Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

Ứng xử trong thảm họa theo kiểu Nhật Bản

Thảm họa theo kiểu Nhật Bản

Катастрофа по-японски

Nguồn: drugoi

Kichbu post on thứ ba, 15.03.2011

.

.

Photos lưu trữ: một người dân New Orlean chôm chỉa hàng hóa từ siêu thị, đánh nhau vì miếng ăn ở Haiti, một binh lính đang cố chặn những kẻ trộm cướp tại Chile.

Hiện nay người ta càng lúc càng viết nhiều về hiện tượng xã hội thấy được tại những khu vực của Nhật Bản mà những nơi đó đang gánh chịu thử thách khốc liệt nhất bởi các thảm họa thiên nhiên. Thông thường, sau những trận động đất, các vụ hỏa hoạn, lũ lụt, tại các điểm của những người lâm nạn vì thiên tai, những kẻ trộm cắp bắt đầu tác yêu tác quái, các vụ cướp đoạt những gì còn sót lại dưới các tầng hầm xảy ra, sự hỗn loạn, tình trang vô pháp luật thắng thế. Những hiện tượng như thế đã từng diễn ra cả ở New Orlean, và cũng diễn ra như vậy tại Haiti và ở Chile. Nhưng những hiện tượng như vậy không hề xảy ra ở Nhật Bản – không hề có một thông tin nào về các vụ trộm cắp và cướp đoạt.
.

Hơn thế, người ta viết rằng, ở đâu đó các chủ của những cửa hàng thực phẩm đã hạ giá các mặt hàng lương thực, và các chủ nhân của các thiết bị  bán thức ăn và nước uống đã mở chúng cho mọi người sử dụng chung. Ở tại những nơi không còn lại thứ gì, nơi địa thế chỉ còn là những tạp nham từ những mảnh vỡ của cuộc sống sung túc trước đây, những người dân đang giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau sưởi ấm bên đống lửa, chia cho nhau miếng ăn, nhường nhau chỗ đứng xếp hàng.
.

Các nhà xã hội học giải thích hiện tượng này là tính cách đặc biệt của các mối quan hệ trong xã hội Nhật Bản. Thứ nhất, những người Nhật Bản cảm thấy bản thân mình “trong một con thuyền”, mỗi người Nhật Bản biết rằng, nó là một phần của mạng xã hội, của một nhóm xã hội nhất định mà tương ướng với nó là phong cách ứng xử nhất định trong đó. Ở Nhật Bản không chấp nhận biểu lộ của mình và thu hút sự chú ý đến những tình cảm của mình – tất cả mọi người  đều hiểu như nhau rằng, mình đang không may mắn, hãy cố lên và không thể hiện ra bên ngoài.

.

Thứ hai, ở đất nước mức độ phạm tội thấp, cảnh sát hoạt động hiệu quả và hệ thống trừng phạt nhân đạo, một hệ thống cố gắng đưa con người sa ngã trở về với xã hội. Và các ủy ban xã hội địa phương, và cả xã hội nói chung cùng làm việc này.
.

Nhưng điều cơ bản nhất, dĩ nhiên, ở chỗ rằng, nhân dân cảm thấy mình là khối thống nhất – ngay trên lời nói, chứ không phải trên khẩu hiệu, mà bằng việc làm. Một dân tộc đoàn kết, thống nhất đang bảo vệ mình từ bên trong, với sự giúp đỡ của những phương pháp truyền thống nhất – những tình cảm đồng đội và những đồng cảm với người bên cạnh.
.

Hôm nay tôi đã đọc trên Dagbladet bình luận của một giáo sư ngành nhân chủng học đại học Oslo Arne Kalland về vấn đề này, tại đó ông kể đã nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nạn đói ở các khu vực tây-nam Nhật Bản trong những năm 1732-33s. - Không có bất kỳ một tài liệu nào chứng minh các vụ hỗn loạn, - Kalland nói. – Ở Nhật Bản những người đàn ông luôn luôn chết đầu tiên và những người chết cuối cùng – trẻ em. Điều này khác biệt với những gì hiện chúng ta đang nhìn thấy, ví dụ, ở Châu Phi - ở đó những nạn nhân của các vụ thiên tai và nạn đói theo tuần tự trước hết là trẻ em, còn những người đàn ông lại sống sót, bởi vì rằng những người mạnh mẽ có thể tự chiến đấu cho bản thân mình.
.

Bất giác bạn sẽ bắt đầu nghĩ rằng,  xã hội Nga, xã hội của chúng ta sẽ có thể ứng xử như thế nào trong tình huống như vậy – giả sử một trận lũ và động đất như thế, ví dụ, xảy ra tại Moscow. Liệu chúng ta có thể ứng xử được như những người Nhật Bản, hay là như những người Haiti?-Kichbu-

.






2 nhận xét:

  1. Nghiêng mình ngả mũ kính phục trước đất nước và dân tộc này !

    Trả lờiXóa
  2. Những ngày này, hai từ "Nhật Bản" luôn trong đầu Kichbu...

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter