Телеканалам в КНР урезали время на фильмы
Cục quản lý nhà nước về phát thanh và truyền hình của CHND Trung Hoa đã ban hành các quy định mới đối với các kênh
truyền hình vệ tinh của Trung Quốc trong năm 2014. Theo các quy định mới, các bộ phim nước ngoài có thể sẽ
được phát một năm không quá một lần và
không phải vào prime-time. Nhiều khán giả gọi những
điều mới này là "mệnh lệnh nhằm tăng cường hạn chế các chương trình giải trí".
Như họ nói tại cục quản lý, đa số người dân Trung Quốc thích xem các chương
trình địa phương, vì vậy khối lượng của chúng sẽ tăng lên.
Các quy định mới cũng hạn chế thời gian cho các cuộc thi ca hát và các
cuộc thi khác. Mỗi
mùa - không nhiều hơn một cuộc thi. Nhưng khối lượng tin tức, văn
hóa, thể thao và các chương trình cho trẻ em phải có ít nhất 30%.
Ngoài
ra, trong ngày phải được phát ít nhất 30 phút các chương trình tài liệu của Trung Quốc, cũng như
30 phút phim hoạt hình của Trung Quốc.
Tuy nhiên, không phải tất cả người dân Trung Quốc thích chỉ có các
chương trình của Trung Quốc.
Nhiều
người nói rằng trong các chương trình đó thông tin thường bị bóp méo.
Một người
dân tỉnh Sơn Đông
"Đây lại là một chiến dịch để tẩy não! Tôi nói chung không xem các chương
trình phát sóng địa phương. Cho dù đó là tin tức hay cái
gì khác - tôi cảm thấy rằng trong các chương trình đó rặt là dối trá.
Có nghĩa gì mà xem
chúng? ".
Ngay chính các kênh truyền hình cũng lo ngại về những quy định mới. Họ nói rằng một ngày phải
hoàn thành 7,5 giờ tin tức, các chương trình văn hóa, thiếu nhi, nhưng sản xuất
chúng không phải là chuyện dễ.
Trong khi đó, những năm gần đây thói quen của người dân Trung Quốc xem nội
dung truyền hình đã có những thay đổi đáng kể. Nhiều người trẻ tuổi bây giờ thích
máy tính hơn TV, thích máy tính bảng
hoặc điện thoại thông minh, từ đó có thể dễ dàng và nhanh chóng xem các chương
trình, show hoặc phim mà họ quan tâm.
Zhang
Chentszyue, biên tập viên một phần tại tờ báo:
"Tôi có cảm giác rằng các quy định mới thật nực cười. Bất cứ ai ở Trung Quốc muốn
xem show của nước ngoài, sẽ không bị giới hạn chỉ với TV. Internet
cung cấp những cơ hội mà các nguyên tắc này sẽ không hiệu quả. Chúng
chỉ đơn giản cho thấy mục đích của ban tuyên truyền hạn chế quyền của người dân
đối với thông tin".
Ngay cả đại diện của tổ chức "Phóng viên không biên giới" ở
khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Benjamin Ismail cũng đồng ý với nhận định này.
Benjamin
Ismail, đại diện của "Phóng viên không biên giới":
"Chúng tôi cho rằng can
thiệp vào nội dung của các chương trình truyền thông, vào hẳn cả một khu vực, và áp đặt các hạn chế nghiêm
ngặt như vậy, bằng cách sử dụng lý do quan tâm về đạo đức hay lý do của dư luận
xã hội - đó là những biện pháp không
thích ứng".
Trong năm 2013, tổ chức này đã công bố chỉ số mới nhất của các quốc gia
về tự do báo chí. Trong
số 179 quốc gia trong bảng xếp hạng, Trung Quốc ở ví trị thứ 173.
-----
--> Read more..