Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Những suy ngẫm của Fidel: hai miền Triều Tiên

Северокорейский лидер Ким Чен Ын во время учений по противодесантной обороне на восточном побережье Северной Кореи

Размышления Фиделя: две Кореи




Fidel Castro Ruz

Nguồn: inosmi.ru

Kichbu posted on 14.04.2013

 



Dân tộc Triều Tiên, với nền văn hóa đặc trưng của mình và khác biệt với các láng giềng Trung Quốc và Nhật Bản, tồn tại ba nghìn năm nay. Có những đặc điểm nổi bật của xã hội trong khu vực này mà Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác thuộc vào đó. Không có gì tương tự nhận thấy ở các nền văn hóa phương Tây, ít nhất, trong 250 năm qua.


Nhật Bản đã chiến thắng trong cuộc chiến tranh với Trung Quốc vào năm 1894 và đặt triều đại Triều Tiên dưới sự kiểm soát của mình và biến Triều Tiên thành thuộc địa.


Theo hiệp ước ký giữa Hoa Kỳ và chính quyền Triều Tiên vào năm 1892, ở đất nước xuất hiện đạo Tin lành. Cũng khoảng vào thời gian đó xuất hiện các hội truyền giáo Kito. Hiện nay ở Hàn Quốc gần 25% dân chúng theo tín ngưỡng Kito giáo, và cũng khoảng bằng đó - Phật giáo.


Triết lý Khổng giáo ảnh hưởng đến tinh thần của người Triều Tiên.


Vào thế kỷ XX, ở Triều Tiên xuất hiện hai nhân vật kiệt xuất. Đó là - Syngman Rhee, sinh vào tháng Ba năm 1875, và Kim Il Sung, sinh vào tháng Tư năm 1912.


Cả hai nhân vật này, mặc dù khác biệt về xuất thân xã hội, đã buộc phải đối mặt với những sự kiện lịch sử không phụ thuộc vào họ. Syngman Rhee - nhà phương pháp luận- Kito giáo - đấu tranh chống những kẻ xâm lược Nhật Bản.

Triều Tiên thay đổi vị thế của mình sau khi vào năm 1910 Nhật Bản thôn tính lãnh thổ của nó. Vào năm 1919, Syngman Rhee được bầu làm tổng thống lâm thời lưu vong của đất nước, với đại bản doanh đặt tại Thượng Hải (Trung Quốc). Ông không bao giờ sử dụng vũ khí chống lại những kẻ xâm lược.


Liên minh Dân tộc tại Geneve đã không quan tâm những sự kiện này. Đế quốc Nhật Bản đã đối xử với nhân dân Triều Tiên vô cùng tàn ác. Những người yêu nước với vũ khí trong tay đã đấu tranh chống những kẻ xâm lược Nhật Bản và đã giải phóng được một phần lãnh thổ ở phía bắc đất nước vào cuối năm 1890.

Kim Il Sung ra đời ở ngoại ô Bình Nhưỡng. Năm 18 tuổi gia nhập đội du kích cộng sản đấu tranh chống Nhật Bản. Chàng du kích trẻ tuổi nhanh chóng thăng tiến trong chính trị và quân đội. Vào năm 33 tuổi đã trở thành nhà hoạt động nổi tiếng của phong trào du kích kháng Nhật.


Trong Chiến tranh thế giới II, Hợp chúng quốc đã quyết định số phận của Triều Tiên hậu chiến. Sự đối kháng có căn nguyên vào giữa thế kỷ XIX khi chính phủ Mỹ giao cho commodor Perry nhiệm vụ ký hiệp định buôn bán với đất nước Mặt trời mọc và cho phép áp dụng vũ lực trong trường hợp người Nhật không mong muốn đàm phán.


Nhật Bản, như học trò mẫu mực, cuối cùng đã biến thành đối thủ mạnh, và tôi trước đây đã  viết về điều này. Nhật Bản đánh tan Trung Quốc và Nga. Chiếm Triều Tiên. Là đồng minh khôn khéo của những nước chiến thắng trong Chiến tranh thế giới I, Nhật Bản đã tích lũy lực lượng và biến thành phiên bản của chủ nghĩa phát xít-dân tộc, vào năm 1937 tấn công Trung Quốc, còn vào tháng Mười hai - tấn công Hợp chúng quốc ở Đông Nam Á và Châu Đại Dương.


Số phận các thuộc địa của Vương quốc Anh, Pháp, Hà Lan và Bồ Đào Nha đã được tiện định, còn Hợp chúng quốc biến thành siêu cường thế giới mà chỉ có Liên Xô, đất nước chịu những tổn thất to lớn về người và của do xâm lược của phát xít, đối trọng lại được.


Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc vào năm 1945, thất bại của Nhật Bản quân phiệt đã đưa lên vũ đài chính trị những nhân vật như Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Gandhi, Sukarno và nhiều người khác đấu tranh chống lại sự phục hồi trật tự thế giới cũ.


Truman đã ném xuống hai thành phố thanh bình của Nhật Bản những quả bom nguyên tử mà không thông báo về điều này cho đồng minh gần gũi nhất của mình - Liên Xô, đất nước đóng góp phần chính trong việc đập tan Đức phát xít.


Không có một sự biên minh nào ở đây cho chủ nghĩa diệt chủng tàn bạo đến vậy. Thậm chí cái chết của 15 nghìn binh sĩ Mỹ khi đổ bộ xuống đảo Okynawa cũng không thể biện minh cho hành động như vậy. Tại thời điểm này, Nhật Bản cũng không thể kháng cự mạnh mẽ đối với Hoa Kỳ, Nhật Bản đã bị mất nhuệ khí. Ném bom nguyên tử - hành động đe dọa.


Binh lính Liên Xô hàng tiến thành công đến Mãn Châu Lý và tại phía bắc Triều Tiên, thực hiện những nghĩa vụ của mình trước các nước đồng minh sau khi kết thúc chiến tranh ở châu Âu. Các nước đồng minh trong liên minh chống phát xít đã xác định đường biên giới, tại đó cần phải rút quân. Biên giới chạy dọc theo sông Jalu và phía nam của bán đảo. Chính phủ Hoa Kỳ đã xác định các điều khoản đầu hàng với đại diện của Nhật Bản.


Trên lãnh thổ Triều Tiên có đội quân đáng kể của Nhật Bản. Biên giới giữa Bắc và Nam Triều Tiên được xác định theo vĩ tuyến 38. Phần lãnh thổ phía nam vĩ tuyên 38 thuộc vào khu vực lợi ích của Hợp chúng quốc. Syngman Rhee trở lại Nam Hàn và chiến thắng tại các cuộc bầu cử tổng thống vào năm 1948. Binh lính quân đội Liên Xô rút khỏi Bắc Triều Tiên.

Ngày 25 tháng Sáu năm 1950 chiến tranh giữa Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên bắt đầu. Cho đến nay vẫn diễn ra tranh luận, ai nổ súng đầu tiên - binh lính Bắc Triều Tiên hay binh lính Mỹ, - những người cùng phục vụ với binh lính Nam Triều Tiên của tổng thống Syngman Rhee. Cuộc tranh luận này là vô bổ xét từ góc độ của người Triều Tiên. Binh lính của Kim Il Sung đấu tranh chống Nhật Bản vì sự giải phóng toàn Triều Tiên. Các lực lượng vũ trang Bắc Triều Tiên đã tiến vào đến phần cực nam của bán đảo Triều Tiên, nơi Yanki gặp phải sự kháng cự vũ trang. Seoul và các thành phố khác bị chiếm. Tướng Mỹ MacArthur, tổng chỉ huy các lực lượng của Mỹ ở Thái Bình Dương, đã ra lệnh đổ bộ vào hậu phương của Bắc Triều Tiên, thành phố cảng Incheon gần Seoul. Sau đó cuộc tiến công tiếp tục, và Bình Nhưỡng lọt vào tay Yanki sau các cuộc không kích mật tập.

Hợp chúng quốc lên kế hoạch chiếm đóng toàn bộ Triều Tiên, tuy nhiên, sự can thiệp của quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông đã cản trở việc thực hiện những kế hoạch này và dẫn đến sự thất bại thảm hại của các lực lượng thân Mỹ.


Toàn bộ lãnh thổ lục địa và vùng duyên hải của đất nước to lớn này được giải phóng, ngoại trừ Đài Loan và một số hòn đảo nhỏ, nơi các lực lượng của đội quân Quan Đông đại bại tìm làm nơi trú ẩn, đã đến đó trên những tàu chiến của Hạm đội VI của Hoa Kỳ.

Lịch sử, tiếp theo sau những sự kiện này, đã được biết rõ. Không nên quên rằng Boris Eltsin đã trao cho Hoa Kỳ những tài liệu lưu trữ của Liên Xô. Hoa Kỳ đã làm gì khi xung đột Triều Tiên bùng phát? Họ xem Bắc Triều Tiên trong vai trò của kẻ xâm lược. Hội đồng Bảo an vừa mới thành lập dưới sự bảo trợ của LHQ bởi các nước chiến thắng trong Chiến tranh thế giới II, đã ra nghị quyết tương ứng.


Liên Xô không tham gia biểu quyết về vấn đề Triều Tiên, bởi vì vào thời điểm đó đã triệu hồi phái đoàn của mình để phản đối rằng chính phủ Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch đã đại diện Trung Quốc tại LHQ, Hoa Kỳ đã công nhận Tưởng Giới Thạch bất chấp rằng ông ta chỉ đại diện cho 0,2% dân số và 2% lãnh thổ của Trung Quốc, và đưa vào Hội đồng Bảo an với quyền phủ quyết.


Lợi dụng tình hình, Hội đồng Bảo an LHQ ra nghị quyết, trong đó CHDCND Triều Tiên bị xem như kẻ xâm lược. Trung Quốc, hoàn toàn bị loại bỏ khỏi cuộc xung đột và tiến hành cuộc đấu tranh không mệt mỏi vì sự nghiệp giải phóng hoàn toàn đất nước, đã nhìn thấy ở đó mối đe dọa trực tiếp an ninh và toàn vẹn chủ quyền của đất nước.

Theo các tài liệu đã công bố, ban lãnh đạo Trung Quốc phái thủ tướng Chu Ân Lai đến Moscow để trình bày với Stalin quan điểm của Pekin về việc không thể chấp nhận sự hiện diện của các lực lượng LHQ trên sông Áp Lục, ngăn cách Trung Quốc với Triều Tiên, và xin Liên Xô giúp đỡ. Vào thời đó giữa các nước xã hội chủ nghĩa không có những bất đồng nghiêm trọng như đã xảy ra sau này.


Đòn phản công của Trung Quốc dự kiến vào ngày 13 tháng Mười, nhưng sau đó dời lại đến ngày 19 tháng Mười để chờ câu trả lời của Liên Xô.

Tôi nghĩ rằng sẽ kết thức những ngẫm nghĩ của mình về đề tài này vào thứ sáu. Đề tài này rất phức tạp và đòi hỏi nhiều sức lực, bởi vì cần phải chính xác tối đa, dựa vào những chứng cứ thực tế. Các sự kiện lịch sử chúng ta cần phải biết và ghi nhớ.


Ngày 19 tháng Mười năm 1950, hơn 400 nghìn quân tình nguyện Trung Quốc, thực hiện chỉ thị của Mao Trạch Đông, đã hành tiến vượt sông Áp Lục và lao vào chiến đấu với các đơn vị của Hoa Kỳ đang tiến sát biên giới của Trung Quốc.

Người Mỹ ngạc nhiên vì sự kiên cường và tinh thần ngoan cường của binh sĩ Trung Quốc và buộc phải rút lui. Sau đó, dưới sự tấn công của các lực lượng vũ trang Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, họ đã rút lui về phía nam bán đảo.


Stalin vô cùng cẩn trọng trong cuộc xung đột Triều Tiên và chỉ giúp đỡ Trung Quốc phần nhỏ hơn Mao đề nghị. Tuy nhiên việc đưa các máy bay MiG-15 với phi công Liên Xô đến Triều Tiên trên mặt trận giới hạn 98 km đã cho phép yểm hộ từ trên không cuộc tấn công thần tốc của quân đội Trung Quốc.

Bình Nhưỡng lại lần nữa chuyển vào tay của những người chiến thắng, và sau đó cả Seoul, mặc cho không quân Mỹ thương xuyên oanh kích.

Tổng tư lệnh các lực lượng Mỹ MacArtur với tinh thần kiên quyết đã đề xuất tấn công hạt nhân vào Trung Quốc. Tổng thống Hoa Kỳ Truman buộc ông về hưu, và thay vào vị trí của ông chỉ định tướng Matthews Ridgway.


Ngoài Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Luxemburg, Hy Lạp, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Ethiopia, Cộng hòa Nam Phi, Philippines, Úc, New Zealand, Thailand và Colombia đã tham gia vào cuộc phiêu lưu đế quốc ở Triều Tiên. Colombia, nơi vào thời đó nhà bảo thủ Laureno Gomez là tổng thống, ông bị cáo tội gây cái chết của hàng loạt nông dân, là nước duy nhất ở Châu Mỹ Latin tham gia vào cuộc chiến tranh. Ở Ethiopia Haile Selassie trị vì, tồn tại cả chế độ nô lệ, ở CH Nam Phi những kẻ phân biệt chủng tộc người da trắng nắm quyền.

Sau những cuộc chiến đẫm máu trên lãnh thổ Triều Tiên, vĩ tuyến 38 lại trở thành biên giới giữa bắc và nam. Tính rằng trong cuộc chiến tranh có gần 2 triệu người Bắc Triều Tiên, 1 triệu người Trung Quốc, hơn 1 triệu binh lính của các quân đội đồng minh bị thiệt mạng. Tổn thất của Hoa Kỳ là 44 nghìn người, trong số những người chết có nhiều người xuất thân từ Puerto Rico, cũng như những người di cư nghèo khổ từ các nước Châu Mỹ Latin khác mà họ buộc phải chiến đấu để kiếm sống.


Nhật Bản thu được những món lợi khổng lồ từ chiến tranh. Chỉ trong một năm công nghiệp may mặc đã tăng 50%, và sau hai năm Nhật Bản đã vươn lên mức sản xuất công nghiệp trước chiến tranh. Tuy nhiên không ai có thể quên tội ác diệt chủng của Nhật Bản tại những vùng đất Trung Quốc và Triều Tiên bị chiếm đóng. Chỉ riêng ở Trung Quốc hàng chục nghìn phụ nữ bị cưỡng bức, hàng trăm nghìn người bị giết dã man như tôi đã trình bày trong những suy ngẫm của mình.


Những người dân Nhật Bản cần cù lao động và kiên trì, không có các nguồn dầu mỏ và ngưồn thiên nhiên khác, sau chiến tranh họ đã có thể biến đất nước thành nền kinh tế thứ hai thế giới.

GDP của Nhật Bản, sử dụng thuật ngữ của chủ nghĩa tư bản - mặc dù nó khác nhau trong các nguồn tin của phương Tây - hiện nay là 4,5 nghìn tỷ dollars, dự trữ vàng ngoại tệ - hơn nghìn tỷ dollars. GDP của Trung Quốc là 2,2 nghìn tỷ. GDP của Hoa Kỳ là 12,4 nghìn tỷ, trong khi đó lãnh thổ của Hoa Kỳ lớn hơn Nhật Bản đến 34,6 lần, còn dân số - 2,3 lần. Chính phủ Nhật Bản hiện nay là một  trong những liên minh hàng đầu của chủ nghĩa đế quốc, trong khi đó tồn tại mối đe dọa suy thoái kinh tế, còn vũ khí tinh vi của siêu cường đang đe dọa  sự tồn tại của loài người.


Những bài học không thể phai mờ của lịch sử


Chiến tranh đã ảnh hưởng đáng kể đến Trung Quốc.

Truman đã ra lệnh cho Hạm đội VI ngăn chặn sự đổ bộ của các lực lượng cách mạng Trung Quốc lên Đài Loan mà nó đã có thể đặt  khởi đầu cho sự thống nhất đất nước và giải phóng lãnh thổ khỏi tay chế độ thân Mỹ Tưởng Giới Thạch.


Quan hệ Trung-Nga xấu đi sau khi Stalin qua đời, vào tháng Ba năm 1953. Phong trào cách mạng bị chia rẽ trên thế giới. Lời kêu gọi bi thương của Hồ Chí Minh không tìm được sự hưởng hứng, còn chủ nghĩa đế quốc, sử dụng bộ máy tuyên truyền khổng lồ, thổi bùng ngọn lửa chủ nghĩa cực đoan, sử dụng học thuyết cách mạng giả tạo và biến các cơ quan tình báo của Hoa Kỳ thành các chuyên gia về những vấn đề này.


Sau khi chiến tranh kết thúc, Bắc Triều Tiên thừa hưởng địa hình đồi núi, khó canh tác. Mỗi gram lương thực kiếm được bằng lao động nặng nhọc và mồ hôi. Bình Nhưỡng sau những trận ném bom đã bị hủy diệt hoàn toàn. Cần thiết hỗ trợ số lượng lớn những người bị thương và tàn phế. Đất nước bị phong tỏa, thiếu các nguồn lực. Liên Xô và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa phải khôi phục đất nước sau chiến tranh.

Khi tôi đến CHDCND Triều Tiên vào ngày 7 tháng Ba năm 1986, 33 năm sau chiến tranh tàn phá, thật khó tin rằng những người Bắc Triều Tiên đã làm được gì. Nhân dân anh hùng đã xây dựng một số lượng khổng lồ các công trình: những hồ chứa nước, các kênh đào lớn và nhỏ, các nhà máy điện, nhà máy và công xưởng, nhiều trong số đó phải giấu kín trong các núi đá sâu. Vì thiếu đồng và alumium họ buộc phải sử dụng điện năng thu được tại các nhà máy điện chạy bằng than để luyện gang thép. Thủ đô và các thành phố bị hủy diệt khác được khôi phục từng mét từng mét một. Tôi tính được hàng triệu căn hộ và chung cư mới ở thành thị và nông thôn. Thời gian làm việc vô tận của những người Bắc Triều Tiên đã biến thành những viên gạch, xi măng, sắt thép, gỗ, các sản phẩm và thiết bị tổng hợp. Cây nông nghiệp mà tôi quan sát thấy ở khắp nơi, tôi cảm giác như những khu vườn. Nhân dân, ăn mặc đẹp, có tổ chức, rất nhiệt tình đón tiếp tôi làm khách. Một dân tộc như vậy xứng đáng được hưởng hợp tác và hòa bình.

Không có bất cứ  đề tài nào mà chúng tôi không thảo luận với chủ nhà mến khách Kim Il Sung. Tôi sẽ không bao giờ quên điều này.


Triều Tiên bị chia thành hai phần


Hàn Quốc trải qua kịch bản khác. Phần dân cư đông hơn cả này của đất nước, và nó bị tàn phá ít hơn trong chiến tranh.


Sự hiện diện số lượng đông các lực lượng vũ trang nước ngoài tạo nên nhu cầu to lớn đối với sản phẩm nông nghiệp, rau quả tươi, các sản phẩm may mặc và các dịch vụ khác.


Các chi phí quân sự tăng lên. Quyết định của Hoa Kỳ bố trí trên bán đảo Triều Tiên một lực lượng binh sĩ đáng kể trong suốt thời gian dài vô định chỉ thúc đẩy nhu cầu. Các công ty xuyên quốc gia của Nhật Bản ở phương Tây trong những năm chiến tranh lạnh đã đầu tư mạnh vào Hàn Quốc, xuất khẩu những của cải khai thác được bằng mồ hôi của những người Hàn Quốc, những người như anh em phía bắc của họ, nổi bật tình yêu lao động. Thị trường thế giới mở ra đối với Hàn Quốc, khác với người láng giềng phía bắc.


Bây giờ đất nước bước vào trình độ công nghệ và năng suất lao động cao.


Khủng hoảng kinh tế ở phương Tây tạo nên sự thu hút nhiều công ty Hàn Quốc bởi các công ty xuyên quốc gia.


Lối sống khổ hạnh của nhân dân cho phép nhà nước tích lũy được những nguồn dự trữ vàng ngoại tệ quan trọng. Bây giờ đất nước đối mặt với tình hình suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ, cũng như giá cả cao đối với dầu mỏ và các sản phẩm ăn uống.


GDP của Hàn Quốc là 787,6 tỷ dollars, bằng khoảng như ở Brazil (796 tỷ dollars) và Mexico (768 tỷ dollars), mặc dù họ có nhiều nguồn năng lượng hơn và dân cư đông đúc hơn. Chủ nghĩa đế quốc đã đưa ra cho Brazil và Mexico hệ thống của mình, và họ đã tụt hậu, trong khi đó Hàn Quốc đã nhanh chóng tiến lên phía trước.


Từ Hàn Quốc người ta không di cư sang phương Tây. Từ Brazil và Mexico, Nam và Trung Mỹ chạy sang Hoa Kỳ để tìm kiếm việc làm, và cũng chịu áp lực của tuyên truyền chủ nghĩa tiêu thụ.


Quan điểm của Cuba về các vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân được thể hiện trong các văn kiện ký kết bởi Phong trào không liên kết và được phê chuẩn tại Hội nghị của các nhà lãnh đạo các quốc gia và chính phủ tại Havana vào tháng Tám năm 2006.

Lần đầu tiên tôi đón chào nhà lãnh đạo hiện nay của CHDCND Kim Jong Un khi tôi bay đến Bình Nhưỡng. Tại sân bay ông đứng bên cạnh cha, cách đường thảm đỏ một khoảng. Cuba ủng hộ những quan hệ tốt đẹp với chính phủ hiện nay.


Sau khi Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa sụp đổ, CHDCND Triều Tiên mất đi những nguồn cung cấp dầu khí, các nguồn tự nhiên và thiết bị quan trọng. Những thời kỳ này - đối với chúng tôi, cũng như đối với những người Bắc Triều Tiên - rất khó khăn. Những thành tựu giành được đã bị  đe dọa. Mặc dù có những khó khăn như vậy, họ đã có thể chế tạo được vũ khí hạt nhân.


Khoảng gần năm trước đã tiến hành nổ hạt nhân, thì chúng tôi đã thông báo cho Bắc Triều Tiên quan điểm của chúng tôi về thiệt hại mà nó có thể gây ra bởi các nước nghèo của thế giới thứ ba, những nước đang tiến hành cuộc đấu tranh bất bình đẳng và khó khăn chống các kế hoạch của chủ nghĩa đế quốc vào thời điểm quyết định đến nhường vậy đối với thế giới.

Có thể, không nên thực hiện điều này. Kim Jong Un đã ra quyết định từ trước, xuất phát từ các yếu tố địa lý và chiến lược của khu vực.


Tuyên bố của Bắc Triều Tiên sẵn sàng chấm dứt chương trình hạt nhân làm chúng tôi hài lòng. Điều này không có gì chung với những tội ác và tống tiền của Bush, kẻ mà bây giờ vẫn còn khoác lác rằng tuyên bố của Triều Tiên trở nên có thể là nhờ thắng lợi của chính sách diệt chủng của ông ta.

Động thái của Bắc Triều Tiên nhằm không phải hướng vào chính phủ Hoa Kỳ, mà vào Trung Quốc - đất nước láng giềng hữu hảo mà an ninh và sự phát triển của nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với Hợp chúng quốc.


Các nước thế giới thứ ba mong muốn hữu nghị và hợp tác giữa Trung Quốc và các hai bên Triều Tiên. Liên minh này không cần phải tồn tại nhờ lợi ích của một quốc gia khác như điều đó đã xảy ra ở Đức mà hiện là đồng minh trung thành của Hoa Kỳ ở NATO. 
 
Từng bước một, không vội vã, phù hợp với nền văn hóa và lịch sư của dân tộc Triều tiên cần tiếp tục kết hợp các mối liên hệ để thống nhất hai nước Triều Tiên.


Chúng tôi trước sau như một phát triển các mối liên hệ với Hàn Quốc, và tiếp tục củng cố các mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với Bắc Triều Tiên.

Bản gốc: Reflexiones de Fidel



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter