Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

Các thảm họa tự nhiên – sự báo thù cho loài người?

Các thảm họa tự nhiên – sự báo thù cho loài người?

Природные катастрофы - месть человечеству? ("Англия", Великобритания)

23 марта 2011 17:32

Tác giả: Sergei Voskovsky

Nguồn: rus.ruvr.ru

Kichbu post on thứ sáu, 25.03.2011

.

 

Photo: EPA

.

Trận động đất mạnh nhất, sóng thần và những sự cố tại nhà máy điện nguyên tử ở Nhật Bản – một sự kết hợp như thế, chắc là, chưa nơi nào trên thế giới xảy ra. Có thể, hãy còn quá sớm để nghiên cứu tiến trình của những sự kiện thảm khốc này, nhưng bây giờ có thể đưa ra một số quan sát và đi đến những kết luận nào đó.

Về những nguyên nhân tại sao các thảm họa lại thu hút sự chú ý của xã hội, có thể đưa ra những xét đoán rất khác nhau. Rõ ràng, một trong những giải thích cho vấn đề được quan tâm nói trên có thể xem là mong muốn của loài người hiểu, liệu tất cả những gì đã làm để nếu không ngăn chặn được các sự cố, thì cũng giảm thiểu được các hậu quả của chúng.

Trận động đất mạnh nhất, sóng thần và những sự cố tại nhà máy điện nguyên tử ở Nhật Bản – một sự kết hợp như thế, chắc là, chưa nơi nào trên thế giới xảy ra. Có thể, hãy còn quá sớm để nghiên cứu tiến trình của những sự kiện thảm khốc này, nhưng bây giờ có thể lđưa ra một số quan sát và đi đến những kết luận nào đó.

Hơn một năm trước một chút thế giới đã tranh luận sự thối rữa của toàn bộ thế gian qua tấm gương của trận động đất ở Haiti. Gần một phần tư triệu người chết, hầu như toàn bộ nhà cửa bị sụp đổ - một kết quả đau lòng như thế. Vào tháng một năm nay từ Haiti có thông tin rằng, mặc dù có sự giúp đỡ to lớn chưa từng có của quốc tế, đất nước này vẫn nom như trận động đất vừa mới xảy ra một tuần trước đây.

Trận động đất bảy độ theo thang mười hai độ. Đó là sự cố phá hủy, chứ không là thảm họa. Tất cả những điều đó nói cho một điều rằng tại Haiti không phải là một thảm họa động đất xảy ra, mà đó là thảm họa xã hội. Không một người nào riêng lẽ, không một xã hội nào, không một quốc gia nào đã chuẩn bị cho chính trận động đất, cho công việc khó khăn khắc phục hậu quả của nó.

Các quan chức tự ý bỏ việc và khổng thể hiện bản thân mình. Thậm chí các quốc gia khác buộc phải gánh trách nhiệm bảo vệ trật tự xã hội.

Đợt chấn động đất mạnh nhất  trong số các chấn động của trận đông đất ở Nhật Bản là chín độ. Các chấn động đã kéo theo sóng thần. Những thông tin về đổ nát và người thiệt mạng. Tuy nhiên không có dòng tin nào nói về sự sụp đổ nhà cửa hàng loạt, về việc chết người sạch sành sanh. Xã hội không rơi vào hoảng loạn. Các quan chức tại tất cả các cấp đều làm việc.

Kết luận: ở cấp độ so sánh con người chịu đựng trận động đất mạnh nhất ở Nhật Bản dễ dàng hơn nhiều so với trận động đất yếu hơn nhiều ở Haiti. Tại sao lại “ở cấp so sánh”? Bởi vì rằng khi so sánh hai trận động đất, chúng ta cho đến bây giờ chưa tính đến yếu tố rằng ở Nhật Bản động đất đã gây nên sự cố tại nhà máy điện nguyên tử tại thành phố Fukushima. Tình hình trở nên căng thẳng từng giờ và không có gì đảm bảo rằng nó  sẽ không là thảm họa.

Từ so sánh hai trận động đất – động đất ở Nhật Bản và động đất ở Haiti- có thể rút ra hai kết luận. Thứ nhất: xã hội đã phát triển có khả năng trải qua những thiên tai mạnh nhất và khắc phục được hậu quả của nó. Thứ hai: ngay cả một xã hội đã phát triển cũng bị đe dọa diệt vong bởi động đất , ví dụ, do thảm họa  công nghệ gen, như sự cố tại nhà máy điện nguyên tử.

Những phẩm chất tinh thần cao cả của mọi người, tinh thần đoàn kết của dân tộc, cách ứng xử phù hợp với tình hình của  giới lãnh đạo đất nước – tất cả những điều đó thật tuyệt vời, tất cả điều đó  xứng đáng để khâm phục. Nhưng có, rõ ràng, một giới hạn nào đó người ta dễ dàng vượt qua khi có khoa học phát triển, kỹ thuật tiên tiến và nền công nghiệp mạnh.

Sự kết hợp của chúng tạo ra ảo tưởng không bị trừng phạt trong sự tác động qua lại với thiên nhiên,  ảo tưởng nguy hiểm hơn tồn tại cho đến giờ, thực tế, con người trong mối quan hệ qua lại này đã không thất bại to lớn. Nhưng mọi việc sẽ xảy ra lần đầu tiên  vào một lúc nào đó…

Trong bất kỳ khả năng nào, sự cố ở Fukushima sẽ tạo khởi đầu cho tất cả. Cho các cuộc phản đối chống chế tạo năng lượng nguyên tử. Cho việc hoàn thiện hơn nữa các nhà máy nguyên tử. Có lẽ, cho cả việc cấm sử dụng các nhà máy nguyên tử, mà cũng có thể, cho cả việc xây dựng các nhà máy điện nguyên tử vững chắc hơn. Nhưng không một cái gì có thể thay thế được các quy luật khách quan nào đó mà sự cân băng mỏng manh của cái quá trình được gọi là cuộc sống đang dựa vào chúng. Có thể, thậm chí  là Cuộc sống - với chữ cái viết hoa.

Bởi vậy bất kỳ những thành tựu khoa học kỹ thuật mới nào dù nom viễn tưởng thế nào đi nữa, cũng sẽ là kết quả của sự xích lại gần hơn những kiến thức của con người với các quy luật này. Chứ không phải gì khác.-Kichbu-

3 nhận xét:

  1. Sẽ có ngày, thiên nhiên quay trở lại trừng phạt loài người và phá hủy mọi thành quả loài người đã tạo ra (Ăngghen)

    Trả lờiXóa
  2. "Nhưng MỌI việc sẽ xảy ra lần đầu tiên vào một lúc nào đó..."
    Kichbu sửa lỗi chính tả..:)

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter