Quần chúng - đảng viên
Tác giả Phạm Xuân Nguyên
Nguồn: phapluattp.vn
Kichbu post on Chủ Nhật, 05.02.2012
Xem thêm:
- Thủ tướng: Ai chủ trương? Ai phá nhà ông Vươn?
- "Đảng viên hư trước, làng nước hư theo!"
Vụ Tiên Lãng có một nguyên nhân ở tiếng Việt. Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Đỗ Trung Thoại giải thích việc ngôi nhà anh Đoàn Văn Vươn nằm ngoài khu vực cưỡng chế nhưng bị phá hủy hoàn toàn là do tại quần chúng nhân dân bức xúc.
Một đảng viên, một lãnh đạo đảng và chính quyền của một TP trực thuộc trung ương đã thản nhiên “đổ tội” cho nhân dân trong một vụ cưỡng chế đất đai gây phản ứng mạnh nhất từ trước đến nay. Câu nói đó đã xúc phạm mạnh mẽ đến nhân dân và đã bị dư luận kịch liệt phản đối.
Nhưng tự bao giờ đã có sự phân biệt đảng viên và quần chúng như là một sự đối lập thấp-cao, lạc hậu-tiên tiến, bị lãnh đạo-lãnh đạo?
Đây là một lỗi của tiếng Việt thời nay.
Hơn 30 năm trước, trong một bài viết về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu một số thí dụ dùng sai từ ngữ, cách nói, đưa đến làm hỏng tiếng Việt. Trong đó có thí dụ sau đây:
Về các từ “đảng viên” và “quần chúng”
Trước đây khá thông thường, bây giờ có ít hơn nhưng vẫn còn nhiều người nói và viết như sau: A là đảng viên; còn B, C, Đ là quần chúng, ý muốn nói rằng người nào không phải đảng viên thì là quần chúng. Tuy nhiên, nói như thế có nghĩa là coi quần chúng là dưới đảng viên, hạ thấp vị trí chính trị, ý nghĩa và tác dụng của quần chúng là đông người, nói một người là quần chúng thì không đúng. Phải nói: A là đảng viên; còn B, C, Đ là người ngoài Đảng.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã thực hiện một thao tác khoa học để chỉ ra cái sai của cách nói phân biệt ngụ ý trên dưới này. Sự phân biệt ở đây lẽ ra chỉ là trong và ngoài hệ thống, tổ chức: Ở trong Đảng thì nói là người của Đảng, là đảng viên; ở ngoài Đảng thì nói là người ngoài Đảng, là không phải đảng viên. Nghĩa là một sự phân biệt có tính chất tổ chức trong-ngoài, chứ không hàm ý đánh giá gì cả. Nhưng rồi có lẽ xuất phát từ trong Đảng lan ra xã hội, cách nói đảng viên-quần chúng đã lưu hành, đã mặc nhiên dùng, với cái nghĩa sai như nhà văn hóa Phạm Văn Đồng đã chỉ ra. Mà cách dùng từ sai như thế là chung cho cả hệ thống: Đảng viên cao hơn quần chúng, đoàn viên cao hơn thanh niên, nghĩa là từ một sự phân biệt thuần logic đã biến thành một sự phân biệt chính trị: Ở trong tổ chức là tiến bộ, ở ngoài tổ chức là lạc hậu. Một cái sai mà mặc dù đã được báo động và cảnh tỉnh từ một nhà chính trị và một nhà văn hóa nổi tiếng vẫn không được khắc phục, để đến bây giờ nó dẫn tới... vụ Đoàn Văn Vươn.
Tôi không nói quá. Vì ngôn ngữ gắn liền với tư duy. Mỗi cách nói, cách sử dụng từ ngữ đều là phản ánh của một ý thức, một quá trình nhận thức. Cách nói đảng viên-quần chúng với nội hàm ý nghĩa sai như Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ ra đã ăn thành nếp trong tư duy của Đảng và đảng viên đến mức không còn thấy là sai mà cho là hiển nhiên đúng.
Phát ngôn đổ tội phá nhà anh Đoàn Văn Vươn cho nhân dân xã Vinh Quang của ông phó chủ tịch Hải Phòng chỉ là sự vận hành của một cơ chế phá hỏng tiếng Việt lâu nay mà thôi.
Như vậy, lỗi ở đây là lỗi tiếng Việt.
Nhưng tiếng Việt là của người Việt dùng.
Như vậy, một bộ phận dùng tiếng Việt đã tư duy sai dẫn đến dùng sai tiếng Việt, dẫn đến tiếng Việt bị hỏng, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Tôi đề nghị cùng với việc kỷ luật các cán bộ lãnh đạo sai phạm trong vụ Tiên Lãng, cần phải kiên quyết loại bỏ cách nói phân biệt sai đảng viên-quần chúng, mà thực hành cách nói phân biệt đúng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu đảng viên-người ngoài đảng. Trước hết điều này phải được thực hiện trong các văn kiện, văn bản của Đảng, trên các báo chí, tại các cuộc họp. Giống như nhằm tập hợp được người Việt
Vụ Đoàn Văn Vươn, nhìn ở góc độ này đã đồng vọng với đề nghị nghĩ đúng và nói đúng về nhân dân của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước đây.
Với tất cả lòng tôn trọng Phạm Xuân Nguyên nhưng Kichbu không đồng ý PXN nói rằng: "Đây là một lỗi của tiếng Việt thời nay."!
Trả lờiXóaNói như vậy, chẳng khác gì: "Đó là lỗi của cậu đánh máy!"
Hơ hơ...Xã hội thối nát ngày nay là vì "lỗi tiếng Việt" hả ông Nguyên? Vậy thì nói nó là "tàn dư của chế độ" ( cũ hay mới?), là sản phẩm của ngụy quyền? Thì có đúng tiếng Việt không hả ông?
Trả lờiXóaAi là "quần chúng?"
Trả lờiXóahttp://zuncon.multiply.com/notes/item/1204
Tui VC & tay sai đứa nào cũng lẹo lưỡi "nói một đàng làm một nẻo" rất lưu manh mượn danh chính nghĩa che đậy những chuyện bất nghĩa" chém cha chưởi mẹ vu cáo làm hại những người xung quanh.
Trả lờiXóaĐọc thêm các còm theo link dưới đây:
Trả lờiXóahttp://quechoa.info/2012/02/05/qu%E1%BA%A7n-chungd%E1%BA%A3ng-vien/
MỘ CHỜ
Trả lờiXóa*
Cán cân ai nỡ chia đôi
Nửa non bênh đảng nửa bồi bom VƯƠN
Đầm đìa hoa cải ruộng vườn
Lâu la ác bá biết thương thằng nào
Bàn dân thiên hạ xôn xao
“Càng chỉnh càng đốn” hư hao búa liềm
82 năm dưới xích xiềng
Tự do dân chủ nhân quyền hố to
*
MÁC LÊ tổ phụ qua đò
Thi ma thối rữa khổ cho miệng đời
Sáu mươi năm đảng ngon xơi
Gàu gân xíu quách di dời đi đâu
Hồng MAO ma quỷ kiến sầu
VINH QUANG , TIÊN LÃNG bọ sâu lên người
Ngàn năm còn mãi nụ cười
Đại đồng CỐNG RỘC , những ngôi mộ chờ
*
TÂM THANH
Kichbu xin bác từ này đừng còm thơ. Bình cái gì đó cho vui cửa vui nhà và đảm bảo an toàn cho chủ blogger.
Trả lờiXóaKính bác!
Kichbu xin bác từ này đừng còm thơ. Bình cái gì đó cho vui cửa vui nhà và đảm bảo an toàn cho chủ blogger.
Trả lờiXóaKính bác!
Miềng cũng chộ rứa mà nỏ buồn nói! Chán!
Trả lờiXóa...Khi tên Việt-Cộng cầm cây K.54 chỉa vào đầu và thề rằng":tôi xin thề sẽ nói thật"...và sau đó hắn bóp cò...viên đạn nổ...thì lúc đó ta mới tin rằng thằng nầy ....vẩn chưa nói THẬT....!!!!!!!!!!!!!!Cám ơn tiền bối Nguyển-văn Thiệu đã nhắc nhở quá kỷ càng cho chúng tôi.
Trả lờiXóaHơi bị lạc đề đó nghe..:)
Trả lờiXóaCách tuyên truyền ngô nghê của mấy bác CS khiến cho nhiều người Việt cười thoả thuê. hê hê:
Trả lờiXóaTổng thống đầu tiên là Ngô Đình Diệm.
Trả lờiXóaỞ Quảng Bình, quê của Kichbu..:)