Thay đổi lớn lao ở Liên Xô cũ
Ông là giám đốc của Viện Kinh doanh và Kinh tế tại Đại học Quốc gia Ulyanovsk và làm trong lĩnh vực nghiên cứu trong suốt cuộc đời.
Con trai ông Mikhail Bely, năm nay 25 tuổi và tốt nghiệp đại học báo chí và kinh tế. Anh làm báo từ năm 16 tuổi và tin rằng đó là nghề thích hợp nhất với anh. Hiện anh sống ở Moscow.
Cuộc nói chuyện giữa Yevgeny và Mikhail là một phần của loạt các cuộc nói chuyện giữa các thế hệ khác nhau cho BBC tại nhiều nước nhân kỷ niệm 20 năm bức tường Berlin sụp đổ.
Mikhail Bely: Thưa bố, 20 năm qua đi, bố nghĩ tới điều gì khi nhớ đến năm 1989?
Yevgeny Bely: Điều chính mà bố nhớ là Đại hội Đại biểu Nhân dân. Bố nhớ khi đó truyền hình trực tiếp lúc xem được, lúc không. Khi đó mọi người đều không có việc gì để làm. Chẳng hạn ở trường mà mẹ con làm việc, ở phòng họp có TV và mọi người đều đổ tới đó xem khi giải lao.
Bố không thể nào quên được khi tới trung tâm chữa ung thư ở Moscow cùng với bố của bố, ông của con đấy. Ở đó có TV ở phòng khách, ông con ngồi xuống và bảo ''Cứ để các bác sĩ đợi đã.''
Chỉ có băng đảng và những người có thể tự bảo vệ khỏi băng đảng mới sống sót được.
Yevgeny Bely
Yevgeny Bely: Bây giờ thật khó mà tưởng tượng được cảnh ngày xưa. Một tuần bố phải dậy vào lúc 5h sáng hai lần. Một lần là để ra kiosk mua tạp chí Ogonyok (Ngọn lửa nhỏ - một kiểu báo lá cải của Liên Xô) và một lần để mua báo Moscow News (một báo nghiêm túc hơn một chút). Họ chỉ có ba tờ mỗi số và nếu ai đó là người thứ tư thì sẽ phải tìm mua ở chỗ khác.
Mikhail Bely: Thế khi đó mọi người hy vọng những gì?
Yevgeny Bely: Người dân hy vọng Đảng Cộng sản Liên Xô sẽ đổ, sẽ không còn KGB. Họ mong các quan chức của đảng sẽ bị cấm tham gia vào các vị trí lãnh đạo, biên giới sẽ được mở và mọi người tự do ra nước ngoài.
Hy vọng lớn nhất là mọi người sẽ có tự do - tự do nói, nghe, đọc những gì mình muốn. Tuy nhiên ít ai đoán trước được những gì sẽ tới.
Tự do
Mikhail Bely: Bây giờ nhìn lại bố có thể nói là người dân đã đạt được điều gì không sau bao nhiêu thay đổi? Những hy vọng của họ đã thành sự thật chưa?
Yevgeny Bely: Có thể nó có vẻ là điều nghịch lý nhưng chính những người có liên quan tới Đảng Cộng sản lại thích ứng nhanh nhất với cuộc sống mới. Nếu con để ý thì sẽ thấy hầu hết các doanh gia và những người làm ngân hàng bây giờ đều xuất thân từ Đoàn Thanh niên cả.
Trong khi đó những người gặp khó khăn nhất là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các kỹ sư làm việc trong ngành quốc phòng. Những người làm việc trong lĩnh vực tư tưởng cũng bị bỏ lại sau.
Và dĩ nhiên là các sĩ quan quân đội cũng gặp khó khăn: sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Liên Xô đã rút quân khỏi Đức và các nước Đông Âu khác. Người ta không còn cần tới các sĩ quan nữa.
Mikhail Bely: Như vậy có nghĩa là có nhiều người thua thiệt vì những thay đổi đúng không ạ?
Yevgeny Bely: Tôi tin rằng những người mất mát nhiều nhất là những người tham gia các cuộc diễu hành, những người từng nghe Vysotsky (ca sỹ và nhạc sỹ Vladimir Vysotsky), đọc trộm Pasternak hay nghe Đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA. Đó là khởi đầu của các mối quan hệ thị trường hỗn loạn và rắc rối.
Mikhail Bely: Thế thì mọi việc khá lên hay tồi đi?
Yevgeny Bely: Thật khó mà trả lời câu hỏi này. Thực tế thì thế này: hồi năm 1989, bố 34 tuổi và có bằng Tiến sỹ. Như thế có nghĩa là đương nhiên bố được lương 500 rúp một tháng- bằng với lương của kỹ sư trưởng hay của một vị tướng.
Ông của con, ông cũng là giáo sư, có thể đi nghỉ ở khu nghỉ spa Kislovodsk. Ông có xe tốt và có biệt thự. Khi đó ông rất khá giả và được coi trọng.
Bây giờ những người có bằng tiến sĩ sống chẳng hơn gì mấy người sở hữu mấy tiệm tạp hóa cũ kỹ.
Nhưng mặt khác ngày nay không ai bắt ai đi họp Đảng, ai cũng có thể đọc cái mình muốn. Bố nhớ khi trở thành trưởng khoa đại học, bố được mời đến văn phòng hiệu trưởng và ông ấy nói: ''Tôi có 15 trưởng khoa và chỉ có ông là không phải là đảng viên thôi: ông tự suy nghĩ xem thế nào nhé.''
Điều lợi thấy rõ nhất của những thay đổi là khả năng tiêu thụ như là đi nghỉ ở nước ngoài, mua đủ loại đồ đạc mà trước đây chưa từng có và người ta không còn phải nhờ tới quan hệ mới mua được cà phê hay champagne.
Sốc
Chuyện một đất nước có thể xuống cấp về đạo đức như thế là điều bố không bao giờ nghĩ tới.
Yevgeny Bely
Yevgeny Bely: Điều này thì đúng. Khi đó bố không sợ bố sẽ sống trong nghèo khổ khi về hưu. Nhưng giờ thì đó là mối lo sợ thực sự.
Mikhail Bely: Và những điều gì đã thay đổi đáng kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc?
Yevgeny Bely: Trước hết, biên giới được mở và mọi người có thể tự do đi lại. Trước đây ông con không được phép ra nước ngoài. Hồi giữa những năm 70, ông và bà con muốn đi nghỉ ở Địa Trung Hải. Họ cho bà đi nhưng giữ ông lại mà chẳng đưa ra lý do gì mặc dù hai ông bà đã trả tiền vé rồi.
Khi đó chuyện thanh niên có thể tự do đi học ở Đức, Anh, Cộng hòa Czech là điều không thể.
Mikhail Bely: Thế có hậu quả phụ nào của các tự do này không?
Yevgeny Bely: Bố tin rằng khi đó mọi người đọc nhiều hơn, họ đọc tiểu thuyết, những cuốn sách dày. Khi đó xã hội có học hơn và đỡ khoe mẽ hơn.
Bố không biết là một đất nước có thể thay đổi nhiều tới vậy trong 20 năm và những người như bác sỹ và giáo viên sẽ bắt đầu trộm cắp, ăn hối lộ, cho học sinh điểm thấp để các em trả tiền học thêm. Chuyện một đất nước có thể xuống cấp về đạo đức như thế là điều bố không bao giờ nghĩ tới.
Đó là điều làm cho bố bị sốc.
Bấm Bấm vào đây để gửi câu hỏi và xem ý kiến độc giả.
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/10/091022_soviet_change.shtml
dạo này phố xá vắng hoe
Trả lờiXóaMọi người bận làm luận án TS cả zùi...
Trả lờiXóaRất tiếc điều không nghĩ tới lại đến sớm và không biết bao giờ mới "ra đi".
Trả lờiXóaKhó mà biết được đạo đức được áp dụng trong các cơ quan tình báo như KGB là thứ đạo đức gì, đạo đức như thế nào.
Trả lờiXóaTrước đây, khó mà biết được người ta không khoe mẽ, hay không có gì để khoe mẽ, và khoe mẽ là khoe cái gì, tiền bạc hay kiến thức.
("Chỉ có băng đảng và những người có thể tự bảo vệ khỏi băng đảng mới sống sót được")
Vả lại, phải biết cách tự bảo vệ mình để sống sót. Trong chế độ cộng sản, sở hữu tư nhân không được chấp nhận. Kiến thức và tư duy mang đậm chất "tôi" chưa chắc là điều có lợi, đấy là một cách tự bảo vệ ... Nên khoe mẽ điều gì ? Trong trường hợp đó không khoe mẽ là vì khiêm tốn hay sợ chết bỏ mẹ đi ấy chứ, nhỉ !
Người ta tự dối mình, và giáo dục con cái nói dối người khác, tạo ra một xã hội giả dối, đấy chẳng phải là thứ đạo đức giả tạo à - tức là đạo đức giả !
Ví như giải thưởng vì sức khỏe cộng đồng ở xứ ta, nếu không ai (dân) lên tiếng (tức là phán xét ngược lại các quan chức - cao ngạo ?) thì làm sao biết được có những vấn đề nực cười? Và làm sao biết được đạo đức bị xuống cấp, là ở nơi người dân hay nơi chính quyền ?
Hay như chuyện hoa hậu quý bà kiện ban tổ chức, có báo cho rằng đó là sự thể hiện của lòng cay cú không dấu diếm (có nghĩa theo nhà báo thì cay cú nên ngụy trang?), và chê thí sinh, nhưng ai dám chắc không nhờ những cay cú không dấu giếm (không dấu diếm tức là thật thà, lại là một khía cạnh của đạo đức) mà người dân không nhìn lại ban tổ chức, nhìn lại ban giám khảo, chấm điểm cho ban giám khảo?
Khi người ta lo lắng về một việc nào đó, và người ta lo lắng một cách thật thà, thật thà nhìn thẳng vào vấn đề thì vấn đề sẽ sớm được giải quyết, sớm thôi (và không biết bao giờ mới "ra đi"), không nên quá lo :)).
Tuy nhiên, mỗi thời, mỗi xã hội đều có những vấn đề của nó. Nhận định về chuẩn mực đạo đức cũng thay đổi theo thời gian.
Kichbu làm xong mấy cái luận án TS zùi ?
Trả lờiXóa