Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Chính quyền tỉnh Fukushima không chuẩn bị cho dân chúng ứng phó với khủng hoảng hạt nhân

Chính quyền tỉnh Fukushima không chuẩn bị cho dân chúng ứng phó với khủng hoảng hạt nhân

Власти Фукусимы не подготовили население к ядерному кризису

Nguồn: newsland.ru primamedia.ru

Kichbu post on thứ hai, 28.03.2011

Новость на Newsland: Власти Фукусимы не подготовили население к ядерному кризису

Cẩn thật, chất phóng xạ!

Nhật Bản, đất nước nổi tiếng với sự chuẩn bị toàn diện cho nhân dân ứng phó  với các thảm họa thiên tai đã làm được ít hơn đối với tình trạng khẩn cấp để chuẩn bị  cho những người sống gần các khu vực có nhà máy điện hạt nhân, vì vậy trong tình hình xảy ra sự cố xấu nhất trong nướ, những người dân các khu vực phụ cận của các nhà máy điện nguyên hạt nhân  rơi vào tình trạng  nhiễu thông tin và phát hoảng, Novosti từ Nhật Bản viết.

Khi ngày 11 tháng ba tại phía đông bắc đất nước xảy ra trận động đất, và sau đó là sóng thần, những người dân địa phương được luyện tập hàng năm nay biết chính xác cần phải làm gì: tìm nơi  ẩn nấp khi các cơn chấn động còn chưa chấm dứt, sau đó tìm đến những chỗ có địa hình cao để tránh những cơn sóng thần. Nhưng sau đó khi biết về sự rò rỉ chất phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân “Fukushima-1”, thì những người dân rối trí. Cần tháo chạy  hay là ở lại tại nơi cư trú? Uống nước hay không? Ăn  thực phẩm hay không?

“Điều duy nhất mà tôi biết từ khi học ở trường phổ thông về các tài liệu hạt nhân, đó là tình hình ở  Chernobyl mà chúng tôi được học qua môn lịch sử”, - cô Tiyo Mazda, nhân viên ngân hàng, đã từng sống cách  nhà máy điện hạt nhân 25 km trước khi nhà cô bị sóng thần cuốn trôi, chia sẻ. – “Nếu như chúng tôi được thông tin nhiều hơn, có thể, chúng tôi đã phản ứng bình tỉnh hơn”.

Đất nước đã chuẩn bị cho các thảm họa thiên tai rất nghiêm túc. Ngày 1 tháng chín – vào dịp kỷ niệm Trận động đất vĩ đại Kanto vào năm 1923 đã cướp đi sinh mạng của 142 nghìn người – đã có hàng trăm nghìn người tham gia diễn tập. Tham gia các cuộc diễn tập thường có Các lực lượng phòng vệ và các chức sắc – bao gồm cả thủ tướng, - nhưng thỉnh thoảng cả hạm đội Mỹ cũng được điều động tham gia.

Và tất cả trong nhiều phỏng vấn những người được sơ tán khỏi các khu vực nguy hiểm hơn cả nói rằng họ chưa bao giờ nhận được bất kỳ thông tin nào về điều nên hành động như thế nào trong trường hợp đe dọa phóng xạ - ở các nước khác, ở nơi có các nhà máy điện nguyên tử, thông tin cho nhân dân là một trong những điều kiện cốt tử.

Họ cũng không được biết về bất kỳ cuộc diễn tập nào do chính phủ hoặc công ty-nhà điều hàng tổ chức. Và họ đã lúng túng với các chỉ số cấp độ phóng xạ và những ngôn ngữ kỹ thuật do những người phát ngôn chính thức sử dụng để giải thích tình hình khủng hoảng.

Yudzi Kusano, công nhân phụ việc tại nhà máy điện hạt nhân bị sự cố, nói rằng các nhân viên được đào tạo để đối phó với các vụ hỏa hoạn và tình huống khẩn cấp. “Không có biện pháp nào được chuẩn bị cho những người dân sống ở các vùng đệm”, - ông nói. – “Tôi nghĩ, không một ai nghĩ điều đó xảy ra”.

Các đại diện của chính phủ và công ty-điều hành thừa nhận rằng ở họ không có các nguồn lực và rằng họ không nghĩ đến sự cần thiết phổ biến thông tin – dưới dạng các tập sách nhỏ hay trong khuôn khổ các chiến dịch xã hội – về điều rằng cần phải làm gì trong tình huống khẩn cấp, không chỉ ở khu vực liền kề trực tiếp nhà máy mà còn trong xã hội nói chung.

Những người dân của 20 nghìn hộ gia đình trong khu vực liền kề trực tiếp với nhà máy điện hạt nhân đã hai lần trong tháng nhận được các hướng dẫn từ các quan chức tỉnh Fukushima: ví dụ, những hướng dẫn như đóng cửa sổ và ở lại trong nhà như thế nào. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ trong số 250 nghìn người (hay là gần như thế) những người cư trú trong phạm vi 30km cách nhà máy điện hạt nhân và từ thời điểm xảy ra khủng hoảng đã nhận được hướng dẫn như sơ tán và ở lại trong các ngôi nhà như thế nào.

Đại diện các các cấp chính quyền Takeyosi Murakami, người chịu trách nhiệm về an toàn hạt nhân, thừa nhận rằng các quan chức cần phải xem xét lại chương trình xã hội trong tỉnh. “Không một ai nghĩ rằng cả một vùng lãnh thổ rộng lớn đến thế bị đụng chạm đến”, - ông nói.

Yosihiro Amano, chủ của hàng thực phẩm cách các lò phản ứng 6km nói rằng ông chưa bao giờ quan tâm đặc biệt về các lò phản ứng. “Chúng, về cơ bản, họ nói rằng (các lò phản ứng) an toàn”, - ông nói.

Ở các nước khác trên thế giới các yêu cầu cho việc chuẩn bị đối phó với tình hình khẩn cấp tại các nhà máy điện hạt nhân khác nhau.

Ở Hoa Kỳ, các nhà máy điện hạt nhân có trách nghiệm hàng năm phải đưa ra cho dân cư các khu vực sơ tán (với bán kính 16km) các kế hoạch hành động tương ứng. “Nhà máy điện hạt nhân “Indian Point”, nằm cạnh New York, phân phát những bản hướng dẫn – các mẫu đối với các nhà máy điện hạt nhân khác ở Hoa Kỳ - cho toàn thể người dân và các tổ chức ở khu vực sơ tán, trong đó giải thích tất cả những điều cần thiết, bắt đầu từ hoạt động sơ tán và kết thúc bằng lợi ích của muối iod-kaly, giúp ngăn chặn sự tác động của phóng xạ lên áo giáp sắt. Những người dân có thể đăng ký nhận thông tin qua điện thoại hoặc hộp thư điện tử, cũng như ở khu vực sơ tán trong trường hợp hiểm nghèo bật còi hú.

Ở Vương quốc Anh các công ty-nhà điều hành buộc phải thông tin cho những người dân các vùng phụ cận và trong đó giải thích những vấn đề như phóng xạ là gì, những hậu quả tác động của cất phóng xạ như thế nào, cần phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp và v.v…

Kế hoạch nội bộ của công ty "Tokyo Electric Power" về điều hành nhà máy điện hạt nhân trong các tình hống khẩn cấp đã mô tả các hành động trong trường hợp không tiên liệu trước, sự điều phối với chính quyền và đào tạo cá nhân. Tuy nhiên trong tài liệu 82 trang chỉ có một khuyến nghị và bốn mục nhỏ nói về thông tin cho nhân dân về những vấn đề phóng xạ và môi trường đặc biệt của các thảm họa hạt nhân.

Chính phủ trung ương yêu cầu để các nhà máy điện hạt nhân phải tiến hành diễn tập chuẩn bị đối phó các tình huống khẩn cấp, nhưng nhìn chung việc chuẩn bị không bao gồm công chúng đông đảo – các quan chức chính phủ và các đạo diện của "TEPCO" thừa nhận.

Tỉnh trưởng tỉnh Fukushima Yuhei Sato nhận xét rằng các cuộc diễn tập tại nhà máy điện hạt nhân được tiến hành một lần trong năm, nhưng chỉ đối với những người được chọn trong số những người dân địa phương. “Chúng tôi không thể tiến hành (các cuộc diễn tập) cho hàng chục nghìn người”, - ông nói.

Đại diện cục quản lý về an toàn công nghiệp và hạt nhân Hidehiko Nisiyama nói rằng chính phủ và các công ty-nhà điều hành tiến hành các cuộc diễn tập một vài lần trong năm, bao gồm các cuộc diễn tập quốc gia hàng năm do thủ tướng lãnh đạo. Tuy nhiên, ông công nhận, để nâng cao sự chú ý của vấn đề cần phải thực hiện nhiều hơn nữa.

“Thậm chí ngay cả khi chúng tôi muốn cung cấp thông tin liên quan đến các sự cố tại các nhà máy nguyên tử ở mức độ tối ta có thể, đa số dân chúng chưa chắc nghĩ rằng thảm họa tương tự như hiện nay có thể xảy ra gần thế”, - ông nói. – “Tôi nghĩ, chúng ta cần rút ra bài học từ những gì xảy ra và xem lại các kế hoạch hành động của chúng ta trong các trường hợp không dự đoán trước được”.

Nhưng ngay cả thậm chí chuẩn bị đến những chi tiết nhỏ nhất cũng không thể giải quyết được một vấn đề chủ yếu: nhiều người không quan tâm (cho việc chuẩn bị) cho đến khi thảm họa chưa xảy ra.

“Rất khó bắt buộc mọi người đến tham dự nghe khóa hướng dẫn hay tham gia các cuộc diễn tập, hay là còn làm một cái gì đó nữa”, - Mettyu Bann, giáo sư về chính sách quốc gia đại học Harward nói. – “Những người sống gần nhà máy điện hạt nhân, như nguyên tắc, biết về các nguy cơ, về việc sơ tán và v.v… trong trường hợp khủng hoảng không nhiều hơn những người khác”.

Vào năm 2008 tại nhà máy điện hạt nhân “Fukushima-1” đã tiến hành các cuộc diễn tập với sự tham gia của 4 nghìn người, bao gồm 1800 người dân của các thành phố phụ cận.

Trong báo cáo viết về các kết quả của các cuộc diễn tập bởi cục quản lý về an toàn công nghiệp và hạt nhân nói rằng cần cung cấp thông tin nhiều hơn cho dân chúng trong tỉnh, tuy nhiên chẳng có điều gì tượng tự đoái hoài đến việc mà những người bị thảm họa hiện nay đụng chạm đến.

“Không ai ở đây biết microzivert là cái gì”, - Tomio Hirota nói và ngụ ý đến đơn vị đo liều lượng nhiễm xạ  ion hóa. – “Tôi chưa bao giờ được nghe về điều này trước khi thảm họa xảy ra. Chúng tôi không hiểu cái gì đang xảy ra, bởi vậy rất lo lắng”.

Tiho Batanabe, nữ giáo viên ở Fukushima, nói rằng ở trường phổ thông thường xuyên tổ chức diễn tập chuẩn bị đối phó với động đất hay các vụ hỏa hoạn, những không làm gì để chuẩn bị cho khủng hoảng hạt nhân. Đồng thời không ai có các thiết bị để đo mức độ phóng xạ.

“Tôi nghĩ, chúng ta tin tưởng chính phủ một cách đơn giản rằng các nhà máy điện hạt nhân an toàn”, - cô nói. – “Chúng tôi đã có thể làm gì được nữa? Các công ty-nhà điều hành chưa bao giờ đưa ra các hướng dẫn rằng chúng tôi cần phải chuẩn bị đối phó với một cái gì đó tương tự như những gì đang diễn ra hiện nay”.-Kichbu-

 

 

3 nhận xét:

  1. Mọi người chú ý!
    Đọc bài này cũng bị nhiễm xạ.
    Hãy thận trọng..:)

    Trả lờiXóa
  2. Hy vọng qua đây, VN rút ra được bài học gì đó..:)

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter