29.01.2011, 19:24:57
Xe tăng ở trung tâm Ai Cập. Photo ©AP
Những nỗi niềm Ai Cập
Страсти египетские
Yankovich Ivan - Яковина Иван
Nguồn: lenta
Kichbu chuyền ngữ và post on chủ nhật, 30.01.2011
.
Các sự kiện xảy ra tại một nước then chốt của Cận Đông đã đặt cộng đồng thế giới vào ngỏ cụt
.
Các sự kiện diễn ra tại Ai Cập hôm 28 tháng một đã làm rúng động không chỉ đất nước này và vùng Cận Đông, mà còn toàn thế giới. Về thực chất không một ai kịp chuẩn bị cho việc rằng một chế độ độc tài tưởng vững chắc lại sụp đổ như ngôi nhà nhỏ bằng bìa cattong trước sự tấn công của những người biểu tình mà ở họ thậm chí không có nhà tổ chức hay là người khởi xướng.
Ai và tại sao
Ngày 25 tháng một các cuộc tuần hành quần chúng đầu tiên đã làm cho giới lãnh đạo bàng hoàng. Cú đánh xuất phát ngay từ nơi mà không một ai có thể lường được: không phải là những người nông dân nghèo đói mà đôi khi thiếu thốn cái gì đó, cũng không phải những người theo Hồi giáo bị kìm hãm bởi các tổ chức ”Những anh em-người Hồi giáo” bị cấm đoán đã có mối quan hệ với các cuộc nổi dậy. Giai cấp trung lưu địa phương – những người trẻ tuổi có giáo dục và sung túc, đồng thời có điều kiện tiếp cận internet - đã đổ xuống đường phố.
Chính Mạng internet đã trở thành phương tiện tổ chức các cuộc biểu tình. Được cổ vũ bởi tấm gương Tunisia, nơi mọi người biết lật đổ kẻ độc tài đáng ghét, những người Ai Cập với tinh thần chính trị tích cực đã tổ chức trên Facebook một số nhóm. Những nhóm này đã kêu gọi tất cả những người mong muốn tham gia vào cuộc mitting phản đối vào ngày 25 tháng một. Các lời mời gọi được phát rộng thậm chí qua Twitter hay đơn giản gọi qua điện thoại – với trợ giúp của SMS.
Công nghệ thông tin đã ăn nhịp một cách kỳ lạ hiếm thấy – đến trưa 25 tháng một chỉ trên một trang trong số các trang của Facebook đã có gần 100 nghìn người khẳng định rằng họ sẽ tham gia vào các cuộc mitting. Tất nhiên rằng để thực hiện điều này họ cần có ít nhất một account trên mạng xã hội và vào được mạng internet. Tức là những người Ai Cập hoàn toàn tiến bộ đã tuyên bố sẵn sàng xuống đường , chứ không phải là những phần tử qực đoan ngái ngủ bước ra từ sa mạc.
Chính những người này, những người có khả năng tiếp nhận thực tiễn với đầu óc phê phán, hiểu hơn những người khác rằng đất nước đang chuyển động theo hước đi ngược với sự tiến bộ. Từ các chuyến chu du khắp thế giới, từ Mạng, từ các chương trình truyền hình qua vệ tinh họ biết rằng để đất nước phát triển bình thường, trong xã hội cần pải có sự tranh luận gay gắt và thường xuyên và rằng các cơ quan an ninh phải chăm lo an ninh cho tất cả các công dân, chứ không phải chỉ cho chính quyền, đồng thời bản thân chính quyền cần thường xuyên được thay đổi. Tất cả những điều đó ở Ai Cập thì ngược lại.
Ngoài ra, đất nước khi đã rơi vào vòng tay chặt chẽ của “đối tác chiến lược” của Mỹ thì gần như hoàn toàn đánh mất tính độc lập trong chính sách đối ngoại. Còn đối với những người Ai Câp (đặc biệt đối với những người trẻ tuổi và ngông cuồng) thiếu cơ sở không xem đất nước của mình là thủ lĩnh của thế giới Hồi giáo và A Rập, điều này thật đáng giận – nếu nói không quá lời.
Nói chung, ngay từ đầu không phải là một bầy nhóm nào đó dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh được lòng chính quyền mà là những cá nhân biết tự mình tổ chức và đòi hỏi không phải tiền bạc, chức quyền hay các đặc quyền đặc lợi, mà là cái gì đó quan trong hơn nhiều – đó là tự do, quyền bầu cử và nhân phẩm.
Hóa ra, thật sự, không đến thế.
Bao giờ và như thế nào
“Ngày cách mạng” 25 tháng một không dẫn đến lật đổ chính phủ. Đó chỉ là một cuộc diễn tập trước cuộc mitting chủ yếu nhằm vào ngày 28, một kết quả rất quan trọng của cuộc mitting đầu tiên – đó là mọi người ngưng biểu tình, còn chính quyền bắt đầu run sợ. Mọi người hiểu rằng họ hoàn toàn có quyền bảo vệ ý kiến của mình tại các cuộc biểu tình.
Ngày 27 tháng một, các cuộc mitting đã không chấm dứt, mặc dù mang tính chất cục bộ. Tất cả đã thay đổi vào thứ sáu ngày 28.
Ngày thứ sáu đối với người Hồi giáo – đó là ngày đặc biệt nói chung. Thứ nhất, đó là ngày nghỉ. Theo truyền thống, tất cả mọi người đi lễ chung tại các thánh đường, sau buổi lễ họ thường nghe các amin (thủ lĩnh tinh thần-Kichbu tạm dịch) thuyết giảng – khi mà “vấn đề thời sự” và khi mà “về vấn đề vĩnh hằng”. Nhưng lần này chính phủ với dọng giáo huấn buộc các imam không làm rối loạn quần chúng nhân dân và buộc tất cả phải rời khỏi các thánh đường trở về nhà của mình. Khó nói rằng chính các imam đã kêu gọi mọi người thực hiện điều gì, tuy nhiên những người ra về và không nghĩ – trên các đường phố Kairo và các thành phố khác bỗng chốc tràn ngập những người làm lễ, và bất ngờ chuyển thành những người biểu tình.
Ở đây cần ghi nhận một yếu tố: ngay từ sáng sớm 28 tháng một, mạng internet ngưng hoạt động, hệ thống liên lạc mobile bị tắt ở Ai Cập. Chính quyền tưởng rằng chính những người chống đang phối hợp các hành động của mình và quyết định cản trở hoạt động của họ. Nhưng vào thứ sáu các thánh đường đã thực hiện vai trò của các mạng xã hội – những tin tức mới nhất về việc di chuyển của cảnh sát và những người biểu tình mọi người biết được chính tại nơi đây.
Còn có một quan sát thú vị nữa liên quan đến một bộ phận tôn giáo chống đối: những người Thiên chúa giáo-kopt đã hứa bảo vệ những người đồng hương Đạo hồi của mình chống lại cảnh sát khi những người này đang cầu nguyện. Điều này trở thành chi tiết thật sự khi cân nhắc đến hoàn cảnh rằng các quan hệ giữa hai nhóm cộng đồng này thường xuyên rất lạnh nhạt.
Đồng thời ở Kairo bắt đầu nảy sinh tình hình đối xung – những người biểu tình cố gắng lao đến quảng trường Takhrir (Giải phóng), và lực lượng cảnh sát đặc nhiệm “đã luộc chín” họ bằng dùi cui và hơi cay. Tình hình đối xung diễn ra khi thắng khi bại: những người biểu tình khi thì tấn công cảnh sát ở đâu đó, khi thì đâu đó họ bị dẹp đuổi.
Tình hình trở nên thay đổi quyết liệt đến chiều tối. Từ Alexandria, Suel, Port-Said và các thành phố nhỏ các thông tin về việc những người biểu tình xua đuổi cảnh sát, và nhiều cảnh sát vứt bỏ mũ sắt, lá chắn và dùi cui và liên kết với những người đồng hương của mình chuyển đến càng ít hơn.
Tại Kairo tình như vậy cũng xảy ra từ chập choạng tối. Cảnh sát biến mất khỏi đường phố. Mặc dù lệnh giới nghiêm đã được tuyên bố, những không một ai và không nghĩ phải trở về nhà. Hơn thế, những người biểu tình còn trút lòng căm thù của mình đối với chế độ lên trụ sở của đảng dân chủ quốc gia: tòa nhà chọc trời giữa trung tâm thành phố đã bị cướp bóc và đốt cháy.
Sau đó các đơn vị quân đội đã tiến vào thành phố. Quần chúng nhân dân vô cùng phấn khích. Tất cả mọi người nhớ rõ rằng ở Tunisai tình hình diễn ra tương tự, binh lính đã yêu cầu lực lượng cảnh sát và các đơn vị an ninh giải tán về nhà để bằng cách đó chấm dứt đổ máu.
Tình hình tại thủ đô chỗ này chỗ kia có khác nhau, mặc dù ở một số quận vẫn còn vang lên tiếng súng – các binh lính đã bắn những kẻ hôi của và những người biểu tình quá khích, những người quyết đập phá trong thành phố tất cả những gì chỉ có thể. Chẳng hạn, trung tâm truyền hình đã được cứu thoát khỏi cảnh bị đập phá hoàn toàn.
Thú vị rằng ngay chính những người biểu tình cũng đấu tranh chống bọn hôi của. Ví dụ, các nhà bảo tàng Ai Cập mà ở đó lưu giữ những báu vật Ai Cập đã được những người biểu tình đan kết lại với nhau thành bức tường sống để bảo vệ. Các thế hệ tương lai sẽ còn nói lời cám ơn to lớn đối với những người này.
Trong khi đó đa số các trường hợp những người biểu tình và binh lính trở nên thân thiện, họ nói chuyện với nhau và thậm chí còn cùng ăn tối. Không có sự thù nghịch lẫn nhau. Quân đội đã không bắn vào những người đồng hương của mình vì để bảo vệ chính quyền Hosni Mubarak.
Một ngày dù có hàng trăm người chết nhưng nó thuộc về những người biểu tình. Nhưng cuộc đấu tranh chưa kết thúc.
Phản ứng
Các nhà lãnh đạo thế giới nhìn những việc đang diễn ra ở Ai Cập với thái độ thận trọng. Cả Washington, Jerusalem, cả Moscow, cả Brussel và ngay tại Davos, nơi hiện giới tinh hoa quốc tế đang nhóm họ, không biết nên phản ứng như thế nào đối với cuộc cách mạng Ai Cập.
Một mặt – tất cả dường như ủng hộ dân chủ. Người Mỹ, ví dụ, vì sự nghiệp tốt đẹp và lợi ích này đã không ngại chiếm một loạt các nước. Nhưng tình hình ở đây lại khác. Dân chủ, như đã biết, chỉ tốt đẹp khi nó được kiểm soát. Nếu như không có thủ lĩnh “dân chủ” mà có thể gây sức ép, thuyết phục, hối lộ, đe dọa hay ám sát (nếu chuyện ấy xảy ra), thì toàn bộ vẻ đẹp của dân quyền trong mắt của của những lãnh đạo có kiến thức của phương Tây sẽ bị lu mờ.
Tuy vậy, khi vấn đề liên quan đến một nước có tầm quan trọng chiến lược không chỉ ở quy mô khu vực mà còn ở quy mô toàn cầu. Những người châu Âu và người Mỹ nhìn lên màn hình nói nước đôi một cái gì đó khó hiểu – dạng “chúng tôi kêu gọi các bên kiềm chế sử dụng bạo lực và khẳng định sự tôn trọng của mình ủng hộ các quyền căn bản và tự do của con người”. Câu trả lời bất kỳ lúc nào cũng chẳng hạn như thế này: “Chúng tôi đang theo dõi sự phát triển của tình hình và nhấn mạnh không chấp nhận đổ máu” cho câu hỏi trực tiếp: “Quý vị vì nhân dân hay vì nhà độc tài?”.
“Chẳng hạn, Nhà Trắng tổ chức họp báo để bày tỏ thái độ rõ ràng và vững chắc sự lưỡng lự và thiếu niềm tin của mình”, - cựu phát ngôn của tổng thống George Bush Johsho Trevino đã viết trên Twitter của mình không giấu diếm lời châm chích.
Nói chung, phản ứng của những người
Thật vô liêm sỉ, tất nhiên, nhưng những người
Hơn nữa, một chế độ độc tài và được kiểm soát là một trong những trụ cột trong chính sách Cận Đông của Hoa Kỳ. Nếu nó sụp đổ, thì toàn bộ hệ thống các quan hệ trong khu vực buộc phải xây dựng lại. Ba mươi năm hoạt động – hỏng bét. Tệ hơn nữa: chính phủ mới của Ai Cập có thể phá hoại nghiêm trọng sinh hoạt của người Mỹ. Ví dụ: cấm các tàu quân sự của Mỹ sử dụng kênh đào Suel. Quần chúng nhân dân sẽ hoan hỉ ủng hộ một quyết định như thế, còn ở
Và bởi thế các nhà lãnh đạo phương Tây, thậm chí hiểu rằng chế độ này không thể đứng vững, lại nói nhảm nhí và đòi hỏi Mubarak tiến hành những cải cách chưa từng biết nào đó.
Còn tiếp:
- Các cuộc cải cách và những nhà cải cách
- Tương lai
Bản dịch chưa được biên tập -Kichbu-
Quân đội Văn Minh ai Cập đã đứng về quần chúng ...:) Hoan hô quân đội nhân dân văn minh Ai cập.....:-*
Trả lờiXóachừng nào quân đội "gọi là nhân dân VIỆT NAM" có văn hoá thật sự như AI CẬP
Trả lờiXóahttp://phuccali99.multiply.com/journal/item/2500
Trả lờiXóahttp://phuccali99.multiply.com/journal/item/2505/2505
Trả lờiXóahttp://phuccali99.multiply.com/journal/item/2498
Trả lờiXóahttp://phuccali99.multiply.com/journal/item/2494
Trả lờiXóahttp://phuccali99.multiply.com/journal/item/2502
Trả lờiXóa