Thứ Tư, 6 tháng 10, 2010

Hình ảnh trực tiếp từ rốn lũ miền Trung

Hình ảnh trực tiếp từ rốn lũ miền Trung

Đăng bởi bvnpost on 06/10/2010

Tính đến trưa ngày 5/09/2010, đã có hơn 20 người chết và mất tích vì bị lũ cuốn, hàng chục người bị thương, hàng ngàn hộ dân trong tình trạng nguy hiểm, hàng trăm ngôi nhà ngập tới nóc, nhiều xã bị cô lập. Lũ lụt đang nhấn chìm nhiều địa phương ở miền Trung. Những hình ảnh kinh hoàng về mưa lũ tại khúc ruột miền Trung được tổng hợp từ nhiều nguồn.

clip_image002

Các cồn nổi giữa sông Gianh (Quảng Bình), nơi có hàng vạn người dân sinh sống đang dần bị lũ "nuốt chửng". Ảnh: DT

clip_image004

Gần 20.000 hộ dân đang đối mặt với trận lũ lịch sử trên sông Gianh. Ảnh: DT

clip_image006

Nước đã vượt xa mức báo động 3 nhưng mưa vẫn xối xả. Ảnh: DT

clip_image008

clip_image010

clip_image012

Hình ảnh thường thấy ở các hộ dân ven sông Gianh. Ảnh: DT

clip_image014

Hình ảnh tại Quảng Bình. Ảnh: CAND

clip_image016

Có thể nhìn thấy nước trong lòng đập đã dâng cao, tràn qua cả đỉnh đập.

clip_image018

Và nhiều ngôi nhà bị nhấn chìm (cán bộ huyện Hương Khê xác nhận, nếu vỡ đập những ngôi nhà nằm bên sông Ngàn Sâu sẽ bị dòng nước lũ nuốt chửng).

clip_image020

Nhiều người dân phải đi lánh nạn tránh vỡ đập.

clip_image022

Bà con rất cần cứu trợ khẩn cấp. Ảnh: LĐ

clip_image024

Hình ảnh cứu trợ tại Quảng Bình. Ảnh: CAND

clip_image026

Đập Hồ Hô, nước lũ vẫn đang hung hãn trút về ở Hà Tĩnh. Ảnh: LĐ

Nguồn: Haydanhthoigian Blog

17 nhận xét:

  1. THƯ GỬI ÔNG CHỦ TỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    Trần Nhương


    Kính gửi: Ông Chủ tịch thành phố Hà Nội.

    Tôi là Trần Nhương, Nhà văn, công dân thủ đô. Tôi viết thư này xin đề nghị mấy điểm sau đây:

    - Cắt giảm 19 điểm bắn pháo hoa (thay vì 29 điểm) và các tiết mục khác không cần thiết để tiết kiệm tiền giúp đỡ bà con lũ lụt miền Trung. Nhân dân chúng tôi sẵn sàng xem pháo hoa qua TV cũng không sao. Hà Nội tổ chức kỉ niệm ngàn năm kéo dài tới 10 ngày liệu có quá lãng phí, phô trương không ? Một nước nghèo vào nhóm cuối của thế giới mà lễ hội quá linh đình liệu có nên không ?

    - Sau đại lễ Hà Nội nên công khai cho dân biết số kinh phí chi cho đại lễ là bao nhiêu. Đây là tiền của dân, dân phải biết. Hà Nội nên làm gương về việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

    Kính thư
    Trần Nhương

    Nguồn http://trannhuong.com/news_detail/6471/TH%C6%AF-G%E1%BB%ACI-%C3%94NG-CH%E1%BB%A6-T%E1%BB%8ACH-TH%C3%80NH-PH%E1%BB%90-H%C3%80-N%E1%BB%98I

    Trả lờiXóa
  2. Xin chia sẽ với Phạm Duc Dinh.

    Kichbu đã hai lần tình cờ được tháp tùng các đoàn cứu trợ của Phật Giáo.... Các bà hầu hết có tuổi vẫn đi vào ùng lũ quét, phát từng gói áo quần, chăn màn cụ thể và tiền cho từng hộ theo danh sách của xã. Riêng những người trên 70 tuổi, mỗi người được nhận số tiền gấp đôi. Chịu. Không ăn gian được!

    Trả lờiXóa
  3. CON CHÁU KHỦNG LONG
    *
    “Bầu ơi ! thương lấy bí cùng”
    THĂNG LONG đại lễ lạnh lùng miền trung
    Mấy mươi đám táng một vùng
    Nhân dân HÀ NỘI pháo đùng rải bông
    Tiến lên thế giới đại đồng
    Vỡ đê lũ lụt tâng công thăng hàm
    Đảng ta vốn dĩ vinh quang
    Cả làng thảm họa cửa nhà nát tan
    *
    Dưới cờ máu dính sao vàng
    Búa liềm lê mác dã man xích xiềng
    Núi sông còn có hồn thiêng
    Về xem chú phỉnh bạo quyền khủng long
    Phải chăng dòng giống tiên rồng
    Người trong một đảng đừng thương khác nòi
    MỸ ĐÌNH pháo nổ mua vui
    QUẢNG BÌNH dân chúng trốn chui tự mình
    *
    Một ngàn triệu bạc linh tinh
    Tám vạn tỷ nợ VINASHIN chìm tàu
    Bà con cô bác thương đau
    Có còn hơn chẳng lá trầu quả cau
    Sống trong một nước phát rầu
    Người nghèo , nghèo quá ; thằng giàu , giàu thêm
    Mặc dân , dân chết bên thềm
    Chưa qua cỗ lớn chưa thèm nghỉ chơi
    TÂM THANH

    Trả lờiXóa
  4. Vâng, nhà tớ đâu có dám nói gì đến những tổ chức thiện nguyện, như của Phật Giáo, mà nói tới những chuyện mà ông Trần Nhương viết kia.

    Trả lờiXóa
  5. Việc tổ chức sự kiện 1000 năm Thăng Long là cần thiết. Nhưng ngay sau buổi đầu khai mạc Kichbu đã không muốn xem nữa. Vì các lễ hội trước đó cũng tương tự và quá nhiều rồi. Cũng đánh trống, bài diễn văn đọc đoạn đầu đã đoán được đợn sau. Vài bài hát, nhảy múa. Khốn nạn nhất là mấy jem mặc áo dày nhảy cứ như mấy con choi choi

    Điều Kichbu quan tâm nhất là Kichbu sẽ học lại, hiểu thêm gì mới ở Lễ kỷ niệm 1000 Thăng Long này về lịch sử hàng nghìn năm dựng xây và bảo vệ đất nước của cha ông chúng ta.

    Còn lũ lụt ở VN là chuyện xuân thu nhị kỳ, đến hẹn lại lên. Tấm lòng của đồng bào cả nước thì người dân ai ai là người VN dù ở trong nước hay ở nước ngoài đều hiểu. Ở đâu xảy ra thiên tai, đồng bào cả nước và ở nước ngoài đều hướng về đó. Chung tay chung lòng. Đó là những tình cảm đích thực. Chứ cái bọn PR khỏi nói, kể cả nhân cơ hội này đầu cơ chính trị nữa!

    Mặt khác, Chính phủ phải sử dụng ngay Quỹ phòng chống thiên tai từ ngân sách nhà nước, tức là từ nguồn thuế của người dân cả nước đã đóng góp để giải quyết các vấn đề liên quan đến người dân trong tình huống khẩn cấp, phải hành động theo luật pháp, chứ không được hô hào cảm tính theo kiểu quyên góp theo từng hộ gia đình, ủng hộ một ngày lương đối với cán bộ công chức (đang nói công chức không tham nhũng)

    Còn việc nổ container pháo hoa ở Mỹ Đình là một sự cố đáng lẽ không được để xảy ra. Nhưng nó đã xảy ra rồi. Và việc bàn ra tán vào của mọi người, âu cũng là chuyện bình thường.

    Trả lờiXóa
  6. ĐẠI LỄ BUỒN

    Tính đến 7/10/2010, đã có 66 người chết và mất tích do lũ lụt ở miền Trung

    Cứ tưởng sau sự cố nổ hôm qua, chương trình pháo hoa nghìn năm sẽ hủy. Nhưng không, chẳng những không hủy, mà còn tức tốc chi thêm tiền nhập pháo. Cứ tưởng sẽ có thêm những chiếc trực thăng bay về cứu dân vùng lũ. Nhưng không, khi ông Bí thư Quảng Bình gào xin như van lạy mới có được 2 chiếc trực thăng bay về cứu dân. Trong khi 10 chiếc trực thăng khác lại đang được tập trung cho việc tập dượt kéo mấy lá cờ duyệt binh mừng đại lễ nghìn năm.

    Cứ tưởng sẽ có Cụ này, Bác nọ bay về vùng lũ động viên dân. Nhưng không, vẫn chưa thấy ai nhấc chân khỏi Hà Nội.

    Gần 50 mạng người- quốc tang đấy chứ! Trước thời khắc này, nên ứng xử ra sao?

    Đại lễ nghìn năm sẽ thật sự để tiếng thơm nghìn năm, thật sự linh thiêng hơn nếu hủy bỏ tất cả các hoạt động phần hội, chỉ còn phần lễ. Cả cụ Lý Công Uẩn, đất trời, thần linh, tiên tổ chắc cũng chẳng ai dám gật đầu ủng hộ cho thần dân, cháu con mình hò reo nhảy múa, bắn pháo hoa giữa lúc này.

    Ừ thì khách đã mời. Ừ thì lịch đã diễn. Ừ thì tiền đã chi. Nhưng xin đừng nhảy múa hò reo nữa, đừng bắn pháo đừng duyệt binh. Chỉ một buổi lễ giản đơn nhưng vẫn là đại lễ, vẫn nghìn năm, vẫn linh thiêng, vẫn… vĩ đại!

    Không có đất nước nào lại đi nhảy múa hò reo, bắn pháo hoa làm lễ hội giữa lúc hàng chục vạn ngôi nhà đang chìm trong lũ, gần 50 người chết và hàng vạn sinh mạng đang cầu cứu.

    Ôi Việt Nam tổ quốc tôi ơi. Ôi đất giời, thánh thần tiên tổ. Hôm qua 2 container phát nổ động một góc trời Hà Nội, cướp thêm 4 nhân mạng. Hay có điềm chi không phải khiến đất trời trút giận?

    Một đại lễ thật buồn. Sao cứ cố làm một khi cả lòng người và đất trời không thuận?

    Ý kiến của 1 bạn trẻ đang sống ở Mỹ:

    Đúng vậy, đôi khi những sự vật trước mặt buộc ta phải cư xử khác, nhưng trong hoàn cảnh này, Hà Nội không thể bỏ qua những buổi lễ đã lên lịch như chuyện trẻ con cũng như không thể chi viện kịp thời được. Chỉ có thể trách ông trời tàn bạo mà thôi, bởi khả năng hiện tại không cho phép chúng ta làm bất cứ điều gì cả, nhìn Mĩ thì biết. Katrina cướp đi gần hơn nghìn mạng người, nó quét từ vịnh Mexico đến gần Washington nhưng giới chức tại Mĩ có kịp trở tay cứu dân không, hay cắn răng chịu cho cơn bão đi qua? 2 chiếc trực thăng chứ có 100 chiếc cũng k thể chịu đc sức gió cấp 10, cũng khó có thể cứu hết dân. Trách là ngay từ đầu, ngta đã k chuẩn bị đc những phương thức thoát hiểm thôi, và đó không phải là lỗi của Hà Nội hay đại lễ. Ông chủ tịch đến bây giờ mới gào khóc, tại sao không gào khóc để xin thêm tiền đầu tư vào đê điều hay những hệ thống cứu nạn đơn giản, mà chờ trực thăng từ Hà Nội, đúng không?

    Buồn và thất vọng với cách hành xử của các quan chức trước khi bão đến thôi, bao năm vẫn vậy, nói nữa thành nhàm. Bão ấp đến và thương vong xảy ra, dùng những bài viết kiểu này chỉ tổ lợi cho bọn diễn biến hòa bình có thêm tài liệu xuyên tạc nhà nước.

    Phản ứng của 1 bạn ở HN

    Đại lễ 1000 năm là một chương trình lớn, là một dịp quảng bá hình ảnh của HN nói riêng và VN nói chung. Lễ hội này đã được chuẩn bị rất công phu trong một thời gian dài. Vì vậy, không thể vì một trận lũ hay vì một vụ nổ mà hủy bỏ. Tuy nhiên, nếu mình được quyền quyết định, mình sẽ hủy bỏ kế hoạch bắn pháo hoa tại một vài địa điểm trong tổng số 29 nơi diễn ra sự kiện này. Số pháo không dùng đến để lại đến tết âm lịch. Số tiền tiết kiệm được mang ra cứu dân bị lũ. Như vậy vừa đảm bảo được việc bắn pháo hoa chào mừng lễ hội, vừa thể hiện được tinh thần "một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ".

    Trả lờiXóa
  7. May mà các bạn ở Mỹ và HN ở trong cái còm của Phạm Duc Dinh không dùng như từ như "phản động" và các từ thiếu văn hóa khác..:)

    Trả lờiXóa
  8. Miền Trung hỏi Hà Nội có mưa không?
    Cập nhật lúc 11:57, Thứ Năm, 07/10/2010 (GMT+7)

    Hôm qua, đứa bạn ở Hà Nội gọi vào: "Bão lụt nhà có sao không"? Mình trả lời xong hỏi lại: "Hà Nội có mưa không?". Nó cười: "Hà Nội đúng nghĩa mùa thu, nắng vàng, lá vàng, gió heo may...".

    Người Hà Nội mong mùa thu về để ngắm nắng vàng, bâng khuâng cùng gió heo may. Miền Trung quê mình, mùa thu về thì lo bão lũ. Nhưng cũng mừng, rứa (thế) là Hà Nội không sao. Hà Nội vẫn tổ chức được đại lễ. Phải rứa chứ, nghìn năm có một mà!

    Thầy mình, một nhà sử học có tiếng ở miền Trung kể: Lần đầu tiên nhìn thấy di tích Hoàng thành Thăng Long, thầy và các giáo sư bàng hoàng xúc động. Nhiều người đã khóc. Ông cha đã để lại cho chúng ta và con cháu chúng ta một di sản văn hóa huy hoàng được cả thế giới ngưỡng mộ.

    Hà Nội ơi, mưa sẽ thuật, gió sẽ hòa để Hà Nội tổ chức thành công đại lễ như một sự tôn vinh những giá trị văn hóa tinh thần cả dân tộc. Miền Trung bão lũ quen rồi, giờ sống chung với nó. Mà nếu có giống như ai đó nói đùa: Miền Trung gánh bão cho Hà Nội đẹp trời mừng đại lễ thì người miền Trung sẽ không chần chừ, vì Hà Nội là "trái tim của cả nước", là niềm tự hào của cả dân tộc.

    Quảng Bình cũng đã kịp gửi những người con ưu tú nhất, đó là những người anh hùng, mẹ Việt Nam anh hùng ra Thủ đô dự Đại lễ. Nếu có nhắn gửi gì thì là thủ đô hãy vì cả nước, làm cho thế giới biết văn hóa Việt, tâm hồn Việt không chỉ là trầm tích. Và đừng lãng phí vì miền Trung còn bão lũ, dân mình nhiều nơi còn thiếu đói.

    Làm sao để tránh thiệt hại cho dân khi bão lũ bất ngờ? Bài toán ấy lâu rồi vẫn chưa có lời giải?!...Khuya lắm rồi, ngoài trời mưa vẫn không ngừng rơi.... miền Trung ơi, sống chung với bão lũ lâu rồi cũng thành quen, không thấy khổ nữa, nhưng sao vẫn thấy thương quê mình!
    (Theo Trần Hồng Hiếu/Bee.net.vn)
    http://vietnamnet.vn/xahoi/201010/Mien-Trung-hoi-Ha-Noi-co-mua-khong-939960/

    Trả lờiXóa
  9. Tác giả của bài viết chắc là nhà báo gạo cội rồi. Viết đơn giản, sâu sắc...
    Cô này chắc quê Bác Giáp!
    Kichbu cho Hiếu Đỏ 5+

    Trả lờiXóa
  10. Kichbu đọc lại bài dưới đây, gần về cuối gần như không thể đọc được nữa. Có lẽ ai cũng hiểu và chia sẽ suy nghĩ cùng tác giả. Không biết bài này lãnh đạo Đảng và Nhà nước có thời gian để đọc hay không. Chắc các bác còn phải lo Đại hội Đảng XI!


    Miền Trung hỏi Hà Nội có mưa không?
    Trần Hồng Hiếu/Bee.net.vn)

    http://vietnamnet.vn/xahoi/201010/Mien-Trung-hoi-Ha-Noi-co-mua-khong-939960/

    Trả lờiXóa
  11. chắc cán bộ ở đó ghét đoàn cứu trợ lắm

    Trả lờiXóa
  12. chắc cán bộ ở đó ghét đoàn cứu trợ lắm

    Trả lờiXóa
  13. Thành ủy Hà Nội đã thông báo ngừng bắn pháo hoa tối 10/10 tại 29 điểm.
    Tiếp theo, Đảng CS Việt Nam cần thông báo Quốc tang!

    Ừ mà sao mấy việc này Đảng lại làm thay Chính phủ hay Nhà nước nhỉ?!

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter