Về ý kiến của một người Mĩ về giáo dục ở Việt Nam
Kichu Copy and Paste
Giáo sư Neal Koblitz (Đại học Washington) mới viết một bài dài để phản bác lại những nhận xét của ông Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson trong báo cáo “Giáo dục bậc đại học ở Việt Nam: Khủng Hoảng và Phản Ứng” (bản tiếng Việt ở đây). Những ý kiến của Gs Koblitz được nhiều người chú ý và phản biện. Người ta chú ý một phần là ông đã và đang có gắn bó với Việt Nam, một phần khác là “nhân thân” của ông vốn là một nhà toán học có tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, có lẽ công bằng mà nói, tất cả những phản biện của những người từng theo dõi tình hình giáo dục ở Việt Nam đều không đánh giá cao những nhận xét của Gs Koblitz. Có người khuyên thẳng rằng ông “Đừng nên ngụy biện nữa!” Lại có người tinh vi hơn với tựa đề rất hay mà chính xác: "Nhà vua chết rồi, Hoàng đế vạn tuế!"
Vậy ông Koblitz viết gì mà bị nhiều người phản đối như thế? Tôi đã đọc ý kiến của ông Koblitz vài lần, cố gắng tìm những điểm chính trong bài viết, nhưng tôi thất bại. Tôi chẳng tìm thấy một điểm nào đáng nói một cách nghiêm chỉnh, và cũng chẳng tìm thấy bất cứ một dữ liệu gì đáng tin cậy. Mở đầu bài viết, Koblitz mô tả sơ qua về lịch sử và bối cảnh ra đời của nền giáo dục Việt Nam, nhấn mạnh đến sự thất bại của người Pháp đã để lại “một thể chế giáo dục đại học rất yếu kém để làm nền móng xây dựng”, nhưng ông cũng không quên ghi nhận rằng nền giáo dục bảo hộ của Pháp cũng đào tạo được một vài nhà khoa học (thật ra, phần lớn là nhà toán học chứ không phải “nhà khoa học”) cho Việt Nam. Ông đánh giá cao chương trình đào tạo ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ, và cho rằng ông Vallely và Wilkinson đã miệt thị những người được đào tạo trong hệ thống này. Ông cho rằng nền giáo dục của Mĩ chẳng có gì hay, hay nếu có những nhà khoa học tài danh cũng chỉ do thu hút nhân tài từ nơi khác! Ông đánh giá cao thành tựu của chính sách Đổi mới. Ông phản bác những nhận xét của Vallely và Wilkinson về đặt nặng chương trình dạy chính trị trong các đại học ở Việt Nam. Từ đó, ông khuyên Việt Nam không nên cải cách giáo dục theo mô hình của Mĩ, và đề ra 8 kiến nghị cho cải cách giáo dục. Nói tóm lại, Koblitz cho rằng những nhận xét của Vallely và Wilkinson về tình hình giáo dục ở Việt Nam là phiến diện, nền giáo dục của Mĩ chẳng có gì để học hỏi, và Việt Nam nên tăng cường chi tiêu cho giáo dục, đặc biệt là học toán nhiều hơn nữa, khuyến khích phụ nữ và người thiểu số đi học, đi tham gia các kì thi Olympic về … toán. Đọc qua bài "ý kiến" của Gs Koblitz tôi thấy một số điểm cần xem lại như trình bày dưới đây. Đây không phải là những gì phải tranh luận, bởi vì tôi chỉ nói chuyện thực tế.
Thứ nhất là thái độ tranh luận của ông Koblitz có vấn đề. Điều đáng chú ý trong ý kiến của gs Koblitz là ông tỏ ra thái độ rất hằn học với những nhận xét của Vallely và Wilkinson, mà ông cho là “trịch thượng”, “dạy bảo”, “miệt thị”, “kiêu căng” và “thực dân kiểu mới”. Không dừng ở những từ ngữ như thế, Koblitz còn tỏ thái độ xem thường hai tác giả Vallely và Wilkinson qua câu “Các tác giả [chỉ Vallely và Wilkinson] đã quá tự tin thái quá một cách sai lầm vào kiến thức cao cả của mình”. Rồi ông làm một kiểm tra lí lịch của Vallely và Wilkinson và “phát hiện” rằng hai người này không có học vị tiến sĩ, chưa bao giờ dạy đại học! Ở đây, chúng ta phải ngạc nhiên là một người với chức danh giáo sư đại học mà lại sử dụng đến thủ thuật ngụy biện (ad hominem hay công kích cá nhân) sơ đẳng đến như thế! Tôi tự hỏi tại sao lại đi tấn công cá nhân hai tác giả Vallely và Wilkinson trong khi chủ đề là cải cách giáo dục ở Việt Nam? Có phải vì ông muốn đánh lạc hướng vấn đề bằng cách hạ bệ cá nhân?
Hình như ông Koblitz cho rằng chỉ có những người có bằng tiến sĩ hay phải là giáo sư đại học thì mới có quyền phát biểu về cải cách giáo dục. Ông viết một cách miệt thị như sau: “Nếu một người nào đó có một tấm bằng thạc sĩ hành chính công cộng, hoặc đã từng theo các khóa học đại học về lịch sử và ngôn ngữ Việt Nam thì liệu anh ta có đủ trình độ để chỉ bảo cho chính phủ Việt Nam nên làm gì hay không? Liệu anh ta có đủ tư cách để đưa ra các phán xét tiêu cực về các nhà khoa học và quan chức đã từng theo học ở các nước xã hội chủ nghĩa hay không?” Tôi đoán nếu câu trả lời mà ông có trong đầu là “không”, thì người ta cũng có thể sử dụng cách lập luận đó để nhận xét kiểu [ví dụ] như: “ông Koblitz -- chỉ là một giáo sư toán – làm sao ông có đủ tư cách để nhận xét về hoạt động khoa học, về chính sách giáo dục.” Nhưng cách lập luận đó là ngụy biện. ngụy biện loại ad verecundiam. Một giáo sư toán có thể dạy toán tốt, nhưng không phải là một người lí tưởng để đánh giá hiệu quả của dạy toán; người đánh giá hiệu quả hơn và khách quan hơn là người “ngoài cuộc” như một nhà quản lí chẳng hạn. Cựu thủ tướng Pháp Georges Clemenceau có nói một câu với hàm ý rằng chiến tranh rất ư là quan trọng để có thể giao tất cho các tướng lãnh điều hành. Quan điểm này cũng có thể áp dụng cho giáo dục quá quan trọng và không thể giao cho các giáo sư toàn quyền quyết định. Tôi chợt nhớ đến đợt tổng duyệt và cải cách nền khoa học của Úc cách đây hơn chục năm, và người được chính phủ Úc giao quyền chủ trì chương trình là một ông tổng giám đốc tập đoàn khoáng sản (với văn bằng cử nhân), thay vì một nhà khoa học hay một giáo sư. Hiệu trưởng đại học UNSW hiện nay thậm chí không có bằng tiến sĩ, và xuất thân là một tổng giám đốc tập đoàn báo chí. Xin đừng nghĩ rằng chỉ vì mình làm trong một trường đại học để tự cho mình tư cách để nhận xét về đại học, và xem người ngoài đại học như là những kẻ thất học không xứng đáng để tham gia vào tranh luận.
Thứ hai là những ý kiến của ông Koblitz rất chủ quan và thiếu dữ liệu. Trái với bản báo của của Vallely và Wilkinson có những dữ liệu rõ ràng về tình trạng khoa học ở Việt Nam, Koblitz thường dựa vào cảm tính chủ quan để nhận xét. Thật vậy, ông chỉ dựa vào “ấn tượng” (“Theo ấn tượng của tôi thì nhìn chung họ được đào tạo tốt”). Bất cứ ai, kể cả tôi, cũng có ấn tượng như ông Koblitz, nếu chỉ nhìn qua những danh xưng và bằng cấp của họ. Nhưng ấn tượng là một chuyện, còn thực tế là một chuyện khác. Không ai dựa vào ấn tượng để mà đi đến kết luận. Tôi cho rằng một thái độ chủ quan như thế không nên có trong tranh luận.
Biện minh cho việc Việt Nam không có một bằng sáng chế nào được đăng kí, ông cho rằng vì Việt Nam cũng như các nước đang phát triển không có một công ti kĩ nghệ về sáng tạo kĩ thuật nên không cần đăng kí bằng sáng chế. Nếu thế thì ông giải thích sao Úc cũng tích cực và khuyến khích nhà khoa học đăng kí bằng sáng chế trong khi Úc không có một công ti sản xuất dược như Âu châu hay Mĩ; tại sao các nước như Thái Lan và Phi Luật Tân có nhiều bằng sáng chế hơn Việt Nam mà những nước này cũng đâu có các công ti công nghệ cao. Nhìn như thế để thấy rằng biện minh của ông Koblitz quá phiến diện và có phần … ngụy biện. Ấy thế mà ông nặng lời phê phán rằng Vallely và Wilkinson hiểu sai ý nghĩa của sáng chế, mà theo ông là “Mục đính của bằng sáng chế là bảo vệ sự sáng tạo trong khu vực tư nhân, nói rõ hơn, là để đảm bảo cho các công ty thu được lợi nhuận từ những cải tiến mà các nhà nghiên cứu của họ đề xuất.” Là người từng có dịp đăng kí bằng sáng chế, tôi có thể nói chính ông Koblitz mới là người chưa hiểu hết mục đích của bằng sáng chế. Bằng sáng chế đâu phải chỉ giới hạn trong các công ti tư nhân, mà còn rất phổ biến trong các đại học và viện nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu khoa học là gì nếu không là công bố bài báo khoa học và phát minh, mà phát minh thì phải đăng kí bản quyền của mình. Đăng kí bằng sáng chế để bảo vệ sản phẩm tri thức của nhà khoa học, cho phép nhà khoa học khai thác sáng chế của mình qua [chẳng hạn như] thương mại hóa, và qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế. Bằng sáng chế và ấn phẩm khoa học là một thước đo quan trọng của một nền khoa học mà cộng đồng khoa học chấp nhận. Có thể những người làm tóan như ông Koblitz không quan tâm đến bằng sáng chế, nhưng những người làm khoa học thì bằng sáng chế là một chỉ tiêu trong sự nghiệp của họ.
Thứ ba, có lẽ vì chủ quan và thiếu dữ liệu nên ông Koblitz trở nên hời hợt, phiến diện, và thiếu thực tế trong những nhận xét của mình. Chẳng hạn như ông cho rằng những người được đào tạo trong các nước xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu là “tốt”, nhưng thế nào là “tốt” vẫn còn là một câu hỏi lớn. Hình như ông Koblitz không hay chưa nghe đến hiện tượng “bằng hữu nghị” của thế giới xã hội chủ nghĩa cũ cấp cho nhau, mà người dân phía Bắc từng hài hước nói đại khái như dẫn một con bò sang Liên Xô, sau vài năm nó cũng có bằng phó tiến sĩ (cái bằng mà nay đã đương nhiên thành “tiến sĩ”). Tôi biết câu nói dân gian đó không công bằng chút nào cho những người có thực học, nhưng khổ nỗi đó là tình trạng vàng thau lẫn lộn, một hệ quả của những "dao động" trong lịch sử giáo dục Việt Nam.
Tôi không khỏi mỉm cười khi đọc được đoạn văn này: “Nó [chỉ văn bằng Master of Public Administration của ông Vallely] không có ý nghĩa như trình độ Thạc sĩ về một lĩnh vực khoa học, và tất nhiên là còn kém xa một Tiến sĩ (Ph.D.) hay là bằng Candidate của Liên Xô.” Tôi không biết ông Koblitz đã từng gặp những người phó tiến sĩ, tiến sĩ, thậm chí giáo sư được đào tạo trong các nước XHCN như Liên Xô cũ không nói và viết được tiếng Nga, không viết nổi một đề cương nghiên cứu, thậm chí không viết nổi một bài luận văn một cách nghiêm chỉnh. Tôi dám cam đoan với ông Koblitz rằng trình độ master của ông Vallely còn hơn gấp chục lần nhiều (không dám nói tất cả) những phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) được đào tạo từ các nước XHCN. Theo đánh giá của tôi, bản báo cáo của Vallely còn súc tích, chặt chẽ và logic hơn gấp 10 lần là những ý kiến trong bài của Gs Koblitz. Tôi có thể lặp lại nhận xét đó nhiều lần mà không thấy ngượng ngùng là đã ca ngợi Vallely.
Phản bác lại nhận xét về nội dung quá nặng cho các môn học chính trị ở đại học Việt Nam, Koblitz viết rằng ngay cả “Viện Ash ở Harvard của ông Vallely, người ta dễ có cảm giác rằng việc truyền bá chính trị chiếm tới 100%”. Nhưng hình như ông Koblitz không phân biệt nỗi Viện Ash ở Harvard là một trường chính trị - xã hội học, còn điều mà báo cáo Vallely đề cập đến là tất cả các ngành đại học, chứ chẳng riêng gì chính trị học. Ông Koblitz chắc chưa ghé qua các trường y lớn ở Việt Nam, trong chương trình “khoa học cơ bản” có đến 30% (chứ không phải 25%) là các môn như Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, v.v… Ông Koblitz nghĩ sao về những môn này được dạy trong trường y? Ông Koblitz có thể làm thử một điều tra xem sinh viên nghĩ gì về những môn học này, thì chắc ông sẽ có một kết quả tiêu cực. Nếu những môn học này dạy trong các học viện chính trị thì chẳng có gì phải đáng bàn, nhưng ở đây những môn học này được dạy trong tất cả các trường đại học và các ngành khoa học, làm hao tổn thời gian cho sinh viên. Nó còn làm cho chương trình đào tạo nặng nề một cách không cần thiết. Theo tôi biết, không có một trường y nào ở Mĩ hay phương Tây hay Thái Lan có những môn học chính trị như trên.
Tính phiến diện của Koblitz thể hiện rõ nét nhất qua những cái nhìn của người làm toán, mà chẳng quan tâm đến “bức tranh lớn” hơn ngoài ngành toán. Chẳng hạn như ông đề nghị “Cấp học bổng cho sinh viên ở bậc cao học (Master) trong các ngành toán hoc và khoa học”, hay “Cấp kinh phí cho các chương trình mùa hè dành cho các sinh viên tài năng (ví dụ như những sinh viên có kết quả tốt trong các kỳ thi Olympic toán)”. Hình như ông chỉ nhìn thấy toán, và chỉ toán mới đưa nền giáo dục đại học Việt Nam thoát khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay. Nếu thế thì tôi e rằng ông lầm. Trong số 3456 bài báo khoa học được đăng trên các tập san quốc tế xuất phát từ Việt Nam trong thời gian 1996-2005, 25% là thuộc ngành y sinh học, chỉ có 11% là ngành toán và 12% từ ngành vật lí. Ngoài ra, phân tích của tôi cho thấy 44% công trình về toán và 31% công trình vật lí từ Việt Nam chưa bao giờ được ai trích dẫn (tỉ lệ này trong ngành y sinh học là 18%). Tuy chỉ số trích dẫn còn tùy thuộc vào văn hóa ngành, nhưng hai sự thật này nói lên rằng ngành y sinh học mới cống hiến nhiều cho hoạt động khoa học Việt Nam. Để cải tiến và nâng cao khoa học Việt Nam, theo tôi, cần phải nhấn mạnh đến các lĩnh vực như kĩ thuật (engineering), nông nghiệp, khoa học vật liệu, hóa học, công nghệ sinh học, y sinh học, dược học hơn là ngành toán. Thật vậy, đã có nghiên cứu mối tương quan giữa phát triển kinh tế và khoa học, và kết quả luôn nhất quán cho thấy phát triển khoa học ứng dụng và công nghệ (chứ không phải toán) có mối tương quan mật thiết với tỉ lệ phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế và khoa học dẫn đến phát triển toán, chứ không phải ngược lại. Một người Trung Quốc từng đoạt giải Nobel mới phát biểu ở Trung Quốc rằng tập trung tài lực vào chiếm những giải thưởng Olympic đó chẳng giúp ích gì cho khoa học. Do đó, tôi nghĩ rằng những kiến nghị của ông Koblitz chẳng những phiến diện mà còn thiếu cơ sở khoa học.
Thứ tư và có lẽ là điểm quan trọng nhất là ông Koblitz không dám nhìn thẳng vào vấn đề mà chỉ vòng vo những chuyện chẳng liên quan gì đến tình trạng giáo dục đại học hiện nay. Ông để cho đầu óc mình lang thang với những chuyện như Mĩ là thủ phạm về tệ nạn mại dâm, lối sống sa đoạ, trụy lạc ở miền Nam trước 1975; chuyện lá thư của một người bạn ông làm cho công ti Intel; chuyện Đổi mới và cái giải thưởng [rất ít người biết đến] Kovalevskaia của ông. Lang thang trong những chuyện như thế, ông quên mất những vấn đề bức xúc của giáo dục đại học mà báo cáo của Vallely và Wilkinson nêu lên. Xin nhắc lại ông những vấn đề đó là:
* Chất lượng đào tạo. Việt Nam chưa có một đại học nào được đánh giá cao trên trường quốc tế. Trong bất cứ danh sách đánh giá đại học nào trên thế giới, không có một đại học nào của Việt Nam lọt vào top 200.
* Đại học mọc lên tràn lan thiếu kiểm tra chất lượng đào tạo. Mặc cho chất lượng đào tạo kém như hiện nay, hàng trăm đại học liên tiếp được thành lập trên khắp nước. Có người mỉa mai nói đại học mọc lên như nấm sau cơn mưa! Mới đây công chúng mới “kinh hoàng” về tình trạng của Đại học Phan Thiết. “Đại học Phan Thiết” đã trở thành biểu tượng cho những đại học không đủ cơ sở vật chất mới được thành lập trong vài năm gần đây.
* Năng suất khoa học của các đại học và viện nghiên cứu Việt Nam còn quá kém. Trong thời gian 10 năm (từ 1996-2005), các nhà khoa học Việt Nam chỉ công bố 3.456 công trình nghiên cứu khoa học trên các tập san quốc tế. Đặt mối tương quan giữa con số này với số lượng giáo sư và phó giáo sư (những người đáng lẽ phải nghiên cứu khoa học), trung bình mỗi giáo sư và phó giáo sư nước ta công bố 0,58 bài báo trong vòng 10 năm qua! Con số ấn phẩm khoa học từ Việt Nam đã ít, nhưng khi so với các nước khác trong vùng thì thuộc vào hàng thấp nhất. Thật vậy, số lượng công bố quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam chỉ bằng 1/5 số lượng từ Thái Lan (14.594 bài trong cùng thời gian), 1/3 Malaysia (9.742 bài), 1/14 Singapore (45.633 bài). Ngay cả so với Indonesia (4.389 bài) và Philippines (3.901 bài), con số công bố quốc tế của Việt Nam cũng thấp hơn.
* Tiêu chuẩn đánh giá hoạt động khoa học của đại học chưa dựa vào các chuẩn mực quốc tế. Những chuẩn mực cung cấp kinh phí nghiên cứu, tiêu chuẩn đánh giá công trình nghiên cứu, tiêu chuẩn đề bạt giáo sư, v.v… ở Việt Nam hiện nay không phù hợp với các chuẩn mực và tiêu chuẩn của cộng đồng khoa học quốc tế. Cơ cấu tuyển chọn giáo sư và đề bạt giáo sư còn đặt nặng vào lí lịch, chưa dựa vào các tiêu chuẩn khách quan về năng lực. Chính vì những sơ hở này, những chuẩn mực chẳng giống ai đó đã và đang làm trì trệ cải cách giáo dục và làm giảm hiệu năng của nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.
* Tình trạng “tiến sĩ giấy”và “giáo sư dỏm” đang càng ngày càng trở thành một quốc nạn giáo dục. Trong khi quốc nạn này chưa được khắc phục, mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn còn muốn đào tạo thêm 20 ngàn tiến sĩ! Cả nước có trên 376 trường đại học và cao đẳng (con số này vẫn còn gia tăng), nhưng chỉ có trên dưới 320 giáo sư!
* Đại học Việt Nam thiếu tự quản. Đại học Việt Nam chịu sự quản lí chặt chẽ từ trung ương, một mô hình quản lí mà phần các nước trong vùng và trên thế giới đã bỏ (vì thiếu hữu hiệu) từ những năm trong thập niên 1990s.
* Chất lượng sinh viên càng ngày càng thấp. Cộng với vấn đề thiếu thốn cơ sở đào tạo là vấn đề chất lượng đào tạo, và xuống cấp trong các trường hiện tại. Theo một nghiên cứu về kĩ năng tiếng Việt trong các sinh viên khoa ngữ văn năm 1997-1998 tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, trong số 752 sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư (những cử nhân văn chương tương lai), chỉ có 45% đạt yêu cầu về chính tả và 26% đạt yêu cầu về cú pháp.
* Ngay cả “đầu ra” – sinh viên tốt nghiệp cũng kém về trình độ chuyên môn và kiến thức. Trong một cuộc hội thảo với chủ đề "Toán, lí, hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" trước đây vài năm, một đại biểu của Hội Toán học Việt Nam đánh giá trình độ sinh viên tốt nghiệp trong nước như sau: "Có thể nói không quá đáng rằng, trình độ đại học hiện nay chỉ bằng đại học đại cương (hai năm đầu của đại học nước ngoài), cao học bằng đại học, và phó tiến sĩ chỉ bằng cao học".
Do đó, sinh viên ra trường chưa đảm nhận được công việc mà đáng lẽ những người được đào tạo như thế phải làm được. Một viên chức người Việt thuộc Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) nhận xét: "Hệ thống GD-ĐT [giáo dục và đào tạo] lâu nay của Việt Nam còn bất cập. Tỉ lệ người được đào tạo ra đạt tiêu chuẩn quốc tế là rất ít." Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở trong nước, hàng năm có khoảng 20.000 sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng. Trong số này, chỉ có 50% sinh viên tốt nghiệp kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp; và trong số tìm được việc, chỉ có 30% tìm được việc đúng ngành nghề. Ngay cả những sinh viên đã tìm được việc làm, họ đều phải được huấn luyện lại, nhất là ở các công ti ngoại quốc. Theo nghiên cứu của bà Maureen Chao thuộc Trường Đại học Seattle (Mĩ), trong nhiều công ti liên doanh với Việt Nam, như Intel chẳng hạn, hầu hết sinh viên Việt Nam đều phải được đào tạo lại cả về chuyên môn lẫn kĩ năng giao tiếp!
Danh sách những vấn đề này thật ra là chưa đầy đủ. Nhưng chỉ bao nhiêu đó cũng để thấy rằng hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam đang ở trong tình trạng khủng hoảng. Không còn danh từ nào thích hợp hơn là “khủng hoảng” để mô tả tình trạng này. Nhưng tình trạng này ai cũng biết, từ cựu thủ tướng và cựu bộ trưởng giáo dục đến người dân thường đều cho rằng Việt Nam cần một cuộc cải cách toàn diện về giáo dục.
Trong bài “ý kiến” của Gs Koblitz, ông không có một dòng nào bàn đến các vấn đề trên. Thay vào đó ông có vẻ đổ thừa cho Mĩ. Chẳng hạn như đoạn này ( “Sự tàn phá của người Mỹ không phải chỉ ở khía cạnh vật chất mà còn cả về mặt văn hoá, đặc biệt là ở miền nam, nơi đã chịu đựng sự chiếm đóng của quân đội Mỹ trong suốt 11 năm. Tiền bạc của họ đã nuôi sống các tệ nạn như mại dâm, nghiện hút, và tham nhũng với qui mô khủng khiếp. Giống như vũ khí của Mỹ mang lại sự tàn bạo và chết chóc, tiền bạc của Mỹ đã ăn dần ăn mòn các cơ cấu văn hoá và xã hội Việt Nam ở phía nam vĩ tuyến 17”), rõ ràng là ông lạc đề. Nhưng cũng xin lạc đề với ông một chút: tôi và những người cùng thế hệ với tôi (và thế hệ đàn anh đàn chị của tôi) là sản phẩm của hệ thống giáo dục dưới sự bảo trợ của Mĩ đấy. Nhưng rất may là chúng tôi không trở thành những kẻ “mại dâm, nghiện hút, tham nhũng”, mà là những người có ích cho xã hội và đã đóng góp một phần cho Việt Nam. Xin nói thêm với ông rằng những người từng được đào tạo trong cái chế độ do Mĩ bảo trợ đó hiện nay là những chuyên gia, kĩ sư, bác sĩ, luật sư, giáo sư giỏi ngay tại quê hương của ông. Nếu xem đó là “outcome” thì tôi nghĩ hệ thống giáo dục ở miền Nam trước 1975 đâu đến nỗi tệ. Hệ thống giáo dục ở miền Nam trước 1975 chắc chắn là có tham ô, hối lộ, và gian lận trong thi cử, nhưng mức độ chắc chắn là không tràn lan như một quốc nạn hiện nay. Thời đó không có tiến sĩ dỏm, không có kĩ sư dỏm, không có bác sĩ dỏm, thầy cô dỏm, và những người tốt nghiệp đại học (ít lắm) đều được công chúng kính trọng (chứ không mỉa mia, dè bĩu như hiện nay).
Thú thật, đọc đoạn văn trên của ông Koblitz tôi thấy quen quen, vì những năm sau 1975 những loại tố khổ kiểu này nhan nhãn trên báo chí. Điều đáng nói là những tệ nạn xã hội mà ông gán ghép cho Mĩ đó lại xảy ra ngay hiện nay ở Việt Nam với một cường độ gấp chục lần so với trước kia. Không biết ông sẽ gán ghép những tệ nạn xã hội này cho ai?
Tóm lại, những ý kiến của Gs Koblitz tuy rất cần thiết cho những thảo luận đa chiều về cải cách giáo dục đại học, nhưng sự hữu dụng của nó chỉ dừng ở đó, bởi vì nội dung bài “phản biện” của ông quá chủ quan, thiếu dữ liệu, hời hợt và phiến diện. Điều đáng tiếc là ông không chịu nhìn thẳng vào những vấn đề và thảo luận, mà lại sử dụng những thủ thuật tấn công cá nhân và ngụy biện. Chính vì những đặc điểm này mà những lí giải và đề nghị của ông hoàn toàn thiếu tính thuyết phục.
Ông khuyên Việt Nam không nên theo mô hình đại học Mĩ vì theo ông là quá tốn kém, nhưng tôi lại thấy trên thế giới này những đại học cải tổ theo mô hình Mĩ đều thành công. Chỉ xin dẫn vài ví dụ tiêu biểu. Thái Lan theo mô hình đại học Mĩ và đã xây dựng được một hệ thống giáo dục đại học có uy tín trong vùng như hiện nay. Năm 1998, Trung Quốc quyết tâm thực hiện “Dự án 985” mà theo đó họ tạo ra một quĩ nghiên cứu khoa học theo mô hình Mĩ cho các trường đại học nghiên cứu để nâng cao nền khoa học, và họ đã thành công mĩ mãn: số lượng ấn phẩm từ Trung Quốc qua dự án này tăng gấp 4 lần chỉ trong vòng 10 năm. Song song và cùng với “Dự án 985” của Trung Quốc là dự án “Brain Korea 21” của Hàn Quốc. Dự án “Brain Korea 21” chi ra 1,4 tỉ USD để xây dựng một số đại học của họ thành “world class” (đẳng cấp quốc tế). Chỉ trong vòng 10 năm sau khi dự án này được thực hiện, số lượng ấn phẩm khoa học của Hàn Quốc tăng gấp 5 lần. Như tôi nói, tất cả những nước này (và còn nhiều nước khác nữa) đều cải cách giáo dục đại học theo mô hình Mĩ và họ đã thành công. Cố nhiên, nền giáo dục đại học của Mĩ cũng có nhiều vấn đề, nhiều bất cập (như ông đã chỉ ra tuy không thuyết phục mấy), nhưng hệ thống giáo dục đại học Mĩ vẫn được xem là thuộc vào hàng tốt (hay có người nói là tốt nhất) thế giới. (Để tôi “khai báo” cái “conflict of interest” của tôi nếu có ai nghi ngờ tôi viết câu đó: tôi được đào tạo từ Việt Nam và từ Úc, chứ không phải từ Mĩ nhé). Xem ra lời khuyên của ông Koblitz đừng theo Mĩ có lẽ là một lời khuyên chí tình chí nghĩa của cá nhân ông, nhưng theo tôi là không phải lời khuyên tốt.
Phát triển giáo dục đại học đã trở thành một quốc sách của Việt Nam trong thời kì Đổi mới, nhưng cho đến nay sau hơn 20 năm Đổi mới, giáo dục vẫn chưa đổi mới theo kịp phát triển kinh tế. Thế nhưng trong thời đại kinh tế tri thức và trong môi trường cạnh tranh có tính toàn cầu, Việt Nam cần phải phát huy tiềm năng của trí tuệ của dân chúng, cần phải huy động nguồn nội lực trí tuệ để tránh khỏi bị lệ thuộc vào trí tuệ của người khác, hay tránh bị rơi vào tình trạng tụt hậu, nô lệ tri thức. Kinh nghiệm phát triển ở các nước trong vùng như Nam Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba, Thái Lan, và Mã Lai cho thấy cái mẩu số chung là họ đã chú trọng vào giáo dục và đào tạo. Chúng ta cần phải nhìn thẳng vào vấn đề, chứ không nên bị ru ngủ bằng những lời đường ngọt của những người như Gs Koblitz.
Người Tây phương khi đến thăm Việt Nam đều ghi nhận một điều rằng Việt Nam là một nước có một nguồn nội lực rất lớn chưa được khai thác: con người Việt Nam. Nếu được khai thác, Seth Mydans, kí giả của tờ New York Times, cho rằng Việt Nam sẽ “làm cho các nước Á châu khác phải tủi thẹn.” Thực vậy, đức tính ham học của người Việt Nam gần như là một nét văn hóa, được chính thức ca ngợi trong các diễn đàn quốc hội ở ngoại quốc. Nhiều người ở trong nước xưa kia chỉ là những học sinh trung bình, thậm chí kém, nhưng khi ra nước ngoài, đã đạt được nhiều thành tích ngoạn mục trong các sân trường đại học hàng đầu ở Mĩ và các nước Tây phương khác. Nhưng cũng những con người đó mà ở Việt Nam thì sẽ khó mà phát huy được tiềm năng của mình. Do đó, Việt Nam rõ ràng cần tạo môi trường giáo dục đại học tốt cho công dân, một điều mà cho đến nay ngay cả cựu thủ tướng Phan Văn Khải cũng thú nhận là “thất bại”. Nói ra cũng bằng thừa (vì bất cứ ai quan tâm đến Việt Nam đều biết) nhưng cũng cần lặp lại ở đây rằng nền giáo dục đại học của Việt Nam cần một cuộc cách mạng, cần đổi mới tận gốc, đổi mới từ hệ thống để khai thác được tiềm năng của người Việt Nam và góp phần đưa Việt Nam lên một nấc cao hơn trên trường quốc tế.
NVT
Vậy ông Koblitz viết gì mà bị nhiều người phản đối như thế? Tôi đã đọc ý kiến của ông Koblitz vài lần, cố gắng tìm những điểm chính trong bài viết, nhưng tôi thất bại. Tôi chẳng tìm thấy một điểm nào đáng nói một cách nghiêm chỉnh, và cũng chẳng tìm thấy bất cứ một dữ liệu gì đáng tin cậy. Mở đầu bài viết, Koblitz mô tả sơ qua về lịch sử và bối cảnh ra đời của nền giáo dục Việt Nam, nhấn mạnh đến sự thất bại của người Pháp đã để lại “một thể chế giáo dục đại học rất yếu kém để làm nền móng xây dựng”, nhưng ông cũng không quên ghi nhận rằng nền giáo dục bảo hộ của Pháp cũng đào tạo được một vài nhà khoa học (thật ra, phần lớn là nhà toán học chứ không phải “nhà khoa học”) cho Việt Nam. Ông đánh giá cao chương trình đào tạo ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ, và cho rằng ông Vallely và Wilkinson đã miệt thị những người được đào tạo trong hệ thống này. Ông cho rằng nền giáo dục của Mĩ chẳng có gì hay, hay nếu có những nhà khoa học tài danh cũng chỉ do thu hút nhân tài từ nơi khác! Ông đánh giá cao thành tựu của chính sách Đổi mới. Ông phản bác những nhận xét của Vallely và Wilkinson về đặt nặng chương trình dạy chính trị trong các đại học ở Việt Nam. Từ đó, ông khuyên Việt Nam không nên cải cách giáo dục theo mô hình của Mĩ, và đề ra 8 kiến nghị cho cải cách giáo dục. Nói tóm lại, Koblitz cho rằng những nhận xét của Vallely và Wilkinson về tình hình giáo dục ở Việt Nam là phiến diện, nền giáo dục của Mĩ chẳng có gì để học hỏi, và Việt Nam nên tăng cường chi tiêu cho giáo dục, đặc biệt là học toán nhiều hơn nữa, khuyến khích phụ nữ và người thiểu số đi học, đi tham gia các kì thi Olympic về … toán. Đọc qua bài "ý kiến" của Gs Koblitz tôi thấy một số điểm cần xem lại như trình bày dưới đây. Đây không phải là những gì phải tranh luận, bởi vì tôi chỉ nói chuyện thực tế.
Thứ nhất là thái độ tranh luận của ông Koblitz có vấn đề. Điều đáng chú ý trong ý kiến của gs Koblitz là ông tỏ ra thái độ rất hằn học với những nhận xét của Vallely và Wilkinson, mà ông cho là “trịch thượng”, “dạy bảo”, “miệt thị”, “kiêu căng” và “thực dân kiểu mới”. Không dừng ở những từ ngữ như thế, Koblitz còn tỏ thái độ xem thường hai tác giả Vallely và Wilkinson qua câu “Các tác giả [chỉ Vallely và Wilkinson] đã quá tự tin thái quá một cách sai lầm vào kiến thức cao cả của mình”. Rồi ông làm một kiểm tra lí lịch của Vallely và Wilkinson và “phát hiện” rằng hai người này không có học vị tiến sĩ, chưa bao giờ dạy đại học! Ở đây, chúng ta phải ngạc nhiên là một người với chức danh giáo sư đại học mà lại sử dụng đến thủ thuật ngụy biện (ad hominem hay công kích cá nhân) sơ đẳng đến như thế! Tôi tự hỏi tại sao lại đi tấn công cá nhân hai tác giả Vallely và Wilkinson trong khi chủ đề là cải cách giáo dục ở Việt Nam? Có phải vì ông muốn đánh lạc hướng vấn đề bằng cách hạ bệ cá nhân?
Hình như ông Koblitz cho rằng chỉ có những người có bằng tiến sĩ hay phải là giáo sư đại học thì mới có quyền phát biểu về cải cách giáo dục. Ông viết một cách miệt thị như sau: “Nếu một người nào đó có một tấm bằng thạc sĩ hành chính công cộng, hoặc đã từng theo các khóa học đại học về lịch sử và ngôn ngữ Việt Nam thì liệu anh ta có đủ trình độ để chỉ bảo cho chính phủ Việt Nam nên làm gì hay không? Liệu anh ta có đủ tư cách để đưa ra các phán xét tiêu cực về các nhà khoa học và quan chức đã từng theo học ở các nước xã hội chủ nghĩa hay không?” Tôi đoán nếu câu trả lời mà ông có trong đầu là “không”, thì người ta cũng có thể sử dụng cách lập luận đó để nhận xét kiểu [ví dụ] như: “ông Koblitz -- chỉ là một giáo sư toán – làm sao ông có đủ tư cách để nhận xét về hoạt động khoa học, về chính sách giáo dục.” Nhưng cách lập luận đó là ngụy biện. ngụy biện loại ad verecundiam. Một giáo sư toán có thể dạy toán tốt, nhưng không phải là một người lí tưởng để đánh giá hiệu quả của dạy toán; người đánh giá hiệu quả hơn và khách quan hơn là người “ngoài cuộc” như một nhà quản lí chẳng hạn. Cựu thủ tướng Pháp Georges Clemenceau có nói một câu với hàm ý rằng chiến tranh rất ư là quan trọng để có thể giao tất cho các tướng lãnh điều hành. Quan điểm này cũng có thể áp dụng cho giáo dục quá quan trọng và không thể giao cho các giáo sư toàn quyền quyết định. Tôi chợt nhớ đến đợt tổng duyệt và cải cách nền khoa học của Úc cách đây hơn chục năm, và người được chính phủ Úc giao quyền chủ trì chương trình là một ông tổng giám đốc tập đoàn khoáng sản (với văn bằng cử nhân), thay vì một nhà khoa học hay một giáo sư. Hiệu trưởng đại học UNSW hiện nay thậm chí không có bằng tiến sĩ, và xuất thân là một tổng giám đốc tập đoàn báo chí. Xin đừng nghĩ rằng chỉ vì mình làm trong một trường đại học để tự cho mình tư cách để nhận xét về đại học, và xem người ngoài đại học như là những kẻ thất học không xứng đáng để tham gia vào tranh luận.
Thứ hai là những ý kiến của ông Koblitz rất chủ quan và thiếu dữ liệu. Trái với bản báo của của Vallely và Wilkinson có những dữ liệu rõ ràng về tình trạng khoa học ở Việt Nam, Koblitz thường dựa vào cảm tính chủ quan để nhận xét. Thật vậy, ông chỉ dựa vào “ấn tượng” (“Theo ấn tượng của tôi thì nhìn chung họ được đào tạo tốt”). Bất cứ ai, kể cả tôi, cũng có ấn tượng như ông Koblitz, nếu chỉ nhìn qua những danh xưng và bằng cấp của họ. Nhưng ấn tượng là một chuyện, còn thực tế là một chuyện khác. Không ai dựa vào ấn tượng để mà đi đến kết luận. Tôi cho rằng một thái độ chủ quan như thế không nên có trong tranh luận.
Biện minh cho việc Việt Nam không có một bằng sáng chế nào được đăng kí, ông cho rằng vì Việt Nam cũng như các nước đang phát triển không có một công ti kĩ nghệ về sáng tạo kĩ thuật nên không cần đăng kí bằng sáng chế. Nếu thế thì ông giải thích sao Úc cũng tích cực và khuyến khích nhà khoa học đăng kí bằng sáng chế trong khi Úc không có một công ti sản xuất dược như Âu châu hay Mĩ; tại sao các nước như Thái Lan và Phi Luật Tân có nhiều bằng sáng chế hơn Việt Nam mà những nước này cũng đâu có các công ti công nghệ cao. Nhìn như thế để thấy rằng biện minh của ông Koblitz quá phiến diện và có phần … ngụy biện. Ấy thế mà ông nặng lời phê phán rằng Vallely và Wilkinson hiểu sai ý nghĩa của sáng chế, mà theo ông là “Mục đính của bằng sáng chế là bảo vệ sự sáng tạo trong khu vực tư nhân, nói rõ hơn, là để đảm bảo cho các công ty thu được lợi nhuận từ những cải tiến mà các nhà nghiên cứu của họ đề xuất.” Là người từng có dịp đăng kí bằng sáng chế, tôi có thể nói chính ông Koblitz mới là người chưa hiểu hết mục đích của bằng sáng chế. Bằng sáng chế đâu phải chỉ giới hạn trong các công ti tư nhân, mà còn rất phổ biến trong các đại học và viện nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu khoa học là gì nếu không là công bố bài báo khoa học và phát minh, mà phát minh thì phải đăng kí bản quyền của mình. Đăng kí bằng sáng chế để bảo vệ sản phẩm tri thức của nhà khoa học, cho phép nhà khoa học khai thác sáng chế của mình qua [chẳng hạn như] thương mại hóa, và qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế. Bằng sáng chế và ấn phẩm khoa học là một thước đo quan trọng của một nền khoa học mà cộng đồng khoa học chấp nhận. Có thể những người làm tóan như ông Koblitz không quan tâm đến bằng sáng chế, nhưng những người làm khoa học thì bằng sáng chế là một chỉ tiêu trong sự nghiệp của họ.
Thứ ba, có lẽ vì chủ quan và thiếu dữ liệu nên ông Koblitz trở nên hời hợt, phiến diện, và thiếu thực tế trong những nhận xét của mình. Chẳng hạn như ông cho rằng những người được đào tạo trong các nước xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu là “tốt”, nhưng thế nào là “tốt” vẫn còn là một câu hỏi lớn. Hình như ông Koblitz không hay chưa nghe đến hiện tượng “bằng hữu nghị” của thế giới xã hội chủ nghĩa cũ cấp cho nhau, mà người dân phía Bắc từng hài hước nói đại khái như dẫn một con bò sang Liên Xô, sau vài năm nó cũng có bằng phó tiến sĩ (cái bằng mà nay đã đương nhiên thành “tiến sĩ”). Tôi biết câu nói dân gian đó không công bằng chút nào cho những người có thực học, nhưng khổ nỗi đó là tình trạng vàng thau lẫn lộn, một hệ quả của những "dao động" trong lịch sử giáo dục Việt Nam.
Tôi không khỏi mỉm cười khi đọc được đoạn văn này: “Nó [chỉ văn bằng Master of Public Administration của ông Vallely] không có ý nghĩa như trình độ Thạc sĩ về một lĩnh vực khoa học, và tất nhiên là còn kém xa một Tiến sĩ (Ph.D.) hay là bằng Candidate của Liên Xô.” Tôi không biết ông Koblitz đã từng gặp những người phó tiến sĩ, tiến sĩ, thậm chí giáo sư được đào tạo trong các nước XHCN như Liên Xô cũ không nói và viết được tiếng Nga, không viết nổi một đề cương nghiên cứu, thậm chí không viết nổi một bài luận văn một cách nghiêm chỉnh. Tôi dám cam đoan với ông Koblitz rằng trình độ master của ông Vallely còn hơn gấp chục lần nhiều (không dám nói tất cả) những phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) được đào tạo từ các nước XHCN. Theo đánh giá của tôi, bản báo cáo của Vallely còn súc tích, chặt chẽ và logic hơn gấp 10 lần là những ý kiến trong bài của Gs Koblitz. Tôi có thể lặp lại nhận xét đó nhiều lần mà không thấy ngượng ngùng là đã ca ngợi Vallely.
Phản bác lại nhận xét về nội dung quá nặng cho các môn học chính trị ở đại học Việt Nam, Koblitz viết rằng ngay cả “Viện Ash ở Harvard của ông Vallely, người ta dễ có cảm giác rằng việc truyền bá chính trị chiếm tới 100%”. Nhưng hình như ông Koblitz không phân biệt nỗi Viện Ash ở Harvard là một trường chính trị - xã hội học, còn điều mà báo cáo Vallely đề cập đến là tất cả các ngành đại học, chứ chẳng riêng gì chính trị học. Ông Koblitz chắc chưa ghé qua các trường y lớn ở Việt Nam, trong chương trình “khoa học cơ bản” có đến 30% (chứ không phải 25%) là các môn như Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, v.v… Ông Koblitz nghĩ sao về những môn này được dạy trong trường y? Ông Koblitz có thể làm thử một điều tra xem sinh viên nghĩ gì về những môn học này, thì chắc ông sẽ có một kết quả tiêu cực. Nếu những môn học này dạy trong các học viện chính trị thì chẳng có gì phải đáng bàn, nhưng ở đây những môn học này được dạy trong tất cả các trường đại học và các ngành khoa học, làm hao tổn thời gian cho sinh viên. Nó còn làm cho chương trình đào tạo nặng nề một cách không cần thiết. Theo tôi biết, không có một trường y nào ở Mĩ hay phương Tây hay Thái Lan có những môn học chính trị như trên.
Tính phiến diện của Koblitz thể hiện rõ nét nhất qua những cái nhìn của người làm toán, mà chẳng quan tâm đến “bức tranh lớn” hơn ngoài ngành toán. Chẳng hạn như ông đề nghị “Cấp học bổng cho sinh viên ở bậc cao học (Master) trong các ngành toán hoc và khoa học”, hay “Cấp kinh phí cho các chương trình mùa hè dành cho các sinh viên tài năng (ví dụ như những sinh viên có kết quả tốt trong các kỳ thi Olympic toán)”. Hình như ông chỉ nhìn thấy toán, và chỉ toán mới đưa nền giáo dục đại học Việt Nam thoát khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay. Nếu thế thì tôi e rằng ông lầm. Trong số 3456 bài báo khoa học được đăng trên các tập san quốc tế xuất phát từ Việt Nam trong thời gian 1996-2005, 25% là thuộc ngành y sinh học, chỉ có 11% là ngành toán và 12% từ ngành vật lí. Ngoài ra, phân tích của tôi cho thấy 44% công trình về toán và 31% công trình vật lí từ Việt Nam chưa bao giờ được ai trích dẫn (tỉ lệ này trong ngành y sinh học là 18%). Tuy chỉ số trích dẫn còn tùy thuộc vào văn hóa ngành, nhưng hai sự thật này nói lên rằng ngành y sinh học mới cống hiến nhiều cho hoạt động khoa học Việt Nam. Để cải tiến và nâng cao khoa học Việt Nam, theo tôi, cần phải nhấn mạnh đến các lĩnh vực như kĩ thuật (engineering), nông nghiệp, khoa học vật liệu, hóa học, công nghệ sinh học, y sinh học, dược học hơn là ngành toán. Thật vậy, đã có nghiên cứu mối tương quan giữa phát triển kinh tế và khoa học, và kết quả luôn nhất quán cho thấy phát triển khoa học ứng dụng và công nghệ (chứ không phải toán) có mối tương quan mật thiết với tỉ lệ phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế và khoa học dẫn đến phát triển toán, chứ không phải ngược lại. Một người Trung Quốc từng đoạt giải Nobel mới phát biểu ở Trung Quốc rằng tập trung tài lực vào chiếm những giải thưởng Olympic đó chẳng giúp ích gì cho khoa học. Do đó, tôi nghĩ rằng những kiến nghị của ông Koblitz chẳng những phiến diện mà còn thiếu cơ sở khoa học.
Thứ tư và có lẽ là điểm quan trọng nhất là ông Koblitz không dám nhìn thẳng vào vấn đề mà chỉ vòng vo những chuyện chẳng liên quan gì đến tình trạng giáo dục đại học hiện nay. Ông để cho đầu óc mình lang thang với những chuyện như Mĩ là thủ phạm về tệ nạn mại dâm, lối sống sa đoạ, trụy lạc ở miền Nam trước 1975; chuyện lá thư của một người bạn ông làm cho công ti Intel; chuyện Đổi mới và cái giải thưởng [rất ít người biết đến] Kovalevskaia của ông. Lang thang trong những chuyện như thế, ông quên mất những vấn đề bức xúc của giáo dục đại học mà báo cáo của Vallely và Wilkinson nêu lên. Xin nhắc lại ông những vấn đề đó là:
* Chất lượng đào tạo. Việt Nam chưa có một đại học nào được đánh giá cao trên trường quốc tế. Trong bất cứ danh sách đánh giá đại học nào trên thế giới, không có một đại học nào của Việt Nam lọt vào top 200.
* Đại học mọc lên tràn lan thiếu kiểm tra chất lượng đào tạo. Mặc cho chất lượng đào tạo kém như hiện nay, hàng trăm đại học liên tiếp được thành lập trên khắp nước. Có người mỉa mai nói đại học mọc lên như nấm sau cơn mưa! Mới đây công chúng mới “kinh hoàng” về tình trạng của Đại học Phan Thiết. “Đại học Phan Thiết” đã trở thành biểu tượng cho những đại học không đủ cơ sở vật chất mới được thành lập trong vài năm gần đây.
* Năng suất khoa học của các đại học và viện nghiên cứu Việt Nam còn quá kém. Trong thời gian 10 năm (từ 1996-2005), các nhà khoa học Việt Nam chỉ công bố 3.456 công trình nghiên cứu khoa học trên các tập san quốc tế. Đặt mối tương quan giữa con số này với số lượng giáo sư và phó giáo sư (những người đáng lẽ phải nghiên cứu khoa học), trung bình mỗi giáo sư và phó giáo sư nước ta công bố 0,58 bài báo trong vòng 10 năm qua! Con số ấn phẩm khoa học từ Việt Nam đã ít, nhưng khi so với các nước khác trong vùng thì thuộc vào hàng thấp nhất. Thật vậy, số lượng công bố quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam chỉ bằng 1/5 số lượng từ Thái Lan (14.594 bài trong cùng thời gian), 1/3 Malaysia (9.742 bài), 1/14 Singapore (45.633 bài). Ngay cả so với Indonesia (4.389 bài) và Philippines (3.901 bài), con số công bố quốc tế của Việt Nam cũng thấp hơn.
* Tiêu chuẩn đánh giá hoạt động khoa học của đại học chưa dựa vào các chuẩn mực quốc tế. Những chuẩn mực cung cấp kinh phí nghiên cứu, tiêu chuẩn đánh giá công trình nghiên cứu, tiêu chuẩn đề bạt giáo sư, v.v… ở Việt Nam hiện nay không phù hợp với các chuẩn mực và tiêu chuẩn của cộng đồng khoa học quốc tế. Cơ cấu tuyển chọn giáo sư và đề bạt giáo sư còn đặt nặng vào lí lịch, chưa dựa vào các tiêu chuẩn khách quan về năng lực. Chính vì những sơ hở này, những chuẩn mực chẳng giống ai đó đã và đang làm trì trệ cải cách giáo dục và làm giảm hiệu năng của nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.
* Tình trạng “tiến sĩ giấy”và “giáo sư dỏm” đang càng ngày càng trở thành một quốc nạn giáo dục. Trong khi quốc nạn này chưa được khắc phục, mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn còn muốn đào tạo thêm 20 ngàn tiến sĩ! Cả nước có trên 376 trường đại học và cao đẳng (con số này vẫn còn gia tăng), nhưng chỉ có trên dưới 320 giáo sư!
* Đại học Việt Nam thiếu tự quản. Đại học Việt Nam chịu sự quản lí chặt chẽ từ trung ương, một mô hình quản lí mà phần các nước trong vùng và trên thế giới đã bỏ (vì thiếu hữu hiệu) từ những năm trong thập niên 1990s.
* Chất lượng sinh viên càng ngày càng thấp. Cộng với vấn đề thiếu thốn cơ sở đào tạo là vấn đề chất lượng đào tạo, và xuống cấp trong các trường hiện tại. Theo một nghiên cứu về kĩ năng tiếng Việt trong các sinh viên khoa ngữ văn năm 1997-1998 tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, trong số 752 sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư (những cử nhân văn chương tương lai), chỉ có 45% đạt yêu cầu về chính tả và 26% đạt yêu cầu về cú pháp.
* Ngay cả “đầu ra” – sinh viên tốt nghiệp cũng kém về trình độ chuyên môn và kiến thức. Trong một cuộc hội thảo với chủ đề "Toán, lí, hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" trước đây vài năm, một đại biểu của Hội Toán học Việt Nam đánh giá trình độ sinh viên tốt nghiệp trong nước như sau: "Có thể nói không quá đáng rằng, trình độ đại học hiện nay chỉ bằng đại học đại cương (hai năm đầu của đại học nước ngoài), cao học bằng đại học, và phó tiến sĩ chỉ bằng cao học".
Do đó, sinh viên ra trường chưa đảm nhận được công việc mà đáng lẽ những người được đào tạo như thế phải làm được. Một viên chức người Việt thuộc Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) nhận xét: "Hệ thống GD-ĐT [giáo dục và đào tạo] lâu nay của Việt Nam còn bất cập. Tỉ lệ người được đào tạo ra đạt tiêu chuẩn quốc tế là rất ít." Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở trong nước, hàng năm có khoảng 20.000 sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng. Trong số này, chỉ có 50% sinh viên tốt nghiệp kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp; và trong số tìm được việc, chỉ có 30% tìm được việc đúng ngành nghề. Ngay cả những sinh viên đã tìm được việc làm, họ đều phải được huấn luyện lại, nhất là ở các công ti ngoại quốc. Theo nghiên cứu của bà Maureen Chao thuộc Trường Đại học Seattle (Mĩ), trong nhiều công ti liên doanh với Việt Nam, như Intel chẳng hạn, hầu hết sinh viên Việt Nam đều phải được đào tạo lại cả về chuyên môn lẫn kĩ năng giao tiếp!
Danh sách những vấn đề này thật ra là chưa đầy đủ. Nhưng chỉ bao nhiêu đó cũng để thấy rằng hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam đang ở trong tình trạng khủng hoảng. Không còn danh từ nào thích hợp hơn là “khủng hoảng” để mô tả tình trạng này. Nhưng tình trạng này ai cũng biết, từ cựu thủ tướng và cựu bộ trưởng giáo dục đến người dân thường đều cho rằng Việt Nam cần một cuộc cải cách toàn diện về giáo dục.
Trong bài “ý kiến” của Gs Koblitz, ông không có một dòng nào bàn đến các vấn đề trên. Thay vào đó ông có vẻ đổ thừa cho Mĩ. Chẳng hạn như đoạn này ( “Sự tàn phá của người Mỹ không phải chỉ ở khía cạnh vật chất mà còn cả về mặt văn hoá, đặc biệt là ở miền nam, nơi đã chịu đựng sự chiếm đóng của quân đội Mỹ trong suốt 11 năm. Tiền bạc của họ đã nuôi sống các tệ nạn như mại dâm, nghiện hút, và tham nhũng với qui mô khủng khiếp. Giống như vũ khí của Mỹ mang lại sự tàn bạo và chết chóc, tiền bạc của Mỹ đã ăn dần ăn mòn các cơ cấu văn hoá và xã hội Việt Nam ở phía nam vĩ tuyến 17”), rõ ràng là ông lạc đề. Nhưng cũng xin lạc đề với ông một chút: tôi và những người cùng thế hệ với tôi (và thế hệ đàn anh đàn chị của tôi) là sản phẩm của hệ thống giáo dục dưới sự bảo trợ của Mĩ đấy. Nhưng rất may là chúng tôi không trở thành những kẻ “mại dâm, nghiện hút, tham nhũng”, mà là những người có ích cho xã hội và đã đóng góp một phần cho Việt Nam. Xin nói thêm với ông rằng những người từng được đào tạo trong cái chế độ do Mĩ bảo trợ đó hiện nay là những chuyên gia, kĩ sư, bác sĩ, luật sư, giáo sư giỏi ngay tại quê hương của ông. Nếu xem đó là “outcome” thì tôi nghĩ hệ thống giáo dục ở miền Nam trước 1975 đâu đến nỗi tệ. Hệ thống giáo dục ở miền Nam trước 1975 chắc chắn là có tham ô, hối lộ, và gian lận trong thi cử, nhưng mức độ chắc chắn là không tràn lan như một quốc nạn hiện nay. Thời đó không có tiến sĩ dỏm, không có kĩ sư dỏm, không có bác sĩ dỏm, thầy cô dỏm, và những người tốt nghiệp đại học (ít lắm) đều được công chúng kính trọng (chứ không mỉa mia, dè bĩu như hiện nay).
Thú thật, đọc đoạn văn trên của ông Koblitz tôi thấy quen quen, vì những năm sau 1975 những loại tố khổ kiểu này nhan nhãn trên báo chí. Điều đáng nói là những tệ nạn xã hội mà ông gán ghép cho Mĩ đó lại xảy ra ngay hiện nay ở Việt Nam với một cường độ gấp chục lần so với trước kia. Không biết ông sẽ gán ghép những tệ nạn xã hội này cho ai?
Tóm lại, những ý kiến của Gs Koblitz tuy rất cần thiết cho những thảo luận đa chiều về cải cách giáo dục đại học, nhưng sự hữu dụng của nó chỉ dừng ở đó, bởi vì nội dung bài “phản biện” của ông quá chủ quan, thiếu dữ liệu, hời hợt và phiến diện. Điều đáng tiếc là ông không chịu nhìn thẳng vào những vấn đề và thảo luận, mà lại sử dụng những thủ thuật tấn công cá nhân và ngụy biện. Chính vì những đặc điểm này mà những lí giải và đề nghị của ông hoàn toàn thiếu tính thuyết phục.
Ông khuyên Việt Nam không nên theo mô hình đại học Mĩ vì theo ông là quá tốn kém, nhưng tôi lại thấy trên thế giới này những đại học cải tổ theo mô hình Mĩ đều thành công. Chỉ xin dẫn vài ví dụ tiêu biểu. Thái Lan theo mô hình đại học Mĩ và đã xây dựng được một hệ thống giáo dục đại học có uy tín trong vùng như hiện nay. Năm 1998, Trung Quốc quyết tâm thực hiện “Dự án 985” mà theo đó họ tạo ra một quĩ nghiên cứu khoa học theo mô hình Mĩ cho các trường đại học nghiên cứu để nâng cao nền khoa học, và họ đã thành công mĩ mãn: số lượng ấn phẩm từ Trung Quốc qua dự án này tăng gấp 4 lần chỉ trong vòng 10 năm. Song song và cùng với “Dự án 985” của Trung Quốc là dự án “Brain Korea 21” của Hàn Quốc. Dự án “Brain Korea 21” chi ra 1,4 tỉ USD để xây dựng một số đại học của họ thành “world class” (đẳng cấp quốc tế). Chỉ trong vòng 10 năm sau khi dự án này được thực hiện, số lượng ấn phẩm khoa học của Hàn Quốc tăng gấp 5 lần. Như tôi nói, tất cả những nước này (và còn nhiều nước khác nữa) đều cải cách giáo dục đại học theo mô hình Mĩ và họ đã thành công. Cố nhiên, nền giáo dục đại học của Mĩ cũng có nhiều vấn đề, nhiều bất cập (như ông đã chỉ ra tuy không thuyết phục mấy), nhưng hệ thống giáo dục đại học Mĩ vẫn được xem là thuộc vào hàng tốt (hay có người nói là tốt nhất) thế giới. (Để tôi “khai báo” cái “conflict of interest” của tôi nếu có ai nghi ngờ tôi viết câu đó: tôi được đào tạo từ Việt Nam và từ Úc, chứ không phải từ Mĩ nhé). Xem ra lời khuyên của ông Koblitz đừng theo Mĩ có lẽ là một lời khuyên chí tình chí nghĩa của cá nhân ông, nhưng theo tôi là không phải lời khuyên tốt.
Phát triển giáo dục đại học đã trở thành một quốc sách của Việt Nam trong thời kì Đổi mới, nhưng cho đến nay sau hơn 20 năm Đổi mới, giáo dục vẫn chưa đổi mới theo kịp phát triển kinh tế. Thế nhưng trong thời đại kinh tế tri thức và trong môi trường cạnh tranh có tính toàn cầu, Việt Nam cần phải phát huy tiềm năng của trí tuệ của dân chúng, cần phải huy động nguồn nội lực trí tuệ để tránh khỏi bị lệ thuộc vào trí tuệ của người khác, hay tránh bị rơi vào tình trạng tụt hậu, nô lệ tri thức. Kinh nghiệm phát triển ở các nước trong vùng như Nam Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba, Thái Lan, và Mã Lai cho thấy cái mẩu số chung là họ đã chú trọng vào giáo dục và đào tạo. Chúng ta cần phải nhìn thẳng vào vấn đề, chứ không nên bị ru ngủ bằng những lời đường ngọt của những người như Gs Koblitz.
Người Tây phương khi đến thăm Việt Nam đều ghi nhận một điều rằng Việt Nam là một nước có một nguồn nội lực rất lớn chưa được khai thác: con người Việt Nam. Nếu được khai thác, Seth Mydans, kí giả của tờ New York Times, cho rằng Việt Nam sẽ “làm cho các nước Á châu khác phải tủi thẹn.” Thực vậy, đức tính ham học của người Việt Nam gần như là một nét văn hóa, được chính thức ca ngợi trong các diễn đàn quốc hội ở ngoại quốc. Nhiều người ở trong nước xưa kia chỉ là những học sinh trung bình, thậm chí kém, nhưng khi ra nước ngoài, đã đạt được nhiều thành tích ngoạn mục trong các sân trường đại học hàng đầu ở Mĩ và các nước Tây phương khác. Nhưng cũng những con người đó mà ở Việt Nam thì sẽ khó mà phát huy được tiềm năng của mình. Do đó, Việt Nam rõ ràng cần tạo môi trường giáo dục đại học tốt cho công dân, một điều mà cho đến nay ngay cả cựu thủ tướng Phan Văn Khải cũng thú nhận là “thất bại”. Nói ra cũng bằng thừa (vì bất cứ ai quan tâm đến Việt Nam đều biết) nhưng cũng cần lặp lại ở đây rằng nền giáo dục đại học của Việt Nam cần một cuộc cách mạng, cần đổi mới tận gốc, đổi mới từ hệ thống để khai thác được tiềm năng của người Việt Nam và góp phần đưa Việt Nam lên một nấc cao hơn trên trường quốc tế.
NVT
----
Bài này dài, đành phải đọc từ từ...:)
Trả lờiXóaBài dài, những hay. Copy để đọc từ từ..:)
Trả lờiXóaCảm ơn bạn
Trả lờiXóaGDĐH của VN hiện nay kém là hiển nhiên rồi, nghe ông này nọ ngụy biện làm gì rồi cãi nhau cho mất công :)
Trả lờiXóa