Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG LB NGA V.V. PUTIN (Toàn văn)


Выступление на пленарном заседании 70-й сессии Генеральной Ассамблеи ООН.  
70-я сессия Генеральной Ассамблеи ООН  
Kichbu theo Lê Thế Mẫu

Tại Diễn đàn Đại Hội đồng Liên hợp quốc ngày 28/09/2015

Thưa ngài Chủ tịch kính mến! Thưa ngài Tổng thư ký kính mến! Thưa người đứng đầu quốc gia và các chính phủ kính mến! Thưa các quý vị!

Sự kiện kỷ niệm 70 năm thành lập Liên Hợp Quốc (LHQ) là dịp tốt để chúng ta vừa nhìn lại lịch sử và vừa bàn thảo về tương lai chung của thế giới. Năm 1945, tất cả các nước đã từng đập tan chủ nghĩa quốc xã cùng phối hợp nỗ lực để tạo ra nền tảng vững chắc cho một cấu trúc thế giới sau chiến tranh.

Tôi nhớ lại, những quyết định then chốt về các nguyên tắc tương tác giữa các quốc gia, những quyết định về việc thành lập LHQ được thông qua ở đất nước chúng tôi tại Hội nghị Yanta của nguyên thủ các nước trong liên minh chống Hitler. Hệ thống Yanta đã từng bị tổn thất và trả giá bằng sự sống của hàng chục triệu người, hai cuộc chiến tranh thế giới trên hành tinh chúng ta trong thế kỷ XX. Xét về mặt khách quan hệ thống đó đã giúp loài người trải qua những biến cố đầy sóng gió và bi kịch trong 7 thập niên qua và bảo vệ loài người trước những tác động và rung chuyện lớn lao.

LHQ là một cơ cấu với tính hợp pháp, tính đại diện và tính toàn cầu không có một tổ chức nào có thể sánh kịp. Cũng cần phải nói rằng trong thời gian gần đây đã có không ít ý kiến phê phán nhằm vào LHQ, dường như tổ chức này đang thể hiện sự thiếu hiệu quả còn việc thông qua những quyết định có tính nguyên tắc lại dựa vào những mâu thuẫn không thể vượt qua được, trước hết là giữa các thành viên của Hội đồng bảo an.

Tuy nhiên tôi muốn lưu ý rằng những mâu thuẫn trong LHQ đã từng có trong suốt quá trình 70 năm tồn tại của tổ chức này và quyền phủ quyết đã từng được áp dụng và được Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Liên Xô và Nga hiện nay sử dụng.

Đó là một sự thật hiển nhiên đối với một tổ chức đại diện và đa phương như LHQ. Trên cơ sở LHQ cũng đã từng đạt được sự đồng thuận. Thực bản chất của tổ chức này chính là tìm kiếm và đưa ra những sự thỏa hiệp và nhân nhượng, còn sức mạnh của LHQ chính là ở chỗ tính đến những ý kiến và quan điểm khác nhau.

Những quyết định được đưa ra bàn thảo trong khuôn khổ LHQ đã được phối hợp và thống nhất dưới dạng nghị quyết hoặc không thống nhất được. Nói theo cách của các nhà ngoại giao là được thông qua hoặc không thể thông qua được. Như vậy mọi hành động của bất kỳ quốc gia nào bỏ qua quy tắc này đều không hợp pháp và mâu thuẫn với Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế hiện nay.

Tất cả chúng ta đều biết rằng sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, thế giới hình thành một trung tâm duy nhất chiếm ưu thế. Khi đó những người đứng ở đỉnh cao của cấu trúc kim tự tháp này phát sinh tham vọng cho rằng nếu họ quá mạnh và siêu việt thì có thể biết và làm tốt hơn tất cả những người khác.

Nghĩa là họ không cần đến LHQ và đôi khi thay thế LHQ để cấm vận và áp đặt những quyết định cần thiết và dẫm đạp lên những quyết định ngăn cản họ. Đã có nhiều ý kiến cho rằng một tổ chức như của LHQ hiện nay đã bị lỗi thời và đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó.

Dĩ nhiên, thế giới đang thay đổi và LHQ cũng cần phải thích nghi với sự chuyển hóa tự nhiên này. Trên cơ sở sự đồng thuận rộng rãi, nước Nga sẵn sàng tham gia công việc nhằm cùng với tất cả các đối tác tiếp tục phát triển LHQ. Nhưng chúng tôi cho rằng mọi nỗ lực nhằm làm phương hại đến uy tín và tính hợp pháp của LHQ là đặc biệt nguy hiểm vì nó có thể làm sụp đổ toàn bộ cấu trúc quan hệ quốc tế hiện nay. Khi đó trên thế giới sẽ không còn một quy tắc nào cả ngoài quyền của kẻ mạnh.

Đó sẽ là thế giới mà trong đó thay vì làm việc cùng nhau thì chủ nghĩa ích kỷ sẽ ngự trị, tính áp đặt và chuyên chế sẽ ngày càng chiếm ưu thế và ngày càng ít đi sự bình đẳng, dân chủ và tự do thực sự, lúc đó thay vì những quốc gia thực sự độc lập sẽ hình thành hàng loạt nhà nước được bảo hộ và được điều khiển từ bên ngoài. Thế nào là chủ quyền quốc gia mà ở đây nhiều đồng nghiệp của chúng ta đã từng nói đến? Đây trước hết là vấn đề tự do, tự do lựa chọn số phần của từng con người, của từng dân tộc và quốc gia.

Thưa các đồng nghiệp kính mến, nhân đây xin nói về vấn đề tính hợp pháp của bộ máy quyền lực nhà nước. Chúng ta không nên làm trò chơi chữ. Trong quan hệ quốc tế và trong công việc quốc tế, mỗi một thuật ngữ đều phải dễ hiểu với tất cả mọi người, phải rõ ràng minh bạch để có một cách hiểu thống nhất và những tiêu chí được hiều một cách thống nhất. Tất cả chúng ta đều khác nhau nhưng phải tôn trọng lẫn nhau. Không ai được quyền áp đặt một mô hình phát triển đã từng được ai đó công nhận là duy nhất đúng và sẽ đúng mãi mãi.

Tất cả chúng ta không được quên kinh nghiệm của quá khứ. Chúng tôi nêu ra đây ví dụ từ lịch sử Liên Xô. Việc xuất khẩu các thí nghiệm xã hội, những nỗ lực kiềm chế sự thay đổi ở một quốc gia nào đó xuất phát từ quan điểm thường dẫn tới những hậu quả bi kịch, không tạo ra sự phát triển, không tạo ra sự tiến bộ mà là sự trì trệ. Thế nhưng dường như không ai rút ra được kinh nghiệm từ sai lầm của người khác mà chỉ lặp lại những sai lầm đó và hiện nay, như chúng ta thấy, các cuộc cách mạng "dân chủ" vẫn đang được tiếp tục xuất khẩu.

Chúng ta chỉ cần điểm qua tình hình ở Trung Đông và Bắc Phi mà người phát biểu trước tôi đã từng nói đến. Tất nhiên các vấn để chính trị xã hội ở khu vực này đã chín muồi từ lâu và người dân ở đó cũng muốn có thay đổi. Nhưng trên thực tế đã xảy ra điều gì? Đó là sự can thiệp mang tính xâm lược từ bên ngoài cho nên thay vì cải cách thì các thể chế nhà nước và trật tự cuộc sống ở đó đã bị phá hủy một cách không thương tiếc. Thay vì xây dựng nền dân chủ và tiến bộ thì ở đó ngự trị bạo lực, đói khát, thảm họa xã hội và không ai quan tâm đến quyền con người, trong đó có quyền được sống.

Vì vậy tôi muốn hỏi những ai đã từng tạo ra tình hình này: “Hiện nay liệu các vị có hiểu được những gì các vị đã gây ra?”. Nhưng tôi sợ rằng câu hỏi này sẽ không có câu trả lời bởi người ta không bao giờ từ bỏ một chính sách dựa trên sự tự tin và quyền siêu việt cũng như không thể bị trừng phạt.

Lúc này chúng ta thấy một điều hết sức rõ ràng là khoảng trống quyền lực hình thành ở nhiều nước Trung Đông và Bắc Phi đã tạo ra những vùng hỗn loạn được lấp đầy ngay lập tức bởi các lực lượng cực đoan và khủng bố. Hiện nay đã có hàng chục ngàn chiến binh chiến đấu dưới ngọn cờ của cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo”. Trong số đó có các cựu quân nhân của Iraq bị ném ra đường phố sau cuộc chiến tranh năm 2003.

Nguồn gốc của sự bất ổn còn là đất nước Libya mà ở đó thể chế nhà nước bị tàn phá do sự vi phạm Nghị quyết 1973 của Hội đồng bảo an LHQ. Hiện nay hàng ngũ những kẻ cực đoan đang được bổ sung bởi các thành viên của cái gọi là các lực lượng đối lập ôn hòa ở Syria nhận được sự hỗ trợ của phương Tây. Những lực lượng này được người ta trang bị vũ khí, huấn luyện rồi sau đó chạy sang hàng ngũ của Nhà nước Hồi giáo.

Cần phải nói thêm rằng Nhà nước Hồi giáo không hình thành từ con số không mà lúc đầu đó là công cụ để lật đổ các chế độ cầm quyền không thích hợp. Sau khi tạo ra địa bàn ở Syria và Iraq, Nhà nước Hồi giáo bắt đầu ráo riết bành trướng sang các khu vực khác với tham vọng giành quyền bá chủ trong thế giới Hồi giáo và không chỉ ở khu vực đó. Họ không dừng lại ở những kế hoạch này và tình hình ngày càng trở lên nguy hiểm hơn.

Trong bối cảnh đó sẽ là ngạo mạn và vô trách nhiệm khi đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về nguy cơ chủ nghĩa khủng bố quốc tế nhưng lại nhắm mắt làm ngơ trước các kênh cung cấp tài chính và viện trợ cho các lực lượng khủng bố, trong đó có nguồn tài chính từ kinh doanh ma túy, buôn lậu, dầu mỏ, vũ khí hoặc thao túng các lực lượng cực đoan để sử dụng chúng làm công cụ thực hiện các mục đích chính trị với toan tính sau đó sẽ sử lý lực lượng này, hay nói một cách đơn giản là tiêu diệt chúng.

Thưa các quý vị, đối với những ai thực sự hành động và suy nghĩ như vậy, tôi chỉ có thể nói rằng các vị đang đối xử với những con người vô cùng nghiệt ngã nhưng hoàn toàn không ngu ngốc và ngây thơ, họ không ngu ngốc hơn các vị và cũng chưa thể biết chắc ai sẽ lợi dụng ai để đạt được mục đích của mình. Những tin tức gần đây về việc chuyển giao vũ khí cho lực lượng đối lập ôn hòa nhất vào tay các tổ chức khủng bố là các minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó.

Tôi cho rằng bất kỳ hành động nào chơi trò với các lực lượng khủng bố, hơn nữa lại trang bị cho họ đều đơn giản là không có tầm nhìn xa và cực kỳ nguy hiểm. Kết quả là nguy cơ khủng bố toàn cầu sẽ ngày càng trầm trọng hơn và bao trùm nhiều khu vực mới trên hành tinh. Ngoài ra, trong các trại huấn luyện của Nhà nước Hồi giáo có các chiến binh đến từ nhiều nước đang trải qua huấn luyện, trong đó có cả các nước Châu Âu.

 70-я сессия Генеральной Ассамблеи ООН.

Thưa các quý vị, rất đáng tiếc là tôi cần phải nói thẳng ra rằng Nga cũng nằm trong số các nước đó. Chúng ta không thể cho phép cho những kẻ sát nhân đã từng quen tay chém giết và khát máu quay trở về nhà và tiếp tục các hoạt động đen tối. Chúng tôi không muốn điều đó xảy ra và chắc hẳn cũng không ai muốn điều đó, phải không các quý vị? Nước Nga bao giờ cũng chủ trương nhất quán và kiên quyết chống lại chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức.

Hiện nay chúng tôi đang giúp đỡ kỹ thuật quân sự cho Iraq, Syria và nhiều nước khác trong khu vực để họ chống lại các nhóm khủng bố. Chúng tôi cho rằng sẽ là một sai lầm rất lớn khi từ chối hợp tác với chính quyền Syria, với quân đội của chính phủ Syria, với những ai đã từng anh dũng mặt đối mặt với chủ nghĩa khủng bố.

Cuối cùng cần phải công nhận rằng, ngoài quân đội của chính phủ Syria và lực lượng dân quân của người Kurd ở Syria thì không có ai thực sự chống lại Nhà nước Hồi giáo và nhiều tổ chức khủng bố khác. Chúng tôi biết rõ mọi vấn đề của khu vực này, mọi mâu thuẫn, nhưng cần phải xuất phát từ thực tế.

Các đồng nghiệp kính mến! Tôi cần phải đưa ra nhận xét rằng trong thời gian gần đây cách tiếp cận chân thành và thẳng thắn của chúng tôi bị lợi dụng như là một cái cớ để đổ lỗi cho nước Nga theo đuổi tham vọng ngày càng lớn. Dường như những ai đang làm điều đó lại không có bất kỳ tham vọng gì. Nhưng bản chất của vấn đề không phải là ở tham vọng của nước Nga mà là đã đến lúc chúng tôi không thể chấp nhận tình hình trên thế giới hiện nay.

Trong thực tế, chúng tôi không xuất phát từ tham vọng mà là từ những giá trị và lợi ích chung trên cơ sở luật pháp quốc tế, phối hợp nỗ lực để giải quyết những vấn đề mới phát sinh trước mắt chúng ta và xây dựng một liên minh quốc tế chống khủng bố thực sự rộng khắp.

Cũng tương tự như liên minh chống Hitler trước đây, liên minh này cũng tập hợp trong hàng ngũ của mình những lực lượng đa dạng nhất, sẵn sàng kiên quyết chống lại những kẻ gieo rắc tội ác và sự hận thù đối với loài người như bọn quốc xã trước đây. Tất nhiên, các thành viên đóng vai trò then chốt trong liên minh này phải là các quốc gia đi theo Đạo Hồi bởi lẽ Nhà nước Hồi giáo không chỉ là nguy cơ trực tiếp đối với họ mà còn đang hủy hoại một nền tôn giáo vĩ đại nhất thế giới là đạo Hồi bằng các hoạt động tội phạm tàn bạo nhất. Các nhà tư tưởng khủng bố đang tàn phá đạo Hồi và chà đạp các giá trị nhân đạo đích thực.

Tôi cũng muốn gửi lời đến các nhà lãnh đạo tinh thần ở các nước Hồi giáo rằng hiện nay uy tín và những lời chỉ giáo của các vị là rất quan trọng. Cần phải che chở những người mà bọn khủng bố đang tuyển mộ để họ không phạm sai lầm, còn những ai đã bị lừa dối và do nhiều hoàn cảnh khác nhau gia nhập hàng ngũ khủng bố thì phải giúp họ tìm ra con đường để trở về cuộc sống bình thường, hạ vũ khí và chấm dứt cuộc chiến huynh đệ tương tàn.

Trong những ngày sắp tới, với vai trò là Chủ tịch Hội đồng bảo an, ước Nga sẽ đề nghị tổ chức Hội nghị các Bộ trưởng để phân tích toàn diện về các nguy cơ ở Trung Đông. Trước hết chúng tôi đề nghị thảo luận về khả năng thông qua một Nghị quyết về phối hợp hành động của tất cả các lực lượng đấu tranh chống lại Nhà nước Hồi giáo và các tổ chức khủng bố khác.

Tôi xin nhắc lại sự phối hợp hành động đó cần phải dựa trên các nguyên tắc của Hiến chương LHQ.

Chúng tôi cho rằng, cộng đồng quốc tế có thể soạn thảo chiến lược toàn diện nhằm ổn định chính trị và phục hồi kinh tế xã hội ở Trung Đông. Các đồng nghiệp kính mến, khi đó chúng ta sẽ không còn phải xây dựng các trại tị nạn, sẽ không còn dòng người buộc phải rời bỏ quê hương chạy sang các nước láng giềng và sau đó sang Châu Âu. Số người này đã là hàng trăm ngàn và có thể là đến hàng triệu người. Thực chất đây là cuộc di cư mới đau đớn và bi cảnh lớn nhất của các dân tộc và là bài học đắt giá đối với tất cả chúng ta, trong đó có châu Âu.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng những người di cư dĩ nhiên cần nhận được sự cảm thông chia sẻ và hỗ trợ. Tuy nhiên biện pháp căn bản để giải quyết vấn đề này phải là khôi phục thể chế nhà nước ở những nơi đã bị tàn phá, củng cố thế chế quyền lực ở những nơi vẫn còn tồn tại hoặc đang được xây dựng bằng cách trợ giúp toàn diện về quân sự kinh tế và vật chất cho những quốc gia bị rơi vào tình cảnh khó khăn, trước hết là những người bất chấp mọi khó khăn nhưng vẫn không từ bỏ quê hương.

Dĩ nhiên, bất kỳ sự giúp đỡ nào dành cho các quốc gia có chủ quyền phải được thực hiện theo cách thức tự nguyện, phù hợp với Hiến chương LHQ. Tất cả những gì đang làm và sẽ làm trong lĩnh vực này cần phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế, được LHQ ủng hộ và phải ngăn chặn tất cả những gì trái ngược với Hiến chương LHQ. Tôi cho rằng điều quan trọng nhất là trước hết phải giúp đỡ khôi phục thể chế nhà nước ở Libya, hỗ trợ chính phủ mới ở Iraq, giúp đỡ toàn diện cho chính phủ hợp hiến ở Syria.

Các đồng nghiệp quý mến, nhiệm vụ then chốt của cộng đồng quốc tế đứng đầu LHQ là bảo đảm hòa bình, ổn định khu vực và toàn cầu.

Theo quan điểm của chúng tôi, chúng ta cần phải xây dựng một không gian an ninh bình đẳng và không thể chia sẻ, một nền an ninh không chỉ dành cho một số quốc gia nào đó được lựa chọn mà là an ninh của tất cả các quốc gia. Đây là một công việc khó khăn, phức tạp, lâu dài nhưng không có cách nào khác.

Tuy nhiên lối tư duy theo khối liên minh từ thời Chiến tranh lạnh và tham vọng của một số đồng nghiệp của chúng ta muốn chiếm đoạt những không gian địa chính trị mới đang chiếm ưu thế. Ban đầu là chủ trương tiếp tục mở rộng NATO. Ở đây xin được hỏi: “NATO mở rộng nhằm mục đích gì nếu khối Varaxava đang giải thể, còn Liên Xô đã tan rã? Hơn thế nữa NATO không những vẫn tồn tại mà còn mở rộng cùng với các hạ tầng cơ sở quân sự của nó.

Vì sao người ta lại áp đặt cho các quốc gia trong không gian hậu Xô Viết một sự lựa chọn giả dối rằng phải đi theo phương Tây hay phương Đông? Không sớm thì muộn, logic đối đầu như vậy sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng địa chính trị nghiêm trọng. Điều này đã xảy ra ở Ucraina mà ở đó người ta lợi dụng một bộ phận lớn dân chúng không hài lòng với chính quyền hiện tại và kích động cuộc đảo chính bằng vũ trang từ bên ngoài. Kết quả dẫn đến cuộc nội chiến.

Chúng tôi tin tưởng rằng chỉ có thể chấm dứt đổ máu, tìm ra lối thoát từ sự bế tắc bằng cách thực hiện đầy đủ các Thỏa thuận Misk ngày 12/2/2015. Không thể bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ cho Ucraina bằng sức mạnh vũ khí. Cần phải tính đến thực tế, lợi ích và quyền của người dân ở Donbass, tôn trọng sự lựa chọn của họ phối hợp với họ như đã được xác định trong thỏa thuận Misk, phối hợp các thành phần then chốt của cơ cấu chính trị. Đây là sự bảo đảm để cho Ucraina sẽ phát triển như một nhà nước văn minh một khâu liên kết quan trọng nhất trong việc xây dựng không gian an ninh chung và hợp tác kinh tế ở Châu Âu.

 Выступление на пленарном заседании 70-й сессии Генеральной Ассамблеи ООН.

Thưa quý vị! Không phải ngẫu nhiên mà tôi nói ở đây về không gian chung hợp tác kinh tế. Chỉ mới gần đây thôi, trong lĩnh vực kinh tế mà ở đó có các quy luật thị trường khách quan chúng ta đã học được cách vượt qua những đường phân cách và sẽ hành động trên quy tắc minh bạch đã được các nước cùng xây dựng, trong đó có các nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới, theo đó áp dụng chế độ tự do thương mại đầu tư, cạnh tranh công khai. Thế mà hiện nay các hành động cấm vận đơn phương bất chấp Hiến chương LHQ lại gần như trở thành một hành động bình thường không chỉ theo đuổi các mục đích chính trị mà còn được sử dụng như là một phương thức để loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Tôi muốn nhắc đến một hiện tượng là chủ nghĩa kinh tế ích kỷ ngày càng gia tăng, trong đó nhiều nước đi theo hướng thành lập các liên kết kinh tế đóng cửa, còn các cuộc đàm phàn để xây dựng các liên kết đó lại được thực hiện một cách bí mật đối với người dân, đối với các doanh nghiệp, đối với xã hội và đối với các nước khác. Những quốc gia khác mà lợi ích của họ có thể bị đụng chạm lại không được thông báo.

Có thể, tất cả chúng ta đều bị đặt trước một thực tế là các quy tắc của cuộc chơi đang được viết lại và nhằm phục vụ cho một số đối tượng hẹp mà không cần sự tham gia của LHQ. Điều này dẫn tới một hệ thống thương mại hoàn toàn mất cân bằng và sẽ chia cắt không gian kinh tế toàn cầu.

Những vấn đề được nêu trên đụng cham đến lợi ích của các quốc gia, ảnh hưởng đến triển vọng của toàn bộ nền kinh tế thế giới, và vì vậy chúng tôi đề nghị thảo luận vấn đề này trong khuôn khổ LHQ, Tổ chức thương mại thế giới và nhóm G-20. Phản đối chính sách phân biệt đối xử, nước Nga đề nghị thực hiện các biện pháp nhằm kết hợp hài hòa các đề án kinh tế khu vực, hay còn gọi là liên kết các mối liên kết dựa trên những nguyên tắc thương mại kinh tế minh bạch và phổ quát.

Thí dụ, các kế hoạch của chúng tôi nhằm phối thuộc Liên minh kinh tế thống nhất Á-Âu với sáng kiến xây dựng “Con đường tơ lụa kinh tế” của Trung Quốc. Cũng như trước đây chúng tôi nhìn thấy triển vọng to lớn của việc kết hợp hài hòa các quá trình liên kết trong khuôn khổ Liên minh kinh tế Á-Âu và Liên minh Châu Âu.

Thưa quý vị! Trong số các vấn đề liên quan đến tương lai của loài người còn có một thách thức là sự ấm lên toàn cầu. Chúng tôi quan tâm đến hiệu quả của hội nghị về khí hậu của LHQ sẽ được tổ chức hợp pháp ở Pari vào tháng 12/2015. Trong khuôn khổ đóng góp của quốc gia đến năm 2030, chúng tôi hạn chế mức khí thải nhà kính xuống mức 70-75% so với mức của năm 1990.

Tuy nhiên chúng tôi đề nghị xem xét vấn đề này rộng hơn. Bằng cách thiết lập côta về khí thải độc hại và sử dụng các biện pháp mang tính chiến thuật khác, chúng ta có thể khắc phục được những khó khăn của vấn đề nhưng sẽ không giải quyết được căn bản vấn đề.

Chúng ta cần cách tiếp cận khác về chất như phải xây dựng những công nghệ hoàn toàn mới, thân thiện với môi trường không gây ô nhiễm môi trường, còn những công nghệ đang tồn tại một cách hài hòa sẽ cho phép khôi phục sự cân bằng giữa môi trường sinh thái và môi trường công nghệ đã bị con người hủy hoại. Đây thật sự là một thách thức có tầm toàn cầu. Tôi tin rằng, để hóa giải thách thức này, loài người đã có sẵn tiềm năng trí tuệ.

Chúng ta cần liên kết các nỗ lực, trước hết là các quốc gia có cơ sở nghiên cứu mạnh và nền tảng khoa học cơ bản. Chúng tôi đề nghị tổ chức một diễn đàn đặc biệt dưới sự bảo trợ của LHQ để xem xét một cách tổng thể các vấn đề liên quan đến sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, phá hoại môi trường sống. Nga sẵn sàng đóng vai trò là một trong những nhà tổ chức diễn đàn này.

Thưa các quý vị và đồng nghiệp! Ngày 10/01/1946, ở Luân Đôn khai mạc kỳ họp đầu tiên của Đại hội đồng liên hợp quốc. Theo quan điểm của tôi, trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị này, Chủ tịch ủy ban trụ bị của Hội nghị là nhà ngoại giao Columbia, Zuleta Anhele, đã đề ra những nguyên tắc bao trùm làm cơ sở để thiết lập hoạt động của LHQ. Đây là ý chí tốt đẹp, là sự coi thường mọi mưu mô qủy quyệt, là tinh thần hợp tác.

Hiện nay những lời nói này vẫn như đang vang lên bên tai chúng ta. Nước Nga tin tưởng vào tiềm năng rất lớn của LHQ sẽ giúp chúng ta tránh được một cuộc đối đầu mới trên phạm vi toàn cầu và chuyển sang chiến lược hợp tác. Cùng với các nước khác, chúng tôi sẽ kiên trì hành động nhằm củng cố vai trò trung tâm của LHQ.

 70-я сессия Генеральной Ассамблеи ООН.

Tôi tin rằng, phối hợp hành động cùng với nhau, chúng ta sẽ làm cho thế giới ổn định và an toàn, bảo đảm điều kiện để cho tất cả dân tộc và các quốc gia được phát triển.

Xin chân trọng cảm ơn!

*

Photo và toàn văn phát biểu tiếng Nga xem tại đây.

-----


--> Read more..

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Năm nước có thể thành lập tòa án riêng về vụ Boing tại Donbass


Пять стран могут создать свой собственный трибунал по крушению Boeing на Донбассе

Kichbu theo inosmi.ru

Ucraina, Australia, Malaysia, Bỉ và Hà Lan có thể tổ chức Tribunal/tòa án riêng của họ về tai nạn Boeing ở Donbass, bộ trưởng ngoại giao Australia Julie Bishop hôm thứ Tư  cho biết.

Như  người đứng đầu Bộ ngoại giao Australia, bà Julia Bisgop đã trả lời phỏng vấn với The New York Times, việc thành lập tòa án bởi năm quốc gia mà ban đầu là một trong những phương án lựa chọn thay thế cho tòa án quốc tế trong khuôn khổ của LHQ, hiện nay đang trong quá trình thảo luận. Theo Bishop, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ucraina, Australia, Bỉ, Malaysia và Hà Lan sẽ gặp nhau vào ngày 29 tháng Chín tại Đại hội đồng LHQ, nơi sẽ thảo luận về việc thành lập tòa án.

Bishop nói rằng, để thành lập một tòa án như vậy có nhiều phương án, nhóm các luật sư trong lĩnh vực pháp luật hình sự quốc tế đang xem xét vấn đề này. Ngoại trưởng Australia cho biết rằng bây giờ nhóm các quốc gia nêu trên “đã được xác định với những ưu tiên”, còn việc thành lập một tòa án quốc tế - đó là "bước tiếp theo".

Theo lời Bishop, việc thành lập, mà không cần sự chấp thuận từ phía LHQ là có thể trong khuôn khổ của một thỏa thuận giữa các quốc gia, mà các công dân của họ đã thiệt mạng do tai nạn máy bay. Bishop nhấn mạnh rằng  tương tự gần đây nhất để xét xử như thế là tòa án xử những thủ phạm đánh bom máy bay của hãng hàng không Pan American bay PA 103 tại thành phố Lockerbie của Scotland vào tháng Mười Hai năm 1988 (bấy giờ 270 người chết). Phiên tòa  xét xử vụ án này đã diễn ra tại Hà Lan theo luật Scotland vào năm 1999, sau khi nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi đã đồng ý dẫn độ các nghi phạm.

Trước đó, UNIAN đã thông báo rằng phương án lựa chọn thành lập tòa án về vụ MH17 có thể "tòa án tạp chủng", sẽ cho phép bỏ qua quyền phủ quyết của Nga để giúp đỡ trong việc điều tra về việc tiêu diệt Boeing cảu Malaysia.


Bản gốc: УНИАН

-----
--> Read more..

PUTIN: từ "Nga hoàng" không phù hợp với tôi


Путин рассказал, как относится к американцам и почему титул «царь» ему не подходит


Путин не считает, что слово "царь" к нему применимо; важнее, что он делает для страны

Kichbu theo tass.ru

NEW YORK, 24 tháng Chín. /ТАСС/. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng từ "Nga hoàng" là không áp dụng được đối ông, mặc dù nói chung không đánh giá cao ý nghĩa các nhà chỉ trích hoặc các đối thủ chính trị gọi ông như thế nào. Về điều này ông nói khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ Charlie Rose, một đoạn trong đó kênh truyền hình CBS đã công bố trên website của mình.

Mở đầu cuộc phỏng vấn, nhà báo đã nói với tổng thống rằng ở Mỹ người ta nói nhiều về ông. "Có lẽ họ không có việc gì khác để làm, ngoài việc nói về tôi", - Putin giả định với nụ cười.

Rose cũng nói rằng một số người gọi Putin là Nga hoàng. "Thế thì đã sao? Ông biết đấy, mọi người gọi tôi theo nhiều cách khác nhau", - hãng truyền hình dẫn lời tổng thống Nga qua bản dịch tiếng Anh.

Phóng viên hỏi Putin có xem rằng tước vị này phù hợp với ông hay không. "Không, không phù hợp", - người đứng đầu nhà nước Nga không đồng ý. "Không quan trọng là họ gọi tôi như thế nào, - đó là những người tốt bụng, bạn bè hay là đối thủ chính trị; điều quan trọng là tự bạn nghĩ về bản thân, bạn cần phải làm gì vì lợi ích của đất nước mình, đã giao phó cho mình chức vụ người đứng đầu nhà nước Nga", - Putin nói tin chắc.
Đọc thêm tại đây.
-----
--> Read more..

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Hài cốt của Mona Lisa đã được các nhà khoa học Italia tìm thấy



Останки Моны Лизы нашли итальянские ученые


Kichbu theo tvzvezda.ru

Các nhà khoa học Italia thông báo rằng họ, có thể, đã tìm thấy hài cốt của nàng Mona Lisa, được miêu tả trong bức tranh huyền thoại của Leonardo da Vinci, đài truyền hình RAI của Italia đưa tin về điều này.

Chỗ mai táng trong nhà thờ cũ của tu viện Florentine Ursuline, nơi, theo ghi chép của những cuốn sách giáo xứ, Lisa Gherardini, vợ của thương gia Francesco del Giocondo, được chôn cất, đã được phát hiện bởi các nhà khoa học vào năm 2011. Họ tin rằng chính bức chân dung của nàng đã được đặt hàng cho Leonardo da Vinci.

Trong quá trình khai quật đã tìm thấy hài cốt của 12 người. Đã xác định được rằng 11 trong số đó từng sống trước cả thời của Lisa Gherardini, và chỉ có những mảnh của bộ xương trong ngôi mộ thứ 12 có thể định thời gian giữa thế kỷ 16, khi vợ của thương gia qua đời. Chỉ xương đùi và xương chày hoàn toàn còn nguyên vẹn, nhưng hộp sọ không thể tìm thấy được, bởi vậy những hy vọng khôi phục khuôn mặt hiện rất viển vong.

 

"Chúng tôi mơ ước tìm được hộp sọ và tái tạo khuôn mặt, nhưng thất bại đã chờ đợi chúng tôi", - giáo nhân chủng học t Đại học Bologna Giorgio Gruppioni phàn nàn.

Hầm mộ của dòng họ Gherardini, nơi  yên nghỉ hài cốt con cái của của Mona Lisa, được phát hiện vào năm 2013. Nhưng các phần xương đã bị hư hại bởi trận lụt năm 1966, việc sử dụng chúng để tiến hành giám định AND về gen hiện tại là không thể.

"Chúng tôi không thể hoàn toàn tự tin để khẳng định rằng những hài cốt được chúng tôi nghiên cứu thuộc về Mona Lisa, nhưng khả năng này là rất cao", - nhà sử học Silvano Vincheti, người khởi tìm kiếm ngôi mộ của Mona Lisa, giải thích.

Các nhà nghiên cứu không đánh mất hy vọng rằng khoa học sẽ phát triển các phương pháp  phân tích AND hiện đại hơn sẽ cho phép xác định chính xác, những hài cốt đã được tìm thấy trong hầm mộ giáo xứ thuộc Mona Lisa hay không.
Photo: EPA và từ Internet
-----
--> Read more..

Con rồng làm khách ở nhà diều hâu: Hợp chúng quốc sẽ gây áp lực lên Tập Cận Bình

Перед Си Цзинпином  стоит серьезная задача - он должен заниматься политической реформой

Дракон гостит у ястреба: Штаты будут давить на Си Цзинпина


Аndrei Petrov

Kichbu theo politobzor.net

Chủ tịch CHND Trung Hoa Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm đầu tiên, kéo dài một tuần đến Hoa Kỳ. Ông sẽ kết thúc bằng bài phát biểu tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York. Với tổng thống Mỹ Barack Obama nhà lãnh đạo CHND Trung Hoa dự định sẽ gặp gỡ  vào ngày 24-25 tháng Chín. Tại sao Washington cho rằng chính bây giờ là thời điểm thích hợp nhất để gây áp lực lên Peking, "Nền kinh tế ngày nay" cho biết.

Phát biểu tại cuộc đón tiếp long trọng ở Seattle, Tập Cận Bình nói rằng, để xây dựng mô hình mới của quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ mà trong đó cần phải có ít chỗ cho sự nghi ngờ lẫn nhau. Cách tiếp cận này, theo nhà lãnh đạo Trung Quốc, sẽ cho phép dẫn đến sự hiểu biết tốt hơn về ý đồ chiến lược của nhau.

"Sẽ không liên minh nào giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, bởi vì đối với liên minh này là cần Hoa Kỳ phải xem Trung Quốc như một đối tác bình đẳng. Nhưng họ cho đến hôm nay không xem bất kỳ ai là một đối tác bình đẳng, bởi cách tiếp cận này được giải thích ham muốn làm bá chủ  thế giới của Mỹ. Hoa Kỳ cần phải thể hiện rằng họ siêu cường duy nhất và thiết lập các quy tắc của trò chơi” -nhà nghiên cứu khoa học của  Viện Hoa Kỳ Canada Gevorg Mirzayan cho hay.

Ông tin tưởng rằng Washington sẽ không chia sẻ với Peking về khả năng cùng nhau tạo lập các quy tắc của trò chơi, bởi vì trong trường hợp như vậy, họ sẽ phải chia sẻ với các trung tâm khác hiện nay, chẳng hạn như châu Âu, Nga và Nhật Bản. Nhưng ngay cả người Trung Quốc không phải là rất cần điều đó, bởi vì họ theo khái niệm trong chính sách đối ngoại của mình là không bao giờ liên minh với bất cứ ai và bảo vệ lợi ích quốc gia của riêng mình cùng với những ai  mà việc bảo vệ lợi ích quốc gia  có lợi và hữu ích tại thời điểm này.

"Đối với một số bước đột phá nào đó tại các cuộc đàm phán, thì chính  người Mỹ coi chúng ít có khả năng xảy ra. Vì vậy, hiện tại  họ đã nói dự kiến rằng sẽ không có cuộc họp báo với quy mô lớn nào, nơi có thể đưa ra một tuyên bố chung  đồ sộ, là không lên kế hoạch. Theo các quy tắc ngoại giao, nếu không có một tuyên bố như vậy, có nghĩa các bên không đi đến những thỏa hiệp", - Mirzayan giải thích thêm.

Theo ông, trong thời gian hội nghị thượng đỉnh, các bên sẽ thăm dò quan điểm của  nhau. Người Mỹ sẽ đưa ra một loạt yêu cầu và sẽ xem nhà lãnh đạo Trung Quốc thực hiện chúng đến mức nào. "Washington tin chắc rằng bây giờ là thời điểm tốt để gây áp lực với Trung Quốc. Trước Tập Cận Bình đặt ra một nhiệm vụ quan trọng - ông phải tiến hành cải cách chính trị. Và đây là một nhiệm vụ rất phức tạp và  nó đầy bất ổn nội bộ, do đó người Mỹ sẽ cố gắng tranh thủ nó. Từ đây các tuyên bố này rằng cần thiết đẩy nhanh tiến độ cải cách và vân vân… Nhưng chắc gì nhà lãnh đạo Trung Quốc chấp  thuận các áp lực, bởi vì Trung Quốc cũng có các công cụ tác động đến Mỹ, đặc biệt là các khoản nợ của Mỹ rất lớn, mà chủ sở hữu là Thiên triều", - chuyên gia giải thích thêm.

Kết quả của hội nghi thượng đỉnh sẽ là giảm mức độ của cuộc xung đột giữa hai nước và chuyển nó vào khuôn khổ văn minh - không có biện pháp trừng phạt và những vấn đề tương tự như thế. Nhưng trong mọi trường hợp, không có gì đe dọa quan hệ Nga-Trung Quốc. "Sự quan tâm Trung Quốc đối với Nga không nằm ở các khoản đầu tư. Chúng ta sẽ không thể bắt kịp  với người Mỹ về cấp độ thị trường, Nga đảm bảo an ninh cho Trung Quốc. Trên biên giới phía đông-bắc, cũng như ở cấp độ năng lượng, về bình diện cung cấp các nguồn năng lượng. Ngược lại, áp lực hơn nữa từ Hoa Kỳ sẽ  buộc phải nói đến việc làm sâu sắc hơn quan hệ Trung-Nga", - Mirzayan tổng kết.
-----
--> Read more..

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Indonesia đã quyết định mua tàu ngầm của Nga

Индонезия решила закупить российские подлодки

Индонезия решила закупить российские подлодки


Kichbu theo topwar.ru

Indonesia đã sẵn sàng đặt hàng ở Nga mua các tàu ngầm, Bộ trưởng quốc phòng Indonesia Riamizard Riachudu đã thông báo cho các nghị sĩ. Rossyiskaya gаzeta dẫn theo TASS đưa tin về điều này.

"Gói hàng mua mới đã được chấp thuận của tổng thống. Mua năm tàu ngầm mới tốt hơn mười chiếc đã qua sử dụng", - bộ trưởng nói và lưu ý rằng nhà cung cấp tàu ngầm cấp có khả năng nhất Liên bang Nga. "Tàu ngầm của Nga có thể ở dưới nước lâu hơn và sâu hơn so với những tàu ngầm khác", - Riachudu nói.

Nói về những tàu ngầm như thế nào, hiện chưa làm rõ. Tuy nhiên, vào tháng Mười năm 2014 người đứng đầu Bộ Công nghiệp Liên bang Nga Denis Manturov thông báo rằng người Indonesia đang xem xét khả năng mua các tàu ngầm project 636 "Warszawianka". Tờ báo cũng nhắc lại rằng mới đây Indonesia đã quyết định thay thế máy bay chiến đấu Mỹ bằng Su-35 của Nga. "Bây giờ máy bay chiến đấu do Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga chế tạo đang được trang bị cho  nước cộng hòa, - Riachudu nói. - Việc  lựa chọn Su-35 của Nga liên quan đến thực tế rằng quá trình bảo trì máy bay chiến đấu của Nga  dễ dàng hơn ". Bộ trưởng cũng nói rằng máy bay sẽ được mua theo từng giai đoạn, “dựa trên khả năng tài chính của quốc gia”.

-----
--> Read more..

Người nước ngoài thực tế thường hỏi gì về nước Nga?

Что на самом деле спрашивают иностранцы о России?

Что на самом деле спрашивают иностранцы о России?


Kichbu theo politobzor.net

Đọc các cuộc phỏng vấn với người nước ngoài đã may mắn có cơ hội tìm hiểu được điều đó về nước Nga, có ấn tượng rằng  số lượng vodka đã được uống, sự hiện diện của những chú gấu và phụ nữ  Nga lạm dụng mỹ phẩm làm họ quan tâm hơn cả.

Hóa ra, các chi tiết  giật gân của đời sống chính trị của chúng ta dù sao cũng làm họ quan tâm, nhưng tại sao đó họ thường dành cho chúng những hình ảnh, tăng cường nhồi nhét chúng ta những chủ đề  nhàm chán. Nhưng tất cả bí mật, thế này hay kia, đang trở nên rõ ràng.

Và đó là những gì làm người nước ngoài thật sự lo lắng, thậm chí còn làm họ sợ hãi.

Trái với những kỳ vọng, câu hỏi quan trọng đầu tiên lại không liên quan đến chiều dài của váy của các cô gái Nga. Nhiều người quan tâm liệu Nga tấn công các nước Baltic hay không. Latvia, Lithuania và Estonia - các nước láng giềng của Nga, mà số phận của của các quốc gia này làm người châu Âu và người Mỹ rất lo lắng, bởi vì các nước này đều là thành viên của NATO. Vì vậy, bất kỳ sự hòa trộn nào giữa Nga và các nước Baltic, liên minh này sẽ bị buộc phải can thiệp, và điều này hứa hẹn cho sự khởi đầu của chiến tranh thế giới thứ ba, mà nó sẽ đụng chạm đến tất cả mọi người.

Ngoài ra, họ cũng hỏi, chúng ta có vũ khí hạt nhân không. Về nguyên tắc, rõ ràng là, trên đường phố của chúng ta vẫn không có binh lính Mỹ, và do đó có thể đoán là . Nhưng những người châu Âu vẫn những hình ảnh tươi rói được ban phát bởi các bộ phim Hollywood về sự tàn phá khủng khiếp và về những kẻ khủng bố đã đánh bom hạt nhân. điều này không nên kết tội họ -  mà chúng ta sẽ nói "cảm ơn" với Hollywood ... Điều quan trọng nhất là trả lời cho câu hỏi này chúng ta cũng đơn giản có thể nói “vâng” và như thế là đủ.

Tại sao đó nhiều người quan tâm đến việc Putin giàu cỡ nào. Vladimir Vladimirovich xem bản thân gần như không phải là người giàu nhất trên thế giới. Sự quan tâm thật sự này về tài sản vật chất của tổng thống có vẻ hơi lạ, bởi vì vấn đề này cũng làm công chúng Nga, dĩ nhiên, cũng quan tâm, nhưng không phải ở mức độ như thế.

Và cũng có một vấn đề khá được mong đợi rằng khi nào Putin ra đi. Câu trả lời là "không bao giờ" rõ ràng không làm họ vừa ý. Nhưng họ vẫn sẵn sàng để chờ đợi đến năm 2018 hoặc đến năm 2024.

Và ở đây họ cũng hỏi cấp tập, liệu các phương tiện truyền thông Nga có thể chỉ trích Putin hay không. Lại một câu hỏi đơn giản không cần phải giải thích dài dòng. Họ có thể! Và một số thậm chí còn lạm dụng cơ hội này.

Như bạn thấy đó, họ muốn sổ toẹt vào những chú gấu của chúng tôi!) Đó là những gì  thực sự làm người nước ngoài quan tâm.

-----
--> Read more..

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Hoa Kỳ sẽ bố trí bom nguyên tử tại Đức

Новость на Newsland: США разместят в Германии атомные бомбы

США разместят в Германии атомные бомбы

Kichbu theo: novosti-segodnja1.ru

Việc bố  trí khoảng 20 quả bom nguyên tử mới loại B61-12 được dự kiến tại các căn cứ không quân của Bundeswehr Büchel ở bang Rhineland-Palatinate, tại trang web của kênh truyền hình Đức ZDF trong thông báo của chương trình Frontal21 được phát sóng vào tối ngày 22 tháng Chín đưa tin. Các phóng viên đã biết được điều này sau khi nghiên cứu các tài liệu về ngân sách của Không quân Hoa Kỳ. Từ đó thấy rõ rằng từ quý III năm 2015 đã cung cấp kinh phí cho sự thích ứng của bom với các máy bay chiến đấu-ném bom Tornado của Đức.

Các chuyên gia về vũ khí được chương trình phỏng vấn nhấn mạnh rằng các loại bom B61-12 chính xác hơn nhiều so với các loại vũ khí được lưu trữ tại Büchel. Trong trường hợp chiến tranh,  phi công Đức sẽ thực hiện xuất kích với vũ khí của Mỹ, ZDF nói.

Chuyên gia Hans Kristensen từ tổ chức Nuclear Information Projects ở Washington nói rằng "với sự xuất hiện bom mới, ranh giới giữa các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật và chiến lược bắt đầu  bị lu mờ". Ông khẳng định rằng loại vũ khí này sẽ được bố trí tại các căn cứ không quân Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ và Aviano ở Ý, mà tại đó đang tiến hành việc hiện đại hóa.

Vào tháng Ba năm 2010, Bundestag với đa số phiếu đã quyết định, rằng chính phủ liên bang phải bắt đầu gây áp lực với Hoa Kỳ để thu hồi vũ khí hạt nhân của Mỹ ra khỏi Đức, ZDF nhắc lại. Cựu quốc vụ khanh của Quốc hội thuộc Bộ Quốc phòng Đức Willy Wimmer nói với đài truyền hình rằng “các phương án tấn công mới nhằm chống  lại Nga” là “hành động khiêu khích chủ ý".

Đại diện của Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova  trong một cuộc trả lời phỏng vấn Frontal21 đã nói về những vi phạm Điều 1 và Điều 2 của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. "Việc các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân hiện đang huấn luyện để sử dụng  vũ khí này chính trong khuôn khổ của chiến lược của NATO là chúng tôi quan ngại”, - bà nói.

Tại Điều 1 của Hiệp ước chỉ ra rằng các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân cam kết không chuyển giao nó cho bất kỳ quốc già nào khác, cũng như phải kiểm soát vũ khí này. Tại Điều 2 nhấn mạnh rằng các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân,  cam kết không tiếp nhận nó từ bất kỳ một quốc gia nào khác.

Bom B61-12 bố trí tại Büchel có sức mạnh bằng 80 quả bom đã ném xuống Hiroshima, ZDF nói. Các cuộc thử nghiệm vũ khí này đã diễn ra vào đầu tháng Bảy tại Hoa Kỳ. Nó cần được thay thế bom hạt nhân seria B61: B61-3, -4, -7, -10, mà bây giờ sẽ được trang bị cho Không quân Hoa Kỳ.

Trong thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga nói, "rằng cuộc thử nghiệm đã được thực hiện nhằm mục đích huấn luyện khả năng sử dụng bom nguyên tử B61-12  với máy bay chiến đấu-ném bom của NATO có căn cứ tại châu Âu". Như vậy, "ý định của Hoa Kỳ duy trì vũ khí hạt nhân đã được triển khai ở châu Âu, có khả năng đạt đến lãnh thổ Nga, và hiệu quả chiến đấu tối đa của chúng" đã được xác nhận, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.



Xem thêm tại đây

-----
--> Read more..

Steps


Flag Counter