Thư các bạn,
Nguồn: hieuminh
Kichbu post on Thứ Sáu, 29/10/2010 07: 10
Đọc thêm:
> Blogger khác nhà báo ở những điểm nào?
http://kichbu.multiply.com/journal/item/734
.
Blog HM muốn trao đổi đôi điều với các bạn đọc vào đây. Đó là chuyện comment trên blog.
Thời xưa nhật ký cá nhân là…cá nhân. Nhật ký là quyển sổ tay, viết bằng bút mực, bút bi, bút chì. Nhật ký riêng tư, không ai được đọc những suy nghĩ của mình, trừ người yêu hay vài bạn thân nằm trong ngoại lệ.
Những ai giữ được cuốn nhật ký tuổi 15 khi đã 80 “trăng tròn” sẽ thấy nó giá trị biết bao với cuộc đời mình.
Có những cuốn nhật ký mang dấu ấn thời đại như Nhật ký Đặng Thùy Trâm, được cả hai phía chiến tuyến trân trọng.
Thời internet, nhật ký được viết trên trang web, mang tính tương tác rất cao, được gọi là blog. Đó là từ viết tắt của của weblog (nhật ký web), là một dạng nhật ký trực tuyến, bùng nổ từ cuối thập niên 1990.
Blogger (người viết blog, có thể là cá nhân hoặc nhóm) đưa thông tin lên mạng với mọi chủ đề, thượng vàng hạ cám, từ tin tức chính trị đến ttx vỉa hè, từ sex đến gieo hạt lúa, từ chuyện học hành của con cái đến chuyện chú mèo bị táo bón.
Sau khi ra đời, blog phổ biến rất nhanh và ai cũng có thể dễ dàng tạo ra một trang nhật ký cho mình. Một trang blog có thể chứa các siêu liên kết, hình ảnh và liên kết (tới các trang chứa phim và âm nhạc). Blog dùng phong cách thảo luận, liên quan đến một chủ đề yêu thích của tác giả.
Nhiều người đã chia sẻ cho bạn mình và kể cả người không quen biết. Có những blog với hàng triệu người truy nhập mỗi ngày, hơn cả những tờ báo lớn. Tính tương tác cao và chia sẻ thông tin đã làm cho blog như một cơn lốc trên internet.
Trung Quốc có blog của Từ Tịnh Lôi (Xu Jinglei’s Blog) có hơn 50 triệu lượt xem, là blog nổi tiếng nhất trên toàn thế giới, một trong những blog có nhiều link dẫn đến nhất trên toàn Internet
Khỏi phải nói ảnh hưởng của blog đến thay đổi xã hội như thế nào. Obama lên chức tổng thống vì ông có blog. Ông Bush lao đao vì chiến tranh Iraq cũng do blog. Và vài chế độ sụp đổ hay suýt bị thay đổi cũng do blog mà ra.
Hồi tháng 2-2010, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng mở blog, nhưng vừa chạy được ba ngày đã phải đóng cửa vì quá tải. Sau 24 tiếng ông đã có tới 24.000 người hâm mộ.
Mọi chính quyền đều để ý đến mạng mang tính xã hội này. Người thông minh dùng blog như một con thuyền để lướt sóng cho mình. Nhưng có người không hiểu hết tính năng của blog đã tìm cách cấm đoán như một số quốc gia.
Tính tương tác cao đã làm cho người đọc và blogger gần nhau hơn trong thế giới ảo. Họ có thể trao đổi với nhau về cả những điều nhậy cảm mà không cần biết mặt. Đó chính là sức mạnh của blog và cũng là mặt yếu của blog.
Blog giúp người đọc, người viết giải tỏa nỗi niềm riêng tư trên mạng. Nhưng có người lợi dụng nó cho mục đích khác, nhất là mục đích chính trị thì blog trở nên nguy hiểm. Người ta gọi blog là quyền lực thứ 5 sau báo chí chính thống.
Như có lần HM đã viết, blog Osin “chết” không phải do những gì anh viết vì các entry trên đó được viết vừa phải. Nhưng comment trên đó đã kết liễu blog này. Dù đã cảnh báo từ trước nhưng chẳng ai nghe. Kết quả, blog Osin đã đóng cửa gần 1 năm nay.
Tiếp đến gần đây là Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và vài blog khác bị hack. Quechoa đã bỏ chế độ comment. Blog không có comment đó là blog một chiều, rượu nhạt và mồi thiu.
Bạn đọc cứ suy nghĩ kỹ sẽ hiểu tại sao lại xảy trong bối cảnh chính trị nước nhà. Nhiều người đã lo ngại cho giới blogger Việt Nam hiện nay.
Tuy thế, trước khi chê trách ai đó, chúng ta hãy tự nhìn lại mình. Đó là điều quan trọng nhất khi bạn định comment trên blog.
Vì thế trước khi viết phản hồi, xin bạn hãy nhớ hộ rằng, việc thành bại của blog là do chính bạn. Blog hay cũng do bạn đọc và blog dở cũng do còm sỹ đóng góp tới 50% giá trị vào đó.
Hãy đặt địa vị mình vào vai người đọc và người được góp ý. Nếu thấy thông điệp bạn định gửi đi mà lọt tai thì hãy viết. Nếu không, xin bạn ra làm ly café Trung Nguyên cho tĩnh tâm, rồi hãy gõ bàn phím.
Cũng rất mong bạn đọc vào đây, hãy xây dựng Blog Hiệu Minh đúng như cái tên của nó, có thương hiệu, minh triết và trí tuệ như rất nhiều blog có uy tín khác.
Đừng vì một chuyện bức xúc cá nhân mà làm hỏng đi thông điệp của chính mình. Đó mới là tầm và tâm của các còm sỹ.
Không phải ngẫu nhiên mà Blog HM treo câu này trên trang chủ “Càng đi xa càng thấy mình nhỏ bé”.
Hy vọng nhiều bác vào tuổi 80 (sau 20-30 năm nữa) vẫn đọc được những dòng comment tâm đắc của chính mình trên blog mà các bác từng yêu quí.
Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.
Hiệu Minh. 25-10-2010
Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.
Trả lờiXóa- Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu !!!
Comment 1 điều gì đó, cho dù không có tầm, thì cũng phải có tâm, nhé :)
Trả lờiXóaZunie ví dụ coi..:)
Trả lờiXóaVd: Mỗi khi Zun chụt Kinie 1 phát thì đây là 1 comment không có tầm, nhưng rất có tâm ^^
Trả lờiXóaCố gắng hơn nhiều bằng cách tay trái ghì tay phải, tai trái xả âm thanh tai phải vừa thu, não trái đánh tín hiệu ém não phải và ngửi bằng một hốc mũi bên trái!
Trả lờiXóaHai bán cầu đại não nói với nhau có biết nghe không vậy ta..:)
Trả lờiXóaChụt có có tầm coi như chụt hụt..:)
Trả lờiXóaKhông biết mình có gây tội với blog Osin không nữa ... nhớ blog Osin quá !
Trả lờiXóaCũng may từ khi chơi blog được vài tháng cho đến bây giờ, lúc nào cũng có Kichbu !
Trả lờiXóaCám ơn XE và Zunie nữa chứ..:)
Trả lờiXóa