Một ngày đen tối trong lịch sử Nga: Trận lưu huyết Kronshtadt
Черная дата в истории России: кронштадтское побоище
Tác giả: Nicolai Katrich
Nguồn: newsland và svpressa.ru
Kichbu post on thứ hai, 21.03.2011
.
90 năm trước Troshky và Tukhachevsky đã nhấn chìm cuộc khởi nghĩa của các thủy thủ Baltic bênh vực những người công nhân thành phố Piter trong biển máu.
18 tháng ba 1921 mãi mãi đi vào lịch sử Nga như một ngày đen tối. Chỉ sau ba năm rưỡi của cuộc cách mạng vô sản mà nó đã tuyên bố Tự do, Lao động, Bác ái là những giá trị chủ yếu của nhà nước mới, những người blosshevich đã trấn áp một trong những cuộc nổi dậy đầu tiên của những người lao động đấu tranh vì các quyền lợi xã hội của mình một cách tàn ác chưa từng có dưới chế độ Sa hoàng.
Kronshtadt, thành phố đã dám yêu cầu bầu lại các hội đồng Xô Viết – “xét thấy rằng các hội đồng Xô Viết hiện hành không thể hiện ý chí của những người công nhân và nông dân” – đã bị tưới máu. Do hậu quả của cuộc chinh phạt do Troshky và Tukhachevsky đứng đầu, đã có hơn nghìn thủy thủ bị sát hại, và 2103 người bị bắn không xét xử và điều tra bởi các tòa án đặc biệt. Vậy những người dân thành phố Kronshtadt đã phạm lỗi gì trước “Chính quyền Xô Viết thân yêu” của mình?
Lòng căm thù đối với bệnh quan liêu gỉ sét.
Toàn bộ hồ sơ lưu trữ liên quan “vụ án về cuộc bạo động Kronshtadt” đã được bóc trần cách đây không lâu. Và mặc dù đa phần các tài liệu đó do phía những người chiến thắng tập hợp, nhà nghiên cứu không có định kiến trước dễ dàng hiểu rằng, các trạng thái tinh thần chống đối ở Kronshtadt đã bộ phát trầm trọng thêm vì bệnh quý tộc trắng trợn và tính tục tằn của bộ máy quan liêu hen gỉ của đảng.
Vào năm 1921 tình hình kinh tế trong nước vô cùng tồi tệ. Những khó khăn có thể hiểu được – nền kinh tế quốc dân bị sụp đổ bởi nội chiến và sự can thệp của nước ngoài. Nhưng điều rằng cách những người bolshevich bắt đầu khắc phục những khó khăn đó như thế nào đã thổi bùng sự căm phẫn của đa số những người công nhân và nông dân, những người đã cống hiến nhiều vì ước mơ về quốc gia xã hội. Thay vì xây dựng những “quan hệ đồng hành” chính quyền bắt đầu tổ chức những cái gọi là tập đoàn Lao động và sau đó đã trở thành mô hình mới của chủ nghĩa quân phiệt và nô dịch.
Việc chuyển những người công nhân và nông dân vào vị thế của những người bị động viên được bổ sung bằng việc sử dụng Hồng quân trong kinh tế và bắt họ tham gia khôi phục các tuyến đường giao thông, khai thác nhiên liệu, các công việc bốc xếp vận chuyển và ở các nhà máy xí nghiệp khác. Chính sách chủ nghĩa cộng sản thời chiến đã đạt đến tột điểm trong lĩnh vực nông nghiệp khi chế độ trưng thu lương thực thừa đã tước đi niềm say mê tối thiểu của những người nông dân đối với việc trồng trọt mùa màng mà nó dù sao cũng bị tước đi hoàn toàn. Làng xóm điêu đứng, các thành phố tan hoang.
Ví dụ, dân số thành phố Petrograd giảm từ 2 triệu 400 nghìn người cuối năm 1917 xuống còn 500 nghìn vào năm 1921. Số lượng công nhân ở các nhà máy công nghiệp trong giai đoạn đó giảm từ 300 nghìn xuốn còn 80 nghìn người. Hiện tượng như như đào ngũ lao động cũng có quy mô khủng khiếp. Đại hội IX của đảng cộng sản Nga (bolshevich) tháng tư 1920 đã buộc phải kêu gọi thành lập các đơn vị lao động bị phạt từ những người đào ngũ bị bắt trở lại hoặc tống họ vào các trại tập trung. Nhưng tình hình như vậy chỉ khoét sâu sắc thêm các mối mâu thuẫn xã hội. Ở những người công nhân và nông dân ngày càng có cớ để bất bình: họ đã chiến đấu vì cái gì?! Nếu vào năm 1917 một công nhân được nhận từ chế độ Sa hoàng “đáng nguyền rủa” 18 ruble mỗi tháng, thì vào năm 1921 - chỉ 21 kopech (1 ruble = 100 copech – Kichbu). Trong khi đó giá bánh mì tăng gấp hàng chục nghìn lần – đến những 2625 ruble cho 400gr bánh mì vào năm 1921. Sự thật là những người lao động được nhận khẩu phần: 400gr bánh mì đối với công nhân và 50gr đối với trí thức. Nhưng vào năm 1921 số lượng những người may mắn như thế đã đột ngột giảm sút: chỉ ở Piter đã đóng cửa 93 nhà máy, 30 nghìn công nhân trong số 80 nghìn người vào thời điểm đó đã bị thất nghiệp, và tức là họ bị chết đói cùng với gia đình của mình.
Và bên cạnh đó “bộ máy quan liêu đỏ” mới lại sống no đủ, vui sướng và nghĩ ra các loại khẩu phần đặc biệt và các kho hàng đặc biệt như bấy giờ những quan lại hiện đại gọi điều này như vậy, đủ các loại phần thưởng vì sự quản lý có hiệu quả. Và cách hành xử của vị chỉ huy hạm đội Baltic Fedor Raskol Nicov (họ thật là Ilin) và cô vợ trẻ của ông ta Larisa Reisner sau này trở thành chủ tịch hội đồng giáo dục văn hóa hạm đội Baltic. “Chúng tôi xây dựng nhà nước mới. Mọi người cần chúng tôi, - bà tuyên bô công khai. – Hoạt động của chúng tôi là lao động sáng tạo, và bởi vì rằng thật giả dối từ chối những gì cung cấp cho những người nắm quyền.
Nhà thơ Vsevolod Rodzestvensky hồi nhớ lại rằng, khi ông đến gặp Larisa Reisner tại căn phòng của cựu bộ trưởng biển Grigorovich trước đây mà cô ta thuê, thì ông đã kinh ngạc bởi sự thừa mứaa các vật dụng và đồ đạc: các bức thảm, bức tranh, các loại vải ngoại quốc, các bức tượng đồng, các đồ sứ maiolic, những cuốn sách bằng tiếng Anh, những lọ nước hoa của Pháp. Và bản thân bà chủ vận áo choàng thêu bằng những sợi chỉ bằng vàng lớn. Hai vợ chồng không từ chối bất cứ thứ gì – ô tô từ gara hoành đế, tủ quần áo từ nhà hát
Sự vượt quá mọi phép tắc của chính quyền đã đặc biệt gây xôn xao những người lao động và binh sỹ. Cuối tháng hai 1921 các nhà máy và xí nghiệp lớn của thành phố
Ngày 28 tháng hai 1921 tại Kronshtadt các thủy thủ đã đứng lên bảo vệ những người công nhân Petrograd tại cuộc họp của các chiến hạm. Các đơn vị đòi tự do lao động và buôn bán, tự do ngôn luận và báo chí, tự do bầu cử vào các hội đồng Xô Viết. Thay vì chế độ chuyên chế của những người cộng sản – là chính quyền nhân dân, thay vì các chính ủy được đề cử - là các hội đồng chiến hạm. Sự khủng bố của ủy ban đặc biệt (Cheka) – phải được chấm dứt. Hãy để những người cộng sản nhớ lại rằng ai đã làm cách mạng, ai đã mang lại cho họ chính quyền. Bây giờ đã đến lúc phải trả lại chính quyền cho nhân dân.
Những loạn quân “thầm lặng”
Để bảo đảm trật tự tại Kronshtadt và tổ chức phòng thủ pháo đài đã thành lập Ủy ban cách mạng lâm thời đứng đầu là thủy thủ Petrichenko, phó ủy ban là Yakovenko, Arkhipov (máy trưởng), Tukin ( thợ máy của nhà máy cơ khí điện) và Orshin (phụ trách trường lao động).
Trong lời hiệu triệu của Ủy ban cách mạng lâm thời Kronshtadt có đoạn: “Hỡi các đồng chí và các công dân! Đất nước của chúng ta đang trải qua thời khắc nặng nề. Nạn đói, lạnh giá, kinh tế đổ nát đang giam hãm chúng ta trong gọng kìm sắt đã ba năm nay. Đảng cộng sản lãnh đạo đất nước đã xa rời quần chúng và không có khả năng đưa đất nước thoát khỏi tình hình đổ nát chung hiện nay. Đảng đã coi thường các làn sóng biểu tình xảy ra gần đây ở Petrograd và
Tuy nhiên Ủy ban cách mạng lâm thời đã không đi xa hơn thế và tin rằng sự ủng hộ của ‘toàn thể nhân dân” tự nó sẽ giải quyết được mọi vấn đề. Các sỹ quan ở Kronshtadt đã liên kết với những người khởi nghĩa và khuyên họ tấn công ngay lập tức các thành phố Oranienbaum và
“Quà tặng” cho đại hội X
Thoạt đầu tình hình của thành phố
Ngày 3 tháng ba
Những người công nhân
Ngày 5 tháng ba Mikhail Tuchevsky được được trao nhiệm vụ “trong thời gian ngắn nhất phải đập tan cuộc khởi nghĩa tại Kronshtadt trước ngày khai mạc đại hội X của đảng cộng sản toàn Nga (bolshevich). Tập đoàn quân số 7 được tăng cường các đoàn xe thiết giáp và các đơn vị không quân. Không tin cậy vào các trung đoàn địa phương, Trosky đã điều từ
Chính xác vào ngày này pháo binh bắt đầu nả pháo vào thành phố Kronshtadt, và ngày 8 tháng ba các đơn vị Hồng quân bắt đầu tấn công. Các đơn vị đánh chặn đã truy đuổi các lực lượng Hồng quân tấn công, nhưng họ đã không thể - gặp phải hỏa lực của pháo binh Kronshtadt, binh lính phải quay trở lại. Một tiểu đoàn lập tức đứng về phía những người khởi nghĩa. Nhưng ở quận cảng Zavodsky (Nhà máy), họ đã chọc thủng một đơn vị không lớn của Hồng quân. Họ đã đến được cổng pháo đài Petrovsk, nhưng ngay lập tức bị bao vây và bị bắt làm tù binh. Cuộc tấn công Kronshtadt đầu tiên bị thất bại.
Cuộc khởi nghĩa bùng phát không chỉ ở Kronshtadt – những người nông dân và các nhóm nổi dậy Kazak đã phá hoại Povoldze, Sibir, Ucraina, Bắc Kavkaz. Những người khởi nghĩa công kích những đơn vị sản xuất. Những người công nhân bãi công thậm chí ở cả
Cuộc tấn công đẫm máu
Ngày 8 tháng ba Lenin đọc báo cáo kín tại đại hội về sự thất bại ở Kronshtatd và gọi cuộc nổi dậy là mối đe dọa vượt trội các hoạt động ngay cả của Yudenhich, và của Korrnhilov cộng lại. Lãnh tụ đề nghị phái một đoàn đại biểu trực tiếp đến đến Kronshtatd. Trong số 1135 người đi tham dự đại hội đã cử 279 cán bộ đảng đứng đầu là
Nhưng về ý nhĩa chính trị cuộc nổi dậy của những người dân thành phố Kronshtadt đã mang lại những thay đổi quan trọng. Tại đại hội X, Lenin tuyên bố Chính sách Kinh tế Mới – tự do thương mại và sản xuất nhỏ tư nhân được cho phép, chính sách trưng mua lương thực thừa được thay đổi bằng chính sách thuế lương thực, nhưng những người bolshevich không có ý định chia sẽ chính quyền với bất kỳ ai.
Các đoàn xe chiến đấu từ khắp nơi trong cả nước lũ tượt kéo về Kronshtadt. Nhưng hai trung đoàn của sư đoàn bộ binh
Các học viên Hồng quân của 16 trường quân sự đã được tung ra đàn áp cuộc bạo động. Họ đã bao vây và bắt những người trốn chạy hạ vũ khí. Để lập lại trật tự các đơn vị đặc biệt trong quân độ đã được tăng cường bởi các chiến sỹ cheka. Các đơn vị đặc biệt của tập đoàn quân phương
Ngày 16 tháng ba đại hội đảng cộng sản toàn Nga (bolshevich) kết thúc, đơn vị pháo binh của Tukhachevsky bắt đầu chuẩn bị hỏa lực. Khi trời bắt đầu tối, cuộc nả pháo chấm dứt, và vào lúc 2 giờ đêm bộ binh trong sự im lặng tuyệt đối đã hành quân theo mặt vịnh đóng băng. Tiếp theo thê đội đầu tiên với khoảng cách nhất định là thê đội thứ hai, sau đó thứ ba, đơn vị hậu cần.
Bộ đội phòng vệ của Kronshtadt đã phòng thủ một cách tuyệt vọng – đường phố chăng đầy dây thép gai và dựng lên các chiến lũy. Đích bắn trúng được tiến hành từ các tầng nhà và khi các đơn vị Hồng quân tiến đến gần, hỏa lực từ các súng tiểu liên trong các tầng hầm rộ lên. Những người nổi dậy thỉnh thoảng chuyển sang thế phản công. Đến năm giờ chiều 17 tháng ba những người tấn công bị đánh bật khỏi thành phố. Và lúc bấy giờ thê đội dự phòng cuối cùng được tung vào trận đánh qua mặt hồ băng tuyết – đơn vị kỵ binh đã tiêu diệt các đơn vị lính thủy đang say ảo tưởng của chiến thắng như băm bắp cải. Ngày 18 tháng ba pháo đài của những người khởi nghĩa bị sụp đổ.
Các chiến sỹ Hồng quân đã tiến vào Kronshtadt như vào thành phố của kẻ thù. Đêm đó không cần xét xử 400 người đã bị bắn, sáng sớm hôm sau các tòa án đặc biệt bắt đầu hoạt động. Cựu thủy thủ Baltic Dybenko trở thành chỉ huy của pháo đài. Trong thời gian “cầm quyền” của ông đã có 2103 người bị bắn, và sáu nghìn rưỡi người – bị đày vào các trại tập trung. Nhờ thành tích đó ông được nhận huy chương chiến đấu đầu tiên – Huân chương Cờ Đỏ. Một vài năm sau chính ông đã bị bắn bởi chính quyền đó do liên quan đến Trosky và Tukhachevsky.
Minh oan
Vào năm 1994 tất cả những người tham gia cuộc khởi nghĩa Kronshtadt đã được minh oan, và trên quảng trường Yakornaya của pháo đài-thành phố đã dựng tượng đài lưu danh họ.
Kichbu chuyển ngữ và chưa hiệu đính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét