70-я сессия Генеральной Ассамблеи ООН
Kichbu theo Lê Thế Mẫu
Tại Diễn đàn Đại Hội đồng Liên hợp quốc ngày
28/09/2015
Thưa ngài Chủ tịch
kính mến! Thưa ngài Tổng thư ký kính mến! Thưa người đứng đầu quốc gia và các
chính phủ kính mến! Thưa các quý vị!
Sự kiện kỷ niệm 70
năm thành lập Liên Hợp Quốc (LHQ) là dịp tốt để chúng ta vừa nhìn lại lịch sử
và vừa bàn thảo về tương lai chung của thế giới. Năm 1945, tất cả các nước đã
từng đập tan chủ nghĩa quốc xã cùng phối hợp nỗ lực để tạo ra nền tảng vững
chắc cho một cấu trúc thế giới sau chiến tranh.
Tôi nhớ lại, những
quyết định then chốt về các nguyên tắc tương tác giữa các quốc gia, những quyết
định về việc thành lập LHQ được thông qua ở đất nước chúng tôi tại Hội nghị
Yanta của nguyên thủ các nước trong liên minh chống Hitler. Hệ thống Yanta đã
từng bị tổn thất và trả giá bằng sự sống của hàng chục triệu người, hai cuộc
chiến tranh thế giới trên hành tinh chúng ta trong thế kỷ XX. Xét về mặt khách
quan hệ thống đó đã giúp loài người trải qua những biến cố đầy sóng gió và bi
kịch trong 7 thập niên qua và bảo vệ loài người trước những tác động và rung
chuyện lớn lao.
LHQ là một cơ cấu
với tính hợp pháp, tính đại diện và tính toàn cầu không có một tổ chức nào có
thể sánh kịp. Cũng cần phải nói rằng trong thời gian gần đây đã có không ít ý
kiến phê phán nhằm vào LHQ, dường như tổ chức này đang thể hiện sự thiếu hiệu
quả còn việc thông qua những quyết định có tính nguyên tắc lại dựa vào những
mâu thuẫn không thể vượt qua được, trước hết là giữa các thành viên của Hội
đồng bảo an.
Tuy nhiên tôi muốn
lưu ý rằng những mâu thuẫn trong LHQ đã từng có trong suốt quá trình 70 năm tồn
tại của tổ chức này và quyền phủ quyết đã từng được áp dụng và được Mỹ, Anh,
Pháp, Trung Quốc, Liên Xô và Nga hiện nay sử dụng.
Đó là một sự thật
hiển nhiên đối với một tổ chức đại diện và đa phương như LHQ. Trên cơ sở LHQ
cũng đã từng đạt được sự đồng thuận. Thực bản chất của tổ chức này chính là tìm
kiếm và đưa ra những sự thỏa hiệp và nhân nhượng, còn sức mạnh của LHQ chính là
ở chỗ tính đến những ý kiến và quan điểm khác nhau.
Những quyết định
được đưa ra bàn thảo trong khuôn khổ LHQ đã được phối hợp và thống nhất dưới
dạng nghị quyết hoặc không thống nhất được. Nói theo cách của các nhà ngoại
giao là được thông qua hoặc không thể thông qua được. Như vậy mọi hành động của
bất kỳ quốc gia nào bỏ qua quy tắc này đều không hợp pháp và mâu thuẫn với Hiến
chương LHQ và luật pháp quốc tế hiện nay.
Tất cả chúng ta
đều biết rằng sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, thế giới hình thành một trung
tâm duy nhất chiếm ưu thế. Khi đó những người đứng ở đỉnh cao của cấu trúc kim
tự tháp này phát sinh tham vọng cho rằng nếu họ quá mạnh và siêu việt thì có
thể biết và làm tốt hơn tất cả những người khác.
Nghĩa là họ không
cần đến LHQ và đôi khi thay thế LHQ để cấm vận và áp đặt những quyết định cần
thiết và dẫm đạp lên những quyết định ngăn cản họ. Đã có nhiều ý kiến cho rằng
một tổ chức như của LHQ hiện nay đã bị lỗi thời và đã hoàn thành sứ mệnh lịch
sử của nó.
Dĩ nhiên, thế giới
đang thay đổi và LHQ cũng cần phải thích nghi với sự chuyển hóa tự nhiên này.
Trên cơ sở sự đồng thuận rộng rãi, nước Nga sẵn sàng tham gia công việc nhằm
cùng với tất cả các đối tác tiếp tục phát triển LHQ. Nhưng chúng tôi cho rằng
mọi nỗ lực nhằm làm phương hại đến uy tín và tính hợp pháp của LHQ là đặc biệt
nguy hiểm vì nó có thể làm sụp đổ toàn bộ cấu trúc quan hệ quốc tế hiện nay.
Khi đó trên thế giới sẽ không còn một quy tắc nào cả ngoài quyền của kẻ mạnh.
Đó sẽ là thế giới
mà trong đó thay vì làm việc cùng nhau thì chủ nghĩa ích kỷ sẽ ngự trị, tính áp
đặt và chuyên chế sẽ ngày càng chiếm ưu thế và ngày càng ít đi sự bình đẳng,
dân chủ và tự do thực sự, lúc đó thay vì những quốc gia thực sự độc lập sẽ hình
thành hàng loạt nhà nước được bảo hộ và được điều khiển từ bên ngoài. Thế nào
là chủ quyền quốc gia mà ở đây nhiều đồng nghiệp của chúng ta đã từng nói đến?
Đây trước hết là vấn đề tự do, tự do lựa chọn số phần của từng con người, của từng
dân tộc và quốc gia.
Thưa các đồng
nghiệp kính mến, nhân đây xin nói về vấn đề tính hợp pháp của bộ máy quyền lực
nhà nước. Chúng ta không nên làm trò chơi chữ. Trong quan hệ quốc tế và trong
công việc quốc tế, mỗi một thuật ngữ đều phải dễ hiểu với tất cả mọi người,
phải rõ ràng minh bạch để có một cách hiểu thống nhất và những tiêu chí được
hiều một cách thống nhất. Tất cả chúng ta đều khác nhau nhưng phải tôn trọng
lẫn nhau. Không ai được quyền áp đặt một mô hình phát triển đã từng được ai đó
công nhận là duy nhất đúng và sẽ đúng mãi mãi.
Tất cả chúng ta
không được quên kinh nghiệm của quá khứ. Chúng tôi nêu ra đây ví dụ từ lịch sử
Liên Xô. Việc xuất khẩu các thí nghiệm xã hội, những nỗ lực kiềm chế sự thay
đổi ở một quốc gia nào đó xuất phát từ quan điểm thường dẫn tới những hậu quả
bi kịch, không tạo ra sự phát triển, không tạo ra sự tiến bộ mà là sự trì trệ.
Thế nhưng dường như không ai rút ra được kinh nghiệm từ sai lầm của người khác
mà chỉ lặp lại những sai lầm đó và hiện nay, như chúng ta thấy, các cuộc cách
mạng "dân chủ" vẫn đang được tiếp tục xuất khẩu.
Chúng ta chỉ cần
điểm qua tình hình ở Trung Đông và Bắc Phi mà người phát biểu trước tôi đã từng
nói đến. Tất nhiên các vấn để chính trị xã hội ở khu vực này đã chín muồi từ
lâu và người dân ở đó cũng muốn có thay đổi. Nhưng trên thực tế đã xảy ra điều
gì? Đó là sự can thiệp mang tính xâm lược từ bên ngoài cho nên thay vì cải cách
thì các thể chế nhà nước và trật tự cuộc sống ở đó đã bị phá hủy một cách không
thương tiếc. Thay vì xây dựng nền dân chủ và tiến bộ thì ở đó ngự trị bạo lực,
đói khát, thảm họa xã hội và không ai quan tâm đến quyền con người, trong đó có
quyền được sống.
Vì vậy tôi muốn
hỏi những ai đã từng tạo ra tình hình này: “Hiện nay liệu các vị có hiểu được
những gì các vị đã gây ra?”. Nhưng tôi sợ rằng câu hỏi này sẽ không có câu trả
lời bởi người ta không bao giờ từ bỏ một chính sách dựa trên sự tự tin và quyền
siêu việt cũng như không thể bị trừng phạt.
Lúc này chúng ta
thấy một điều hết sức rõ ràng là khoảng trống quyền lực hình thành ở nhiều nước
Trung Đông và Bắc Phi đã tạo ra những vùng hỗn loạn được lấp đầy ngay lập tức
bởi các lực lượng cực đoan và khủng bố. Hiện nay đã có hàng chục ngàn chiến
binh chiến đấu dưới ngọn cờ của cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo”. Trong số đó có các
cựu quân nhân của Iraq
bị ném ra đường phố sau cuộc chiến tranh năm 2003.
Nguồn gốc của sự
bất ổn còn là đất nước Libya
mà ở đó thể chế nhà nước bị tàn phá do sự vi phạm Nghị quyết 1973 của Hội đồng
bảo an LHQ. Hiện nay hàng ngũ những kẻ cực đoan đang được bổ sung bởi các thành
viên của cái gọi là các lực lượng đối lập ôn hòa ở Syria nhận được sự hỗ trợ của
phương Tây. Những lực lượng này được người ta trang bị vũ khí, huấn luyện rồi
sau đó chạy sang hàng ngũ của Nhà nước Hồi giáo.
Cần phải nói thêm
rằng Nhà nước Hồi giáo không hình thành từ con số không mà lúc đầu đó là công
cụ để lật đổ các chế độ cầm quyền không thích hợp. Sau khi tạo ra địa bàn ở Syria và Iraq, Nhà nước Hồi giáo bắt đầu ráo
riết bành trướng sang các khu vực khác với tham vọng giành quyền bá chủ trong
thế giới Hồi giáo và không chỉ ở khu vực đó. Họ không dừng lại ở những kế hoạch
này và tình hình ngày càng trở lên nguy hiểm hơn.
Trong bối cảnh đó
sẽ là ngạo mạn và vô trách nhiệm khi đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về nguy cơ
chủ nghĩa khủng bố quốc tế nhưng lại nhắm mắt làm ngơ trước các kênh cung cấp
tài chính và viện trợ cho các lực lượng khủng bố, trong đó có nguồn tài chính
từ kinh doanh ma túy, buôn lậu, dầu mỏ, vũ khí hoặc thao túng các lực lượng cực
đoan để sử dụng chúng làm công cụ thực hiện các mục đích chính trị với toan
tính sau đó sẽ sử lý lực lượng này, hay nói một cách đơn giản là tiêu diệt
chúng.
Thưa các quý vị,
đối với những ai thực sự hành động và suy nghĩ như vậy, tôi chỉ có thể nói rằng
các vị đang đối xử với những con người vô cùng nghiệt ngã nhưng hoàn toàn không
ngu ngốc và ngây thơ, họ không ngu ngốc hơn các vị và cũng chưa thể biết chắc
ai sẽ lợi dụng ai để đạt được mục đích của mình. Những tin tức gần đây về việc
chuyển giao vũ khí cho lực lượng đối lập ôn hòa nhất vào tay các tổ chức khủng
bố là các minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó.
Tôi cho rằng bất
kỳ hành động nào chơi trò với các lực lượng khủng bố, hơn nữa lại trang bị cho
họ đều đơn giản là không có tầm nhìn xa và cực kỳ nguy hiểm. Kết quả là nguy cơ
khủng bố toàn cầu sẽ ngày càng trầm trọng hơn và bao trùm nhiều khu vực mới
trên hành tinh. Ngoài ra, trong các trại huấn luyện của Nhà nước Hồi giáo có
các chiến binh đến từ nhiều nước đang trải qua huấn luyện, trong đó có cả các
nước Châu Âu.
Thưa các quý vị,
rất đáng tiếc là tôi cần phải nói thẳng ra rằng Nga cũng nằm trong số các nước
đó. Chúng ta không thể cho phép cho những kẻ sát nhân đã từng quen tay chém
giết và khát máu quay trở về nhà và tiếp tục các hoạt động đen tối. Chúng tôi
không muốn điều đó xảy ra và chắc hẳn cũng không ai muốn điều đó, phải không
các quý vị? Nước Nga bao giờ cũng chủ trương nhất quán và kiên quyết chống lại
chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức.
Hiện nay chúng tôi
đang giúp đỡ kỹ thuật quân sự cho Iraq,
Syria
và nhiều nước khác trong khu vực để họ chống lại các nhóm khủng bố. Chúng tôi
cho rằng sẽ là một sai lầm rất lớn khi từ chối hợp tác với chính quyền Syria,
với quân đội của chính phủ Syria, với những ai đã từng anh dũng mặt đối mặt với
chủ nghĩa khủng bố.
Cuối cùng cần phải
công nhận rằng, ngoài quân đội của chính phủ Syria và lực lượng dân quân của
người Kurd ở Syria thì không có ai thực sự chống lại Nhà nước Hồi giáo và nhiều
tổ chức khủng bố khác. Chúng tôi biết rõ mọi vấn đề của khu vực này, mọi mâu
thuẫn, nhưng cần phải xuất phát từ thực tế.
Các đồng nghiệp
kính mến! Tôi cần phải đưa ra nhận xét rằng trong thời gian gần đây cách tiếp
cận chân thành và thẳng thắn của chúng tôi bị lợi dụng như là một cái cớ để đổ
lỗi cho nước Nga theo đuổi tham vọng ngày càng lớn. Dường như những ai đang làm
điều đó lại không có bất kỳ tham vọng gì. Nhưng bản chất của vấn đề không phải
là ở tham vọng của nước Nga mà là đã đến lúc chúng tôi không thể chấp nhận tình
hình trên thế giới hiện nay.
Trong thực tế, chúng
tôi không xuất phát từ tham vọng mà là từ những giá trị và lợi ích chung trên
cơ sở luật pháp quốc tế, phối hợp nỗ lực để giải quyết những vấn đề mới phát
sinh trước mắt chúng ta và xây dựng một liên minh quốc tế chống khủng bố thực
sự rộng khắp.
Cũng tương tự như
liên minh chống Hitler trước đây, liên minh này cũng tập hợp trong hàng ngũ của
mình những lực lượng đa dạng nhất, sẵn sàng kiên quyết chống lại những kẻ gieo
rắc tội ác và sự hận thù đối với loài người như bọn quốc xã trước đây. Tất nhiên,
các thành viên đóng vai trò then chốt trong liên minh này phải là các quốc gia
đi theo Đạo Hồi bởi lẽ Nhà nước Hồi giáo không chỉ là nguy cơ trực tiếp đối với
họ mà còn đang hủy hoại một nền tôn giáo vĩ đại nhất thế giới là đạo Hồi bằng
các hoạt động tội phạm tàn bạo nhất. Các nhà tư tưởng khủng bố đang tàn phá đạo
Hồi và chà đạp các giá trị nhân đạo đích thực.
Tôi cũng muốn gửi
lời đến các nhà lãnh đạo tinh thần ở các nước Hồi giáo rằng hiện nay uy tín và
những lời chỉ giáo của các vị là rất quan trọng. Cần phải che chở những người
mà bọn khủng bố đang tuyển mộ để họ không phạm sai lầm, còn những ai đã bị lừa
dối và do nhiều hoàn cảnh khác nhau gia nhập hàng ngũ khủng bố thì phải giúp họ
tìm ra con đường để trở về cuộc sống bình thường, hạ vũ khí và chấm dứt cuộc
chiến huynh đệ tương tàn.
Trong những ngày
sắp tới, với vai trò là Chủ tịch Hội đồng bảo an, ước Nga sẽ đề nghị tổ chức
Hội nghị các Bộ trưởng để phân tích toàn diện về các nguy cơ ở Trung Đông.
Trước hết chúng tôi đề nghị thảo luận về khả năng thông qua một Nghị quyết về
phối hợp hành động của tất cả các lực lượng đấu tranh chống lại Nhà nước Hồi
giáo và các tổ chức khủng bố khác.
Tôi xin nhắc lại
sự phối hợp hành động đó cần phải dựa trên các nguyên tắc của Hiến chương LHQ.
Chúng tôi cho
rằng, cộng đồng quốc tế có thể soạn thảo chiến lược toàn diện nhằm ổn định
chính trị và phục hồi kinh tế xã hội ở Trung Đông. Các đồng nghiệp kính mến,
khi đó chúng ta sẽ không còn phải xây dựng các trại tị nạn, sẽ không còn dòng
người buộc phải rời bỏ quê hương chạy sang các nước láng giềng và sau đó sang
Châu Âu. Số người này đã là hàng trăm ngàn và có thể là đến hàng triệu người.
Thực chất đây là cuộc di cư mới đau đớn và bi cảnh lớn nhất của các dân tộc và
là bài học đắt giá đối với tất cả chúng ta, trong đó có châu Âu.
Tôi muốn nhấn mạnh
rằng những người di cư dĩ nhiên cần nhận được sự cảm thông chia sẻ và hỗ trợ.
Tuy nhiên biện pháp căn bản để giải quyết vấn đề này phải là khôi phục thể chế
nhà nước ở những nơi đã bị tàn phá, củng cố thế chế quyền lực ở những nơi vẫn
còn tồn tại hoặc đang được xây dựng bằng cách trợ giúp toàn diện về quân sự
kinh tế và vật chất cho những quốc gia bị rơi vào tình cảnh khó khăn, trước hết
là những người bất chấp mọi khó khăn nhưng vẫn không từ bỏ quê hương.
Dĩ nhiên, bất kỳ
sự giúp đỡ nào dành cho các quốc gia có chủ quyền phải được thực hiện theo cách
thức tự nguyện, phù hợp với Hiến chương LHQ. Tất cả những gì đang làm và sẽ làm
trong lĩnh vực này cần phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế, được LHQ ủng hộ và
phải ngăn chặn tất cả những gì trái ngược với Hiến chương LHQ. Tôi cho rằng
điều quan trọng nhất là trước hết phải giúp đỡ khôi phục thể chế nhà nước ở
Libya, hỗ trợ chính phủ mới ở Iraq, giúp đỡ toàn diện cho chính phủ hợp hiến ở
Syria.
Các đồng nghiệp
quý mến, nhiệm vụ then chốt của cộng đồng quốc tế đứng đầu LHQ là bảo đảm hòa
bình, ổn định khu vực và toàn cầu.
Theo quan điểm của
chúng tôi, chúng ta cần phải xây dựng một không gian an ninh bình đẳng và không
thể chia sẻ, một nền an ninh không chỉ dành cho một số quốc gia nào đó được lựa
chọn mà là an ninh của tất cả các quốc gia. Đây là một công việc khó khăn, phức
tạp, lâu dài nhưng không có cách nào khác.
Tuy nhiên lối tư
duy theo khối liên minh từ thời Chiến tranh lạnh và tham vọng của một số đồng
nghiệp của chúng ta muốn chiếm đoạt những không gian địa chính trị mới đang
chiếm ưu thế. Ban đầu là chủ trương tiếp tục mở rộng NATO. Ở đây xin được hỏi:
“NATO mở rộng nhằm mục đích gì nếu khối Varaxava đang giải thể, còn Liên Xô đã
tan rã? Hơn thế nữa NATO không những vẫn tồn tại mà còn mở rộng cùng với các hạ
tầng cơ sở quân sự của nó.
Vì sao người ta
lại áp đặt cho các quốc gia trong không gian hậu Xô Viết một sự lựa chọn giả
dối rằng phải đi theo phương Tây hay phương Đông? Không sớm thì muộn, logic đối
đầu như vậy sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng địa chính trị nghiêm trọng. Điều này đã
xảy ra ở Ucraina mà ở đó người ta lợi dụng một bộ phận lớn dân chúng không hài
lòng với chính quyền hiện tại và kích động cuộc đảo chính bằng vũ trang từ bên
ngoài. Kết quả dẫn đến cuộc nội chiến.
Chúng tôi tin
tưởng rằng chỉ có thể chấm dứt đổ máu, tìm ra lối thoát từ sự bế tắc bằng cách
thực hiện đầy đủ các Thỏa thuận Misk ngày 12/2/2015. Không thể bảo đảm toàn vẹn
lãnh thổ cho Ucraina bằng sức mạnh vũ khí. Cần phải tính đến thực tế, lợi ích
và quyền của người dân ở Donbass, tôn trọng sự lựa chọn của họ phối hợp với họ
như đã được xác định trong thỏa thuận Misk, phối hợp các thành phần then chốt
của cơ cấu chính trị. Đây là sự bảo đảm để cho Ucraina sẽ phát triển như một
nhà nước văn minh một khâu liên kết quan trọng nhất trong việc xây dựng không
gian an ninh chung và hợp tác kinh tế ở Châu Âu.
Thưa quý vị! Không
phải ngẫu nhiên mà tôi nói ở đây về không gian chung hợp tác kinh tế. Chỉ mới
gần đây thôi, trong lĩnh vực kinh tế mà ở đó có các quy luật thị trường khách
quan chúng ta đã học được cách vượt qua những đường phân cách và sẽ hành động
trên quy tắc minh bạch đã được các nước cùng xây dựng, trong đó có các nguyên
tắc của Tổ chức thương mại thế giới, theo đó áp dụng chế độ tự do thương mại
đầu tư, cạnh tranh công khai. Thế mà hiện nay các hành động cấm vận đơn phương
bất chấp Hiến chương LHQ lại gần như trở thành một hành động bình thường không
chỉ theo đuổi các mục đích chính trị mà còn được sử dụng như là một phương thức
để loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Tôi muốn nhắc đến
một hiện tượng là chủ nghĩa kinh tế ích kỷ ngày càng gia tăng, trong đó nhiều
nước đi theo hướng thành lập các liên kết kinh tế đóng cửa, còn các cuộc đàm
phàn để xây dựng các liên kết đó lại được thực hiện một cách bí mật đối với
người dân, đối với các doanh nghiệp, đối với xã hội và đối với các nước khác.
Những quốc gia khác mà lợi ích của họ có thể bị đụng chạm lại không được thông
báo.
Có thể, tất cả
chúng ta đều bị đặt trước một thực tế là các quy tắc của cuộc chơi đang được
viết lại và nhằm phục vụ cho một số đối tượng hẹp mà không cần sự tham gia của
LHQ. Điều này dẫn tới một hệ thống thương mại hoàn toàn mất cân bằng và sẽ chia
cắt không gian kinh tế toàn cầu.
Những vấn đề được
nêu trên đụng cham đến lợi ích của các quốc gia, ảnh hưởng đến triển vọng của
toàn bộ nền kinh tế thế giới, và vì vậy chúng tôi đề nghị thảo luận vấn đề này
trong khuôn khổ LHQ, Tổ chức thương mại thế giới và nhóm G-20. Phản đối chính
sách phân biệt đối xử, nước Nga đề nghị thực hiện các biện pháp nhằm kết hợp
hài hòa các đề án kinh tế khu vực, hay còn gọi là liên kết các mối liên kết dựa
trên những nguyên tắc thương mại kinh tế minh bạch và phổ quát.
Thí dụ, các kế
hoạch của chúng tôi nhằm phối thuộc Liên minh kinh tế thống nhất Á-Âu với sáng
kiến xây dựng “Con đường tơ lụa kinh tế” của Trung Quốc. Cũng như trước đây
chúng tôi nhìn thấy triển vọng to lớn của việc kết hợp hài hòa các quá trình
liên kết trong khuôn khổ Liên minh kinh tế Á-Âu và Liên minh Châu Âu.
Thưa quý vị! Trong
số các vấn đề liên quan đến tương lai của loài người còn có một thách thức là
sự ấm lên toàn cầu. Chúng tôi quan tâm đến hiệu quả của hội nghị về khí hậu của
LHQ sẽ được tổ chức hợp pháp ở Pari vào tháng 12/2015. Trong khuôn khổ đóng góp
của quốc gia đến năm 2030, chúng tôi hạn chế mức khí thải nhà kính xuống mức
70-75% so với mức của năm 1990.
Tuy nhiên chúng
tôi đề nghị xem xét vấn đề này rộng hơn. Bằng cách thiết lập côta về khí thải
độc hại và sử dụng các biện pháp mang tính chiến thuật khác, chúng ta có thể khắc
phục được những khó khăn của vấn đề nhưng sẽ không giải quyết được căn bản vấn
đề.
Chúng ta cần cách
tiếp cận khác về chất như phải xây dựng những công nghệ hoàn toàn mới, thân
thiện với môi trường không gây ô nhiễm môi trường, còn những công nghệ đang tồn
tại một cách hài hòa sẽ cho phép khôi phục sự cân bằng giữa môi trường sinh
thái và môi trường công nghệ đã bị con người hủy hoại. Đây thật sự là một thách
thức có tầm toàn cầu. Tôi tin rằng, để hóa giải thách thức này, loài người đã
có sẵn tiềm năng trí tuệ.
Chúng ta cần liên
kết các nỗ lực, trước hết là các quốc gia có cơ sở nghiên cứu mạnh và nền tảng
khoa học cơ bản. Chúng tôi đề nghị tổ chức một diễn đàn đặc biệt dưới sự bảo
trợ của LHQ để xem xét một cách tổng thể các vấn đề liên quan đến sự cạn kiệt
tài nguyên thiên nhiên, phá hoại môi trường sống. Nga sẵn sàng đóng vai trò là
một trong những nhà tổ chức diễn đàn này.
Thưa các quý vị và
đồng nghiệp! Ngày 10/01/1946, ở Luân Đôn khai mạc kỳ họp đầu tiên của Đại hội
đồng liên hợp quốc. Theo quan điểm của tôi, trong bài phát biểu khai mạc Hội
nghị này, Chủ tịch ủy ban trụ bị của Hội nghị là nhà ngoại giao Columbia,
Zuleta Anhele, đã đề ra những nguyên tắc bao trùm làm cơ sở để thiết lập hoạt
động của LHQ. Đây là ý chí tốt đẹp, là sự coi thường mọi mưu mô qủy quyệt, là
tinh thần hợp tác.
Hiện nay những lời
nói này vẫn như đang vang lên bên tai chúng ta. Nước Nga tin tưởng vào tiềm
năng rất lớn của LHQ sẽ giúp chúng ta tránh được một cuộc đối đầu mới trên phạm
vi toàn cầu và chuyển sang chiến lược hợp tác. Cùng với các nước khác, chúng
tôi sẽ kiên trì hành động nhằm củng cố vai trò trung tâm của LHQ.
Tôi tin rằng, phối
hợp hành động cùng với nhau, chúng ta sẽ làm cho thế giới ổn định và an toàn,
bảo đảm điều kiện để cho tất cả dân tộc và các quốc gia được phát triển.
Xin chân trọng cảm
ơn!
*
Photo và toàn văn phát biểu tiếng Nga xem tại đây.
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét