Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Ba sai lầm của Khrushchev


Три ошибки Хрущева



Robert Robertson

Nguồn: russia.ru

Kichbu posted on 19.04.2013



Được biết, Khrushchev thành thân từ chính trong nhóm cận thận gần gũi nhất, liên hệ chặt chẽ nhất của  Stalin. Theo những  hồi ức của những người đương thời, trong những  đêm tiệc tùng nổi tiếngg của mình tại căn nhà ngoại ô ở Kuntsevsky,  Stalin  thường giữ Khrushchev trong vai trò của dạng hoạt náo viên, của một người pha trò.  Nhưng đó là một người pha trò độc mồm độc miệng và ông đã  báo thù ông chủ của mình trong suốt cả chương trình.

Tuy nhiên, tôi muốn nói không chỉ về nhân cách của Nikita Khrushchev, mà muốn nói về những sai lầm lý thuyết và ý thức hệ do ông gây ra. Và bao nhiêu trong những sai lầm đó bắt nguồn từ ý đồ độc ác và bao nhiêu - từ thiếu hụt trí tuệ, độc giả hãy tự quyết định lấy.

Tôi sẽ bắt đầu từ xa. Lá cờ Xô Viết nho nhỏ đầu tiên bố mẹ tôi tặng cho tôi vào ngày Một tháng Năm, màu đỏ rực và trên đó có những chữ màu vàng "Hòa bình - cho thế giới". Tôi không hiểu  dòng chữ này, nhưng cuốn hút tôi bởi sự bí ẩn của mình. Sau đó, khẩu hiệu này tôi gặp hàng trăm lần, đôi khi ở chính những nơi bất ngờ nhất, nơi mọi người, hóa ra, không đến. Nhưng khẩu hiệu này song hành với con người Xô Viết từ những ngày nhi đồng Tháng Mười của mình đến tuổi già thành đạt. Và từ thiếu niên, chúng tôi đã biết chắc chắn rằng Liên Xô đang đấu tranh vì hòa bình và nhân dân Liên Xô duy nhất không muốn bất cứ điều gì khác ngoài hòa bình trên toàn thế giới. Ý tưởng về hòa bình là rất tự nhiên và rõ ràng và không ai, dường như, cố gắng tìm hiểu nó về mặt lý thuyết.

Nhưng đã trót thì phải trét: đất nước, tuyên bố mục đích của chính sách đối ngoại là đấu tranh hòa bình, tự nguyện đặt ra cho mình những hạn chế nhất định. Chẳng hạn, đất nước sẽ không phát triển vũ khí tấn công, đất nước sẽ không xây dựng những binh đoàn quân xung kích, sẽ không xây dựng các hàng không mẫu hạm, sẽ không tấn công vào lãnh thổ của các quốc gia khác để giải quyết những nhiệm vị địa chính trị của mình. Vâng, nhiều điều đã được thực hiện bởi Liên Xô vì lợi ích chính trị và địa chính trị của mình và bất chấp những phương châm ý thức hệ của riêng mình, nhưng thực hiện bí mật.

Vì vậy, thay vì các hàng không mẫu hạm,  ở Liên Xô đã phát triển thành công việc xây dựng các tàu ngầm. Tàu ngầm, dĩ nhiên, là một vũ khí mạnh, nhưng như một phương tiện răn đe và gây áp lực tâm lý đối với kẻ thù - không bao giờ có thể so sánh được với  tàu nổi. Và giúp đỡ các chế độ anh em Liên Xô ngày càng phải thực hiện bí mật - hãy nhớ lại sự tham gia của Liên Xô trong chiến tranh Triều Tiên, và sau đó trong chiến tranh Việt Nam.

Tôi muốn nêu lên những thời điểm quan trọng có ảnh hưởng lớn nhất về uy tín của Liên Xô và sự tin cậy Liên Xô của nước ngoài: sự đàn áp cuộc nổi dậy ở Hungary năm 1956 bằng lực lượng của những binh đoàn quân đội, cuộc khủng hoảng ở khu vực Caribe năm 1962, việc đưa quân vào Tiệp Khắc năm 1968. Rõ ràng rằng trong tất cả những trường hợp này, Liên Xô giải quyết các nhiệm vụ chiến lược của mình, nhưng ở quốc gia chúng ta đã không có cơ sở ý thực hệ tương ứng mà nhân dân Liên Xô và người dân trên toàn thế giới hiểu được. Cuộc đấu tranh vì hòa bình không đơn giản trói buộc tay chân chúng ta, nó tước mất của chúng ta sức lực tinh thần,  mà nó nằm trong sự thật, trong chính nghĩa của chúng ta.

Điều này đã kết thúc bởi thảm họa ý thức hệ vào năm 1979 - bằng việc đưa "lực lượng binh lính Xô Viết hạn chế" vào Afghanistan. Dù về vấn đề này có nói thế nào đi chăng nữa bởi những nhà tuyên truyền chính thống, điều này nghe không thuyết phục bởi vì không có cơ sở lý thuyết, ý thức hệ thật sự. Hóa ra rằng Liên Xô, kịch liệt chống "xuất khẩu cách mạng", trên thực tế thực hiện xuất khẩu này.

Liên quan đến Afghanistan, Liên Xô đã phạm một sai lầm ý thức hệ và chính trị lớn - tôi ngụ ý về Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu và Hiệp ước Helsinki năm 1975. Thực chất, đó là thất bại của chính sách đối ngoại của Liên Xô, mà nó ngay chính ở Liên bang Xô viết khó giải thích như một chiến thắng (xem, ví dụ, cuốn tiểu thuyết Chakovsky "Chiến thắng"). Phương Tây hoàn toàn tự cởi trói cho mình trong quan hệ với Liên Xô và chính thức có quyền "theo dõi" kẻ thù ý thức hệ của mình và can thiệp vào công việc nội bộ của nó. Thực sự không được lợi lộc gì, Liên Xô đã dung nạp điệp viên nước ngoài trong ngôi nhà của riêng mình - tập đoàn Moscow Helsinki, mà di sản của nó thông qua đại diện danh dự là bà Alexeeva mà chúng ta khá thường xuyên có thể thấy tận mặt trên vô tuyến truyền hình.

Điều đáng hỗ thẹn nhất là Nga cho đến nay, tiếp tục di sản của Khrushchev, "đấu tranh cho hòa bình", cho phép lilliputians châu Âu ép buộc từ mọi phía bằng nhiều lệnh cấm đoán. Phải chăng đã đến lúc cho Gulliver phá vỡ xiềng xích và vươn lên thành người khổng lồ của mình.

Sai lầm thứ hai của Nikita Khrushchev và các nhà lý thuyết chính thức của ông - đó là cuộc ganh đua khét tiếng của giữa hai hệ thống. Tôi không biết khẩu hiệu này ("Đuổi kịp và vượt!") nảy sinh trong đầu của ai và nó bị chi phối bởi nhũng động cơ nào. Một mặt, khẩu hiệu này đánh đồng các mục đích của hai hệ thống - hóa ra rằng Liên Xô và Hoa Kỳ có  những mục đích như nhau, chỉ có các biện pháp là khác nhau. Mặt khác, khẩu hiệu này đặt Liên Xô vào thế của phía đuổi theo, và đẻ ra phức hợp tâm lý tương ứng mà Nga cho đến giờ vẫn không thoát khỏi nó…

Kể từ đó, các chỉ số của hai nước (Liên Xô và Hoa Kỳ) thường xuyên được so sánh mức độ tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên, để so sánh hai hệ thống theo chỉ số này chỉ có nghĩa là một điều - thừa nhận chủ nghĩa xã hội là bản sao thất bại của chủ nghĩa tư bản. Kết quả,  người Liên Xô không còn là tự hào về hệ thống của mình và bắt đầu ngày càng thường xuyên nhìn vào Hoa Kỳ một cách ghen tỵ. Những vần thơ nổi tiếng của của Mayakovsky, "Người dân Xô Viết có niềm tự hào riêng của mình, nhìn  giai cấp tư sản từ trên cao!" đã đánh mất giá trị một thời hùng vĩ của mình.

Và sai lầm nghiêm trọng thứ ba của Khrushchev - là ông quyết định làm cho Liên Xô trở thành xã hội cởi mở hơn. Khởi đầu  là việc tiến hành Liên hoan Thanh niên và sinh viên toàn thế giới tại Moscow vào năm 1957. Sau đó, trong nước bắt đầu phát triển du lịch quốc tế. Về cơ bản ý tưởng hầu như không tồi: giới thiệu tận mắt những ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên nảy sinh câu hỏi: cho ai thấy? Khách du lịch - người đặc biệt,  những nhìn nhận  của họ về thế giới bị hạn chế bởi chương trình đi lại và tham quan, cũng như điều kiện ăn ở và các dịch vụ. Kinh doanh du lịch là lĩnh vực dịch vụ, và rõ ràng rằng dịch vụ tư bản chủ nghĩa "thắng" xã hội chủ nghĩa ngay năm phút đầu tiên của cuộc đấu tay đôi (bởi vì nó dựa trên các nguyên tắc khác). Khách du lịch, đến Liên Xô, khó để nhìn thấy tài sản của chúng ta - chủ nghĩa quốc tế Xô Viết và tình hữu nghị của các dân tộc, chẳng hạn. Tuy nhiên, thiếu các dịch vu, hàng hóa nghèo nàn, thiếu nơi vui chơi giải trí - lập tức đập vào mắt. Về phía mình, khách du lịch Liên Xô, sang phương Tây, không nhìn thấy những mâu thuẫn giai cấp của chủ nghĩa tư bản, hơn thế đó là hàng hóa phong phú, trình độ dịch vụ và lĩnh vực vui chơi giải trí đã làm họ bị shok tâm lý và nhận thức.

Theo quan điểm của tôi, chính ba yếu tố liệt kê ở trên trong chính sách của thời đại Khrushchev bắt đầu sinh ra bất đồng chính kiến, và sau đó dẫn đến thoái hóa chế độ xã hội chủ nghĩa theo phong cách tư sản. Không phải vô cớ khi Khrushchev bị truất chức cao nhất,  trong đảng quy tội cho chủ nghĩa duy ý chí. Trên thực tế nó là như thế. Nhưng không nên quên rằng  Khrushchev không phải là một thực thể ngoài hành tinh, ông xuất hiện từ giới cận thần của Stalin. Về mặt lý thuyết ông được đào tạo rất kém, chưa vượt qua được tâm lý tư sản trong mình, ông là một sai lầm lớn ( và định mệnh)  của Joseph Vissarionovich, cuối cùng đã phá hủy những thành quả của của Stalin.

Tuy nhiên, thay thế vị trí của Khrushchev trên cương vị Tổng bí thư, L Brezhnev  khác với người tiền nhiệm của mình còn thêm bởi không chỉ không hiểu bản chất của xã hội trong một nước tin cậy vào chính quyền của ông, mà còn thậm chí không cố hiểu. Trong những nét cơ bản ông đã tiếp tục một cách máy móc chính sách của người tiền nhiệm của mình và đưa đất nước đến đổ vỡ với không thiếu những chấn động to lớn…
 

-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter