СМИ: Бывшие соцстраны обходятся с мигрантами не по-европейски
Kichbu
theo russian.rt.com
Theo Le Monde,
rõ ràng, các dân tộc Trung Âu đã quên, dưới thời Xô Viết, họ đã ồ ạt chạy sang phương Tây và được các quốc gia Tây Âu đón tiếp họ nồng hậu như thế nào. Bởi vậy ngày nay, khi EU phải đối mặt với cuộc khủng hoảng di dân lớn nhất kể từ
Chiến tranh Lạnh, họ lại từ chối những người tị nạn Trung Đông vì lợi ích
của toàn cầu hóa và chủ nghĩa nhân đạo Châu Âu.
03.09.2015,
23:35
Làn sóng di cư gần đây, bao trùm toàn châu Âu, là lớn nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới II và khởi đầu của cuộc chiến tranh lạnh, Le Monde viết trong một bài báo, mà bản dịch của nó được đăng bởi InoTV. Và hôm nay chính các dân tộc Trung Âu, những người luôn luôn xem tự do đi lại là thành quả lớn nhất sau sự sụp đổ Bức tường Berlin vào năm 1989, đang trải qua sự căng thẳng lớn nhất vì những người di cư.
Làn sóng di cư gần đây, bao trùm toàn châu Âu, là lớn nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới II và khởi đầu của cuộc chiến tranh lạnh, Le Monde viết trong một bài báo, mà bản dịch của nó được đăng bởi InoTV. Và hôm nay chính các dân tộc Trung Âu, những người luôn luôn xem tự do đi lại là thành quả lớn nhất sau sự sụp đổ Bức tường Berlin vào năm 1989, đang trải qua sự căng thẳng lớn nhất vì những người di cư.
Hungary là ví dụ điển hình nhất, ấn phẩm nhấn mạnh. Mùa hè năm 1989, đất nước này đã trở thành quốc gia đầu
tiên mở bức mắt sắt trên biên giới với Áo, nhờ đó hàng chục nghìn người Đức
từ CHDC Đức, bỏ phiếu
bằng chân của mình, đã có thể chạy
sang CHLB Đức. Thế
nhưng mùa hè năm 2015 Hungary xây dựng một bức tường dài 175 km dọc theo biên giới với Serbia, để ngăn
chặn người di cư thâm nhập vào lãnh thổ của họ, tuy nhiên, đã không được mấy thành công.
"Xây dựng bức
tường - không phải là giải pháp - thủ tướng
Serbia Aleksandar Vučić quả
quyết. - Chúng tôi chỉ là một quốc gia quá cảnh ".
Hungary đã giải thích quyết định của mình bởi sự cần
thiết phải bảo vệ biên giới của EU, Le Monde nhắc lại. Điều này tạo
lý do cho bộ trưởng ngoại giao Serbia Ivica Dacic nhận xét mỉa mai: "Các nước vùng Balkan đang đối phó với một làn
sóng di cư từ … châu
Âu!" Và quả thực, những
người di cư Trung Đông đã vào lãnh thổ của Serbia và Macedonia thông qua Hy Lạp - một nước thành viên của EU và khu vực
Schengen.
Trong khi người Serbia tiếp nhận người di cư từ Trung Đông thân thiện hơn, cho họ thức ăn nước uống và thậm chí cả
kìm để vượt qua hàng rào dây thép gai, các nước Trung Âu thù địch hơn, ấn phẩm xác nhận. Tại Hungary, chỉ có 10% dân số có cảm tình với việc cho phép người di cư cư trú. Tại Slovakia, 80% số người được hỏi
đã chống lại việc tiếp nhận người di
cư, bất kể họ đến từ quốc gia nào. Những kết quả tương tự có
thể được quan sát thấy ở Ba Lan, bài báo nói.
Tất cả chính phủ của các nước Trung Âu phản đối cấp hạn ngạch phân bổ những người tị nạn cho tất cả các nước EU, Le Monde xác nhận. Ba Lan và Slovakia
đồng ý tiếp nhận chỉ một vài
trăm Kitô hữu từ Syria. Đối với ba nước Baltic, họ đã cho phép cư trú chỉ 725 người
tị nạn.
Kết quả, các
nước ủng hộ toàn cầu hóa và tự do đi lại từ chối quyền này đối với những người không phải là châu Âu, Le Monde nhấn mạnh. Trong khi vì các cuộc nổi dậy đòi
dân chủ ở Trung và Đông Âu trong thời kỳ Xô Viết, mà chúng
đã bị đàn áp bởi Moscow, những
làn sóng tị nạn vội vã tràn sang phương Tây. Vào tháng Mười một năm 1956, hơn 200
nghìn người Hungary
chạy trốn sang Áo và các
nước Tây Âu khác và họ được
tiếp nhận. Chính điều này cũng đã xảy ra với người Séc và Slovakia vào tháng Tám năm
1968 và với những người Ba Lan năm 1981. "Amnesia, hoặc ý tưởng của tình
đoàn kết chỉ áp dụng cho những người châu Âu?" - ấn phẩm tự hỏi.
Vấn đề ở chỗ
rằng trong lịch sử, từ cuối thế kỷ
XIX, các nước Trung Âu chính
họ là nguồn gốc của những người di cư, tác giả của bài báo giải thích thêm. Ngoài ra,
khác với các cộng đồng đa văn hóa
tự do của Tây Âu, họ đã đồng nhất và đơn
nhất văn hóa, vì vậy họ không chia sẻ những "phức hợp hậu thuộc địa" của phương Tây. Họ cũng quan
sát cách người di cư từ miền Nam tổ chức các cái gọi là ngoại ô Hồi giáo trong các nước EU như thế nào. Vì lý do này, Viktor Orban nói
về sự cần thiết "để bảo vệ nền văn minh châu Âu" với bất cứ ai kêu gọi tiếp nhận người tị nạn vì
chủ nghĩa nhân đạo châu Âu. Còn thủ tướng Slovakia Robert Fico về vấn đề này trả lời: "Slovakia không
có nghĩa vụ gì. Đây không phải
là do chúng tôi gây ra hỗn loạn ở Libya, ném bom Gaddafi".
Theo tác giả của bài báo, tình hình có thể
thay đổi nếu Đức sẽ gây áp
lực lên các nước Trung Âu. Các
nước này phụ thuộc rất lớn vào Đức về
kinh tế và chính trị và chính Đức đã quyết định tiếp nhận 800 nghìn người tị nạn
trong năm nay. Ngoài ra, các quốc gia này phải hiểu rằng láng giềng với Ucraina cũng hứa hẹn cho
họ một vấn đề di cư tiềm năng. Vì vậy, nếu họ muốn nhận được sự
giúp đỡ từ phương Tây, họ phải tham gia
vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng di
cư ở phía Nam.
Cuối cùng, EU sẽ tường trình rằng để giải quyết khủng hoảng
họ cần thiết lấp khoảng trống giữa Hy Lạp và Hungary, đó
là các nước vùng Balkan. Điều này có nghĩa rằng khu vực này chỉ
còn một bước nữa là xích lại gần hơn để gia nhập Liên minh châu Âu,
Le Monde kết luận.
------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét