Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

Dheli lo ngại Trung Quốc sẽ tấn công họ vào mùa hè

Tại Dheli lo ngại Trung Quốc sẽ tấn công họ vào mùa hè

В Дели опасаются, что летом их атакует Китай

.

Victor Savenkov

Nguồnsvpressa.ru

Kichbu post on 25.02.2012

.

 Новость на Newsland: В Дели опасаются, что летом их атакует Китай

.

Chỉ liên minh quân sự với Ấn Độ chống Pekin mới có thể cứu Nga tránh số phận tương tự trong viễn cảnh.

.

Các phương tiện truyền thông đại chúng Ấn Độ trong những tháng gần đây khắp nơi bàn dự báo mà nhiều người cho là khó tin: mùa hè năm nay, chính xác hơn, vào tháng sáu-tháng bảy, sẻ nổ ra cuộc chiến tranh quy mô lớn giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Cuộc xung đột vũ trang của các khổng lồ chính trị-quân sự, thêm vào đó đang sở hữu khối lượng khá lớn các đầu đạn hạt nhân, - điều này như cái gì đó rất giống sự bắt đầu của thảm họa. Bởi vậy cần phải xem xét kỹ lưỡng các lập luận của những người đang cảnh báo sự phát triển nguy hiểm các sự kiện ở Châu Á.

.

Nói thêm, đại tá về hưu của quân đội Ấn Độ Anil Athale cách đây không lâu đã công bố trên site rediff.com bài viết mà trong đó ông tiên báo Trung Quốc tấn công vào các vùng lãnh thổ của Ấn Độ đang tranh chấp. Xung đột, theo ý kiến tác giả, sẽ bắt đầu vào giữa mùa hè, chính xác, vào tháng sáu-tháng bảy. Tại sao chính vào lúc đó? Trước thời gian đó các con đường để vận chuyển binh lính và phương tiện kỹ thuật qua Himalai sẽ bị đóng băng.

.

Cuộc xung đột như vậy giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã xảy ra vào năm 1962. Lúc bấy giờ trong quá trình cuộc chiến tranh do Trung Quốc khởi xướng vì hai khu vực núi cao tranh chấp ở phía bắc và đông-bắc Ấn Độ đã làm gần 2000 người thiệt mạng và 3000 binh lính và sĩ quan bị thương cả hai phía. CHND Trung Hoa đã giành được chiến thắng. Liên Xô trong tình hình đó giữ thái độ trung lập, còn Vương quốc Anh và Hoa Kỳ bắt đầu cung cấp vũ khí cho Ấn Độ. Bị cô lập về chính trị, Trung Quốc lập tức bỏ lại những vùng đất đã chiếm được. Nhưng về bình diện chính trị cuộc tranh cãi liên quốc gia tại khu vực biên giới vẫn không được giải quyết.

.

Bharat Verma, báo Indian Defence Review, và hoàn toàn cách đây một vài năm đã dự báo cuộc chiến tranh tất yếu với Trung Quốc vào năm 2012. Theo ý kiến của ông, điều này gây nên bởi ba nguyên nhân:

.

- Sự suy sút trong nền kinh tế thế giới "đã đóng cửa hàng xuất khẩu của Trung Quốc", và điều này đến lượt mình, gây nên "sự xuất hiện căng thẳng nội bộ xã hội chưa từng có".

.

- Ấn Độ "đã liên minh tổng lực với Hoa Kỳ" và các cường quốc phương Tây và điều này qua một số năm sẽ có thể mang lại cho nó "đối trọng công nghệ" áp đảo đối với nước láng giềng.

.

- Liên minh quan trọng nhất của Trung Quốc - Pakistan - đang sa lầy trong khủng hoảng nội bộ và "đã đánh mất relevant bất kỳ nào".

.

Verma viết: " Mục đích hấp dẫn hơn cả để tấn công chống việc hình thành yếu ớt như Ấn Độ, là tấn công vào hướng tây-bắc, và việc chiếm đóng một phần lãnh thổ của Ấn Độ. Ấn Độ hoàn toàn chưa sẵn sàng cho một kịch bản như vậy. Chúng ta đặt ra cho mình các câu hỏi: quân đội Ấn Độ đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh trên hai mặt trận - cả với Pekin, cả với Islamabaad? Bộ máy dân sự Ấn Độ sẵn sàng đáp trả mối đe dọa an ninh bên trong đất nước mà nó sẽ hình thành do mối đe dọa khủng bố gây hấn của các đối thủ bên ngoài? Câu trả lời chỉ có một - không".

.

Chuyên gia về quan hệ Trung-Ấn Jonatan Hoslag  cũng tâm trạng bi quan: "Ấn Độ chỉ bắt đầu công nghiệp hóa - quá trình mà ở Trung Quốc đã kết thúc. Đánh nhau  vì nhiên liệu là không tránh khỏi - và hiện chúng ta đã nhận thấy nó ở các quốc gia hoãn xung - mà trước hết, ở Nepal và Miến Điện, nhưng ở cả các nước Trung Á và ở các quốc gia Châu Phi. Tình hình chỉ sẽ tồi tệ hơn. Thông tin lan truyền về điều rằng hai nền kinh tế sẽ bổ sung lẫn nhau thế nào đó, rất phức tạp. Ấn Độ sẽ bắt đầu nền sản xuất công nghiệp, nhưng Trung Quốc không chịu nhượng bộ, công nghiệp chỉ quan trọng đối với sự ổn định nội bộ của đất nước".

.

Trong giới lãnh đạo quân sự Ấn Độ, rõ ràng, không phải không đánh giá hết làng giềng của mình. Vào cuối năm 2011 được biết rằng để đáp lại sự tăng cường trong thấy các lực lượng vũ trang Trung Quốc trên các vùng biên giới giáp Ấn Độ, ở Dheli đã quyết định bố trí tại bang Arunachal Pradesh (cũng giáp biên giới với Trung Quốc) một sư đoàn tên lửa có cánh chiến thuật "BraMos" (vũ khí do Nga và Ấn Độ chế tạo). Ba sư đoàn tương tự cũng đã được chuyển đến biên giới với Pakistan. Ngoài ra, theo báo Times of India dẫn theo các nguồn chính thức đưa tin, tại các vùng núi của Ấn Độ trên biên giới giáp Trung Quốc và Pakistan, sẽ đào 11 đường hầm tổng chiều dài 89 km. Chúng nhằm nâng cao những khả năng của chỉ huy Ấn Độ gia tăng các đơn vị của mình ở những hướng bị đe dọa.

.

Những lo ngại của các chuyên gia Ấn Độ có cơ sở đến mức độ nào? Chúng tôi đặt câu hỏi đó cho phó giám đốc Học viện phân tích chính trị và quân sự Alexander Khramchikhin:

.

- Đây là quan điểm rất độc đáo, và tôi cũng rất không hiểu, Trung Quốc cần tấn công Ấn Độ vào mùa hè để làm gì. Làm như thế, Trung Quốc gây ra cho mình nhiều vấn đề hơn là giải quyết.

.

"SP": - Theo ý kiến của một số nhà phân tích quân sự, Trung Quốc cần điều này để mưu đồ tiếp cận với các nguồn tài nguyên của láng giềng của mình và loại bỏ đối thủ cạnh tranh công nghiệp đang lên trong bối cảnh nhu cầu thế giới đang sa sút.

.

- Trong trường hợp như thế, có lẽ, cần chiếm toàn bộ Ấn Độ, những điều đó là hoàn toàn không thể. Theo tôi, trên thế giới có ba nước mà không thể chiếm được: đó là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ. Đối với Trung Quốc chẳng có gì tồi tệ hơn là tấn công Ấn Độ trong viễn cảnh gần, không thể nghĩ ra được: ở đó số dân cũng gần như ở Trung Quốc, và các nguồn lực đúng cũng chẳng là gì. Bởi vậy, theo quan điểm của tôi, đây là điều hoàn toàn vô lý. Ngoài ra,  qua Himalai không thể đánh đấm gì nhiều được. Bởi vậy tôi xem kịch bản này hoàn toàn không thực thi. Đúng hơn, những kịch bản khác sẽ có thể.

.

"SP": - Những kịch bản nào? Nếu Trung Quốc và Ấn Độ là những kẻ thù chiến lược lâu đời và không thể dung hòa, có nghĩa, sẽ xuật hiện những điều kiện dẫn đến xung đột quy mô lớn giữa hai nước.

.

- Trung Quốc và Ấn Độ, dĩ nhiên, là kẻ thù của nhau. Ở đây thậm chí không có các vấn đề. Họ - những đối thủ tranh giành ảnh hưởng ở Châu Á mà Châu Á hiện đang dần dần trở thành một bộ phận chính yếu của thế giới. Giữa hai nước có thể xảy ra chiến tranh vì tranh giành ảnh hưởng, tương tự với Chiến tranh thế giới thứ I, khi các cường quốc Châu Âu bắt đầu chiến tranh tranh giành ảnh hưởng. Một cuộc xung đột thế giới như vậy ở Châu Á có thể xuất hiện giữa Pekin và Dheli, nhưng ở tương lai xa - không sớm hơn 20 năm sau.

.

Sự cần thiết giúp đỡ quân sự của Trung Quốc cho Pakistan trong trường hợp chiến tranh của nó với Ấn Độ hoàn toàn có thể sẽ là nguyên nhân đối với cuộc chiến tranh thật sự. Khả năng có thể khi Trung Quốc bắt đầu chiến tranh để giúp đỡ đất nước này và đánh vào tiềm lực công nghiệp quân sự và quốc phòng của đối thủ. Xung đột biên giới tại khu vực biên giới chưa được điều chỉnh, giống như cuộc chiến xảy ra vào năm 1962 là có thể. Nhưng liệu có thể xem điều này là cuộc chiến tranh thực sự.

.

"SP": - Cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan sẽ bắt đầu vì những nguyên nhân nào?

.

- Trước hết, do những người Hồi giáo lên nắm chính quyền ở Pakistan. Hiện ban lãnh đạo giới quý tộc ôn hòa đang đứng đầu đất nước này, Islamabad sẽ không có bước đi tự sát như thế, bởi hiểu rằng yếu hơn Dheli về nhiều phương diện và thiếu sự giúp đỡ của Trung Quốc đảm bảo Pakistan sẽ thua. Nhưng những phần tử tôn giáo cấp tiến, trong trường hợp họ cầm quyền, có trong tay kho vũ khí hạt nhân của đất nước, và trong trường hợp này rất khó nói họ sẽ sử dụng những biện pháp như thế nào.

.

"SP": - Biết rằng Trung Quốc đang có những mối quan hệ căng thẳng với rất nhiều nước. Trước hết, ai phải lo ngại Trung Quốc?

.

- Trung Quốc có tham vọng biên giới với tất cả các nước xung quanh nó không loại trừ nước nào. Nhưng đa số các nước trong số đó tại thời điểm này phản ứng một cách hình thức và gác lại "sau đó". Xung đột căng thẳng nhất hiện nay ở Trung Quốc - vì biển Nam-Trung Quốc (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu). Trước hết với Việt Nam: nước này mạnh hơn các nước khác trong khu vực, bởi vì nó kháng cự mạnh mẽ hơn các nước khác. Xác suất xung đột của Việt Nam với Trung Quốc tôi thấy cao hơn đáng kể so với Trung Quốc và Ấn Độ. Trong khi đó Ấn Độ hoàn toàn có thể trở thành đồng minh của Việt Nam: hai nước bây giờ đang tích cực thiết lập những mối quan hệ chặt chính trên cơ sở chống Trung Quốc.

.

"SP": - Theo ông, việc ký kết liên minh quân sự-chính trị chống Trung Quốc giữa Nga và Ấn Độ có ý nghĩa gì không?

.

- Dĩ nhiên, điều này hoàn toàn cần thiết. Các nước tham gia liên minh này sẽ là Việt Nam và , theo quan điểm của tôi, Kazakhstan - không phụ thuộn vào cái ODKB nào. Hơn thế, tôi cho rằng điều này phải là nhiệm vụ chủ yếu của chính sách đối ngoại của Nga với mục đích làm cân bằng Trung Quốc. Đây có thể là liên minh chiến lược quân sự quan trọng.

.

"SP": - Cuộc xung đột nào trong số các cuộc xung đột của "Trung Quốc" hiện gay gắt hơn cả?

.

- Gay gắt hơn cả - Đài Loan. Nó sẽ chỗ yếu nhất của Trung Quốc cho đến khi giải quyết triệt để. Chỗ thứ hai, nhưng cấp thiết nhất tại phút này, tất nhiên, Việt Nam.

.

"SP": - Liệu có thể xếp một trật tự nào đó, Trung Quốc sẽ giải quyết các tranh chấp lãnh thổ của mình, nơi chinh phục nước này sẽ là điều kiện cần thiết để bắt đầu chinh phục nước tiếp theo?

.

- Về nguyên tắc - đúng như vậy. Không giải quyết được vấn đề Đài Loan, Trung Quốc khó mà làm được những việc còn lại. Không giải quyết được vấn đề Việt Nam Trung Quốc sẽ phức tạp giải quyết với Nga và Kazakhstan. Tức là, thứ tự này nom như sau: thoạt đầu - Đài Loan, sau đó - Việt Nam, tiếp theo, có lẽ, Ấn Độ. Nhưng ở đây khó nói, một cuộc chiến tranh trực tiếp với nó liệu có thể xảy ra. Ấn Độ, rõ ràng, rất khó bị cô lập ngặt nghèo như xảy ra hiện nay. Trung Quốc đang tiền hành chính sách bao vây Ấn Độ rất khốc liệt bởi ác đồng minh chiến lược của mình. Một mặt - Pakistan, mặt khác, Mianmar và Bangladesh. Tức là, Trung Quốc sẽ đè nén một cách lặng lẽ và, có thể, không cần đến chiến tranh. Và sau đó sẽ là KazakhstanMongolia, và cuối cùng là Nga.

.

"SP": -Tại sao Nga lại nằm cuối danh sách?

.

- Bởi vì rằng đây là vấn đề phức tạp nhất. Nhưng đối với Pekin trong viễn cảnh mục đích như thế là chủ yếu. Vì các nguồn nguyên liệu và lãnh thổ của chúng ta. Tôi cho rằng nó đã đạt được kết quả. Đơn giản là Trung Quốc ở mức độ đáng kể khá chậm chạp. Trung Quốc hành xử theo hoàn cảnh. Nguyên tắc "qua sông dò đá", rõ ràng, được áp dụng không chỉ đối với những cải cách kinh tế của họ. Họ cố gắng không tạo ra các đột biến, làm ăn chắc và bởi vậy nó diễn ra tương đối chậm.

.

"SP": - Điều gì có thể làm cơ chế khởi động để Trung Quốc bắt đầu chiến tranh với các nước láng giềng?

.

- Pekin nói chung cố gắng không đánh nhau. Những người Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự và sẽ đặt tất cả trước thực tế rằng cần phải đồng ý với các điều kiện của họ "theo kiểu tốt" để không phải thu được phương án "theo kiểu xấu". Họ rất tích cực "lôi kéo" Đài Loan về mình bằng con đường hòa bình, và đang thực hiện điều này rất thành công. Tức là, xác suất rằng nó sẽ "bị lôi kéo" không cần chiến tranh, là rất lớn. Còn Việt Nam sẽ xử sự như thế nào, rất khó nói: một mặt, nó sẽ rất khó phòng thủ, mặt khác, tôi không nghĩ một Việt Nam đầu hàng. Bởi vì ở người Việt Nam không chấp nhận đầu hàng. Rõ ràng, chống lại Trung Quốc, họ cần phải liên minh với Ấn Độ, với chúng ta, và có  thể, với cả Mỹ.

.

"SP": - Tiện thể nói về Mỹ: Mỹ sẽ tham gia vào liên minh chống Trung Quốc như thế này?

.

- Đây là vấn đề rất phức tạp, bởi vì rằng hiện nay người Mỹ đang xác định chính sách kiềm chế Trung Quốc. Nhưng sau này họ hành xử như thế nào - không rõ ràng. Chúng ta, dĩ nhiên, sẽ có lợi hơn nếu họ lao vào kiềm chế Trung Quốc. Và hãy cứ để họ "ăn thịt" lẫn nhau càng lâu và càng mạnh thì càng tốt. Nhưng mối nguy hiểm lớn nhất ở chỗ nếu Hoa Kỳ sẽ quyết định tự biệt lập, như điều đó đã xảy ra trước Chiến tranh thể giới thứ I. Và lúc đó chúng ta sẽ thật sự thậm tệ.

.

---

.

Các bạn đọc tham khảo, bài chưa được biên tập..:)

4 nhận xét:

  1. Thật sự mong cho tụi nó đánh nhau đi

    Trả lờiXóa
  2. THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
    VỀ CÔNG CUỘC HIỆN ĐẠI HÓA QUÂN SỰ CỦA ẤN ĐỘ

    Tài liệu thao khảo đặc biệt

    http://anhbasam.wordpress.com/2012/02/24/cong-cuoc-hien-dai-hoa-quan-su-cua-an-do/#more-46616

    Trả lờiXóa
  3. Đừng trông mong Ấn độ đánh thất sự. Đánh lấy lệ rồi kêu gào LHQ, Nga , Mỹ...
    Trên basam, tôi đã com mấy lần về anh bạn "đồng minh" bạc nhược, vừa đéo vừa run này.
    Nôi cái chuyện bán tên lửa siêu thanh Brahmos cũng kỳ kèo, kéo dài... Vì sợ Ba Tàu giận.
    Có ông bạn này vừa mệt, vừa lo, vừa thấp thỏm... không biết nó bán đứng mình lúc nào...

    Đừng quá tin vào con cọp giấy Ấn Độ.

    f 261

    Trả lờiXóa
  4. Kichbu đã đọc các còm của bác bên anhbasam.
    Cám ơn bác đã chia sẻ..:)

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter