ quan công quyền vì nhiều lẽ. Những thông điệp của Phát ngôn - Hành động tuần này có thể gợi cho bạn đọc những suy cảm sâu sắc.

Chữ "tâm" gây... sốc

Không biết có phải vì quá lo cho sức khỏe nhân dân không mà các ngành ở ta đua nhau dùng "liệu pháp" gây... sốc. Sốc học phí, sốc viện phí, và gần đây nhất là sốc...điện. "Liệu pháp" sốc điện lần này không phải do Tập đoàn điện lực VN (EVN), mà lại do Hiệp hội năng lượng VN (VEA), nhưng cũng là anh em cùng hội cùng thuyền, con chú con bác với nhau.

Có lẽ vì thấy dân chưa thấm với "liệu pháp" sốc vì cái tâm của VEA, khi đề nghị Chính phủ tăng giá, từ 5 cent/kWh hiện hành lên mức 8cent/kWh (tương đương 1.500 đồng) và xoá bỏ giá điện bậc thang, nên mới đây trên báo Tuổi trẻ, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch VEA tiếp tục dùng "liệu pháp" gây sốc của riêng mình, khi thẳng thừng tuyên bố: Tăng thêm vài trăm đồng chả đáng gì(!).

Trả lời phóng viên tại sao không tăng dần theo lộ trình, vì mức tăng 400 đ/ kwh vẫn là gây sốc, ngay cả với hộ khá giả, ông Ngãi hỏi lại: "Tăng dần 100-200 đồng thì giải quyết được vấn đề gì. Và ông còn đề nghị: "Nên có bước đột phá mới trong tư duy để ngành năng lượng nói chung và điện, than, khí không bị lỗ, không bị thiếu".

Chưa biết mức đột phá trong tư duy của ông có tác dụng gì không nhưng mức đột phá về... tiền trong giá điện khiến không ít hộ "cận nghèo" lao đao. Cũng như ở ngành y tế mới đây, khi áp dụng "liệu pháp" sốc viện phí, người ta viện lẽ, có tới 14, 5 triệu gia đình diện chính sách được giảm, nhưng cả ngành y tế, lẫn ông Chủ tịch VEA lại quên mất rằng, số hộ diện "cận nghèo" mới là chiếm số đông. Mà số hộ diện này lại luôn ở trạng thái "chân không tới đất, cật không tới trời", không quá nghèo để được hưởng ưu đãi, lại không dư dật để có thể nghĩ như ông Ngãi "tăng thêm vài trăm đồng chả đáng gì" (?)

Ông Trần Viết Ngãi Chủ tịch Hiệp Hội năng lượng Việt Nam, Ảnh VCTV

Cũng rất lạ về cái tâm của các ngành khi gây "liệu pháp" sốc. Trước đây, khi được hỏi liệu tăng mức viện phí táo bạo như thế, gấp hàng mấy chục lần so với trước, chất lượng chữa bệnh có được bảo đảm sẽ tăng không, một quan chức ngành y tế lại rụt rè "không dám hứa chất lượng chữa bệnh sẽ tăng, vì nó còn chịu nhiều yếu tố" (!).

Còn nay, khi được hỏi: "Nếu tăng giá có chắc chắn hết thiếu điện?", thì ông Chủ tich VEA cũng lại không dám quyết đoán như khi quả quyết đòi... đột phá giá điện: "Chắc chắn không một lúc hết thiếu điện ngay, nhưng khi tăng giá điện như trên, ngành điện sẽ phải cam kết với Đảng, Nhà nước, nhân dân rằng chúng tôi đủ vốn, chúng tôi không chậm tiến độ.."

Ô hay, khi đòi dân tăng viện phí, điện phí, thì các bác không cần tính đến các điều kiện, nhưng khi dân đòi tăng chất lượng phục vụ, thì các bác không dám hứa, mà lại viện đến Đảng, Nhà nước, rằng chúng tôi sẽ thế nọ, chúng tôi sẽ thế kia.... Thế thì sự sòng phẳng và minh bạch trong kinh tế thị trường ở đây là đâu hử, hử, hử?

Mà các bác không thèm để ý đến cái sự ngược đời này: Dân thu nhập theo giá nội, nhưng tiêu dùng toàn theo giá "hội nhập".

Chả thế, GS Phạm Duy Hiển, mới đây cũng phải lên tiếng: "Ngành điện VN đi ngược chiều thế giới". Nghĩ cho kỹ thì sự chê trách của GS Hiển cũng không mới, bởi ở ta, hình như làm cái gì cũng không giống ai. Đến nỗi GS văn học Hoàng Ngọc Hiến đã hóm hỉnh triết lý: "Cái nước Việt mình nó thế". Người xưa bảo: Vợ dại, chồng thành triết gia. Còn nay, cơ chế quản lý bất cập, người dân nào cũng có thể trở thành triết gia. He...he..

Và chữ "tiền" cũng gây... sốc

Đó là câu chuyện của Trường ĐH Công nghệ Đông Á được đăng trên báo Đại Đoàn Kết ngày 29/7/2010 mới đây. Nội dung câu chuyện không có gì khó hiểu: Ông Đoàn Minh Tuấn, Việt kiều, năm nay 74 tuổi, Phó CT HĐQT của trường viết thư gửi Thủ tướng CP, Bộ GD, tố cáo ông Chủ tịch HĐQT Phạm Ngọc Thăng, gây mất đoàn kết, kéo bè kéo cánh và bất minh trong quản lý tài chính.

Cái khó hiểu là, mặc dù HĐQT nhà trường đã họp với 7/10 phiếu đồng thuận kiến nghị Bộ GD cách chức Chủ tịch HĐQT Phạm Ngọc Thăng, nhưng kiến nghị này đã không được Bộ GD chấp nhận.

Trước sự can thiệp cũng khó hiểu nốt về thái độ của Bộ GD, HĐQT nhà trường đã mời cơ quan thanh tra độc lập toàn bộ hoạt động tài chính của trường. Kết quả thanh tra còn khó hiểu hơn nữa: 13 tỷ đồng được chi tiêu hàng năm của trường không có quyết toán, không tổ chức phê duyệt; 650 triệu đã được chi thêm cho Ban quản lý Dự án...

Lễ khởi công xây dựng Trường ĐH Công nghệ Đông Á, Ảnh HNM
Đặc biêt, có tới 1,4 tỷ đồng được chi cho việc... tư vấn thành lập trường (trong khi theo quy định, chi phí tư vấn nhiều nhất chỉ 5 triệu đồng). Bảng kê chi tiền cho thấy phía nhận tiền, rất nhiều người là quan chức của Bộ GD (?).Việc chi tiền vô lý đến mức chỉ một buổi họp thẩm định của Bộ GD, ông Chủ tịch Phạm Ngọc Thăng cũng quyết chi tới gần 80 triệu đồng, trong đó một Vụ trưởng của Bộ GD nhận tới 20 triệu đồng, rồi vị khác 10 triệu đồng..., cứ thế, cứ thế...

Theo những chứng từ, bảng kê còn lưu lại, Chủ tịch HĐQT Phạm Ngọc Thăng chi tới 1,8 tỷ để quà cáp, biếu xén cho quan chức của đủ các ban ngành, nhiều nhất đương nhiên vẫn là cán bộ Bộ GD.

Đọc hết dòng này, thì bạn đọc cũng như tôi không còn thấy khó hiểu, và cũng hết...sốc. Cũng như không khó hiểu vì sao số lượng trường tư thục chỉ trong thời gian ngắn vừa qua, lại mọc nhanh đột biến như nấm sau mưa. Cái trường ĐH đồ sộ thế, hóa ra lại tỷ lệ thuận với cái phong bì hình hài bé ơi là bé.

Chỉ có điều, tiền "bạc" lắm, các bác Bộ GD ạ. Cho dù, có lúc nó phải nằm ép mình, im hơi lặng tiếng trong chiếc phong bì mỹ miều dán kín, nhưng đến lúc nào đó, vào một ngày đẹp trời nào đó, nó vẫn có thể tưng tửng, tưng tửng tố cáo tư cách con người, giữa thanh thiên bạch nhật một cách tưng tửng, tưng tửng... Nó cười khẩy và khinh thị vào những đạo cao đức trọng mà xã hội vốn gọi là "thầy", vào những phong cách mô phạm giả trá.

Đã bảo, tiền "bạc" lắm mà!

Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng, Ảnh VGP News


Có một "quả bóng" mang tên... nhân dân

Đó là chuyện thực, không phải chuyện bịa. Và nó được chính Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng vô tình thú nhận rất ấn tượng tại phiên họp UBTVQH chiều ngày 21/8 mới đây: "Các tỉnh báo cáo rất hay, nào đơn thư được chuyển, giải quyết kịp thời, bảo vệ được quyền lợi của dân. Nhưng thực tế khiếu nại ngày càng tăng, ngày càng phức tạp. Đơn từ thì chuyển lòng vòng, né tránh, các cơ quan đùn đẩy lẫn nhau.

Trung ương thì "kêu" khiếu nại vượt cấp, kêu địa phương né tránh.

Địa phương cũng phàn nàn TƯ "quan liêu", do một phần các vụ việc không có hồ sơ nên TƯ nhận đơn thư chỉ đóng dấu xác nhận và lại chuyển về địa phương".

Đã nói Dân nguyện, chắc chả có người dân nào lại "nguyện" sự khiếu kiện, nỗi đau, nỗi mắc mớ của mình thành quả bóng, để các cơ quan công quyền, cấp dưới tung lên cấp trên, cấp trên chuyển về  cấp dưới...Cuối cùng, cái sự "nguyện" đó nằm im lìm ở một ngăn nào đó của một cái tủ gỗ cơ quan nào đó cọt kẹt tiếng mọt gỗ, ở một tập hồ sơ pháp lý nào đó bám đầy mạng nhện thời gian.

Tiếc thay, đó là sự thật. Nó thật như câu chuyện của Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển: "Có lần Bộ Tài nguyên - Môi trường đưa các đoàn giám sát về rồi mời cả tỉnh, huyện đến nghe dân nói. Bao nhiêu vụ việc cũ, dân lại lục lọi lại chỉ để đưa ra nói với "ông" Tài nguyên".

Người viết bài này giật mình. Hơn 30 năm trước đây, thời cơ chế bao cấp, không ít lần đã được nghe câu chuyện khiếu kiện, khiếu nại của người dân mang "thân phận" quả bóng, lăn lóc từ cơ sở lên cấp trên, từ cấp trên đá xuống cơ sở, để rồi lại trở về chính nơi... khiếu kiện. Hơn 30 năm sau, cơ chế thị trường thay thế, cải cách hành chính được hô hào, các văn bản luật được soạn thảo, các chế tài được điều chỉnh, ban hành liên tục để thích ứng cho một đời sống xã hội hiện đại.

Thế nhưng câu chuyện quyền lợi, lợi ích và đòi hỏi sự công bằng của người dân thông qua việc giải quyết khiếu nại tố cáo, vẫn "nguyễn như vân" (vẫn như nguyên). Kêu lên Thủ tướng, cấp cao nhất của Chính phủ, thì như Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình chỉ ra, tới 83 vụ việc (tin của VNN), có ý kiến Thủ tướng chỉ đạo rồi mà vẫn không ai giải quyết (?)

Đến Thủ tướng mà cũng lâm cảnh "trên bảo dưới không nghe" thì người dân biết làm gì đây, nếu không tiếp tục thân phận...quả bóng?

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình, Ảnh VNN

Một hiện tượng khác vừa đáng quan tâm, vừa là chuyện đau đầu của các cơ quan bảo vệ an ninh, trật tự xã hội. Đó là khiếu nại đông người. Nói thẳng ra là chuyện dân "biểu tình", tập trung vào chuyện đòi giải quyết đất đai. Đương nhiên, trong cái chuyện khiếu kiện đất đai vốn phức tạp và mê hồn trận này, có người đúng, kẻ sai, có người thật thà, ít hiểu biết, cũng có kẻ cơ hội nhân đó làm càn...

Xưa nay, ta quen với việc biểu tình hô to "muôn năm, muôn năm" chứ ít quen với cái cảnh biểu tình "phản đối, phản đối", cho dù là "phản đối trong im lặng". Mặc dù, xét cho cùng, ta sẽ phải quen, như quen với cái việc- xã hội ta sẽ dần phát triển tiến đến một xã hội dân sự, với vai trò độc lập của các cơ quan hành pháp, tư pháp và lập pháp- 3 chân kiềng quản lý, làm nền tảng cho sự phát triển dân chủ, công bằng, văn minh và minh bạch.

Chúng ta rất e ngại "khiếu nại đông người", và rất cảnh giác với kẻ thù. Thế nhưng, Phó CT Quốc hội Uông Chu Lưu đã phải chỉ ra: "Các nguyên nhân dẫn đến bức xúc của dân về giải quyết khiếu nại xuất phát từ nhiều lẽ, do yếu kém trong quản lý, làm chưa hết trách nhiệm...".

Phó CT mới nhẹ nhàng nói đến tảng băng nổi, nhưng chưa thấy hết tảng băng chìm, đang lặn sâu trong mỗi huyết quản của cán bộ lãnh đạo, quản lý, cốt cán từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên trong xã hội hiện nay. Đó mới là kẻ thù nguy hiểm nhất nhưng lại nghiễm nhiên tự do "chung sống hòa bình": Sự vô cảm với nỗi đau của dân, sự quan liêu, xa rời dân quá lâu, và chỉ biết tới lợi ích của...chính mình!

Vậy thì xin các đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý, cốt cán... từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, xin đừng quá sợ "khiếu nại đông người", mà hãy biết  sợ chính bản thân mình chưa tròn vai trách nhiệm,  biết sợ cái ích kỷ tham lam của mình, của nhóm mình, và biết sợ cái cung cách quản lý xơ cứng, lạc hậu, đặc biệt quá thiếu minh bạch mà mình góp phần đắc lực.

Chỉ khi nào, sự công bằng và minh bạch ngự trị trong xã hội, thì "dân ra dân", "quan ra quan", "quản lý ra quản lý". Lúc đó, thay cho sự lăn lóc, sự "khiếu nại đông người", sẽ chỉ thấy "quả bóng nhân dân" hát khúc... hoan ca.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/tuanvietnam.net/Phat-ngon--Hanh-dong-Chu-T-gay-soc-va-qua-bong-nhan-dan/4768650.epi

--> Read more..

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010

Đi Moscow chụp ảnh kỷ niệm với Lenin và Stalin

Wed, Jun. 9th, 2010 09:23 am
 
Bức ảnh chụp làm kỷ niệm với hai (người) hề
 
Фотография на память с двумя клоунами

фотография на память с двумя клоунами

Cái phong của họ ở đây thật tuyệt vời : -) 
Фон у них тут примечательный :-)

IMG_3448
 
Cô gái - zoom, chụp ảnh những (người) hề 
Девушка - зум, фотографирующая клоунов:


IMG_3492
 
 
--> Read more..

Nga: không được đụng đến khu rừng Khimki!

25.08.2010, 18:54:02

Митинг на Пушкинской площади в Москве, 22 августа 2010 года. Скриншот видеоролика с сайта youtube.com

Miting trên quảng trường Pushkin tại Moscow, 22 tháng tám 2010 - Митинг на Пушкинской площади в Москве, 22 августа 2010 года. Скриншот видеоролика с сайта youtube.com

RZHL.gif

Nước Nga vì Rừng Khimki !

Ba nghìn bưu thiếp của những người bảo vệ khu rừng Khimki được chuyển cho Medvedev

Медведеву передали 3 тысячи открыток от защитников Химкинского леса

Kichbtheo http://lenta.ru/news/2010/08/25/petition/

K

Những người bảo vệ khu rừng Khimki đã chuyển đến văn phòng tổng thống Nga những bưu thiếp gửi cho Dmitry Medvedev, với yêu cầu thay đổi lộ trình của tuyến đường Moscow-Peterburg, phóng viên Lenta.ru đưa tin. Dự án hiện nay dự tính rằng tuyền đường sẽ đi qua khu rừng Khimki. Và hiện nay họ đã bắt đầu chặt phá cây cối.

 

Himki-forest.jpeg

Rừng Khimki -Химкинский лес

bulldozer.JPG

Công trường đang xích gấn đến cánh rừng Shermechyevsky - Стройка приближается к Шереметьевскому лесу

destruction.JPG

"Xây dựng tiện nghi" của thành phố Khimki - "Благоустройство" города Химки

babybird.jpeg

Các bưu thiếp với văn bản của lời thỉnh cầu được in trên đó gửi tổng thống, theo số liệu của những nhà tổ chức, đã có gần 3 nghìn người tham gia cuộc miting ký tên để bảo vệ khu rừng Khimki. Cuộc miting được tổ chức tại Moscow trên quảng trường Pushkin hôm chủ nhật, 22 tháng tam. Thủ lĩnh của các nhà sinh thái học Еvgenia Chirkov, nhà báo và cốn cán của chiến dịch bảo vệ khu rừng Khimki Artemy Trosky, cốn cán Yaroslav Nikitenko, cũng như đại biểu Duma quốc gia của đảng “Nước Nga Chính nghĩa”, người tham gia miting trên quảng trường Pushkin Anton Belov đã chuyển các bưu thiếp đến phòng tiếp dân của văn phòng tổng thống.

.

Ngoài ra, việc tập hợp chữ ký cho lời thỉnh cầu  gửi đến Medvedev vẫn còn tiếp tục trên site của phong trào sinh thái chính thức “Bảo vệ sinh thái”. Trong đó những người tham gia ký yêu cầu tổng thống xem xét các dự án (tình thế) phải chọn  tuyến đường Moscow-Peterburg mà không phá hủy khu rừng Khikinsky.-Kichbu-

 

Các bưu thiếp gửi tổng thống - Открытки президенту

Phòng Tiếp dân của tổng thống LB Nga. Lịch tiếp công dân: Từ thứ Ba đến thứ Bảy. Thời gian: từ 9. 30 đến 16. 30

Những người cốt cán giải thích dự án hiện nay của tuyến đường Moscow-Peterburg tồi tệ ở chỗ nào - Активисты объяснили, чем плох нынешний проект трассы Москва-Петербург

Công an trên quảng trường Slavyanskaya không ít - Милиции на Славянской площади было немало

Tất cả đã có mặt.

Một người tham gia miting

Những bưu thiếp - Открытки

Những người đến ủng hộ cuộc miting được trao dãi băng đeo tay màu xanh - Тем, кто пришел поддержать активистов, выдавали зеленые нарукавные повязки

---

Медведеву передали 3 тысячи открыток от защитников Химкинского леса

Защитники Химкинского леса передали в администрацию президента России открытки, адресованные Дмитрию Медведеву, с просьбой изменить маршрут трассы Москва-Петербург, сообщает корреспондент Ленты.Ру. Нынешний проект предполагает, что трасса пройдет через Химкинский лес, который уже начали вырубать.

Открытки с напечатанным текстом петиции президенту подписали, по данным активистов, около 3 тысяч участников митинга в защиту Химкинского леса, который прошел в Москве на Пушкинской площади в воскресенье, 22 августа. Их передали в приемную администрации президента лидер экологов Евгения Чирикова, журналист и активист кампании в защиту Химкинского леса Артемий Троицкий, активист Ярослав Никитенко, а также депутат Госдумы от партии "Справедливая Россия", участник митинга на Пушкинской Антон Беляков.

Кроме того, сбор подписей под петицией Медведеву продолжается на сайте неформального экологического движения "Экооборона". В ней президента просят рассмотреть альтернативные проекты трассы Москва-Петербург, не предполагающие уничтожения Химкинского леса.

Ссылки по теме
-
Митинг защитников Химкинского леса завершился без происшествий – Lenta.ru, 22.08.2010
-
Защитники Химкинского леса составили петицию Медведеву – Lenta.ru, 09.08.2010

Сайты по теме
-
"Экооборона"


--> Read more..

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2010

Hình ảnh trong "NEW ORLEAN: MỘT CÔ GÁI.." không thiếu ở VIỆT NAM HIỆN ĐẠI. Là đàn ông, Kichbu rất ngượng! - http://kichbu.multiply.com/journal/item/965/965?replies_read=1

--> Read more..

"KÍNH CHÚC ĐẠI TƯỚNG: KHOẺ! KHỎE! KHỎE!", - cựu quân nhân biên giới phía Bắc 1984-1985 Kichbu

--> Read more..

Báo chí Hàn Quốc phát hiện về chuyến đi thăm Trung Quốc của Kim Jong-il

26.08.2010, 06:48:10
Ким Чен Ир. Архивное фото ©AFP

Kim Jong-il. Ảnh lưu trữ của ©AFP

Báo chí Hàn Quốc phát hiện về chuyến đi thăm Trung Quốc của Kim Jong-il

Южнокорейские СМИ узнали о визите Ким Чен Ира в Китай

Kichbu theo http://lenta.ru/news/2010/08/26/visit/

K

Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Кim Jong-il đã thực hiện chuyến đi thăm Trung Quốc lần thứ hai trong năm. Hãng "Rеnhap" Hàn Quốc đưa tin về điều này hôm thứ năm.

.

“Đã phát hiện ra những dấu hiệu chứng tỏ chủ tịch Kim đã đi thăm Trung Quốc sáng ngày thứ năm. Chúng tôi cố gắng tìm hiểu thêm nơi cư trú chính xác và mục đích chuyến đi thăm này của ông, - một nguồn tin giấu tên trong chính phủ Hàn Quốc tuyên bố với hãng tin. Về chính thức cả Bình Nhưỡng và cả Pekin không khẳng định thông tin này.

.

Đầu tháng năm 2010 Kim Jong-il đã đến Trung Quốc theo lời mời của chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẫm Đào. Các cơ quan báo chí chính thống của Bắc Triều Tiên đã khẳng định thông tin về chuyến đi thăm này và giải thích rõ rằng người đứng đầu CHDCND Triều Tiên đã đi thăm các  khu vực đông-bắc đất nước và gặp gỡ với “các thủ lĩnh Trung Quốc”.

.

Không có các thông tin về các cuôc hội đàm của Kim. Trong khi đó báo chí truyền thông Hàn Quốc cho rằng thủ lĩnh CHDCND Triều Tiên có thể đến Trung Quốc để, nói riêng, giới thiệu với các bạn láng giềng người kế nhiệm của mình. Vào tháng bảy đã xuất hiện những giả thiết rằng Kim Jong-il sẽ sẽ chuyển giao các quyền hạn cho con trai Кim Jong-un vào tháng chín tại cuộc họp của Bộ chính trị đảng Lao động Triều Tiên.

.

Vào tháng tư 2010 báo chí Hàn Quốc cũng đưa tin về cuộc đi thăm không chính thức của KimJong-il đến Trung Quốc, tuy nhiên lúc bấy giờ phát hiện ra rằng thông tin không đúng với thực tế.

.

Nhắc lại rằng KimJong-il 68 tuổi ưa di chuyển bằng tàu lửa bởi vì ông lo ngại đi bằng phương tiện hàng không.-Kichbu-

---

Южнокорейские СМИ узнали о визите Ким Чен Ира в Китай

Руководитель Северной Кореи Ким Чен Ир нанес второй за год визит в Китае. Об этом в четверг сообщило южнокорейское агентство "Ренхап".

"Обнаружены признаки того, что председатель Ким посетил Китай утром в четверг. Мы пытаемся выяснить его точное местонахождение и цель визита", - заявил агентству неназванный источник в правительстве Южной Кореи. Официально ни Пхеньян, ни Пекин информацию о визите не подтвердили.

В начале мая 2010 года Ким Чен Ир приезжал в Китай по приглашению китайского президента Ху Цзиньтао. Официальные северокорейские СМИ подтвердили информацию о визите, уточнив, что глава КНДР посетил северо-восточные регионы страны и встретился с "китайскими лидерами".

О переговорах Кима и Ху не сообщалось. При этом южнокорейские СМИ предполагали, что лидер КНДР мог ездить в Китай, чтобы, в частности, представить соседям своего преемника. В июле появились предположения, что Ким Чен Ир передаст полномочия сыну Ким Чен Уну уже в сентябре на заседании Политбюро Трудовой партии Кореи.

В апреле 2010 года южнокорейские СМИ также сообщали о неофициальном визите Ким Чен Ира в Китай, однако тогда выяснилось, что информация не соответствовала действительности.

Напомним, 68-летний Ким Чен Ир предпочитает передвигаться на поезде, так как настороженно относится к воздушному транспорту.

Ссылки по теме
-
N. Korean leader may be visiting China: source - Ренхап, 26.08.2010
-
КНДР подтвердила сообщения о визите Ким Чен Ира в Китай – Lenta.ru, 07.05.2010
-
Бронепоезд Ким Чен Ира вновь заметили в Китае – Lenta.ru, 03.05.2010
-
"Поезд Ким Чен Ира" оказался товарняком – Lenta.ru, 03.04.2010
-
Спецпоезд Ким Чен Ира пересек китайскую границу – Lenta.ru, 03.04.2010


--> Read more..

New Orlean: một cô gái bị tống giam vì để lòi quần lót

25.08.2010, 13:24:01

Фото с сайта Orange News

Photo từ site Orange News

New Orlean: một cô gái bị tống giam vì để lòi quần lót

Жительницу Нового Орлеана посадили в тюрьму за торчащее из шортов белье

Kichbu theo Lenta.ru
K
Một cô gái ở New Orlean bị kết án mười ngày tù giam vì đã mặc quần soóc có mặt tại tòa và từ quần soóc lòi ra cái quần lót trong, Orange News dẫn theo báo The Times-Picayune đưa tin.
.
Kimberly Senette tháp tùng anh/em trai của mình đến tòa án, người bị kết tội cưỡng đoạt ô tô. Khi luật sư nhìn thấy trang phục của cô gái, ông hỏi ngoại hình đầy khiêu khích của cô tại tòa giải thích như thế nào. Senette đã trả lời rằng, quần soóc của cô bị trượt xuống và  đã để hở phần trên cái mông đít  và cũng như cái quần lót của bởi rằng tại lối vào phòng xử án người ta yêu cầu cô cởi thắt lưng.
.
Cuối cùng cô gái bị kết tội không tôn trọng phiên tòa và bị bắt giam. Còn anh/em trai của Serette lĩnh án 12 năm tù vì cướp ô tô.-Kichbu-

---

Жительницу Нового Орлеана посадили в тюрьму за торчащее из шортов белье

23-летнюю жительницу Нового Орлеана приговорили к десяти дням тюремного заключения за то, что она явилась в суд в шортах, из-под которых торчало ее нижнее белье, сообщает Orange News со ссылкой на газету The Times-Picayune.
Кимберли Сенетте сопровождала в суде своего брата, обвиняемого в угоне автомобиля. Когда судья увидел наряд девушки, он спросил, чем объясняется ее столь вызывающий для суда вид. Сенетте ответила, что шорты сползли и оголили верхнюю часть ее ягодиц, а также нижнее белье потому, что на входе в зал заседаний ее попросили снять ремень.
В итоге девушка была признана виновной в неуважении к суду и отправлена под стражу. Брат Сенетте получил 12 лет тюрьмы за угон автомобиля.
--> Read more..

Các nhà báo Đức được phép tiết lộ bí mật quốc gia

25.08.2010, 20:16:04

Изображение с сайта widerstand-cham.de

Hình từ site widerstand-cham.de

Các nhà báo Đức được phép tiết lộ bí mật quốc gia

Немецким журналистам разрешат разглашать государственную тайну

Kichbu theo http://lenta.ru/news/2010/08/25/pressefreiheit/

K

Chính phủ Đức đã tán đồng dự thảo mở rộng các quyền và tự do của các nhà báo,  hãng AFP dẫn theo tuyên bố của bộ trưởng tư pháp CHLB Đức Sabine Leutheusser-Schnarrenberger đưa tin.

.

Nói riêng, dự thảo luật báo trước rằng, các nhà báo sẽ không bị truy tố về tội „ liên quan đến việc tiết lộ bí mật quốc gia “trong trường hợp nếu họ trích dẫn các  thông tin có trong các tài liệu mật.

.

Dự thảo luật giảm bớt các quyền hạn của cảnh sát tiến hành khám soát ở các nhà báo. Hiện nay các cuộc khám soát có thể được tiến hành trong trường hợp có các chứng cứ thực hiện các hành vi trái pháp luật „đầy đủ“ do các nhà báo gây nên, đồng thời như trước đây cảnh sát có thể dùng đến biện pháp khám soát trên cơ sở các nghi phạm.

.

Theo hãng AFP, dự thảo luật này là hệ quả của vụ scandal xung quanh tạp chí Cicerio có uy tín của Đức. Năm 2005 tạp chí đã trích dẫn từ các tài liệu mật của cảnh sát hình sự liên bang, sau đó ở tòa soạn đã bị tiến hành lục soát. Năm 2006 Tòa án Hiến pháp đã công nhận các hành vi của cảnh sát là vi phạm tự do báo chí.

.

Về phía mình các đại diện của phái “Màu Xanh” ở bundestag đã chỉ trích dự thảo luật mới như một dự thảo không đầy đủ và nửa vời sau khi lưu ý rằng, các nhà báo vẫn còn có thể bị kết tội vì “xúi dục tiết lộ bí mật quốc gia”, ví dụ, nếu họ có ý định thu thập các thông tin bí mật.-Kichbu-

 

Photo từ http://de.news.yahoo.com

---

Немецким журналистам разрешат разглашать государственную тайну

Правительство Германии одобрило законопроект, который расширяет права и свободы журналистов, сообщает агентство AFP со ссылкой на заявление министра юстиции ФРГ Сабины Лойтхойссер-Шнаренбергер.

В частности, законопроект предусматривает, что журналисты не будут преследоваться по обвинению "в причастности к разглашению государственной тайны" в случае, если они цитируют сведения, содержащиеся в секретных документах.

Законопроект урезает полномочия полиции проводить обыски у журналистов. Теперь обыски могут быть осуществлены в случае наличия "достаточных" доказательств совершения журналистом противоправных действий, между тем как ранее полиция могла прибегнуть к обыску просто на основании подозрений.

Как отмечает AFP, законопроект стал следствием скандала вокруг авторитетного немецкого журнала Cicero. В 2005 году издание процитировало выдержки из секретных документов федеральной уголовной полиции, после чего в редакции прошел обыск. В 2006 году Конституционный суд уже признал действия полиции нарушением свободы печати.

Со своей стороны представители фракции "Зеленых" в бундестаге подвергли новый законопроект критике, как недостаточный и половинчатый, обратив внимание, что журналистов все еще можно преследовать по обвинению в "подстрекательстве к разглашению гостайны", например, если они пытаются получить секретные сведения.

Ссылки по теме
-
Bundesregierung will Pressefreiheit starken - AFP, 25.08.2010


--> Read more..

Sự chiếm đoạt nguồn nước của Trung Quốc

Sự chiếm đoạt nguồn nước của Trung Quốc

Hãy coi nhẹ vấn đề Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]. Thay vào đó, nếu Mỹ thực sự quan tâm đến việc tăng cường sự hiện diện của mình tại châu Á, thì hãy tập trung vào sông Mekong.


Bài của JOHN LEE

Ngày 24-8-2010

Trong những tuần gần đây, Hoa Kỳ đã thực hiện một số bước quyết đoán trong vấn đề Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] và Bắc Kinh đang theo dõi với tâm trạng lo lắng. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã có một động thái đi tới dứt khoát  từ giọng điệu thường là hòa dịu của chính quyền khi bà tuyên bố vào cuối tháng Bảy rằng việc làm trung gian giúp giải quyết các tranh chấp giữa Trung Quôc với một số nước khác ở châu Á về các quần đảo và những quyền lợi hàng hải tại vùng biển này là “lợi ích quốc gia” của Mỹ. Sau đó, vào ngày 22 Tháng Bảy, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ khôi phục các mối quan hệ với các lực lượng đặc biệt của Indonesia đặc sau 12 năm gián đoạn, với mục tiêu cuối cùng là khôi phục toàn bộ các quan hệ quân sự đôi bên. Ông cũng khẳng định sự hợp tác khác với các đối thủ hàng hải của Trung Quốc, bao gồm một loạt các bài tập huấn luyện quân sự đa phương tại Campuchia, tập trận chung hải quân Hoa Kỳ-Việt Nam, và các cuộc thảo luận quan trọng với Hà Nội về phân bổ nhiên liệu hạt nhân.

Rõ ràng là Hoa Kỳ đang thật sự “trở lại ở châu Á,” như bà Clinton đã hứa hẹn hồi tháng Giêng. Nhưng thêm nữa, có một cuộc tấn công trong khu vực tinh vi hơn, nó lao nhanh theo sự định vị ở Washington, thậm chí có công suất lớn hơn gây bối rối cho Bắc Kinh: đó là việc can dự của Mỹ vào khu vực sông Mekong. Mới đây bà Clinton đã họp mặt với các ngoại trưởng các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam và cam kết hỗ trợ cho Sáng kiến Hạ Mekong 187 triệu USD, trong đó có mục tiêu được tuyên bố là để cải thiện giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, và môi trường trong khu vực. Cuộc tấn công này không có hỏa lực tương tự như các bài tập huấn luyện quân sự – nhưng kín đáo, mà một số quan chức Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã nói với tôi họ tin rằng điều này là  cách tiếp cận mềm mới mẻ tại khu vực Mekong có tiềm năng để đạt được những gì mà tất cả các quan hệ đối tác hải quân trên thế giới có thể không có được.

Dòng Mekong dài 2.700 dặm Mekong bắt đầu từ cao nguyên Tây Tạng và chảy từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc qua Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam. Trung Quốc đã cho xây dựng ba đập thủy điện trên suốt dọc sông Mekong (ở Trung Quốc gọi là Lan Thương) và sẽ hoàn thành một con đập thứ tư trong năm 2012. Hiện tại, mực nước của sông Mekong thấp hơn những mức thấp kỷ lục xưa nay, đe dọa đời sống của khoảng 70 triệu người tại các quốc gia phía nam của Trung Quốc, nơi mà nông nghiệp nuôi sống phần lớn dân cư. Các nước này quy trách nhiệm cho Bắc Kinh đã đắp đập ngăn nước để làm lợi cho công dân Trung Quốc trong khi người dân ở hạ lưu đang đói.

Không có bằng chứng để kết luận rằng các con đập và những chính sách sử dụng nguồn nước của Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về tình trạng mực nước ở  hạ lưu xuống thấp, song hành động của Bắc Kinh từ chối cho phép kiểm tra trên diện rộng các hoạt động của mình tại Lan Thương – cũng như thái độ khinh khỉnh của nước này đối với các nước nhỏ hơn đang khiếu nại – một lần nữa đã không thể cam kết với các nước nhỏ hơn rằng họ đang được đối xử công bằng. Các nước này lo sợ cho một tương lai cơ hội tiếp cận các nước của họ sẽ bị Bộ Thủy lợi Trung Quốc kiểm soát.

Bắc Kinh có thể có thái đội khinh khỉnh và đang bắt nạt các nước nhỏ hơn khi nói đến lợi ích riêng của mình, theo cách mà các nhà quan sát chính trị về Sông Mekong ắt hẳn sẽ thừa nhận. Song phương pháp tiếp cận của Trung Quốc trên phần lớn châu Á về cơ bản là một cách tiếp cận từ trái tim-đến-khối óc. Họ là nhà cung cấp các khoản vay lãi suất thấp và không kèm theo ràng buộc cho các chính phủ châu Á khác, đặc biệt là cho những quốc gia như Philippines và Thái Lan, là những nước đôi khi tuột khỏi vòng tay của Washington. Các nhà ngoại giao của nước này đông đảo và chăm chỉ nhất trong tất cả các nước châu Á, gieo rắc một hình mẫu “giá trị châu Á” bản địa được thiết kế đặc biệt để loại trừ ảnh hưởng của Mỹ. Các quan chức và các chiến lược gia chính trị ở Bắc Kinh ngày càng nói nhiều về một cách tiếp cận từ dưới lên cho uy quyền tối cao trong khu vực, bằng cách sử dụng các luận cứ kinh tế và văn hóa để thuyết phục giới tinh hoa lãnh đạo châu Á rằng cương vị lãnh đạo của Trung Quốc là con đường đi tới chắc chắn và tốt lành cho sự thịnh vượng của khu vực trong tương lai – chứ không phải là sự cộng tác với Mỹ.

Bởi vì điều này, mà hành động tự nguyện của Washington để có được sự tham gia vào nhữngtranh cãi về sông Mekong có thể tạo ra một đối trọng gần như hoàn hảo trước chiến lược của Trung Quốc giữa hàng chục triệu người dân có cuộc sống phụ thuộc vào con sông. Giới tinh hoa chính trị tại các quốc gia Châu Á (các trường hợp ngoại lệ bao gồm Bắc Triều Tiên và Miến Điện) đang được dẫn dắt để ngả theo sức mạnh của Mỹ hơn là Trung Quốc. Tuy nhiên, những ngày này người dân đang ngày càng tự hỏi trong những thứ này, điều gì giành cho họ. Trong khi đã có hơn 40 hiệp định thương mại song phương và đa phương đã được ký kết giữa các quốc gia châu Á, bao gồm một hiệp ước Trung Quốc-ASEAN đã được kích hoạt trong năm nay, còn Mỹ đã ký kết và phê chuẩn chỉ có một hiệp định, với Singapore. Đây là lý do tại sao khả năng Mỹ sẽ ngăn chặn việc Bắc Kinh kiểm soát sông Mekong có thể nhắc nhở hàng triệu người dân châu Á bình thường rằng địa vị đứng đầu của Hoa Kỳ trong khu vực vẫn còn quan trọng, rằng mục tiêu ngoại giao và sự có mặt về quân sự của người Mỹ đã duy trì hòa bình ở châu Á và gìn giữ cho tuyến đường biển quan trọng được an toàn và thoáng rộn cho giao thương trong nhiều thập kỷ.

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Richard Armitage thường khuyên rằng “có được Trung Quốc ngay là có được châu Á ngay.” Tăng cường liên minh với các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, và Úc vẫn là một phần quan trọng nhất của chiến lược này. Thiết lập quan hệ đối tác an ninh mới với các nước như Ấn Độ, Việt Nam, và Indonesia cũng là quan trọng. Nhưng phát triển  kinh tế và thịnh vượng trong tương lai là ưu tiên hàng đầu của khu vực. Đối với hàng chục triệu người châu Á tại những nước này mà sự sống còn và kế sinh nhai của họ phụ thuộc vào dòng Mekong, thì không gì hơn là một chính sách nhắm thẳng vào các quyền lợi sử dụng nguồn nước.

Vẫn còn quá sớm để nói rằng liệu của chính quyền Barack Obama sẽ toàn tâm toàn ý theo đuổi những mối quan tâm mới của mình cho dòng sông Mekong hay không. Song sức nặng của Mỹ  ném xuống cho những vấn đề thuộc về “bánh mì và bơ” của khu vực  là một  phương cách thông minh cho Washington để thu phục hàng triệu người bạn mới trong khu vực – và giữ cho một đối thủ cạnh tranh đang rất hăm hở phải ở trong chuồng.


Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2010

Nguồn: The Foreign Policy

Kichbu theo http://anhbasam.com

--> Read more..

Steps


Flag Counter