Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Trung Quốc: đảng CS hy vọng sẽ không còn những người theo tôn giáo

 


Con rồng - biểu tượng của Trung Quốc


Китай: компартия надеется, что верующих не станет


Nguồn: 3rm.info

Kichbu posted on 28.04.2013





Đảng Cộng sản Trung Quốc  thừa nhận đang tiến hành  một chính sách nhất quán nhằm  tiêu diệt tôn giáo. Trong một bài báo gần đây được công bố trong một  ấn phẩm của đảng, chính thức tuyên bố rằng những người theo tôn giáo, dự kiến , sẽ từ bỏ  "những mê tín dị đoan" của họ sẽ chấp nhận "thế giới quan đúng đắn" của đảng.

ĐCSTQ bảo vệ quan điểm vô thần chính thức của mình, của đảng chính trị, trong đó  tư tưởng chỉ đạo là sự kết hợp kỳ lạ của Marksism-Leninism, tư tưởng Mao Trạch Đông, học thuyết Đặng Tiểu Bình Lý và "thuyết Ba đại diện" cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân.

Phụ họa cho những hướng dẫn của các qui định cộng sản, Wang bày tỏ ngạc nhiên thực tế là tôn giáo vẫn còn phổ biến ở một Trung Quốc giàu có: "Sau 30 năm cải cách, khi những người bình thường trở nên sống sung túc hơn nhiều, và mức độ giáo dục tăng lên, niềm tin tôn giáo không chỉ không hề giảm đi, mà còn bắt đầu trẻ ra".

Theo lời của Wang, gần một nửa trong số 100 triệu người tín hữu theo các tôn giáo chủ yếu như Kito và Hồi giáo - Một nửa khác - đó là những người theo Phật giáo và Đạo giáo, mặc dù, như ông thừa nhận, số lượng tính những người theo tôn giáo  thực tế, có lẽ, cao hơn nhiều.

"Là đảng viên của đảng chính trị Marksism, chúng ta phải sử dụng tư tưởng chính trị và phổ biến kiến ​​thức khoa học để giúp công chúng tiếp nhận  thế giới đúng đắn, và  từ một quan điểm khoa học, xem xét các vấn đề sinh, lão , bệnh và tử, cũng như thiên tai và hạnh phúc, - Wang nói. - Nhưng chúng ta phải hiểu rằng đây là một quá trình dài, nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự kiên trì không mệt mỏi". Ước mơ của mình - loại bỏ tín ngưỡng trong nhận thức của người dân Trung Quốc - cho đến nay, hóa ra, còn là nhiệm vụ khó thực hiện.
"Tôn giáo đã gắn bó cùng với nhân dân trong suốt thời gian dài và nếu chúng ta vội vã và muốn có được kết quả và mong muốn  ngay lập tức "giải phóng" mọi người thoát khỏi sự ảnh hưởn của tôn giáo, thì điều này sẽ có hiệu ứng ngược lại và thúc đẩy mọi người theo hướng ngược lại",  - Wang nói.

Ông không đề cập đến những hậu quả của chính sách chống tôn giáo của đảng, trong đó đấu tranh chống các Kitô hữu, người Tây Tạng và người Hồi giáo Uighur. Bắc Kinh có những quan hệ căng thẳng với Vatican, và nỗ lực của nó để kiểm soát truyền thống văn hóa Tây Tạng và Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần Tây Tạng lưu vong, đã dẫn đến tính được co hơn trăm vụ tự thiêu.
Wang cũng không đề cập đến vấn đề của truy đuổi những người thực hành thuyết thiền định Pháp Luân Công kéo dài trong suốt 14 năm nay. Chiến dịch chính trị đã được triển khai bởi Giang Trạch Dân vào năm 1999. Trong những năm qua, nó đã gặp phải sự chống đối của công dân bình thường, đồng thời, Pháp Luân Công ngày càng nhận được sự ủng hộ của cộng đồng trong và ngoài nước. Hai học giả và là chuyên gia về Trung Quốc từ Hoa Kỳ bày tỏ trong bài báo đăng trên tờ Financial Times vào ngày 17 tháng Tư, những ý kiến, trái với Wang, khẳng định rằng hệ tư tưởng của Trung Quốc hôm nay - nó chỉ là sự tôn thờ tiền bạc.

"Trong suốt lịch sử lâu dài của mình, Trung Quốc đã thành lập một hệ thống nổi tiếng, như Nho giáo, Đạo giáo và Thiền (Chan) Phật giáo - được Chin-Tai Kim của Đại học Case Western Reserve University ở Ohio Eomin Yun của Đại học Seton Hall University ở New Jersey viết. - Dù điều này có buồn thảm thế nào, thì Trung Quốc hiện này, dường như, đã vứt bỏ di sản văn hóa của mình và tôn sùng chỉ chủ nghĩa mamonism (ký sinh)".
"Chúng tôi đồng ý với tiểu thuyết gia nổi tiếng nhất của Trung Quốc Giang Zhunom, người đã nói rằng số phận của dân tộc, đặc biệt là Trung Quốc, phụ thuộc vào văn hóa, chứ không không chính trị hoặc kinh tế", - họ nói thêm.
-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter