Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Trung Quốc: kỷ niệm 40 năm ngày ký Thông cáo Thượng Hải (1972-2012)

Kỷ niệm 40 năm ngày ký Thông cáo Thượng Hải bằng những hồi tưởng về cuộc gặp gỡ của Nixon và Mao

Воспоминаниями о встрече Никсона и Мао отметили 40-летний юбилей по поводу подписания Шанхайского коммюнике

 

 

Nguồn: russian.people.com.cn

Kichbu post on 12.02.2012

.

40 năm trước đây quan hệ Trung-Mỹ là quan hệ thù địch và tách biệt nhau. Nhưng các nhà lãnh đạo của hai nước trên cơ sở phân tích tình hình quốc tế đã thống nhất đi đến kết luận rằng việc hai bên mở cửa đáp ứng các lợi ích dân tộc của hai nước và đóng vai trò tích cực bảo vệ hòa bình trên thế giới.

.

Ngày 21-28 tháng hai 1972, tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ R. M. Nixon đã đến thăm Trung Quốc, thật sự đặt sự kết thúc cho các quan hệ tách biệt nhau của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Điều này đã trở thành sự kiện lịch sử quan trọng và nó đã làm thay đổi thế giới.

.

Trong những ngày này các hoạt động kỷ niệm chuyến đi thăm của Nixon và kỷ niệm 40 ngày công bố thông cáo chung Thượng Hải được tổ chức ở Pekin. Các nhà ngoại giao Trung Quốc và Hoa Kỳ, những người tham gia vào việc chuẩn bị và tổ chức chuyến đi thăm của Nixon đến Trung Quốc, hồi tưởng lại sự kiện lịch sử quan trọng này.
..
Trung Quốc và Hoa Kỳ bật tín hiệu cho nhau tạo điều kiện cho chuyến đi thăm của Nixon đến Trung Quốc
..
Vào cuối những năm 60s của thế kỷ 20, tổng thống Hoa Kỳ Nixon đã vào Nhà Trắng, từ thời điểm đó ông bắt đầu suy nghĩ làm thế nào để cải thiện các quan hệ với Trung Quốc. Vào thời đó hai nước vẫn còn chưa xác lập các quan hệ ngoại giao. Để vượt qua "băng giá vững chắc" và tổ chức cuộc gặp gỡ, ban lãnh đạo của Trung Quốc và Hoa Kỳ đã bắt đầu bật tín hiệu cho nhau.

.

Din Yuanhun, người vào thời đó là trưởng ban quan hệ  Hoa Kỳ của Bộ ngoại giao CHND Trung Hoa, nhận xét: "Vào tháng mười 1970, tổng thống Nixon nói với phóng viên tạp chí "Times" rằng "nếu người ta hỏi tôi tôi mơ ước điều gì, tôi có thể trả lời rằng tôi muốn đi Trung Quốc. Thậm chí nếu ước mơ của tôi không thực hiện được, thì tôi hy vọng rằng các con cháu tôi sẽ đi đến đó".

.

Đọc bài báo này, chủ tịch Mao Trạch Đông nói: "Tổng thống Nixon bày tỏ mong muốn đến thăm chúng ta, và tôi sẽ chào mừng ông ấy! Không quan trọng các cuộc đàm phán diễn ra như thế nào - đạt kết quả hay không, thế nào cũng được, hoặc là đến với tư cách tổng thống, hoặc với tư cách khách du lịch, công khai hoặc bí mật, tôi chào mừng ông ấy!".
.
Cuộc gặp gỡ của Mao Trạch Đông và Nixon
.
Vào thời đó sức khỏe của Mao gây mối lo ngại, ông đã nằm 7 hoặc 8 ngày. Tuy nhiên, xét tầm quan trọng của quan  hệ Trung Quốc và Hoa Kỳ, ông đã quyết định tổ chức gặp gỡ nhanh chóng với Nixon.

.

Tan Vanshan, nữ phiên dịch của chủ tịch Mao, nhớ lại rằng trong buổi gặp gỡ với Nixon, chủ tịch Mao nom rất tuyệt vời, cuộc trao đổi diễn ra thật thú vị.

.

Trong thời gian trao đổi, cả Nixon lẫn Kissinger không nhận thấy rằng Mao bị ốm nặng. Trong các hồi ký của mình Kissinger viết: "Trong thời gian cuộc gặp gỡ của Nixon với Mao mà tôi được tham gia, tôi rất ấn tượng với uy tín của ông ây. Tại cuộc gặp gỡ ông đã trở thành trung tâm của sự chú ý". Nhưng, trên thực tế, như Tan Vanshan kể, cuộc gặp gỡ kéo dài hơn một giờ đã hao tốn tất cả sức lực của chủ tịch Mao.


.
Thông cáo phá vỡ các truyền thống – Thông cáo chung Trung-Mỹ
.
Kết quả to lớn nhất của chuyến đi thăm của Nixon - công bố Thông cáo chung của Trung Quốc và Hoa Kỳ mà nó được gọi là Thông cáo Thượng Hải. Theo lời của thủ tướng Chu Ân Lai, văn kiện này - vô tiền khoáng hậu về giá trị của mình. Vào năm 1971 ngoại trưởng Hoa Kỳ Kissinger đã bí mật đến Trung Quốc và trình bản thảo của thông cáo. Sau khi nghiên cứu phía Trung Quốc đã cho rằng trong thông cáo cần trình bày những bất đồng của hai bên và thể hiện các quan điểm của mình, sau đó có thể chỉ ra cách tiếp cận chung. Kissinger lúc bấy giờ rất khó khăn chấp nhận điều này. Chzao Tszihua, người lúc bấy giờ dịch bản thảo của thông cáo, nói rằng thủ tướng Chu đã thuyết phục được phía Mỹ trên cơ sở hai nguyên nhân. Thứ nhất, liệt kê các bất đồng của hai bên chính xác chứng minh rằng mặc dù quan hệ của Trung Quốc và Mỹ được bắt đầu khởi động, nhưng các quan điểm của hai bên không thay đổi. Thứ hai, cách thể hiện sau khi liệt kê các bất đồng tiếp cận chung có thể nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận như thế.

 

Ngày nay, khi nói về thông cáo này, Kissinger đánh giá một cách tích cực. Ông nhận xét: "Có thể nhói rằng đây là văn kiện ngoại giao đầu tiên trên thế giới mà phải tốn nhiều sức lực để trình bày những bất đồng và các quan điểm của hai bên".-Kichbu-



5 nhận xét:

  1. Chúng ta hiểu, tại sao Chu lại yêu cầu trình bày rõ ràng những quan điểm khác biệt giữa hai bên, trước khi đi đến thông cáo chung, Kichbu nhỉ ! :)

    Trả lờiXóa
  2. Tình hình quốc tế, trong đó có Việt Nam mà..:)

    Trả lờiXóa
  3. ĐẠI GIẢI MẬT CON SỐ THƯƠNG VONG CỦA HAI BÊN TRONG CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT NĂM 1979

    Vạn Lý Hải Cương

    Người dịch: Quốc Thanh

    Nguồn: http://anhbasam.wordpress.com/2012/02/16/giai-mat-con-so-thuong-vong-trong-chien-trang-viet-trung-197/#more-45184

    Trả lờiXóa
  4. 40 năm Nixon đến Bắc Kinh

    40 năm đã trôi qua từ khi cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon có chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc. Chuyến đi đánh dấu bước khởi đầu của một trong những quan hệ quốc tế có tầm ảnh hưởng xa xôi nhất và đầy thách đố nhất.

    Nguồn: http://www.voanews.com/vietnamese/news/us/us-china-anniversary-ide-02-24-12-140316173.html

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter