Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Điều gì ẩn giấu sau các cuộc tập trận ráo riết ở Châu Á-Thái Bình Dương?

Điều gì ẩn giấu sau các cuộc tập trận ráo riết ở Châu Á-Thái Bình Dương?

Что кроется за интенсивными военными учениями в АТР?

Nguồnrodon.org

Kichbu post on 22.02.2012

 Новость на Newsland: Что кроется за интенсивными военными учениями в АТР?

Từ năm 2012 khu vực Châu Á-Thái Bình Dương các cuộc tập trận chung không chấm dứt. Một số nước trong khu vực với sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ đang nâng cao mức đ phòng thủ bằng các cuộc tập trận ạt. Đồng thời, một quốc gia lớn như Ấn Đ cũng mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác quốc phòng giữa các nước trong khu vực, muốn có được vai trò lãnh đạo trong cấu trúc an ninh.

Một trong những giáo sư của khoa chính trị học Học viện hành chính Thailand cho rằng Hoa Kỳ với mục đích giữ vững niềm tin của các đồng minh của mình vào họ trong các lĩnh vực chính trị và quân sự, bằng mọi biện pháp thể hiện sức mạnh của mình, các cuộc tập trận – đó chỉ là một sân chơi.



Các cuộc tập trận chung của Hoa Kỳ và Philippines

Từ ngày 20 đến 24 tháng hai tại biển Hoàng Hải diễn ra cuộc tập trận chung của Hoa Kỳ và Hàn Quốc và nó là cuộc tập trận quy mô lớn nhất được tiến hành từ trước cho đến nay. Các tướng lĩnh Hàn Quốc cho rằng mục đích chính của cuộc tập trận là nâng cao khả năng quốc phòng của hai quân đội, chống lại “các  cuộc tấn công tiềm năng” từ phía CHDCND Triều Tiên.

Đồng thời với cuộc tập trận này, diễn ra các cuộc tập trận khác quy mô nhỏ hơn. Ngày 11 tháng hai, hải quân Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc đã tiến hành các cuộc diễn tập tại đảo Guam và chúng sẽ tiếp tục trong ba tuần. Tham gia tập trận huy động hơn 1000 binh lính và máy bay chiến đấu các loại.



Trọng
tâm chiến lược chuyển về Châu Á-Thái Bình Dương, Hoa Kỳ nổ lực thành lậpmạng lưới đối tác về an ninhmới


Hoa Kỳ- nước cầm đầu một loạt các cuộc tập trận. Một trong những giáo sư của khoa chính trị học Đại học Chulalongkorn nói cho phóng viên báo “Dzenmin dzibao” rằng có hai nguyên nhân, theo đó Hoa Kỳ chuyển trọng tâm chiến lược của mình vào Châu Á-Thái Bình Dương. Thứ nhất, chính quyền của Barack Obama đang nổ lực nhằm thúc đẩy dân chủ ở khu vực. Thứ hai, liên quan đến ảnh hưởng tăng lên không ngừng của Trung Quốc, Hoa Kỳ cho rằng trong trường hợp bất hành động tiếp nữa, họ sẽ phải gánh chịu nhiều tổn thất. Bởi
vậy, Hoa Kỳ cần tăng cường kiểm  soát cấu trúc an ninh khu vực.

Trong báo cáo của Trung tâm nghiên cứu an ninh mới của Mỹ về chiến lược biển Nam-Trung Quốc (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu) nói rằng cần nổ lực với mục đích xác lập cơ chế đa phương do Hoa Kỳ đứng đầu. Đ đáp lại những hoạt động của CHND Trung Hoa tại biển Nam-Trung Quốc, Hoa Kỳ muốn thành lập mạng lưới  mới các đối tác về an ninh. Mạng lưới mới, chính xác hơn, sẽ là “vòng quanh”, mô hình liên minh với sự tham gia của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Philippines.

Nhà khoa học của Viện Đông Á của Đại học quốc gia Singapore cho rằng các cuộc tập trận với số lượng lớn binh sĩ tại Châu Á-Thái Bình Dương có quan hệ với chiến lược mới của Hoa Kỳ, mà trong đó khu vực Châu Á-Thái Bình Dương được quan tâm đặc biệt. Ông nhấn mạnh rằng từ quan điểm hiện nay, rất phức tạp khi nói rằng chiến lược quân sự mới của Hoa Kỳ gắn kết với ý đồ kìm giữ Trung Quốc đến mức độ nào. Tuy nhiên tăng cường quân sự của bất kỳ một trong các bên nào chắc chắn gây nên sự lo ngại và nghi ngờ của phía khác rằng đến lượt mình sẽ dẫn đến tăng cường quân sự. Chen Gan cũng nói rằng các cuộc diễn tập vừa qua của Hàn Quốc và Hoa Kỳ như trước đây là nhắm vào CHDCND Triều Tiên và không liên quan đến chiến lược quân sự mới của Hoa Kỳ.



”Tính thực dụng” cao của các mục đích diễn tập quân sự



Các nhà phân tích cho rằng trong suốt những năm gần đây Hoa Kỳ tăng cường tiến hành các cuộc diễn tập quân sự có chủ định, thêm vào đó xác định một số mục đích mới phù hợp với nhu cầu của các bên tham gia. Chẳng hạn, Hoa Kỳ và Philippines sẵn sàng tiến hành các cuộc diễn tập tấn công và các khu vực chứa khí đốt và dầu mỏ, trong quá trình diễn tập “Rắn hổ mang vàng”, các đơn vị hỗn hợp hải quân của Hoa Kỳ, Thailand và Hàn Quốc sẽ thao diễn các kỹ năng đổ bộ lên đảo và đánh chiếm nó.

Bởi một khối lượng lớn vũ khí ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nhập khẩu từ Hoa Kỳ, các cuộc diễn tập quân sự - đó là khả năng tốt để trình diễn vũ khí Mỹ. Đồng thời với điều này, bằng các cuộc tập trận có thể củng cố  năng lực chỉ huy, cũng như tăng cường trao đổi các thông tin tình báo. Các nhà phân tích quân sự cho rằng sự phối hợp hành động theo hệ thống răn đe trước – đó là cơ sở hợp tác giữa hai quân đội.


Một số nước Châu Á-Thái Bình Dương cũng hy vọng nâng cao khả năng chiến đấu của mình nhờ sự hỗ trợ của của các tập trận chung với Hoa Kỳ. Một trong số các đại diện quân sự Thailand trả lời phỏng vấn bào “Dzemin dzibao” nhận xét rằng các cuộc tập trận chung không chỉ thúc đẩy các quan hệ giữa các nước đồng minh, làm quen với các nguyên tắc của quân đội các nước khác nhau mà còn tạo điều kiện nâng cao khả năng chiến đấu chung và mang lại hiệu quả thiết thực trong những trường hợp khẩn cấp.


Một số nước ASEAN hy vọng củng cố hợp tác quốc phòng với Trung Quốc



Một số chuyên gia cho rằng không phải tất cả các cuộc diễn tập quân sự nhằm chống lại Trung Quốc. Chẳng hạn, theo lời của một chuyên gia Thailand, việc tham gia của đất nước trong cuộc diễn tập “Rắn hổ mang vàng” nhằm mục đích nâng cao khả năng chiến đấu của quốc gia. Liên quan đến cuộc tập trận này thì thế nào, thì các phương tiện truyền thông Thailand đặc biệt không theo dõi diễn tiến  của nó, hàng ngày chỉ hơn 10 nhà báo đưa tin sự kiện này. Một trong những phóng viên của kênh 9 truyền hình Thailand nói rằng bởi các cuộc tập trận như vậy được tiến hành lần thứ 31, những người dân địa phương không đặc biệt quan tâm đến chúng. Các tướng lĩnh Thailand trả lời phỏng vấn “Dzemin dibao” tập trung vào vấn đề rằng Trung Quốc và Thailand cũng tiến hành tập trận chung.

Trên thực tế, một trong những đề tài tranh luận sau khi Trung Quốc tăng cường sức mạnh là sự cần thiết củng cố hợp tác quân sự của CHND Trung Hoa với các nước trong khu vực, vai trò của Trung Quốc trong việc bảo vệ an ninh khu vực. Nhà khoa học của Viên quan hệ quốc tế mang tên Radzaratnam thuộc Đại học công nghệ Nannyan, ông He Tszyen trả lời phỏng vấn váo “Dzenmin dzibao” nói rằng các cuộc tập trận quân sự chung “Rắn hổ mang vàng” là câu chuyện dài, bởi trong năm nay việc tiến hành tập trận trùng với việc chuyển dịch trọng tâm ở Châu Á-Thái Bình Dương, bởi vậy chúng thu hút sự chú ý đặc biệt. Trên thực tế, tiếp theo sự trổi dậy không ngừng của Trung Quốc, các nước ASEAN cũng tìm những khả năng để hợp tác quốc phòng với CHND Trung Hoa. Ví dụ, trong năm 2010 hải quân Singapore và quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa đã tiến hành tập trận chung chống khủng bố. Tuy nhiên, để tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn hơn đòi hỏi một số thời gian, điều này phụ thuộc mức độ hợp tác và các cuộc trao đổi quốc phòng song phương.

---

Đọc thêm

- Chiến lược biển Đông mới của Trung Quốc (CNAS/ VNN). 

Hoa Kỳ và Châu Á-Thái Bình Dương  –   (ĐCV).

- Quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN nhóm họp (TTXVN).

Việt Nam – Úc đối thoại chiến lược quốc phòng, ngoại giao (TN)

Nguồn: anhbasam.wordpress.com


 

1 nhận xét:

  1. What hides behind the aggressive exercises in the Asia-Pacific?
    THANKS FOR THIS POST
    TOM PREMO - MINH TÂM

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter