Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Độc quyền của Trung Quốc về kim loại đất hiếm sắp đến hồi kết thúc?

Японская находка: китайской монополии на редкоземельные металлы скоро придёт конец?

Японская находка: китайской монополии на редкоземельные металлы скоро придёт конец?



Nguồn: topwar.ru

Kichbu posted on 01.04.2013



Theo thông tin của  «The Times Tokyo» , Nhật Bản đã tìm thấy mỏ kim loại đất hiếm thật sự  "thiên văn": hẳn một mỏ nằm đ sâu khoảng 5,8 km bên dưới bề mặt của Thái Bình Dương, cách đảo Minami Torishima không xa về phía đông nam của Tokyo. Đã  phát hiện được các yếu tố hiếm của bảng tuần hoàn Mendeleev, bao gồm cả dysprosi, mà nó được sử dụng trong sản xuất công nghệ cao: sản xuất smartphone, đĩa cứng và v.v.  Yasuhiro Kato, người đứng đầu nhóm các nhà khoa học từ Đại học Tokyo, nói rằng  trữ lượng quặng dưới đáy đ đ Nhật Bản sử dụng các kim loại đất hiếm ít nhất 200 năm.



Đồng chí Kato tiếp tục: "Khi các nhà nghiên cứu  trở lại và trao cho tôi dữ liệu, tôi nghĩ rằng họ, có lẽ, đã phạm một sai lầm: các con số dường như làm tôi không thể tin được. Tuy nhiên, đó là sự thật: vật chứa đựng bên trong chỉ của một tàu khoan có thể đảm bảo cho Nhật Bản  60% nhu cầu hàng năm ".



Bình luận viên của báo nói rằng phát hiện này có thể trở thành nguyên nhân gây bất an đối với Trung Quốc: bởi Pekin đang cố gắng  trở thành nhà cung cấp chính kim loại đất hiếm lớn trên thế giới. Đến hôm nay, Trung Quốc khẳng định rằng đang sở hữu ít nhất một phần ba các nguồn kim loại này trên toàn cầu, mặc dù họ chỉ thực hiện cung cấp cho thế giới chỉ hơn 90%.



Thực tế: trong báo cáo của Cơ quan tình báo quốc gia Hoa Kỳ mới dây (ngày 12 tháng Ba), sự độc quyền của Trung Quốc đối với các nguyên tố kim loại đất hiếm  (REE, rare earth elements) đã nêu lên như một trong những vấn đề. Bởi chính chúng - cơ sở cho kỹ thuật dân sự và quân sự của thế kỹ XXI, bao gồm cả khai thác công nghệ "xanh" và các hệ thống phòng thủ tiên tiến. Như giám đốc của Cơ quan tình báo quốc gia Jams R. Clepper nói,  Trung Quốc nắm giữ độc quyền rõ ràng về cung cấp REE (khoảng 95%). Trong tương lai gần, Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục chiếm ưu thế trong việc sản lượng REE hiếm và đắt tiền nhất («nặng") mà chúng đúng là rất quan trọng trong xây dựng  hệ thống phòng thủ. Cần thấy  rằng liên quan đến phát hiện của Nhật Bản James R. Clepper có thể thở phào nhẹ nhõm hơn.

Японская находка: китайской монополии на редкоземельные металлы скоро придёт конец?

Giáo sư Yasuhiro Kato làm rõ thêm, rằng các mỏ kim loại đất hiếm được phát hiện ở đáy Thái Bình Dương,  vượt trội hơn một trăm lần khối lượng của tất cả các nguyên tố đất hiếm đã thăm dò được  trên Trái đất. Ông cũng thông tin rằng việc thăm dò địa chất sẽ kéo dài khoảng hai năm, và sau đó bắt đầu sản xuất.

Trữ lượng  nằm ở độ sâu từ 2 đến 4 km từ bề mặt của đáy đại dương.


Tyler Falk ( «Planet thông minh» ), dựa theo"France-Presse", đưa ra các thông báo của các nhà nghgieen cứu Nhật Bản chỉ ra rằng mức độ tập trung của mỏ cao gấp 20-30 lần so với trong các hầm mỏ Trung Quốc. Grant Brenner ( «Extreme Tech» ) viết rằng mỏ kim loại đất hiếm chứa khoảng 6,8 triệu tấn quặng. Hiện nay người Nhật Bản đang tìm kiếm phương pháp kinh tế để khai thác. Mặc dù các kết quả thực tế của phát hiện này sẽ chỉ trở nên rõ ràng sau một vài năm, bản thân "mối đe dọa" của Nhật Bản trở thành thủ lĩnh thị trường REE hoàn toàn cho phép “xỏ mũi" Trung Quốc. Nếu Nhật Bản thành công, việc xuất khẩu kim loại đất hiếm từ Trung Quốc trong những năm sắp đến  sẽ giảm sút đáng kể. "Chúng tôi thậm chí không cần phải khai thác cấp tập, - giáo sư Kato nói . - Tất cả những gì chúng ta cần,  - khai thác đến mức độ đủ buộc Trung Quốc giảm giá của mình".


Trên thị trường sẽ xảy ra cuộc cách mạng. Nhà lãnh đạo của Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản của Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga Valeri Kistan giữ ý kiến như vây và thông báo cho
 "Tiếng nói nước Nga" như sau:

“Sự kiện này vô cùng quan trọng, thậm chí , có thể, có ý nghĩa thời đại. Nhật Bản 100 phần trăm phụ thuộc vào nhập khẩu các kim loại này. Chúng được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô và điện tử. Đây là hai trụ cột mà nền kinh tế Nhật Bản dựa vào.

Nhật Bản đã rút ra được bài học cay đắng từ các sự kiện của năm 2010, khi vì căng thẳng các mối quan hệ với Trung Quốc do quần đảo Senkaku (Điếu Ngư),  Trung Quốc đã ngừng xuất khẩu của kim loại đất hiếm sang Nhật Bản, thực tế là các nhà cung cấp độc quyền của nguyên liệu này"
.


Kết quả, Trung Quốc trong thời gian sắp đến sẽ đánh mất vị trí độc quyền trên thị trường REE. Ít nhất, vì  sự xuất hiện đối thủ cạnh tranh khéo xoay xở,  Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách giá.


Như Ambrose Evans-Pritchard ( «Midas Thư» ) nhắc lại, vào năm 2009, Pekin đã hạn chế xuất khẩu ra thế giới  nguyên liệu này, dẫn đến các khiếu nại pháp lý gửi WTO từ phía Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Đáp lại những yêu sách này, Trung Quốc giải thích rằng áp dụng những biện pháp này vì cuộc đấu tranh chống buôn lậu và lạm dụng môi trường sinh thái. Cần phiair nói thêm rằng Trung Quốc chỉ đơn giản sử dụng một cách khéo léo vị trí độc quyền.

REE cần thiết để sản xuất iPad, laser, bộ chuyển đổi xúc tác cho động cơ ô tô, TV plasma, và nhiều sản phẩm khác. Dysprosium, chẳng hạn,  được sử dụng để chế tạo nam châm cực mạnh đuy trì sự ổn định ở nhiệt độ cao, neodimium - để tạo ra các loại xe lưỡng năng, và terbium – trong các bóng điện tiết kiệm năng lượng. Samarium cần cho người Mỹ để  sản xuất xe tăng M1A2 «Abrams” và audio-định vị «Aegis Spy-1". REE được sử dụng cả trong việc sản xuất các loại vũ khí có độ chính xác cao, tên lửa «Hellfire”, avionic, vệ tinh, các thiết bị quan sát ban đêm.

Maxim Krylov ( Slon.ru )  giải thích một cách dễ hiểu:

Kim loại đất hiếm đối với người không phải là chuyên gia - một tập hợp các âm thanh từ một phần của bảng tuần hoàn Medeleev, mà trong các giờ học hóa học ở trường phổ thông thường không xem xét:  17 nguyên tố, tron số đó lantan, xerium, neodimium, và  yttrium, europium cùng nhóm với chúng. Mặc dù không rất nổi tiếng , các kim loại đất hiếm - cơ sở của ngành công nghiệp hiện đại: không có chúng,  không thể hình dung được các ngành điện tử, chế tạo máy móc, công nghiệp hóa chất. Chẳng hạn, iPhone, mà tôi đang viết văn bản này từ đó, không thể làm việc nếu thiếu neodimimu (nam châm cho loa), europi (nicsel màu đỏ  trên bộ hiển thị, mà các lỗi chính tả của tôi bật sáng) hoặc cerium (thiết bị đánh bóng bề mặt). Chính vì vậy kim loại đất hiếm - một miếng ngon cho bất kỳ quốc gia nào  sản xuất sản phẩm công nghệ cao".

Ambrose Evans-Pritchard chỉ ra rằng Washington đã không chuẩn bị đối với việc hạn chế cung cấp REE bởi Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và Bộ Năng lượng đã tuyên bố tìm kiếm kim loại đất hiếm là nhiệm vụ hàng đầu, tuy nhiên cảnh báo rằng việc này có thể phải mất đến mười năm. Kim loại đất hiếm không phải là hiếm như thế, nhưng rất khó để tìm thấy ở những mỏ tích tụ lớn.
 Японская находка: китайской монополии на редкоземельные металлы скоро придёт конец?

Nhà phân tích dẫn lời của giáo sư Yasuhiro Kato liên quan đến việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu REE trong năm 2009. "Ý định thực sự của họ, - nhà khoa học nói, - bắt buộc các công ty nước ngoài xây dựng các nhà máy ở Trung Quốc. Họ nói:  nếu các vị muốn các kim loại đất hiếm của chúng tôi, các vị cần xây dựng các  nhà máy ở đây, và chúng tôi sẽ ăn cắp công nghệ của bạn".

Nhật Bản, như đã biết, là một đồng minh của Hoa Kỳ. Vì vậy, một phần REE khai thác được trong thập kỷ tới, có thể lắm, sẽ được xuất khẩu. Và đó là một lần nữa – cuộc tấn công kinh tế sẽ nhằm vào Trung Quốc.



Xem thêm:

------

2 nhận xét:

  1. VN mình là 1 bạn hàng lớn của TQ về đất hiếm thô.

    Trả lờiXóa
  2. Kichbu là blog yêu thích của Xe Đạp. Đất hiếm hay ko hiếm, XD ko quan tâm! :D

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter