Mikhail Gorbachev: “Tôi thật xấu hổ vì Roman Abramovich” ("The Independent", Великобритания)
Михаил Горбачев: "Мне так стыдно за Романа Абрамовича" ("The Independent", Великобритания)
28.02.2011, 17:57
Photo: РИА Новости
Nguồn: rus.ruvr.ru
Kichbu post on thứ tư, 02.03.2011
Xem thêm:
Photo: Hiệp sỹ perestroika Gorbachev.
Vị tổng thống cuối cùng của Liên Xô, kỷ niệm vào thứ tư này tám mươi năm ngày sinh của mình, có được sự kính trọng ở phương Tây, nhưng không được đánh giá đầy đủ ở Nga. Matthew Bell đã gặp gỡ với Mikhail Goeebachev.
Thật thú vị, nhưng vết chàm từ khi sinh ra nổi tiếng toàn thế giới – không phải là cái đầu tiên bạn nhận thấy khi nhìn vào khuôn mặt Mikhail Gorbachev. Vết đỏ to lớn và vết nhỏ hơn – đó là quà tặng cho teleshow Spitting Image* và tất cả những ai không thể học phân biệt được các ủy viên bộ chính trị - còn ngạc nhiên hơn khi cánh tay vươn ra: bàn tay mềm mại với những ngón ngắn và mập mạp, bàn tay mà ông đã một lúc nào đó chìa ra cho Ronald Reigan và bằng cách đó đã kết thúc “cuộc chiến tranh lạnh”. Ông nắm vào vai tôi và dẫn theo các hành lang giản dị, thẳng tắp của trụ sở tại
“Well” – tôi bắt đầu. “Well! – ông phản ứng tức thì, - Khi ông thốt ra từ này, tôi bỗng nhớ đến Ronald Reigan. Ông ấy thường hay nói “well”, có nghĩa là “chúng ta tiếp tục”. Tôi rất vui rằng, cựu tổng thống Liên Xô ở trong trạng thái vui vẻ. Tất cả mọi người nói rằng, Gorby (Gorby: tên gọi thân mật của Gorbachev- Kichbu) đồng ý nói chuyện gẫu một lát và thích nói như vậy thay cho câu trả lời. Nhưng ai có thể trách cứ ông trong chuyện này mới được chứ? Vào thứ tư ông tròn 80 tuổi; người vợ yêu quý của ông qua đời 12 năm trước, còn kinh nghiệm cuộc đời của ông bao trùm một thời đại từ đỉnh cao của chủ nghĩa Stalin đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Thấy răng, Gorbachev không phản đối gọi ông là Gorby, trong đó có cái gì đó từ Richard Whitely**, nhưng trí tuệ của ông sâu sắc hơn so với nhiều người trong số những người trẻ hơn ông ba mươi tuổi, và ông đã trả lời các câu hỏi một cách lưu loát.
Trong thời gian gần đây tên tuổi của Gorbachev lại xuất hiện trên các đầu báo. Ông chống bộ máy chính quyền của Vladimir Putin, gọi bộ máy đó là dân chủ giả tạo. Đối với các nhà quan sát phương Tây thì không có gì mới lạ trong vấn đề này, nhưng ở Nga, nơi tự do ngôn luận còn là mong ước chưa được thực hiện, bất kỳ chỉ trích nào cũng cần được quan tâm. Điều này làm đau khổ một con người, người đã đặt nền mống cho glasnost – cho cuộc cải cách nhằm đặt sự kết thúc đối với sự trấn áp tự do bày tỏ những tư tưởng ở Liên Xô.
“Cái gì nhỉ, ở đâu đó xảy ra sự dật lùi trở lại, nhưng cũng có sự tiến bộ đi lên, - ông nói. – Hiện giờ có các tờ báo và tạp chí độc lập, chúng đang tồn tại. Nhưng trên TV tình hình ngày càng xấu đi. Đây là một trong những vấn đề. Tôi có thể nói rằng, sự hình thành, sự ăn sâu của dân chủ - đó là những quá trình mà nước Nga cần phải dành cho chúng sự quan tâm to lớn”.
Một trong những không nhiều tờ báo có quan điểm khác – “Novaya gazeta”. Đây là tờ báo của Gorbachev sở hữu cùng với Alexander Lebedevy, chủ sở hữu tờ báo của chúng ta. Vào năm 2004, nữ nhà báo của tờ “Novaya gazeta” Anna Poltkovskaya, sau này bị sát hại, đã viết: “Chúng tôi nhanh chóng rơi vào vực thẳm Xô Viết, vào vùng chân không thông tin mà nó kéo theo cái chết vì sự không may mắn của chúng ta…Đối với những người mong muốn và tiếp tục làm nhà báo, điều đó có nghĩa là thuần phục Putin hoàn toàn. Khác đi thì cái chết đang chờ bạn.”
Tại sao cách đây không lâu như vậy – trong các cuộc bầu cử 2007 – Gorbachev ủng hộ Putin? “Khi Putin lên nắm chính quyền, tình hình ở Nga vô cùng phức tạp, - ông nói. – Đất nước nằm bên bờ của sự sụp đổ. Lúc bấy giờ ổn định là mục đích chủ yếu. Putin đã bắt đầu hành động, đôi khi sử dụng các biện pháp chuyên quyền, đôi khi mắc sai lầm, nhưng, đồng thời, nói chung cái tốt đã vượt qua cái xấu, và đất nước ủng hộ Putin, và tôi đánh giá ông ấy một cách tích cực. Tôi đã cùng với nhân dân của mình, với đất nước của mình”.
Khi Gorrbachev phát biểu, có thể nhìn thấy ở ông một nhà hoạt động đảng trước đây, tuy nhiên ông không phải là robot, ông có khả năng thực hiện một bước tiến về phía trước và suy ngẫm về quá khứ. “Tôi nghĩ rằng, các nhà lãnh đạo của chúng ta hôm nay, cũng như tôi trong một giai đoạn nhất định của perestroika, đã trở nên tự tin vào bản thân hơn. Thật là khó thừa nhận những sai lầm của mình, nhưng cần thiết phải như thế. Tôi đã bị trừng phạt vì quá tự tin và cao ngạo. Bị trừng phạt vì các sự kiện gần đây. Tôi chia sẽ kinh nghiệm với (thủ tướng Putin và tổng thống Medvedev), bởi tôi không muốn họ đi chệch đường và mắc phải những sai lầm như thế”.
“Perestroika” và “Glasnost” – thực tế đó là những từ duy nhất mà tôi có thể hiểu khi lắng nghe ông. Gorby không thể nói một từ tiếng Anh nào ngoài từ “well” – bởi vậy cuộc phỏng vấn tiến hành với sự tham gia của Pavel, người phiên dịch trung thành của ông. Pavel – là một phiên dịch chuyên nghiệp đến mức họ nói hầu như đồng thời với nhau, và điều này tạo ra hiệu lực thôi miên: bạn nghe cả hai giọng nói cùng một lúc, và tất cả thời gian này Gorby nhìn thẳng vào bạn. Không có gì ngạc nhiên rằng, Ann Leslie đã nói rằng, ông là người đàn ông khả ái nhất, mà cô đã từng phỏng vấn
Ông lại tiếp tục nói về perestroika – sự chuyển hóa nền kinh tế bằng cách giải phóng con người khỏi sự trì trệ của quá khứ Xô Viết. Nói về điều rằng, để nâng cao giá trị của mỗi cá nhân riêng biệt, cần xây dựng một trật tự xã hội dân chủ chủ mới. Nhưng điều đó cũng có nghĩa chấm dứt công việc làm ăn đang được đảm bảo. Và sự gia tăng bất ngờ của nạn thất nghiệp đã nhanh chóng làm cho ông không còn được lừng lẫy. Ngoài ra, các cuộc cải cách này đã dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô bởi vì những nước như Litva và Ucraina đã sáp nhập vào với Nga dưới thời Stalin, đã có khả năng tự do nói những điều họ muốn. Và họ muốn độc lập. Các sử gia tranh cãi về điều rằng, ông đã ý thức được những hậu họa có thể của các cuộc cải cách của mình ở mức độ đầy đủ như thế nào, có thể dũng cảm nói rằng, những sự thay đổi diễn ra nhanh hơn ông mong đợi.
Gorbachev như trước đây băn khoăn rằng, ông đã không kết thúc được các cuộc cải cách đã được bắt đầu. Nhưng, như các sự kiện ở Tunisia, Ai Cập và Libya cho thấy, mọi người khi bất ngờ được thoát khỏi chính quyền chuyên chế, không còn kiên nhẫn nữa. Gorbachev đã nhìn thấy trước khả năng có một cuộc khởi nghĩa tương tự ở Nga và tuyên bố trong một trả lời phỏng vấn cách đây không lâu rằng, “ ở đây tất cả có thể kết thúc còn tồi tệ hơn”. Không có gì ngạc nhiên rằng, Gorbachev, suốt cả cuộc đời của mình đã là một người cộng sản và ngay đầu cuộc trả lời phỏng vấn ông đã nói rằng, Lenin là hình mẫu của ông để bắt chước, không tán thành hành vi của những người Nga giàu có. “Tôi đọc trong “Novaya gazeta” danh sách tài sản của Roman Abramovich và không còn tin vào mắt mình. Tôi thật xấu hỗ”.
Tôi nói, sự phân chia của cải ở Nga khác không lớn với những gì trước cách mạng 1917. Đã đến lúc thực hiện cuộc cách mạng mới hay chưa? “Tôi nghĩ rằng, chúng ta cần cách mạng, nhưng, tất nhiên, xã hội của chúng ta cần hành chức khác đi. Mà cái chính là: chúng ta cần nhiều công bằng hơn nữa, chúng ta không cần sự khác nhau một trời một vực như thế trong mức sống giữa các tầng lớp xã hội khác nhau. Tất nhiên, tôi không đề nghị đấu tranh với những người giàu có, không. Nhưng tôi tin rằng, các yếu tố kích thích cần tồn tại – đó là những kích thích tài chính rõ ràng. Bởi vì điều đó rất quan trọng – tạo ra động cơ đối với mọi người, để họ vươn đến những điều lớn lao và thực hiện những quyền lợi của mình. Nhưng không phải là tỷ phú, những người đang có ở nước Nga của chúng ta, - đó là kết quả của những gì xảy ra dưới thời (Eltsin). Có một bộ trưởng tài chính, ông ta thốt ra những lời được nhiều người trích dẫn cho đến nay: “Cần chia sẻ”. Tất cả thật là đơn giản. Và tôi nghĩ, những từ này cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Cần chia sẻ. Chúng ta cần nhắc lại cho họ về điều này. Tôi nghĩ, ở chúng ta cần phải có những đạo luật để điều chỉnh những vấn đề tương tự, và đạt được điều này cần nhờ đến hệ thống thuế má”.
Bởi vậy, ông kêu gọi nếu không phải là làm cách mạng, thì cũng phải thực hiện những thay đổi nền tảng nào đó. Cần từ bỏ nguyên tắc “từ trên xuống dưới” trong công tác quản lý đất nước, và thời của các siêu cường, theo ý kiến của ông, đã qua rồi. Ông không muốn rằng, Nga lại trở thành siêu cường. “Tôi không nghĩ rằng, Nga đặt ra cho mình mục tiêu như thế, không nghĩ rằng, điều đó cần phải là mục đích của Nga. Tôi nghĩ rằng, thậm chí cả Hoa Kỳ cũng không cần phải trở thành siêu cường. Trung Quốc không cần trở thành siêu cường. Thế giới đã đổi thay. Các quan hệ trên thế giới - cũng vậy. Tôi nghĩ rằng, cần chống lại những người lên nắm quyền với những tư tưởng mang tính siêu cường. Không thể ủng hộ họ. Tôi cho rằng, cần phải có nhiều người trẻ tuổi trong cầm quyền, cần phải tạo cho họ cơ hội – trong các cơ quan truyền thông đại chúng, trong chính trị, trong dân chủ. Tôi có cảm giác rằng, những người trẻ tuổi cần phải trở thành lực lượng chủ yếu, lực lượng sẽ vạch ra phương hướng đúng đắn cho xã hội của chúng ta”.
Mikhail Gorbachev ra đời trong một gia đình nông dân ở Tây-Nam nước Nga. Thời trai trẻ ông là thợ láy máy liên hợp, sau đó học đại học và gia nhập đảng Cộng sản ở đó, và bắt đầu thăng tiến theo con đường công tác đảng. Những người
“Họ đã giáo dục tôi như thế. Tôi nghĩ, tôi là người bình thường, và tôi không làm điều gì để khoa trương. Tôi đang làm việc để kiếm sống, và tôi kiếm sống bằng các bài giảng”. Trong những ngày mới đây ông đã hoàn tất bản thảo của cuốn sách cuối cùng – series esse với tên gọi chung “Một mình với mình”. Ông đang đàm phán với các nhà xuất bản và, nói rằng, người nào đưa ra giá cao nhất sẽ có quyền xuất bản cuốn sách ở nước ngoài, nói đùa rằng, đó là “cách tiếp cận tư bản chủ nghĩa” của ông. Mặc dù tên gọi của cuốn sách có thể hơi buồn buồn, không hoàn toàn tự thỏa mãn là tính cách phân biệt ông với các nhà hoạt động nhà nước trước đây. “Tôi luôn đánh giá lại quá khứ”, - ông nói. Khó hình dung bản thân mình nếu Gordon Brown hay là Tony Blar thốt ra những từ như vậy.
Ông tiếp tục tiếc nuối về sự can thiệp của Liên Xô vào
Điều thú vị nhất là gì – đó là những người Anh từ lâu trước thời Liên Xô đã đưa quân vào Afghanistan Những người Anh đã nói, đặc biệt sau đó: “Tại sao các vị không hỏi ý kiến chúng tôi?” Họ nói: “Chúng tôi đã ở
“Khi chúng tôi đến, - Gorbachev tiếp tục, - thì thấy rõ ràng rằng đó là một sai lầm. Nhưng khắc phục thế nào đây? Hốt hoảng tháo chạy? Không. Cần phải hợp tác – trước hết, với bạn bè, và thậm chí với phe đối lập, và chúng tôi tiếp xúc với phe đối lập và đạt được những thỏa thuận nhất định. Tôi nghĩ rằng, hôm nay việc rút quân khỏi
Ở Hoa Kỳ, Gorbachev – là nhân vật có danh tiếng. Tất cả mọi người biết rằng, ông biết tìm thấy ngôn ngữ chung với Reigan và có những nhận xét tốt bụng về Barack Obama, tuy nhiên ông không sợ phát biểu với những lời chỉ trích. Chẳng hạn, ông cho rằng, những người Mỹ tự mình có lỗi trong tình hình đối kháng với Hồi giáo và nhắc lại rằng, trong những năm 1970-1980s Hoa Kỳ đã bí mật cung cấp tài chính cho các phần tử cực đoan ở Afghanistan trong phạm vi cuộc đấu tranh với kẻ thù nguy hiểm nhất lúc bấy giờ, chủ nghĩa cộng sản.
“(Những người Mỹ) cần thừa nhận một phần lỗi của mình. Hãy để cho họ tự nói về điều đó. Chúng tôi luôn tiến hành với họ các cuộc đàm phán, chúng tôi nói rằng, chúng tôi muốn nhìn thấy Afghanistan là một quốc gia độc lập, rằng chúng tôi sẽ ra đi, sẽ rút quân khỏi đất nước này. Nhưng , vào lúc đó, các đối tác của chúng tôi đã bí mật hợp tác với các thế lực chính trị và lịch sử mà giờ đây họ đang đánh nhau với chúng. Điều này gọi là bumerang chính trị và lịch sử. Tôi nghĩ, ở Ngài Thượng đế có cơ chế nhất định để trừng phạt những ai mắc sai lầm”.
Như đã biết, Margret Thatcher cho rằng, có thể có việc với Gorby, và sau này tự ông ấy đã gọi bản thân là người blarist. Bây giờ ông là người sùng bái thủ tướng mới của chúng ta. “Tôi tán thành công việc của David Kameron. Tư tưởng hay là chương trình này mà ông gọi là xã hội Lớn, như tôi nhớ nó, có nghĩa, rằng cần vượt qua hố ngăn cách giữa các nhóm dân cư khác nhau. Tôi nghĩ, đây là ý tưởng rất dân chủ, và tôi ủng hộ ý tưởng này. Hãy để cho nước Anh có cuộc perestroika của mình. Nhưng tôi tin rằng, những người Anh sẽ không chấp nhân từ “perestroika”, họ tự mình nghĩ ra nên gọi nó như thế nào”.
Vào tháng ba, nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh của ông sẽ tổ chức dạ tiệc tại Albert-hall Hoàng gia, nơi dàn nhạc giao hưởng London dưới sự điều khiển của maestro Nga Valery Gergiev sẽ đệm nhạc cho các ngôi sao từ Đông sang Tây, trong đó có Braian Ferry, Katrin Jehnkins và Shirli Bassi. Ngoài ra, hãng Gory80, đơn vị tổ chức buổi lễ, đã sáng lập giải thưởng hàng năm mang tên Gorbachev, sẽ được trai giải thưởng này vì đã có những công lao trong những lĩnh vực khác nhau. Một số băn khoăn rằng, tại sao Gorbachev tổ chức kỷ niệm ngày sinh nhật ở
Tuy nhiên tương phản giữa sự kính trọng đối với Gorby ở phương Tây và thanh danh của ông ở tổ quốc thật đáng kinh ngạc. Các cuộc cải cách của ông được bắt đầu từ những ý định tốt đẹp nhất, nhưng trong một kế hoạch ngắn hạn có nghĩa là nạn thất nghiệp, là sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và sự mất ổn định chính trị mà ông thừa nhận. “Có một lần Lenin nói: “Ở con người cần có những ước mơ”, - ông nói. – Và Lenin đối với tôi – là người có uy tín cho đến bây giờ. Những người mơ mộng đang thay đổi thế giới. Tôi tiếp tục tin vào điều này mặc dù tuổi đã cao”.
Ngày hôm sau tôi đến thăm Lenin, thi hài của ông đã 87 năm tuổi đặt trong lăng bên những bức tường điện Kremlin. Tại quầy bán hàng lưu niệm tôi mua một ấm trà với hình ảnh Putin và matreshka với hình các thủ lĩnh Nga. Mở Medvedev ra xem, và bên trong – là Putin, tiếp theo Eltsin, Breznhev, Khrushev và Stalin, nhưng không thấy Gorby. Cái điều mà ở đây không đánh gía cao như ở chúng tôi – thì đó đơn giản là bí ẩn nào đó của nhân dân Nga. Cuốn sách “Perestroika và tư duy mới đối với đất nước của chúng ta và đối với thế giới” của ông bắt đầu bằng những từ: “Chúng tôi muốn trở thành người làm chứng”. Nhưng làm sao hiểu nhân dân, nhân dân không đánh giá cao lòng trung thành của ông đối với dân chủ và tự do, hiểu thủ lĩnh là người đã không bị tha hóa bởi quyền lực? Gorbachev không thích nói về di sản của mình, nhưng, tôi nghĩ, ông có thể không phản đốii, nếu có lần nhân dân công nhận những thành quả của ông.
Tiểu sử tóm tắt
Sinh 2 tháng ba 1931 tại
1952 – vào học tại đại học tổng hợp quốc gia
1985 – được bầu làm tổng bí thư đảng Cộng sản. Bắt đầu thực hiện chính sách perestroika và glasnost.
1986 – gặp gỡ với Ronal Reigan tại Reikyavik, tiến hành đàm phán về cấm tên lửa hạt nhân. Hai thủ lĩnh tìm thấy sự hiểu biết lẫn nhau, nhưng hiệp định bị phá vỡ.
1987 – ký tại Washington Hiệp định về thủ tiêu tên lửa tầm trung và tầm ngắn, tiến tới kết thúc “chiến tranh lạnh”.
1988 – giảm bớt vai trò của đảng Cộng sản trong lãnh đạo đất nước.
1989 – tiến hành các cuộc bầu cử tự do đầu tiên sau năm 1917. Rút những đơn vị quân đội cuối cùng ra khỏi
1090 – được tặng giải thưởng Nobel vì đã đóng góp vào kết thúc “chiến tranh lạnh”.
1991 – bị lật đổ do cuộc đảo chính đứng đầu là Eltsin.
1992 – thành lập Quỹ Gorbachev.
1996 – tham gia tranh cử tổng thống. Bị thất bại. Thành lập đảng dân chủ xã hội Nga.
1999 – Raisa Gorbacheva qua đời.
2006 – thành lập quỹ Raisa Gorbacheva đấu tranh chống bệnh bạch cầu ở trẻ em.
2011 – thành lập giải thưởng Gorbachev.
* Spitting Image — chương trình hoạt hình trào phúng Anh
** Richard Witli (1943-2002) – người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng
Kichbu nhờ các bạn hiệu đính giúp. Cám ơn thật to..:)
Người Nga đánh giá G. thế nào mới là quan trong !
Trả lờiXóaNgười khên thì khen tới số...
Trả lờiXóaNgười chê thì chê cho đả. Thậm chị gọi G. là kẻ phản bội tổ quốc?!