Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2009

Chuyện Cô Chanh Côi Cút - (Chuyện toàn vần C) http://anhbasam.com/2009/11/01/346-chuy%e1%bb%87n-co-chanh-coi-cut/

--> Read more..

Tàu thủy với các thủy thủ Nga bị bắt giữ tại cảng biển Thượng Hải

31.10.2009, 18:48:55

Вид на морской порт Шанхая. Фото ©AFP.

Cảng biển Thượng Hải - Вид на морской порт Шанхая. Фото ©AFP

Tại Trung Quốc tàu thủy với các thủy thủ Nga bị bắt giữ

В Китае задержан теплоход с россиянами

Kichbu theo http://lenta.ru/news/2009/10/31/china/

Kichbu  

Tàu thủy diezen “Oriend Uind” với đoàn thủy thủ người Nga bị giữ lại tại cảng biển Thượng Hải, trong báo (сообщении ) của Bộ Ngoại giao Nga đưa tin trên website của cơ quan này.

.

Tại Bộ Ngoại giao đã biết việc bắt giữ từ ngày 30 tháng mười. Được biết rằng chiếc tàu thủy này hoạt động dưới cờ của Campuchia toàn bộ thủy thủ đoàn (12 người) đều mang quốc tịch Nga.

.

Nguyên nhân của việc bắt giữ con tàu là vụ đụng độ xảy ra vào tháng sáu 2009. Lúc bấy giờ tại vùng biển Đông Trung Quốc ‘Oriend Uind” đã va chạm với tàu hàng “DI HAI” của Trung Quốc. Hiện chưa có thông tin những yêu sách của phía Trung Quốc cụ thể như thế nào.

.

Theo lời của các quan chức ngoại giao Nga, họ đang duy trì liên lạc thường xuyên với thuyền trưởng của con tàu và chủ sở hữu con tàu. – Kichbu

-----

В Китае задержан теплоход с россиянами

В порту Шанхая задержан теплоход "Ориенд Уинд" с россиянами на борту. Об этом говорится в сообщении российского МИДа, опубликованном на сайте ведомства.

О задержании судна в министерстве узнали 30 октября. Известно, что теплоход ходит под флагом Камбоджи, все члены экипажа (12 человек) имеют российское гражданство.

Причиной задержания судно стал инцидент, произошедший в июне 2009 года. Тогда в Восточно-Китайском море "Ориент Уинд" столкнулся с китайским сухогрузом "ДИ ХАИ-16". В чем конкретно состоят претензии китайской стороны, не уточняется.

По словам российских дипломатов, они поддерживают постоянную связь с капитаном теплохода и судовладельцем.

Ссылки по теме
- О ситуации с теплоходом "Ориент Уинд" - МИД РФ, 31.10.2009
- Застрявших в Шанхае российских моряков отпустили – Lenta.ru, 16.09.2009
- Задержанные в Шанхае российские моряки обратились за помощью к Медведеву – Lenta.ru, 19.08.2009

Сайты по теме
- МИД РФ


--> Read more..

Romeo Trung Quốc đen đủi (Chị em hông nên xem)

Friday, October 30th, 2009

Пятничное

 


© All Over

Kichbu theo http://drugoi.livejournal.com/3077867.html?mode=reply

Kichbu


Thành phố Trung Quốc Chendu, trời nhá nhem tối. Sumen 25 tuổi đến chơi nhà một phụ nữ quen biết của mình. Tuy nhiên cặp đôi này không gặp may, bởi vì rằng đúng vào lúc cao trào nhất của tình yêu Otello địa phương xuất hiên. Tức là chồng. Người tình trẻ tuổi lựa chọn không phải biện pháp rời bỏ căn phòng nhanh nhất, nhưng biện pháp đơn giản nhất - thoạt đầu anh ta trèo ra balcon, sau đó leo lên máy điều hòa nhiệt độ gắn vào tường. Và tại đó chàng ta bị người chồng đang nỗi giận bắt gặp. Người chồng bị phụ bạc kia đã không ra đòn, mà hành động khốc liệt và công nghệ: chụp ảnh chàng trai trẻ, khi người này đứng và run rẫy vì sợ và lạnh, sau đó đưa bức ảnh lên một trang website của địa phương. Bây giờ người ta không cho Romeo đen đủi một lối thoát và  đưa những ngón tay chỉ vào anh ta. – Kichbu

----

Китайский город Чэнду, ранний вечер. 25-летний Сун Мен пришел в гости к своей знакомой, чтобы приятно провести с ней время. Однако, парочке не повезло, потому что в самый разгар любовных утех явился местный Отелло. То есть муж. Молодой любовник выбрал не самый быстрый способ покинуть квартиру, но самый простой — сначала он вылез на балкон, а потом запрыгнул на кондиционер, подвешенный к стене. Где и был застукан рассерженным супругом. Бить Сун Мена обманутый муж не стал, а поступил жестоко и технологично: сфотографировал молодого человека, пока тот стоял и дрожал от холода на стене дома, а потом вывесил фотографии на одном из местных веб-сайтов. Теперь незадачливому Ромео не дают прохода и показывают на него пальцами.

--> Read more..

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2009

Tưởng nhớ về những bi kịch của dân tộc cũng thiêng liêng như tưởng nhớ về những chiến thắng

30 октября 2009
30 tháng mười 2009
Дмитрий Медведев. Кадр из видеообращения президента РФ
Tưởng nhớ về các bi kịch của dân tộc cũng thiêng liêng như tưởng nhớ về những chiến thắng
Память о национальных трагедиях так же священна, как память о победах
Kichbu
D. MEDVEDEV: Hôm nay – Ngày tưởng niệm những nạn nhân của những vụ thanh trừng chính trị. Mười tám năm đã trôi qua kể từ khi ngày này xuất hiện trên cuốn lịch như ngày ghi nhớ.
.
Tôi tin tưởng vng chắc rằng tưởng nhớ về những bi kịch của dân tộc cũng thiêng liêng không khác gì tưởng nhớ về những chiến thắng. Và điều cực kỳ quan trọng là để cho những người trẻ tuổi nắm được không chỉ là những kiến thức lịch sử, mà còn có được những tình cảm công dân. Họ đã có khả năng xúc cảm chia sẽ một trong những bi kịch khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Nga. Còn ở đây không phải tất cả đơn giản như thế.
.
Hai năm trước đây, các nhà xã hội học đã tiến hành cuộc thăm dò dư luận -  hầu như 90 phần trăm những công dân của chúng ta, những thanh niên ở độ tuổi từ 18 đến 24, đã không thể gọi được tên của những người nổi tiếng, những người đã chịu đau khổ hay là đã chết trong những năm ấy vì các cuộc trấn áp. Và, điều này, tất nhiên, không thể không làm chúng ta lo lắng.
.
Không thể hình dung nổi quy mô của sự đàn áp mà vì nó các dân tộc của đất nước chúng ta đã phải chịu đau khổ. Đỉnh điểm của nó xảy ra vào thời kỳ 1937 – 1938. Alexander Solzhenitsyn đã gọi “potoya” vô tận của những người bị trấn áp vào những năm đó như “dòng sông Volga đau khổ của nhân dân”. Trong suốt hai mươi năm trước chiến tranh một loạt các tầng lớp nhân dân đã bị tiêu diệt. Dân Cazak trên thực tế đã bị thủ tiêu. Những người nông dân đã bị trấn áp đẫm máu và “bị phi phú nông”. Và ngay cả tầng lớp trí thức,  cả công nhân và cả sỹ quan đã bị truy tróc về chính trị. Những đại diện của các tôn giáo khác nhau cũng chịu chung cảnh ngộ.
.
Ngày 30 tháng mười – đó là Ngày tưởng nhớ đến hàng triệu những số phận bi thương. Về những con người đã bị bắn không cần đến tòa án và điều tra, về những con người bị tống vào các trại cải tạo và bị đày ải, mất hết những quyền công dân vì những nghề nghiệp “không phải thế” hay là vì “nguồn gốc xã hội” lừng danh. Nhãn hiệu “ những kẻ thù của nhân dân” và “ những tay sai” của chúng lúc bấy giờ được gán cho hàng loạt các gia đình.
.
Chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ cẩn thận: hàng triệu người chết do bị đàn áp và bị oan sai – hàng triệu người. Họ bị mất tất cả mọi quyền con người. Thậm chí những quyền được mai táng xứng đáng theo cách con người, còn suốt những năm dài tên tuổi của họ đã bị xóa khỏi lịch sử.
.
Nhưng đến bây giờ có thể nghe rằng vô số những nạn nhân này đã được minh oan bởi những mục đích nhà nước cao cả nào đó.
.
Tôi tin tuởng vững chắc rằng không thể có sự phát triển nào của đất nước, không thể có những thắng lợi nào của nó, sự tự tôn có thể đạt được bằng cái giá đau khổ và tổn thất của con người.
.
Không có cái gì có thể đặt cao hơn giá trị mạng sống của con người.
.
Và không có cái gì có thể biện minh cho những cuộc đàn áp.
.
Chúng ta đang dành nhiều sự quan tâm cho cuộc đấu tranh với sự xuyên tạc lịch sử của chúng ta. Và không hiểu tại sao đôi lúc chúng ta cho rằng người ta đang nói về việc không thể chấp nhận sự xem xét lại những kết quả của cuộc Chiến tranh Ái quốc Vĩ đại.
.
Không chấp nhận những biện minh cho những kẻ đã tiêu diệt dân tộc chúng ta dưới dạng khôi phục lại sự bình đẳng của lịch sử cũng không kém phần quan trọng.
Акция памяти жертв политических репрессий. Фото ©AFPTưởng nhớ những nạn nhân của các cuộc thanh trừng chính trị. Photo AFP
Sự thật là những tội ác của Stalin không làm giảm bớt những công lao của nhân dân đã dành được chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Ái quốc Vĩ đại. Đã làm cho đất nước của chúng ta trở thành một cường quốc công nghiệp hùng mạnh. Đưa nền công nghiệp, khoa học, văn hóa của chúng ta lên tầm quốc tế.
.
Chấp nhận quá khứ của mình như nó đã tồn tại, - chính trong đó là sự chín muồi của quan điểm công dân.
.
Việc nghiên cứu quá khứ, vượt qua thái độ thờ ơ và mong muốn quên đi những mặt bi kịch của nó cũng không kém phần quan trọng. Và không một ai, ngoài chính chúng ta, có thể làm việc đó.
.
Một năm trước, vào tháng chín, tôi đã đến Magada. Đài kỷ niệm Ernst Vô danh “Chiếc mũ sắt đau buồn” đã gây cho tôi một ấn tượng đặc biệt. Đài kỷ niệm đã được dụng lên không những nhờ vào các nguồn kinh phí của nhà nước, mà còn nhờ vào sự quyên góp.
.
Chúng ta cần xây dựng những trung tâm bảo tàng-kỷ niệm như thế, những trung tâm sẽ truyền ký ức về những điều đã trải qua - từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dĩ nhiên, công việc tìm kiếm những nơi chôn cất hàng loạt con người , khôi phục tên tuổi của những người đã chết, và trong trường hợp cần thiết - phục hồi danh dự cho họ cũng cần phải được tiếp tục.
.
Tôi biết rằng đề tài này cũng được những người tham gia blog của tôi quan tâm.
.
Không thể hiểu được những cội nguồn của rất nhiều vấn đề của chúng ta, những khó khăn của nước Nga hôm nay  tách rời khỏi lịch sử phức tạp.
.
Nhưng một lần nữa tôi mong muốn được nói: không ai ngoài chính chúng ta, có thể giải quyết được những vấn đề của chúng ta. Dạy cho con em chúng ta sự tôn trọng pháp luật, tôn trọng những quyền con người, những giá trị cuộc sống con người, những nguyên tắc đạo đức bắt nguồn trong những truyền thống của dân tộc chúng ta và trong tôn giáo của chúng ta.
.
Không ai, ngoài chính chúng ta, có thể giữ gìn ký ức lịch sử và truyền lại ký ức ấy cho những thế hệ mới. – Kichbu -
-----

Không sống bằng dối trá Alexander Solzhenitsyn

Александр Солженицын. Кадр телеканала НТВ
Alexandr Solzhenitsyn
Photo: Ảnh kênh truyền hình HTB
In trên Washington Post, ngày 18/2/1974
Bản tiếng Việt đọc theo http://kichbu.multiply.com/journal/item/81/81
Linh Vũ dịch theo bản tiếng Anh từ
đây.

Toàn văn bài tiểu luận của Alexander Solzhenitsyn Không sống bằng dối trá Có lẽ đây là tiểu luận cuối cùng mà Solzehnitsyn viết trên quê hương mình trước khi Liên Xô sụp đổ, và được lưu truyền trong giới trí thức Moscow thời gian đó. Tiểu luận này được ghi ngày 12/2, cũng là ngày mà cảnh sát mật đột nhập vào căn phòng của ông và bắt giam ông. Ngày hôm sau ông bị trục xuất sang Tây Đức.

Tác phẩm chính và các bạn có thể đọc tại đây:
Một ngày của Ivan Demisovich (Aleksandr Solzhenitsyn)
Quần đảo Gulag (Aleksandr Solzhenitsyn)

-----
Память о национальных трагедиях так же священна, как память о победах
Д.МЕДВЕДЕВ: Сегодня – День памяти жертв политических репрессий. Прошло восемнадцать лет с тех пор, как этот день появился в календаре как памятная дата.
Я убеждён, что память о национальных трагедиях так же священна, как память о победах. И чрезвычайно важно, чтобы молодые люди обладали не только историческими знаниями, но и гражданскими чувствами. Были способны эмоционально сопереживать одной из величайших трагедий в истории России. А здесь не всё так просто.
Два года назад социологи провели опрос ¬– почти 90 процентов наших граждан, молодых граждан в возрасте от 18 до 24 лет, не смогли даже назвать фамилии известных людей, которые пострадали или погибли в те годы от репрессий. И это, конечно, не может не тревожить.
Невозможно представить себе размах террора, от которого пострадали все народы страны. Его пик пришёлся на 1937–1938 годы. «Волгой народного горя» называл Александр Солженицын бесконечный «поток» репрессированных в то время. На протяжении двадцати предвоенных лет уничтожались целые слои и сословия нашего народа. Было практически ликвидировано казачество. «Раскулачено» и обескровлено крестьянство. Политическим преследованиям подверглись и интеллигенция, и рабочие, и военные. Подверглись преследованиям представители абсолютно всех религиозных конфессий.
30 октября – это День памяти о миллионах искалеченных судеб. О людях, расстрелянных без суда и без следствия, о людях, отправленных в лагеря и ссылки, лишённых гражданских прав за «не тот» род занятий или за пресловутое «социальное происхождение». Клеймо «врагов народа» и их «пособников» легло тогда на целые семьи.
Давайте только вдумаемся: миллионы людей погибли в результате террора и ложных обвинений – миллионы. Были лишены всех прав. Даже права на достойное человеческое погребение, а долгие годы их имена были просто вычеркнуты из истории.
Но до сих пор можно слышать, что эти многочисленные жертвы были оправданы некими высшими государственными целями.
Я убеждён, что никакое развитие страны, никакие её успехи, амбиции не могут достигаться ценой человеческого горя и потерь.
Ничто не может ставиться выше ценности человеческой жизни.
И репрессиям нет оправданий.
Мы много внимания уделяем борьбе с фальсификацией нашей истории. И почему-то зачастую считаем, что речь идёт только о недопустимости пересмотра результатов Великой Отечественной войны.
Но не менее важно не допустить под видом восстановления исторической справедливости оправдания тех, кто уничтожал свой народ.
Правда и то, что преступления Сталина не могут умалить подвиги народа, который одержал победу в Великой Отечественной войне. Сделал нашу страну могучей индустриальной державой. Поднял на мировой уровень нашу промышленность, науку, культуру.
Принять своё прошлое таким, какое оно есть, – в этом зрелость гражданской позиции.
Не менее важно изучать прошлое, преодолевать равнодушие и стремление забыть его трагические стороны. И никто, кроме нас самих, этого не сделает.
Год назад, в сентябре, я был в Магадане. Мемориал Эрнста Неизвестного «Маска скорби» произвёл на меня глубокое впечатление. Он ведь был воздвигнут не только на государственные средства, но и на пожертвования.
Нам нужны такие музейно-мемориальные центры, которые будут передавать память о пережитом – из поколения в поколение. Безусловно, должна быть продолжена и работа по поиску мест массовых захоронений, восстановлению имён погибших, а в случае необходимости – их реабилитации.
Я знаю, что эта тема волнует и участников моего блога.
Вне сложной истории, противоречивой по сути истории нашего государства зачастую просто не понять корни многих наших проблем, трудностей сегодняшней России.
Но я ещё раз хотел бы сказать: никто, кроме нас самих, наши проблемы не решит. Не воспитает в детях уважение к закону, уважение к правам человека, к ценности человеческой жизни, к нравственным нормам, которые берут начало в наших национальных традициях и в нашей религии.
Никто, кроме нас самих, не сохранит историческую память и не передаст её новым поколениям.
 
--> Read more..

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2009

Đôi lời về văn hóa sống với du sinh Việt Nam ở Mỹ

ĐÔI LỜI VỀ VĂN HÓA SỐNG VỚI DU SINH VIỆT NAM Ở MỸ

BS Hồ Hải

Kichbu Copy and Post


Nhân câu chuyện du học sinh Hồ Quang Phương bị cảnh sát Mỹ đánh đập dã man và sự việc lên án của báo chí Việt Nam. Cũng như cháu Hồ Quang Phương nhờ luật sư để kiện ra ra tòa 4 cảnh sát Mỹ tham gia vào cuộc đánh. Với vốn hiểu biết nhỏ nhoi của mình tôi xin gửi đến các du sinh, đặc biệt, các du sinh Việt sang Mỹ ở tuổi trưởng thành một số hiểu biết của mình về văn hóa đối xử với cảnh sát Mỹ. Ngõ hầu sự việc đáng tiếc này không còn xảy ra nữa.

Văn hóa Mỹ là văn hóa du mục, duy lý. Khác với văn hóa Việt là văn hóa nông nghiệp, duy tình. Cách sống, quan hệ xã hội và pháp luật ở Mỹ không như ở Việt Nam. Nước Mỹ là nước tự do và dân chủ ai cũng rõ. Họ tự do vì họ là những con người ra đi từ những vùng miền chịu sự đàn áp của lề thói cũ, tụ hội về Mỹ để làm một xã hội mới theo tư tưởng phóng khoáng như tuyên ngôn độc lập mà họ ra viết năm 1776. Một tuyên ngôn độc lập mà có thể xem là hoàn hảo nhất nhân loại, đến nỗi cụ Hồ cũng phải vay mượn nó để viết bài
tuyên ngôn độc lập cho nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Họ tự do vì ở đó giống như con người và mãnh đất miền Nam Việt Nam mà tôi đã viết trong bài 300 năm xây và 30 năm phá. Thậm chí, họ còn có luật dùng súng. Chính vì thế, cảnh sát Mỹ phải chịu nhiều áp lực của những băng cướp có súng lớn, súng nhỏ, thậm chí cả bom. Và luật pháp Mỹ cũng cho cảnh sát có rất nhiều quyền. Họ cũng rất mạnh tay với tội phạm và ai bị tình nghi là tội phạm khi cần thiết. Cho nên bạn cần phải tôn trọng cảnh sát, không nên chống cự và cãi lại họ. Nếu muốn gì bạn có thể chờ khi ra tòa, còn chống và cãi lại họ, nguy hiểm sẽ đến với bạn là chuyện đương nhiên. Một câu nói mà nếu ai đã từng xem phim hình sự Mỹ thường thấy dịch ra: "Bạn có quyền giữ yên lặng. Mọi lời nói của bạn đều là bằng chứng trước tòa án". Chỉ lời nói thôi, không cần hành động sai đều là bằng chứng chống lại bạn trước tòa. Câu nói này thể hiện tất cả những gì tôi đã nói ở trên và sau đây.

Khi bạn đi xe phạm luật bạn nên vui vẻ nhận giấy phạt, không được đôi co hay chống đối. Và lúc nào trên khuôn mặt bạn cũng phải tươi cười với những câu nói: "Yes, Sir" hoặc "No, Sir". Nếu bạn thấy không công bằng thì hãy đợi đến ngày ra tòa. Nếu bạn đi xe bị chặn lại vào ban đêm. Bạn phải giảm tốc độ, bật đèn khẩn cấp. Bật sáng hết toàn bộ đèn trong xe. Báo cho cảnh sát biết là bạn đang chọn chỗ đậu có đèn sáng, hạ cửa kiếng xuống, nhưng không được ra khỏi xe và 2 tay phải để trên tay lái, chờ cảnh sát đến. Không nên rời tay khỏi tay lái trước khi cảnh sát yêu cầu bạn làm bất cứ chuyện gì. Vì ngược lại như thế bạn sẽ bị cảnh sát nghi ngờ rút súng bắn cảnh sát. Bạn nên hỏi cảnh sát trước là họ yêu cầu gì? bằng lái xe, thẻ bảo hiểm xe ... Chỉ được bước ra khỏi xe khi họ yêu cầu. Và phải làm tất cả những gì họ yêu cầu như: đưa 2 tay ra sau gáy, dạng chân thậm chí đưa tay vào còng mà không được phản kháng. Nếu không có vấn đề gì bạn sẽ được thả ra sau đó. Nhưng nếu bạn làm sai những gì tôi đã nói ở trên thì bạn có thể mất mạng. Dĩ nhiên, nếu cảnh sát bắn bạn vô lý, họ sẽ ở tù. Nhưng chờ họ ở tù thì bạn đã mất mạng vì không hiểu luật và văn hóa sống của Mỹ.

Không được uống chất có cồn khi lái xe. Nếu bạn bị tội này thì nếu bạn đã có thẻ xanh chờ vào quốc tịch thì bạn cũng bị trục xuất về Việt Nam. Tội này gọi là tội DWI (Driving while intoxicaed). Không nên cho ai đi nhờ. Dù bạn thấy một người đang hư xe dọc đường họ đón lại. Bạn chỉ có thể giúp họ kêu xe cứu hộ, chứ không nên cho đi hộ, ngoại trừ người quen biết. Nếu không bạn có thể bị cướp. Nếu bạn thấy 1 cô gái xinh đẹp đi trên đường dưới trời mưa hoặc nắng chang chang, bạn cũng không nên cho cô ta đi nhờ. Vì cô ta có thể sẽ tố cáo bạn là quấy rối tình dục.

Không nên quan hệ tình dục với bạn gái dưới 18 tuổi. Ngoại trừ bản thân bạn dưới 18 tuổi thì không sao. Nhưng, nếu bạn lớn hơn 18 tuổi mà quan hệ trẻ gái dưới 18 tuổi, dù bạn gái đó yêu cầu thì bạn cũng có thể mang tội hãm hiếp trẻ vị thành niên. Tội này thì xem như bạn vứt cuộc đời bạn xuống bùn khi bạn còn sống trên đất Mỹ. Dù bạn quan có quan hệ với bạn gái 18 tuổi, nhưng khi bạn gái đó nói "No" sau khi đã lột quần áo, thì bạn cũng phải ngưng ngay. Nếu không bạn sẽ bị tội "date rape". Tội date rape cũng nặng không thua gì bất kỳ tội hãm hiếp nào. Đừng bao giờ có suy nghĩ như ở Việt Nam là cô ta giả bộ, cứ tiến tới sẽ thành công. Nguy hiểm đấy.

Không nên thấy trẻ con Mỹ dễ thương (trẻ con Mỹ thì hầu hết đẹp như thiên thần) mà cho kẹo, bánh khi chưa có sự đồng ý của cha mẹ nó. Dù là con cháu của bạn. Không nên nựng trẻ con kiểu như ở Việt Nam là sờ ti bé. Làm như thế bạn sẽ bị kiện là xâm phạm tình dục trẻ em (child molesting) ở tù rất nặng.

Bạn không được hăm dọa bất kỳ ai bằng lời nói hay hành động, nhất là đối với dân bản xứ. Nói dong dài để rồi cuối cùng quay về vấn đề cháu Hồ Quang Phương. Sở dĩ cháu Phương bị gọi 119 là vì cháu đã dọa giết sinh viên Mỹ bản xứ bằng lời: "Nếu mà còn ở quê nhà tao thì tao đã giết mày rồi." Khi cảnh sát đến, Phương không tuân theo yêu cầu cảnh sát mà cứ đi theo cảnh sát. Nên cảnh sát nghi ngờ Phương sẽ tấn công cảnh sát. Nên cảnh sát phải tự vệ vì điều đó. Chưa hết cảnh sát còn nói là
Phương đã chống cự lại cảnh sát.

Câu chuyện không biết ai đúng, ai sai? Còn phải chờ điều tra rõ ràng. Nhưng trước đó, Phương cũng đã bị ăn đòn nhừ tử vì thiếu hiểu biết. Vấn đề còn lại là làm sao để Phương thắng kiện? Một người quen của tôi, sống ở Mỹ trên 30 năm, chưa thấy một luật sư người Việt Nam nào ở Mỹ thắng kiện trong loại vụ việc như thế này. Còn cho rằng muốn tương đương chứ chưa nói đến thắng kiện thì ít nhất Phương phải có 3 điều kiện tối thiểu sau:
1. Bằng chứng video tape đã có.
2. Cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ phải hết lòng ủng hộ từ xã hội đến các trường.
3. Phải thuê 1 luật sư giỏi người Mỹ. Còn luật sư người Việt dù có giỏi chưa chắc thành công. Ngay cả thuê những luật sư giỏi của Việt Nam ở Mỹ cũng chưa chắc thắng.

Cuối cùng cũng cầu mong cho cháu Phương được kiện, Nếu không được thắng theo kiểu buộc tội về mặt pháp lý đối với 4 cảnh sát (Criminal case), thì ít ra cũng được bồi thường tiền y tế (Civil case) là tốt lắm. Vì nó là con số có mơ thì cả một đời người cũng khó có thể làm ra. Nó lên đến cả triệu đô la Mỹ kim. Chính vì thế mà ở Mỹ rất dễ bị kiện tụng ra tòa. Đặc biệt, làm nghề y như tớ mà bị kiện, nếu không mua bảo hiểm thì chỉ có nước đi ăn cám. Cỡ như bác sĩ Tỵ giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định thì tù mọt gông và bị tước bằng từ lâu chứ không có
chuyện lùm xùm và bảo kê của một ai đó để tồn tại đến ngày hôm nay.
.
Mong rằng bài vết này có thể giúp ích cho các cháu du học sinh Việt Nam trên đất Mỹ. Chúc hạnh phúc.

----

Bài liên quan:

> Khi người Việt bị cảnh sát Mỹ đánh

http://hieuminh.wordpress.com/2009/10/28/3768/


--> Read more..

Về ý kiến của một người Mỹ về giáo dục ở Việt Nam

Về ý kiến của một người Mĩ về giáo dục ở Việt Nam

Kichu Copy and Paste

Giáo sư Neal Koblitz (Đại học Washington) mới viết một bài dài để phản bác lại những nhận xét của ông Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson trong báo cáo “Giáo dục bậc đại học ở Việt Nam: Khủng Hoảng và Phản Ứng” (bản tiếng Việt ở đây). Những ý kiến của Gs Koblitz được nhiều người chú ý và phản biện. Người ta chú ý một phần là ông đã và đang có gắn bó với Việt Nam, một phần khác là “nhân thân” của ông vốn là một nhà toán học có tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, có lẽ công bằng mà nói, tất cả những phản biện của những người từng theo dõi tình hình giáo dục ở Việt Nam đều không đánh giá cao những nhận xét của Gs Koblitz. Có người khuyên thẳng rằng ông “Đừng nên ngụy biện nữa!” Lại có người tinh vi hơn với tựa đề rất hay mà chính xác: "Nhà vua chết rồi, Hoàng đế vạn tuế!"

Vậy ông Koblitz viết gì mà bị nhiều người phản đối như thế? Tôi đã đọc ý kiến của ông Koblitz vài lần, cố gắng tìm những điểm chính trong bài viết, nhưng tôi thất bại. Tôi chẳng tìm thấy một điểm nào đáng nói một cách nghiêm chỉnh, và cũng chẳng tìm thấy bất cứ một dữ liệu gì đáng tin cậy. Mở đầu bài viết, Koblitz mô tả sơ qua về lịch sử và bối cảnh ra đời của nền giáo dục Việt Nam, nhấn mạnh đến sự thất bại của người Pháp đã để lại “một thể chế giáo dục đại học rất yếu kém để làm nền móng xây dựng”, nhưng ông cũng không quên ghi nhận rằng nền giáo dục bảo hộ của Pháp cũng đào tạo được một vài nhà khoa học (thật ra, phần lớn là nhà toán học chứ không phải “nhà khoa học”) cho Việt Nam. Ông đánh giá cao chương trình đào tạo ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ, và cho rằng ông Vallely và Wilkinson đã miệt thị những người được đào tạo trong hệ thống này. Ông cho rằng nền giáo dục của Mĩ chẳng có gì hay, hay nếu có những nhà khoa học tài danh cũng chỉ do thu hút nhân tài từ nơi khác! Ông đánh giá cao thành tựu của chính sách Đổi mới. Ông phản bác những nhận xét của Vallely và Wilkinson về đặt nặng chương trình dạy chính trị trong các đại học ở Việt Nam. Từ đó, ông khuyên Việt Nam không nên cải cách giáo dục theo mô hình của Mĩ, và đề ra 8 kiến nghị cho cải cách giáo dục. Nói tóm lại, Koblitz cho rằng những nhận xét của Vallely và Wilkinson về tình hình giáo dục ở Việt Nam là phiến diện, nền giáo dục của Mĩ chẳng có gì để học hỏi, và Việt Nam nên tăng cường chi tiêu cho giáo dục, đặc biệt là học toán nhiều hơn nữa, khuyến khích phụ nữ và người thiểu số đi học, đi tham gia các kì thi Olympic về … toán. Đọc qua bài "ý kiến" của Gs Koblitz tôi thấy một số điểm cần xem lại như trình bày dưới đây. Đây không phải là những gì phải tranh luận, bởi vì tôi chỉ nói chuyện thực tế.

Thứ nhất là thái độ tranh luận của ông Koblitz có vấn đề. Điều đáng chú ý trong ý kiến của gs Koblitz là ông tỏ ra thái độ rất hằn học với những nhận xét của Vallely và Wilkinson, mà ông cho là “trịch thượng”, “dạy bảo”, “miệt thị”, “kiêu căng” và “thực dân kiểu mới”. Không dừng ở những từ ngữ như thế, Koblitz còn tỏ thái độ xem thường hai tác giả Vallely và Wilkinson qua câu “Các tác giả [chỉ Vallely và Wilkinson] đã quá tự tin thái quá một cách sai lầm vào kiến thức cao cả của mình”. Rồi ông làm một kiểm tra lí lịch của Vallely và Wilkinson và “phát hiện” rằng hai người này không có học vị tiến sĩ, chưa bao giờ dạy đại học! Ở đây, chúng ta phải ngạc nhiên là một người với chức danh giáo sư đại học mà lại sử dụng đến thủ thuật ngụy biện (ad hominem hay công kích cá nhân) sơ đẳng đến như thế! Tôi tự hỏi tại sao lại đi tấn công cá nhân hai tác giả Vallely và Wilkinson trong khi chủ đề là cải cách giáo dục ở Việt Nam? Có phải vì ông muốn đánh lạc hướng vấn đề bằng cách hạ bệ cá nhân?

Hình như ông Koblitz cho rằng chỉ có những người có bằng tiến sĩ hay phải là giáo sư đại học thì mới có quyền phát biểu về cải cách giáo dục. Ông viết một cách miệt thị như sau: “Nếu một người nào đó có một tấm bằng thạc sĩ hành chính công cộng, hoặc đã từng theo các khóa học đại học về lịch sử và ngôn ngữ Việt Nam thì liệu anh ta có đủ trình độ để chỉ bảo cho chính phủ Việt Nam nên làm gì hay không? Liệu anh ta có đủ tư cách để đưa ra các phán xét tiêu cực về các nhà khoa học và quan chức đã từng theo học ở các nước xã hội chủ nghĩa hay không?” Tôi đoán nếu câu trả lời mà ông có trong đầu là “không”, thì người ta cũng có thể sử dụng cách lập luận đó để nhận xét kiểu [ví dụ] như: “ông Koblitz -- chỉ là một giáo sư toán – làm sao ông có đủ tư cách để nhận xét về hoạt động khoa học, về chính sách giáo dục.” Nhưng cách lập luận đó là ngụy biện. ngụy biện loại ad verecundiam. Một giáo sư toán có thể dạy toán tốt, nhưng không phải là một người lí tưởng để đánh giá hiệu quả của dạy toán; người đánh giá hiệu quả hơn và khách quan hơn là người “ngoài cuộc” như một nhà quản lí chẳng hạn. Cựu thủ tướng Pháp Georges Clemenceau có nói một câu với hàm ý rằng chiến tranh rất ư là quan trọng để có thể giao tất cho các tướng lãnh điều hành. Quan điểm này cũng có thể áp dụng cho giáo dục quá quan trọng và không thể giao cho các giáo sư toàn quyền quyết định. Tôi chợt nhớ đến đợt tổng duyệt và cải cách nền khoa học của Úc cách đây hơn chục năm, và người được chính phủ Úc giao quyền chủ trì chương trình là một ông tổng giám đốc tập đoàn khoáng sản (với văn bằng cử nhân), thay vì một nhà khoa học hay một giáo sư. Hiệu trưởng đại học UNSW hiện nay thậm chí không có bằng tiến sĩ, và xuất thân là một tổng giám đốc tập đoàn báo chí. Xin đừng nghĩ rằng chỉ vì mình làm trong một trường đại học để tự cho mình tư cách để nhận xét về đại học, và xem người ngoài đại học như là những kẻ thất học không xứng đáng để tham gia vào tranh luận.

Thứ hai là những ý kiến của ông Koblitz rất chủ quan và thiếu dữ liệu. Trái với bản báo của của Vallely và Wilkinson có những dữ liệu rõ ràng về tình trạng khoa học ở Việt Nam, Koblitz thường dựa vào cảm tính chủ quan để nhận xét. Thật vậy, ông chỉ dựa vào “ấn tượng” (“Theo ấn tượng của tôi thì nhìn chung họ được đào tạo tốt”). Bất cứ ai, kể cả tôi, cũng có ấn tượng như ông Koblitz, nếu chỉ nhìn qua những danh xưng và bằng cấp của họ. Nhưng ấn tượng là một chuyện, còn thực tế là một chuyện khác. Không ai dựa vào ấn tượng để mà đi đến kết luận. Tôi cho rằng một thái độ chủ quan như thế không nên có trong tranh luận.

Biện minh cho việc Việt Nam không có một bằng sáng chế nào được đăng kí, ông cho rằng vì Việt Nam cũng như các nước đang phát triển không có một công ti kĩ nghệ về sáng tạo kĩ thuật nên không cần đăng kí bằng sáng chế. Nếu thế thì ông giải thích sao Úc cũng tích cực và khuyến khích nhà khoa học đăng kí bằng sáng chế trong khi Úc không có một công ti sản xuất dược như Âu châu hay Mĩ; tại sao các nước như Thái Lan và Phi Luật Tân có nhiều bằng sáng chế hơn Việt Nam mà những nước này cũng đâu có các công ti công nghệ cao. Nhìn như thế để thấy rằng biện minh của ông Koblitz quá phiến diện và có phần … ngụy biện. Ấy thế mà ông nặng lời phê phán rằng Vallely và Wilkinson hiểu sai ý nghĩa của sáng chế, mà theo ông là “Mục đính của bằng sáng chế là bảo vệ sự sáng tạo trong khu vực tư nhân, nói rõ hơn, là để đảm bảo cho các công ty thu được lợi nhuận từ những cải tiến mà các nhà nghiên cứu của họ đề xuất.” Là người từng có dịp đăng kí bằng sáng chế, tôi có thể nói chính ông Koblitz mới là người chưa hiểu hết mục đích của bằng sáng chế. Bằng sáng chế đâu phải chỉ giới hạn trong các công ti tư nhân, mà còn rất phổ biến trong các đại học và viện nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu khoa học là gì nếu không là công bố bài báo khoa học và phát minh, mà phát minh thì phải đăng kí bản quyền của mình. Đăng kí bằng sáng chế để bảo vệ sản phẩm tri thức của nhà khoa học, cho phép nhà khoa học khai thác sáng chế của mình qua [chẳng hạn như] thương mại hóa, và qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế. Bằng sáng chế và ấn phẩm khoa học là một thước đo quan trọng của một nền khoa học mà cộng đồng khoa học chấp nhận. Có thể những người làm tóan như ông Koblitz không quan tâm đến bằng sáng chế, nhưng những người làm khoa học thì bằng sáng chế là một chỉ tiêu trong sự nghiệp của họ.

Thứ ba, có lẽ vì chủ quan và thiếu dữ liệu nên ông Koblitz trở nên hời hợt, phiến diện, và thiếu thực tế trong những nhận xét của mình. Chẳng hạn như ông cho rằng những người được đào tạo trong các nước xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu là “tốt”, nhưng thế nào là “tốt” vẫn còn là một câu hỏi lớn. Hình như ông Koblitz không hay chưa nghe đến hiện tượng “bằng hữu nghị” của thế giới xã hội chủ nghĩa cũ cấp cho nhau, mà người dân phía Bắc từng hài hước nói đại khái như dẫn một con bò sang Liên Xô, sau vài năm nó cũng có bằng phó tiến sĩ (cái bằng mà nay đã đương nhiên thành “tiến sĩ”). Tôi biết câu nói dân gian đó không công bằng chút nào cho những người có thực học, nhưng khổ nỗi đó là tình trạng vàng thau lẫn lộn, một hệ quả của những "dao động" trong lịch sử giáo dục Việt Nam.

Tôi không khỏi mỉm cười khi đọc được đoạn văn này: “Nó [chỉ văn bằng Master of Public Administration của ông Vallely] không có ý nghĩa như trình độ Thạc sĩ về một lĩnh vực khoa học, và tất nhiên là còn kém xa một Tiến sĩ (Ph.D.) hay là bằng Candidate của Liên Xô.” Tôi không biết ông Koblitz đã từng gặp những người phó tiến sĩ, tiến sĩ, thậm chí giáo sư được đào tạo trong các nước XHCN như Liên Xô cũ không nói và viết được tiếng Nga, không viết nổi một đề cương nghiên cứu, thậm chí không viết nổi một bài luận văn một cách nghiêm chỉnh. Tôi dám cam đoan với ông Koblitz rằng trình độ master của ông Vallely còn hơn gấp chục lần nhiều (không dám nói tất cả) những phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) được đào tạo từ các nước XHCN. Theo đánh giá của tôi, bản báo cáo của Vallely còn súc tích, chặt chẽ và logic hơn gấp 10 lần là những ý kiến trong bài của Gs Koblitz. Tôi có thể lặp lại nhận xét đó nhiều lần mà không thấy ngượng ngùng là đã ca ngợi Vallely.

Phản bác lại nhận xét về nội dung quá nặng cho các môn học chính trị ở đại học Việt Nam, Koblitz viết rằng ngay cả “Viện Ash ở Harvard của ông Vallely, người ta dễ có cảm giác rằng việc truyền bá chính trị chiếm tới 100%”. Nhưng hình như ông Koblitz không phân biệt nỗi Viện Ash ở Harvard là một trường chính trị - xã hội học, còn điều mà báo cáo Vallely đề cập đến là tất cả các ngành đại học, chứ chẳng riêng gì chính trị học. Ông Koblitz chắc chưa ghé qua các trường y lớn ở Việt Nam, trong chương trình “khoa học cơ bản” có đến 30% (chứ không phải 25%) là các môn như Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, v.v… Ông Koblitz nghĩ sao về những môn này được dạy trong trường y? Ông Koblitz có thể làm thử một điều tra xem sinh viên nghĩ gì về những môn học này, thì chắc ông sẽ có một kết quả tiêu cực. Nếu những môn học này dạy trong các học viện chính trị thì chẳng có gì phải đáng bàn, nhưng ở đây những môn học này được dạy trong tất cả các trường đại học và các ngành khoa học, làm hao tổn thời gian cho sinh viên. Nó còn làm cho chương trình đào tạo nặng nề một cách không cần thiết. Theo tôi biết, không có một trường y nào ở Mĩ hay phương Tây hay Thái Lan có những môn học chính trị như trên.

Tính phiến diện của Koblitz thể hiện rõ nét nhất qua những cái nhìn của người làm toán, mà chẳng quan tâm đến “bức tranh lớn” hơn ngoài ngành toán. Chẳng hạn như ông đề nghị “Cấp học bổng cho sinh viên ở bậc cao học (Master) trong các ngành toán hoc và khoa học”, hay “Cấp kinh phí cho các chương trình mùa hè dành cho các sinh viên tài năng (ví dụ như những sinh viên có kết quả tốt trong các kỳ thi Olympic toán)”. Hình như ông chỉ nhìn thấy toán, và chỉ toán mới đưa nền giáo dục đại học Việt Nam thoát khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay. Nếu thế thì tôi e rằng ông lầm. Trong số 3456 bài báo khoa học được đăng trên các tập san quốc tế xuất phát từ Việt Nam trong thời gian 1996-2005, 25% là thuộc ngành y sinh học, chỉ có 11% là ngành toán và 12% từ ngành vật lí. Ngoài ra, phân tích của tôi cho thấy 44% công trình về toán và 31% công trình vật lí từ Việt Nam chưa bao giờ được ai trích dẫn (tỉ lệ này trong ngành y sinh học là 18%). Tuy chỉ số trích dẫn còn tùy thuộc vào văn hóa ngành, nhưng hai sự thật này nói lên rằng ngành y sinh học mới cống hiến nhiều cho hoạt động khoa học Việt Nam. Để cải tiến và nâng cao khoa học Việt Nam, theo tôi, cần phải nhấn mạnh đến các lĩnh vực như kĩ thuật (engineering), nông nghiệp, khoa học vật liệu, hóa học, công nghệ sinh học, y sinh học, dược học hơn là ngành toán. Thật vậy, đã có nghiên cứu mối tương quan giữa phát triển kinh tế và khoa học, và kết quả luôn nhất quán cho thấy phát triển khoa học ứng dụng và công nghệ (chứ không phải toán) có mối tương quan mật thiết với tỉ lệ phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế và khoa học dẫn đến phát triển toán, chứ không phải ngược lại. Một người Trung Quốc từng đoạt giải Nobel mới phát biểu ở Trung Quốc rằng tập trung tài lực vào chiếm những giải thưởng Olympic đó chẳng giúp ích gì cho khoa học. Do đó, tôi nghĩ rằng những kiến nghị của ông Koblitz chẳng những phiến diện mà còn thiếu cơ sở khoa học.

Thứ tư và có lẽ là điểm quan trọng nhất là ông Koblitz không dám nhìn thẳng vào vấn đề mà chỉ vòng vo những chuyện chẳng liên quan gì đến tình trạng giáo dục đại học hiện nay. Ông để cho đầu óc mình lang thang với những chuyện như Mĩ là thủ phạm về tệ nạn mại dâm, lối sống sa đoạ, trụy lạc ở miền Nam trước 1975; chuyện lá thư của một người bạn ông làm cho công ti Intel; chuyện Đổi mới và cái giải thưởng [rất ít người biết đến] Kovalevskaia của ông. Lang thang trong những chuyện như thế, ông quên mất những vấn đề bức xúc của giáo dục đại học mà báo cáo của Vallely và Wilkinson nêu lên. Xin nhắc lại ông những vấn đề đó là:

* Chất lượng đào tạo. Việt Nam chưa có một đại học nào được đánh giá cao trên trường quốc tế. Trong bất cứ danh sách đánh giá đại học nào trên thế giới, không có một đại học nào của Việt Nam lọt vào top 200.

* Đại học mọc lên tràn lan thiếu kiểm tra chất lượng đào tạo. Mặc cho chất lượng đào tạo kém như hiện nay, hàng trăm đại học liên tiếp được thành lập trên khắp nước. Có người mỉa mai nói đại học mọc lên như nấm sau cơn mưa! Mới đây công chúng mới “kinh hoàng” về tình trạng của Đại học Phan Thiết. “Đại học Phan Thiết” đã trở thành biểu tượng cho những đại học không đủ cơ sở vật chất mới được thành lập trong vài năm gần đây.

* Năng suất khoa học của các đại học và viện nghiên cứu Việt Nam còn quá kém. Trong thời gian 10 năm (từ 1996-2005), các nhà khoa học Việt Nam chỉ công bố 3.456 công trình nghiên cứu khoa học trên các tập san quốc tế. Đặt mối tương quan giữa con số này với số lượng giáo sư và phó giáo sư (những người đáng lẽ phải nghiên cứu khoa học), trung bình mỗi giáo sư và phó giáo sư nước ta công bố 0,58 bài báo trong vòng 10 năm qua! Con số ấn phẩm khoa học từ Việt Nam đã ít, nhưng khi so với các nước khác trong vùng thì thuộc vào hàng thấp nhất. Thật vậy, số lượng công bố quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam chỉ bằng 1/5 số lượng từ Thái Lan (14.594 bài trong cùng thời gian), 1/3 Malaysia (9.742 bài), 1/14 Singapore (45.633 bài). Ngay cả so với Indonesia (4.389 bài) và Philippines (3.901 bài), con số công bố quốc tế của Việt Nam cũng thấp hơn.

* Tiêu chuẩn đánh giá hoạt động khoa học của đại học chưa dựa vào các chuẩn mực quốc tế. Những chuẩn mực cung cấp kinh phí nghiên cứu, tiêu chuẩn đánh giá công trình nghiên cứu, tiêu chuẩn đề bạt giáo sư, v.v… ở Việt Nam hiện nay không phù hợp với các chuẩn mực và tiêu chuẩn của cộng đồng khoa học quốc tế. Cơ cấu tuyển chọn giáo sư và đề bạt giáo sư còn đặt nặng vào lí lịch, chưa dựa vào các tiêu chuẩn khách quan về năng lực. Chính vì những sơ hở này, những chuẩn mực chẳng giống ai đó đã và đang làm trì trệ cải cách giáo dục và làm giảm hiệu năng của nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.

* Tình trạng “tiến sĩ giấy”và “giáo sư dỏm” đang càng ngày càng trở thành một quốc nạn giáo dục. Trong khi quốc nạn này chưa được khắc phục, mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn còn muốn đào tạo thêm 20 ngàn tiến sĩ! Cả nước có trên 376 trường đại học và cao đẳng (con số này vẫn còn gia tăng), nhưng chỉ có trên dưới 320 giáo sư!

* Đại học Việt Nam thiếu tự quản. Đại học Việt Nam chịu sự quản lí chặt chẽ từ trung ương, một mô hình quản lí mà phần các nước trong vùng và trên thế giới đã bỏ (vì thiếu hữu hiệu) từ những năm trong thập niên 1990s.

* Chất lượng sinh viên càng ngày càng thấp. Cộng với vấn đề thiếu thốn cơ sở đào tạo là vấn đề chất lượng đào tạo, và xuống cấp trong các trường hiện tại. Theo một nghiên cứu về kĩ năng tiếng Việt trong các sinh viên khoa ngữ văn năm 1997-1998 tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, trong số 752 sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư (những cử nhân văn chương tương lai), chỉ có 45% đạt yêu cầu về chính tả và 26% đạt yêu cầu về cú pháp.

* Ngay cả “đầu ra” – sinh viên tốt nghiệp cũng kém về trình độ chuyên môn và kiến thức. Trong một cuộc hội thảo với chủ đề "Toán, lí, hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" trước đây vài năm, một đại biểu của Hội Toán học Việt Nam đánh giá trình độ sinh viên tốt nghiệp trong nước như sau: "Có thể nói không quá đáng rằng, trình độ đại học hiện nay chỉ bằng đại học đại cương (hai năm đầu của đại học nước ngoài), cao học bằng đại học, và phó tiến sĩ chỉ bằng cao học".

Do đó, sinh viên ra trường chưa đảm nhận được công việc mà đáng lẽ những người được đào tạo như thế phải làm được. Một viên chức người Việt thuộc Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) nhận xét: "Hệ thống GD-ĐT [giáo dục và đào tạo] lâu nay của Việt Nam còn bất cập. Tỉ lệ người được đào tạo ra đạt tiêu chuẩn quốc tế là rất ít." Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở trong nước, hàng năm có khoảng 20.000 sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng. Trong số này, chỉ có 50% sinh viên tốt nghiệp kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp; và trong số tìm được việc, chỉ có 30% tìm được việc đúng ngành nghề. Ngay cả những sinh viên đã tìm được việc làm, họ đều phải được huấn luyện lại, nhất là ở các công ti ngoại quốc. Theo nghiên cứu của bà Maureen Chao thuộc Trường Đại học Seattle (Mĩ), trong nhiều công ti liên doanh với Việt Nam, như Intel chẳng hạn, hầu hết sinh viên Việt Nam đều phải được đào tạo lại cả về chuyên môn lẫn kĩ năng giao tiếp!

Danh sách những vấn đề này thật ra là chưa đầy đủ. Nhưng chỉ bao nhiêu đó cũng để thấy rằng hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam đang ở trong tình trạng khủng hoảng. Không còn danh từ nào thích hợp hơn là “khủng hoảng” để mô tả tình trạng này. Nhưng tình trạng này ai cũng biết, từ cựu thủ tướng và cựu bộ trưởng giáo dục đến người dân thường đều cho rằng Việt Nam cần một cuộc cải cách toàn diện về giáo dục.

Trong bài “ý kiến” của Gs Koblitz, ông không có một dòng nào bàn đến các vấn đề trên. Thay vào đó ông có vẻ đổ thừa cho Mĩ. Chẳng hạn như đoạn này ( “Sự tàn phá của người Mỹ không phải chỉ ở khía cạnh vật chất mà còn cả về mặt văn hoá, đặc biệt là ở miền nam, nơi đã chịu đựng sự chiếm đóng của quân đội Mỹ trong suốt 11 năm. Tiền bạc của họ đã nuôi sống các tệ nạn như mại dâm, nghiện hút, và tham nhũng với qui mô khủng khiếp. Giống như vũ khí của Mỹ mang lại sự tàn bạo và chết chóc, tiền bạc của Mỹ đã ăn dần ăn mòn các cơ cấu văn hoá và xã hội Việt Nam ở phía nam vĩ tuyến 17”), rõ ràng là ông lạc đề. Nhưng cũng xin lạc đề với ông một chút: tôi và những người cùng thế hệ với tôi (và thế hệ đàn anh đàn chị của tôi) là sản phẩm của hệ thống giáo dục dưới sự bảo trợ của Mĩ đấy. Nhưng rất may là chúng tôi không trở thành những kẻ “mại dâm, nghiện hút, tham nhũng”, mà là những người có ích cho xã hội và đã đóng góp một phần cho Việt Nam. Xin nói thêm với ông rằng những người từng được đào tạo trong cái chế độ do Mĩ bảo trợ đó hiện nay là những chuyên gia, kĩ sư, bác sĩ, luật sư, giáo sư giỏi ngay tại quê hương của ông. Nếu xem đó là “outcome” thì tôi nghĩ hệ thống giáo dục ở miền Nam trước 1975 đâu đến nỗi tệ. Hệ thống giáo dục ở miền Nam trước 1975 chắc chắn là có tham ô, hối lộ, và gian lận trong thi cử, nhưng mức độ chắc chắn là không tràn lan như một quốc nạn hiện nay. Thời đó không có tiến sĩ dỏm, không có kĩ sư dỏm, không có bác sĩ dỏm, thầy cô dỏm, và những người tốt nghiệp đại học (ít lắm) đều được công chúng kính trọng (chứ không mỉa mia, dè bĩu như hiện nay).

Thú thật, đọc đoạn văn trên của ông Koblitz tôi thấy quen quen, vì những năm sau 1975 những loại tố khổ kiểu này nhan nhãn trên báo chí. Điều đáng nói là những tệ nạn xã hội mà ông gán ghép cho Mĩ đó lại xảy ra ngay hiện nay ở Việt Nam với một cường độ gấp chục lần so với trước kia. Không biết ông sẽ gán ghép những tệ nạn xã hội này cho ai?

Tóm lại, những ý kiến của Gs Koblitz tuy rất cần thiết cho những thảo luận đa chiều về cải cách giáo dục đại học, nhưng sự hữu dụng của nó chỉ dừng ở đó, bởi vì nội dung bài “phản biện” của ông quá chủ quan, thiếu dữ liệu, hời hợt và phiến diện. Điều đáng tiếc là ông không chịu nhìn thẳng vào những vấn đề và thảo luận, mà lại sử dụng những thủ thuật tấn công cá nhân và ngụy biện. Chính vì những đặc điểm này mà những lí giải và đề nghị của ông hoàn toàn thiếu tính thuyết phục.

Ông khuyên Việt Nam không nên theo mô hình đại học Mĩ vì theo ông là quá tốn kém, nhưng tôi lại thấy trên thế giới này những đại học cải tổ theo mô hình Mĩ đều thành công. Chỉ xin dẫn vài ví dụ tiêu biểu. Thái Lan theo mô hình đại học Mĩ và đã xây dựng được một hệ thống giáo dục đại học có uy tín trong vùng như hiện nay. Năm 1998, Trung Quốc quyết tâm thực hiện “Dự án 985” mà theo đó họ tạo ra một quĩ nghiên cứu khoa học theo mô hình Mĩ cho các trường đại học nghiên cứu để nâng cao nền khoa học, và họ đã thành công mĩ mãn: số lượng ấn phẩm từ Trung Quốc qua dự án này tăng gấp 4 lần chỉ trong vòng 10 năm. Song song và cùng với “Dự án 985” của Trung Quốc là dự án “Brain Korea 21” của Hàn Quốc. Dự án “Brain Korea 21” chi ra 1,4 tỉ USD để xây dựng một số đại học của họ thành “world class” (đẳng cấp quốc tế). Chỉ trong vòng 10 năm sau khi dự án này được thực hiện, số lượng ấn phẩm khoa học của Hàn Quốc tăng gấp 5 lần. Như tôi nói, tất cả những nước này (và còn nhiều nước khác nữa) đều cải cách giáo dục đại học theo mô hình Mĩ và họ đã thành công. Cố nhiên, nền giáo dục đại học của Mĩ cũng có nhiều vấn đề, nhiều bất cập (như ông đã chỉ ra tuy không thuyết phục mấy), nhưng hệ thống giáo dục đại học Mĩ vẫn được xem là thuộc vào hàng tốt (hay có người nói là tốt nhất) thế giới. (Để tôi “khai báo” cái “conflict of interest” của tôi nếu có ai nghi ngờ tôi viết câu đó: tôi được đào tạo từ Việt Nam và từ Úc, chứ không phải từ Mĩ nhé). Xem ra lời khuyên của ông Koblitz đừng theo Mĩ có lẽ là một lời khuyên chí tình chí nghĩa của cá nhân ông, nhưng theo tôi là không phải lời khuyên tốt.

Phát triển giáo dục đại học đã trở thành một quốc sách của Việt Nam trong thời kì Đổi mới, nhưng cho đến nay sau hơn 20 năm Đổi mới, giáo dục vẫn chưa đổi mới theo kịp phát triển kinh tế. Thế nhưng trong thời đại kinh tế tri thức và trong môi trường cạnh tranh có tính toàn cầu, Việt Nam cần phải phát huy tiềm năng của trí tuệ của dân chúng, cần phải huy động nguồn nội lực trí tuệ để tránh khỏi bị lệ thuộc vào trí tuệ của người khác, hay tránh bị rơi vào tình trạng tụt hậu, nô lệ tri thức. Kinh nghiệm phát triển ở các nước trong vùng như Nam Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba, Thái Lan, và Mã Lai cho thấy cái mẩu số chung là họ đã chú trọng vào giáo dục và đào tạo. Chúng ta cần phải nhìn thẳng vào vấn đề, chứ không nên bị ru ngủ bằng những lời đường ngọt của những người như Gs Koblitz.

Người Tây phương khi đến thăm Việt Nam đều ghi nhận một điều rằng Việt Nam là một nước có một nguồn nội lực rất lớn chưa được khai thác: con người Việt Nam. Nếu được khai thác, Seth Mydans, kí giả của tờ New York Times, cho rằng Việt Nam sẽ “làm cho các nước Á châu khác phải tủi thẹn.” Thực vậy, đức tính ham học của người Việt Nam gần như là một nét văn hóa, được chính thức ca ngợi trong các diễn đàn quốc hội ở ngoại quốc. Nhiều người ở trong nước xưa kia chỉ là những học sinh trung bình, thậm chí kém, nhưng khi ra nước ngoài, đã đạt được nhiều thành tích ngoạn mục trong các sân trường đại học hàng đầu ở Mĩ và các nước Tây phương khác. Nhưng cũng những con người đó mà ở Việt Nam thì sẽ khó mà phát huy được tiềm năng của mình. Do đó, Việt Nam rõ ràng cần tạo môi trường giáo dục đại học tốt cho công dân, một điều mà cho đến nay ngay cả cựu thủ tướng Phan Văn Khải cũng thú nhận là “thất bại”. Nói ra cũng bằng thừa (vì bất cứ ai quan tâm đến Việt Nam đều biết) nhưng cũng cần lặp lại ở đây rằng nền giáo dục đại học của Việt Nam cần một cuộc cách mạng, cần đổi mới tận gốc, đổi mới từ hệ thống để khai thác được tiềm năng của người Việt Nam và góp phần đưa Việt Nam lên một nấc cao hơn trên trường quốc tế.

NVT
 
----
Nguồn: http://tuanvannguyen.blogspot.com/2009/10/ve-y-kien-cua-mot-nguoi-mi-ve-giao-duc.html
 
--> Read more..

Một người Somali cưới cô gái ít hơn mình 95 tuổi

 

29.10.2009, 11:16:45

Гости на сомалийской свадьбе. Фото с сайта biyokulule.com

Khách tham dự đám cưới ở Somali-Гости на сомалийской свадьбе. Фото с сайта biyokulule.com

Một người Somaly cưới cô gái ít hơn mình 95 tuổi

Сомалиец женился на женщине на 95 лет младше его

Kichbu theo http://lenta.ru/news/2009/10/29/wife/

 

map

Kichbu  

 

Một người sống lâu ở Somalia đã cưới một cô gái 17 tuổi. Hãng BBC News

hôm 29 tháng mười đưa tin.

.

Muhamed Ahmed Dore, theo lời của chính ông, năm nay 112 tuổi đã kết hôn với cô gái cùng làng Safia Abdulleh. Dore khẳng định rằng cô gái lấy ông làm chồng vì tình yêu. Kinh nghiệm sống phong phú của đã làm cô gái mê mẩn. Gia đình cô dâu nói rằng cô gái vui lòng với cuộc hôn nhân của mình.

.

Dore nói rằng ông đã thích Abdulleh đã từ lâu, và ông đã đợi một vài năm nay chờ khi cô lớn lên. “Hôm nay thánh Alla đã giúp tôi biến giấc mơ của mình thành hiện thực”, - ông nói trong đám cưới.

.

Abdulleh – không phải là người vợ đầu tiên của người đàn ông Somali có tuổi này. Ông đã có 18 đứa con từ năm bà vợ. – Kichbu

---

Сомалиец женился на женщине на 95 лет младше его

Сомалийский долгожитель женился на 17-летней девушке. Об этом 29 октября сообщает BBC News.

Мухамед Ахмед Доре, которому, по его собственным словам, 112 лет, женился на своей 17-летней односельчанке Софии Абдуллех. Доре утверждает, что девушка вышла за него по любви. Очаровать ее ему помог богатый жизненный опыт. Семья невесты подтвердила, что девушка рада своему браку.

Доре заявил, что Абдуллех понравилась ему уже давно, и он несколько лет ждал, когда она подрастет. "Сегодня Аллах помог воплотить мою мечту", - заявил он на свадьбе.

Абдуллех - не первая супруга пожилого сомалийца. Он уже имеет 18 детей от пяти жен.

Ссылки по теме
- Somali man, '112', weds girl, 17 - BBC News, 29.10.2009
- 107-летняя малайка начала поиски 23-го мужа – Lenta.ru, 14.09.2009
- Восьмилетняя девочка получила развод с третьей попытки – Lenta.ru, 01.05.2009
- 107-летняя китаянка озаботилась поиском жениха – Lenta.ru, 12.01.2009
- Пакистанская полиция пресекла свадьбу двух детей – Lenta.ru, 31.10.2008


--> Read more..

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2009

Ô. DƯƠNG TRUNG QUỐC PHÊ BÁO CÁO CỦA CHÍNH PHỦ CHƯA "TẢ CHÂN". . http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/200910/Quoc-hoi-phe-bao-cao-Chinh-phu-chua-ta-chan-875943/

--> Read more..

Những vấn đề Tây Nguyên

Những vấn đề Tây Nguyên

Hà Văn Thùy


Trước đây, khi nói rằng: “Ai làm chủ Tây Nguyên sẽ làm chủ Đông Dương”, có lẽ người Pháp mới nghĩ tới vị trí chiến lược của vùng đất này. Nay, trong hoàn cảnh mới của thế giới và khu vực, Tây Nguyên càng quan trọng hơn không chỉ về quân sự mà còn vì nhiều mặt khác. Trong tham luận này, tôi xin phát biểu về một số vấn đề Tây Nguyên.

1. Vấn đề con người

Một câu hỏi từ lâu được đặt ra: những sắc tộc đang sống trên Tây Nguyên là ai, họ từ đâu tới và quan hệ thế nào với bộ phận đa số là người Kinh chúng ta? Cho tới cuối thế kỷ trước, trong nhiều người vẫn tồn tại quan niệm từ các học giả người Pháp: Khoảng thế kỷ IV TCN, bị người Hán đánh đuổi, người Việt (Kinh) từ phía nam sông Dương Tử chạy xuống đất Việt Nam, chiếm đất của người Nguyên Đông Dương (Proto-Indochinien) xây dựng nước Văn Lang. Do bị chiếm đất, đẩy lên địa bàn rừng núi, người bản địa trở thành những sắc tộc thiểu số. Một kiến thức như vậy đã trở thành mặc cảm nặng nề trong lịch sử, tinh thần, tâm linh của chúng ta.

Sang thế kỷ này, nhờ những phát hiện mới nhất về cội nguồn và con đường chiếm lĩnh Trái đất của loài người, chúng ta có nhận thức hoàn toàn mới về quá trình hình thành dân cư trên đất Việt Nam. Xin được trình bày vắn tắt như sau:

Khoảng 70.000 năm trước, người khôn ngoan Homo sapiens từ châu Phi theo con đường ven biển Ấn Độ, Pakistan tới miền Trung và Bắc Việt Nam. Lúc này đang trong Kỳ Băng hà, mực nước biển thấp hơn hôm nay 130 met. Nhờ vị trí địa lý nên Đông Nam Á có khí hậu ấm áp, nhiều rừng và sông suối. Gặp môi trường sống thuận lợi, hai đại chủng Mongoloid và Australoid hòa huyết cho ra 4 chủng người Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid. Do đa số lấn át của người Australoid nên toàn bộ dân cư Việt cổ thuộc về nhóm loại hình Australoid.

Cũng trong thời gian này, có những nhóm Mongoloid riêng lẻ từ Đông Dương theo hành lang phía Tây đi lên Tây Bắc Trung Quốc, trở thành những bộ lạc Mongoloid phương Bắc.

Khoảng 50.000 năm trước, từ Việt Nam, người Việt cổ theo con đường đất liền di cư sang châu Úc và các hải đảo Đông Nam Á. Người Việt cũng đi về phương Tây tới Miến Điện, Ấn Độ. Khoảng 40.000 năm trước, khi khí hậu được cải thiện, người Việt đi lên khai phá đất Trung Hoa, sau đó tới Siberia rồi qua eo Bering sang châu Mỹ.

Khoảng 15.000 năm trước, người Việt cổ, chủ nhân văn hóa Hòa Bình sáng chế công cụ đá cuội mài, sau đó là lúa nước. Những sản phẩm này theo chân người Việt lên đất Trung Hoa. Khảo cổ học đã phát hiện dấu vết lúa trồng tại Hang Xianren và Hang Dốc Đứng (Yuchan) trong đồng bằng Dương Tử, 12.000 năm cách nay. Cây kê được đưa lên trồng tại vùng hoàng thổ trung lưu Hoàng Hà. Cũng thời gian này, do băng tan, nước biển dâng cao, có lúc tới tận Việt Trì, người Việt từ đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Nghệ di tản lên vùng núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Khoảng 7.000 năm trước, nước biển rút xuống như mực nước ngày nay, một bộ phận người Việt cổ, theo nước rút, trở lại chiếm lĩnh đồng bằng. Tuy vậy, một bộ phận quan trọng vẫn sống ở miền núi.

Khoảng thiên niên kỷ V TCN, tại vùng hoàng thổ Hoàng Hà diễn ra cuộc tiếp xúc tự nhiên giữa người Mông Cổ du mục và người Bách Việt nông nghiệp, chủng người lai Mongoloid phương Nam được sinh ra. Là con lai Việt-Mông, sống trong cộng đồng Bách Việt, người Mongoloid phương Nam học nghề trồng kê của ông bà và trở thành chủ nhân văn hóa trồng kê Ngưỡng Thiều. Do ưu thế lai, nhân số người Mongoloid tăng lên trong cộng đồng Bách Việt.

Bên sông Hoàng Hà là địa bàn tranh chấp thường xuyên giữa người Mông Cổ và người Việt. Khoảng 2.600 TCN, người Mông Cổ dưới sự chỉ huy của dòng họ Hiên Viên, mở cuộc quyết chiến đánh thắng người Việt. Quân Bách Việt thua, một đoàn người theo Lạc Long Quân di tản bằng thuyền rời khỏi lưu vực Hoàng Hà trở về Việt Nam, đổ bộ vào vùng biển Nghệ Tĩnh. Do cùng chủng tộc và đa số cùng tiếng nói, đoàn thuyền nhân được người tại chỗ đón tiếp thân thiện. Sắc dân Mongoloid phương Nam trong đoàn thuyền nhân hòa huyết với người bản địa, sinh ra những người Mongoloid phương Nam mới.

Đó là tổ tiên người Việt hiện đại. Sự hòa huyết này diễn ra theo phản ứng dây chuyền, được nhân chủng học gọi là quá trình Mongoloid hóa dân cư Việt Nam cũng như Đông Nam Á. Cho tới 2.000 năm TCN, đại bộ phận dân cư Việt Nam là người Mongoloid phương Nam. Những bộ lạc bản địa còn lại trở thành người thiểu số.

Như vậy, đến nay, có thể nói chắc rằng: những sắc dân thiểu số sống trên Tây Nguyên và người Kinh cùng là hậu duệ của người Việt cổ xuất hiện ở miền Trung và Bắc Việt Nam 70.000 năm trước. Ban đầu tổ tiên ta sống trên vùng đất là thềm lục địa Biển Đông. Khi nước dâng, đã từng bước đi lên chiếm lĩnh vùng rừng núi phía Tây. Khi nước rút, một bộ phận chia tay núi rừng trở lại đồng bằng. Khoảng cuối thiên niên kỷ thứ III TCN, người Việt sống ở đồng bằng đã hòa huyết với người Việt từ lưu vực Hoàng Hà trở về, sinh ra chủng Mongoloid phương Nam, là tổ tiên người Việt hiện đại.

Những diễn biến lịch sử kể trên cho thấy: Tây nguyên là vùng đất thiêng, nơi tổ tiên người Việt tới trú ngụ khi nước biển dâng. Đấy là địa bàn cưu mang tổ tiên chúng ta trải qua nạn Đại hồng thủy. Đấy cũng là nơi mà những sắc tộc Việt cổ anh em sống lâu dài, thủy chung suốt trong khoảng 15.000 năm qua. Vì vậy, các sắc tộc thiểu số Tây Nguyên là hậu duệ trực tiếp từ tổ tiên Việt cổ. Học giả Ballinger nhận định rằng: “Người Việt Nam có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất trong các sắc dân Đông Á.” Như vậy, các sắc dân thiểu số Tây Nguyên là kho lưu giữ nguồn gene cổ của tổ tiên Việt. Như cách nói hiện đại thì đó là nguồn tài nguyên quý giá, nếu điều tra cơ bản, nắm được nguồn gene, chúng ta có những phương sách sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên vô giá này trong phát triển đất nước. Tôi được biết, một số học giả phương Tây rất quan tâm tới nguồn gene của Tây Nguyên mà họ biết rằng có nguôn gốc cổ nhất Á Đông. Trung Quốc cũng đang chú ý tới điều này. Họ đã thành lập ở Quảng Tây, nơi đa sắc tộc của Trung Quốc một viện nghiên cứu và bảo tồn gen. Tôi cho rằng, việc này cần phải đưa thành chương trình quốc gia để làm càng sớm càng tốt trước biến động dữ dội về dân cư sắp diễn ra.

Như vậy, Tây Nguyên là địa bàn sinh sống lâu đời và ổn định nhất của một bộ phận dân cư cổ xưa nhất Việt Nam. Tuy số lượng không nhiều nhưng sự đa dạng về sắc tộc nói lên rằng nơi đây đang là bảo tàng sống lưu giữ nguồn gene của tổ tiên, một tài nguyên vô giá, không chỉ có thể khai thác đem lại những lợi ích cho tới giờ ta chưa biết được mà còn là nơi linh thiêng giúp cho chúng ta biết về nguồn cội sinh học của mình.

2. Vấn đề văn hóa

Ta biết rằng, do lẽ huyền vi nào đó của số phận, trên địa bàn Đông Á, người Khôn ngoan đã đặt chân đầu tiên lên đất Việt Nam. Từ đây, tổ tiên ta hòa huyết sinh ra 4 chủng người Việt cổ. Và từ đất Việt, tổ tiên ta tiến hành những cuôc thiên di tới những miền đất khác. Do khí hậu ấm và nguồn thức ăn dồi dào, tổ tiên chúng ta sớm sống định cư theo quần thể lớn và hình thành xã hội để sáng tạo những công cụ đá cuội đầu tiên, xây dựng Hòa Bình thành trung tâm công nghiệp đá sớm nhất thế giới. Rồi cũng từ đây, cây kê, cây lúa, giống gà, giống chó, giống lợn được thuần hóa, biến Hòa Bình thành trung tâm nông nghiệp lúa nước sớm nhất thế giới. Từ đất Việt, theo chân con người, những công cụ tiên tiến cùng văn hóa nông nghiệp được truyền ra các vùng đất xung quanh: sang Ấn Độ, Madagasca, châu Úc, New Guinea, lên Trung Hoa, sang châu Mỹ… Việt Nam không chỉ là trung tâm văn hóa của khu vực mà nhiều yếu tố của văn hóa Việt được truyền ra thế giới. Trước đây, khi phát hiện sự tương đồng về nhân chủng, về một số di vật khảo cổ và nhất là ngôn ngữ, đã có thuyết cho rằng “nguồn gốc Mã Lai của người Việt Nam”. Nhưng nay, với phát hiện của di truyền học về việc người Việt di cư ra vùng đất xung quanh, chúng ta nhận biết sự tương đồng về nhân chủng, văn hóa, ngôn ngữ trên là dấu tích chứng minh cho sự di dân của người Việt cổ từ quê gốc Việt Nam.

Như vậy, về nguyên lý, chúng ta thấy, Việt Nam là trung tâm truyền bá văn hóa ra khu vực. Lẽ đương nhiên, các tộc anh em trên Trường Sơn, Tây Nguyên chính là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa của tổ tiên. Không những đồng chủng, chúng ta còn thấy người Việt đồng văn với các dân tộc Đông Nam Á khác. Nhiều phong tục tập quán của chúng ta cũng tồn tại trong dân cư hải đảo Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương như tục xăm mình, tục ăn trầu. Thế kỷ XVIII Hà Tiên xuất cảng nhiều cau ra hải đảo Đông Nam Á. Học giả người Anh Stephen Oppenheimer trong sách “Địa đàng ở phương Đông” dẫn ra nhiều sắc dân Đông Nam Á có chung những truyền thuyết như người Bunun bản địa Đài Loan và người Bana Tây Nguyên cùng có huyền thoại “Ngôi sao bầu trời bú sữa con heo”, trong đó có chi tiết, sau cơn đại hồng thủy, nhờ “cây lê cuối cùng” mà con người được cứu sống. Huyền thoại này là chứng cứ cho thấy, trước khi hồng thủy xảy ra (khoảng 7.500 năm trước) người Đông Nam Á đã sống chủ yếu bằng hạt kê. Việc phát hiện trống đồng Đông Sơn ở Malaysia, Indonesia cho thấy văn hóa Đông Sơn lan truyền tới những vùng đất phương Nam này. Học giả người Đức Hop-xơ còn đi xa hơn khi cho rằng những trống đồng đó có ý nghĩa như quyền trượng mà Vua Hùng ban cho những thủ lĩnh của vùng đất phụ thuộc [*]. Có thể là như vậy mà cũng có thể, khi di cư khỏi “đất nước ông bà”, những thủ lĩnh người Việt mang theo trống đồng như vật báu gia truyền?

Trước năm 1975, với phần đông chúng ta, Tây Nguyên dưới tán rừng già là vùng đất huyền bí. Từ đấy vang xa âm hưởng trầm hùng của nhạc cồng chiêng, của trường ca Đam San… Với rừng với suối với các sắc tộc anh em, Tây Nguyên là bảo tàng sống của văn hóa cổ do ông bà để lại. Nghiên cứu kỹ văn hóa của các tộc anh em, chúng ta hiểu thêm về văn hóa xa xưa của tổ tiên và nhờ vậy, chúng ta biết cách bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa cổ. Mặt khác, từ văn hóa của đồng bào Tây Nguyên, ta tìm lại mối liên hệ huyết thống cũng như văn hóa với các dân tộc Đông Nam Á khác, điều giúp chúng ta sức mạnh trong việc đoàn kết các dân tộc Đông Nam Á vì mục tiêu phát triển chung.

Một vấn đề quan trọng phải tính đến là: con người – văn hóa và môi trường là khối thống nhất. Cho đến nay, chúng ta đã căn bản phá xong rừng Tây Nguyên, đẩy hàng vạn bà con các sắc tộc Tây Nguyên ra khỏi cái nôi văn hóa của họ, khiến bộ phận không nhỏ dân cư phải lang thang trôi dạt ngay trên đất ông bà của mình. Không chỉ mất môi trường văn hóa, đồng bào còn lâm vào khó khăn về kinh tế. Nhiều người cố tình quên rằng, cho đến trước giải phóng, đồng bào Tây Nguyên còn sống trong phương thức kinh tế cổ xưa, khai thác sản vật rừng, nhiều tộc người còn du canh du cư… Chỉ trong một đêm, chúng ta buộc bà con đang trong cuộc sống cổ xưa bước vào cuộc cạnh tranh kinh tế toàn cầu! Phần lớn đồng bào không thích ứng nổi, bị dồn vào cảnh bi đát. Một số thích ứng được thì bị tha hóa, không còn là mình nữa, cò thế nói là bị hủy hoại về tinh thần, về tâm linh… Điều này có nghĩa gần như sự diệt chủng! Kinh nghiệm nước Mỹ cho thấy, trong lịch sử 250 năm của mình, nước Mỹ đã tước đoạt đất đai, tàn phá văn hóa của người da đỏ bản địa. Ngày nay, khoảng 150.000 người da đỏ bị mất đất đai, mất văn hóa đang sống mòn trong điều kiện rất khó khăn, không thích ứng nổi với đời sống nước Mỹ. Tuy nhà nước giành nhiều chế độ ưu tiên nhưng nhân số của họ mỗi ngày một giảm, báo hiệu con đường tuyệt chủng ở trước mặt. Con người chỉ sống trong môi trường thiên nhiên và văn hóa cụ thể. Khi môi trường thiên nhiên và văn hóa bị hủy hoại, con đường hủy diệt mở ra trước mắt.

Trong những năm qua, do chưa có chiến lược căn cơ về Tây Nguyên, chúng ta đã có những chủ trương không phù hợp, đã gây tác hại nghiêm trọng đến cuộc sống và văn hóa của đồng bào Tây Nguyên. Đã đến lúc phải sửa chữa sai lầm trên bằng cách bảo tồn cảnh quan môi sinh, trên cơ sở đó bảo tồn văn hóa của các sắc dân Tây Nguyên. Đó không chỉ là việc đền ơn, trả nghĩa với đồng bào Tây Nguyên, những người chịu nhiều thiệt thòi để giữ gìn văn hóa tổ tiên, mà trong tương lai không xa, chúng ta nghiên cứu học hỏi từ kho tàng vô giá Tây Nguyên những giá trị xa xưa do tổ tiên để lại. Trong tương lai không xa của toàn cầu hóa đồng nhất với sự làm mất đi nhiều nền văn hóa bản địa thì Tây Nguyên càng có giá trị lớn về du lịch.

3. Vấn đề di dân

Sự nóng lên của Trái đất và nước biển dâng đang là thảm họa bày ra trước mắt. Theo kịch bản ít bi quan nhất thì cho tới cuối thế kỷ, gần ¼ đất đai nước ta bị chìm trong biển. Đồng bằng sông Hồng có 1,5 triệu hecta, đồng bằng Cửu Long có 2,5 triệu hecta bị nhấn chìm. Cho đến nay, những đầu óc lo xa nhất cũng chưa hình dung nổi mức độ tác hại của thảm họa thiên nhiên này. Nhưng trước mắt có điều chắc chắn là khoảng 20 đến 25 triệu người bị mất nơi cư trú! Tất nhiên, một cuộc di tản vĩ đại phải xảy ra. Nhưng số người khổng lồ đó sẽ đi đâu? Không thể lên Mặt trăng, không thể ra các đảo ngoài khơi Đông Nam Á, trong bước đường cùng, con người bằng mọi cách sẽ tìm ra chốn nương thân cho mình. Tôi đoán rằng sẽ có khoảng từ 10 đến 15 triệu người tới Tây Nguyên, một lượng người gấp 3 số dân hiện có! Làm sao tổ chức cuộc sống cho số người này? Đấy là vấn đề quốc kế dân sinh có quy mô cực lớn. Nếu không làm tốt sẽ tạo những biến động xã hội không ngờ được. Và chắc chắn những biến động này sẽ phá tan tất cả những thành quả kinh tế, văn hóa chúng ta gầy dựng được, đẩy đất nước vào vòng lâm nguy.

Không phải nhà tiên tri để đoán định điều gì, tôi chỉ xin đưa ra một giải pháp chuẩn bị đón đầu tai họa. Theo tôi, trước hết phải bảo vệ tốt nhất quỹ đất của Tây Nguyên. Ngoài diện tích được khai phá trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su… thì cần tận dung triệt để diện tích còn lại để trồng rừng. Có thể bằng nguồn tiền “bán quota khí thải” nhận từ Liên hiệp quốc kết hợp với vốn ngân sách đề đẩy mạnh trồng rừng, coi rừng là ngành sản xuất chính của một số địa phương, do người dân địa phương trồng và chăm sóc. Muốn việc này thành công, phải đảm bảo chống tham nhũng triệt để, tránh những tiền lệ như Chương trình 135 bị đồng bào thiểu số nói là 531: trên ăn 5, dưới ăn 3, dân nhận 1 hay chuyện đền bù đất để khai thác bauxite đang diễn ra: giá đền bù 50 triệu/ha nhưng chỉ tới tay dân 15 triệu.

Nếu ngay bây giờ thực sự bắt tay vào chương trình trồng rừng thì có thể cứu được một diện tích lớn đất Tây Nguyên đang bị xói mòn và chục năm sau, rừng sẽ phủ xanh Tây Nguyên, trả lại nước cho suối, đảm bảo môi trường sống và môi trường văn hóa cho Tây Nguyên. Có cây xanh và có nước, Tây Nguyên có thể tiếp nhận người di cư chạy trốn đại hồng thủy.

Kết luận

Do những vấn đề Tây Nguyên như vậy, tôi kiến nghị một số phương sách đối với Tây Nguyên như sau:

1. Phát triển Tây Nguyên không phải bằng con đường công nghiệp hóa mà theo phương cách minh triết: đảm bảo sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên trong sự tồn tại bền vững. Đối với Tây Nguyên, tiêu chí phát triển không phải thu nhập tình theo đầu người (GDP) mà theo chỉ số hạnh phúc, theo mức độ người dân được sống ổn định và yên tâm với cuộc cống của mình trong không gian tự nhiên và văn hóa truyền thống.

2. Với tiêu chí như vậy, phải dừng việc khai thác bauxite vì tàn phá môi trường đất, nước, khí hậu, biến nơi đây thành vùng đất chết.

3. Có một chủ trương quốc gia và tiến hành một cách hiệu quả việc trồng rừng, biến kinh tế rừng thành nguồn sống cho một bộ phận quan trọng dân cư. Đây là việc chuẩn bị điều kiện tối thiểu cho hàng chục triệu người sẽ tới vào cuối thế kỷ.

4. Lập trung tâm điều tra, bảo quản và nghiên cứu gen Tây nguyên để bảo tồn và sử dụng nguồn tài nguyên vô giá này vào nghiên cứu khoa học và chữa bệnh.

5. Bảo tồn và phát huy văn hóa Tây Nguyên, nghiên cứu văn hóa các dân tộc Đông Nam Á khác trong mối tương quan để tái phục dựng văn hóa Việt cổ với tư cách là cội nguồn của văn hóa Đông Nam Á.

6. Nghiên cứu những cây lương thực trồng cạn để đáp ứng lương thực trong điều kiện đất trồng lúa bị thu hẹp vì biển dâng và hạn hán, nhất là đảm bảo lương thực cho dân tại chỗ cùng người di cư. Đảm bảo được lương thực sẽ tránh những biến động lớn có thể xảy ra.

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 25.9.2009

HVT

Nguồn: http://bauxitevietnam.info/c/15354.html

--> Read more..

Steps


Flag Counter