Phương
án khôi phục cân bằng chiến lược thế giới của Trung Quốc
Китайский
вариант восстановления мирового стратегического баланса
Wang Jixi - Giám đốc Viện quan hệ quốc tế
Đại học Pekin
Kichbu posted on 30.10.2012
Trung tâm của quan
niệm địa chính trị mới do chính quyền Obama đưa ra trong những năm gần đây – “sự
trở lại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương”. Theo mức độ cạnh tranh của các cường quốc lớn trong các lĩnh vực địa chính trị và kinh tế toàn cầu đang ngày càng trở nên gay gắt như thế nào – các đối thủ khác nhau trên trường chính trị quốc tế - những quốc gia như Nga, Ấn Độ và Liên minh Châu Âu , - cũng hết nước này đến nước khác bổ sung những sửa đổi vào đường lối địa chính trị của mình. Trong tình hình khi “tiến sang phía Đông” trở thành một trong những điểm then chốt của chính sách đối ngoại của Mỹ, còn Liên minh Châu Âu, Ấn Độ và Nga chăm chú theo dõi sự phát triển các sự kiện ở khu vực, Trung Quốc hiện chiếm giự vị trí trung tâm ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang không chỉ hạn chế các lợi ích của mình đối với các đường biên giới trên biển, các đối thủ và các đối tác truyền thống, mà nắm quyền chủ động và vạch ra kế hoạch “tiến sang sang phương Tây”.
Chính sách “phát triển phía Tây Trung Quốc” đòi hỏi một cương lĩnh chiến lược mới.
Như lịch sử đã hình thành rằng Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử của mình thực tế chưa bao giờ chú ý đến các vùng biển, và chỉ tập trung vào chính sách nội lục và kinh tế. Như vậy, mắt xích quan trọng gắn kết phương
Đông với phương Tây và làm cho thương mại và trao đổi văn hóa giữa các nền văn minh trở nên có thể là Con đường tơ lụa vĩ đại chạy dài qua khu vực
Á-Âu. Nhưng trong lịch sử cận đại các cường quốc phương Tây lớn cùng với Nhật Bản bằng vũ lực và thương mại đã mở toang trước hết “những cánh cửa vĩ đại” khép kín của Trung Quốc. Trong khi đó những người nước ngoài ngày càng thường xuyên hơn đến Trung Quốc bằng đường biển, chính bởi vậy ở Trung Quốc hiện nay đa số các khu công nghiệp và các thành phố lớn nằm ở vùng duyên hải. Trong giai đoạn đầu tiến hành chính sách cải cách và mở cửa, khi Mỹ, các nước Châu Âu, Nhật Bản và “bốn con hổ Châu Á”
trở thành các đối thủ cạch tranh kinh tế đối ngoại mới, Trung Quốc đã mở ở phía đông-nam một loạt các khu kinh tế đặc biệt, bằng cách đó củng cố địa vị thống lĩnh của các vùng duyên hải.
Còn liên quan đến phía Tây của đất nước, thì nó trong thời gian dài là khu vực lạc hậu, trình độ phát triển kinh tế và xã hội suốt thời gian dài ở đó rất thấp. Các tiếp xúc với bên ngoài của khu vực bắt
đầu xuất hiện muộn màng, và cũng không nhiều. Chỉ sau khi đảng bắt
đầu tiến hành chính sách “phát triển phía Tây Trung Quốc” vào năm 2000, bắt đầu nhận thấy những thay đổi trong tình hình như vậy.
Kế hoạch xây dựng và hoàn thiện nền tảng địa chiến lược đối với chính sách “phát triển phía Tây Trung Quốc” bao gồm những yếu tố nào? Thứ nhất, kế hoạch hóa tổng thể thực hiện hợp tác với các nước khác, đảm bảo việc cung cấp thường xuyên các nguồn dầu khí và nhóm các mặt hàng cơ bản cho khu vực. Vạch rõ ba hướng xâm chiếm chủ yếu
– nam, trung và bắc – cần nhanh chóng biến sáng kiến “xây dựng con đường tơ lụa mới” đi vào cuộc sống, mà nó khởi đầu từ các tỉnh phía Đông Trung Quốc, chạy xuyên qua khu vực Á-Âu và ở phía Tây đến các nước Địa Trung Hải và vùng duyên hải phía Đông của
Đại Tây Dương. Cũng như cần thiết bằng cách nhanh nhất kết thúc xây dựng con đường chạy dài từ các khu vực phía Tây của Trung Quốc đến bờ biển của Ấn Độ Dương.
Thứ hai,
cần mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại với tất cả các nước nằm phía Tây Trung Quốc (Nam Á, Trung Á, Trung Đông, các nước khu vực Caspia”, tăng khối lượng hỗ trợ kinh tế qua lại, thành lập các quỹ phát triển chung. Trong giai đoạn từ 2001 đến 2011, tổng doanh số giữa Trung Quốc và các nước Nam và Tây Á tăng hơn 30
lần (trong khi
đó tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc tăng 8 lần cùng thời gian này), tỷ phần ở các khu vực này trong tổng kim ngạch ngoại thương tăng, tương ứng,
từ 2% đến 9%. Ngoài điều này ra, tổng khối lượng buôn bán của Trung Quốc với các nước Ả Rập trong thời gian bảy năm gần đây tăng lên 10% nhanh hơn toàn bộ kim ngạch ngoại thương. Tất cả điều này chứng minh một điều rằng “tiến sang phương Tây” cần thiết và chứa trong mình những viễn cảnh to lớn.
Thứ ba, bởi sự phát triển hòa bình của các tỉnh như Tân Cương và Tây Tạng đang bị đe dọa bởi chủ nghĩa li khai sắc tộc và chủ nghiã cực đoan tôn giáo, nạn khủng bố và các thế lực thù địch khác đối với chúng ta, còn vấn đề với các nhóm tội phạm quốc tế đang ngày trở nên gay gắt hơn, để giải quyết những mối đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng này một cách hiệu quả, chúng ta cần thiết vạch ra những kế hoạch chính sách xã hội, tôn giáo và giáo dục mới toàn diện, gắn kết lẫn nhau, dựa trên những đặc điểm của khu vực,
xây dựng nền tảng bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia và hài hòa xã hội
đối với các khu vực phía Tây.
Thứ tư, cần tăng hoạt động ngoại giao của chúng ta vào sinh hoạt của các nước phương Tây, nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình hiện tại và dân tộc-tôn giáo của các nước
đó, cũng như tăng cường trao đổi giao lưu nhân đạo và xã hội song phương. Như vậy, chúng ta sẽ biến ảnh hưởng kinh tế của chúng ta
ở những khu vực này thành ảnh hưởng chính trị, thành “quyền lực mềm”, và, cuối
cùng, mở rộng không gian chiến lược của mình để cơ động.
“Tiến sang phương Tây sẽ mang lại cho chúng ta cái gì?
Các quốc gia phía Tây chúng ta nằm ở chính trái tim của khu vực Á-Âu. Ở đây
hình thành những chiếc nôi của văn minh loài người, và ở đây – các mỏ nguồn tài
nguyên giàu có nhất. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân xác suất cao rằng nhiều
nước của khu vực trong tương lai không thể duy trì sự ổn định bên trong và sự
phồn thịnh vật chất ở mức như hiện nay. Tình hình chính trị không bền vững và
các xung đột liên dân tộc, tôn giáo và ý thức hệ đang tồn tại ở khu vực ở tầm
liên quốc gia, trong tương lai có thể giáng một đòn nghiêm trọng vào trật tự
thế giới và các quan hệ giữa các cường quốc lớn đã hình thành. Hiện nay các lợi
ích kinh tế của Trung Quốc ở khu vực đang được mở rộng với các nhịp độ nhanh
chóng, ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc không ngừng tăng lên, nhưng trong sự
phát triển các sự kiện như thế chúng cũng đang bị đe dọa. Bởi vậy Trung Quốc
không thể đứng một bên, bây giờ Trung Quốc sẽ nắm quyền chủ động và chiếm giữ
quan điểm mới và tích cực.
Khu vực này – vùng
mà ở đó tập trung và đan xen các lợi ích của Liên minh Châu Âu, Nga, Ấn Độ, Hoa
Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. Khác với Tây Âu và Đông Á, tại khu vực Trung Á sự
xuất hiện của liên minh quân sự thân Mỹ là không thể hình dung. Ngay cả sự xuất
hiện các khối kinh tế lớn là ít có khả năng xảy ra. Khi mà ở khu vực cả cơ chế
hoạt động điều phối những nỗ lực của các cường quốc, cả các nguyên tắc cạnh
tranh và hợp tác được công nhận chưa hình thành, thì các phạm vi ảnh hưởng của
các quốc gia lớn theo cách hiểu truyền thống của họ đang đan xen và đan chéo
nhau.
Dù điều gì thế nào
đi nữa, Mỹ đã thực hiện bước đi đầu tiên. Mùa thu năm 2011 ngoại trưởng Hoa Kỳ
Hillary Clinton đã tuyên truyền rộng rãi kế hoạch “Con đường tơ lụa Vĩ đại mới”
của Mỹ. Theo kế hoạch này, các mỏ dầu khí giàu trữ lượng của Turmenistan sẽ
thỏa mãn các nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Ấn Độ và Pakistan; việc xây
dựng cơ sở hạ tầng tương ứng cũng sẽ làm tăng phúc lợi của Afghanistan và
Pakistan nhờ các khỏan thu nhập từ thuế quá cảnh. Bông được trồng ở Tajikistan sẽ biến thành vải của Ấn Độ. Đồ gỗ
của Afghanistan và hoa quả
gieo trồng ở Afghanistan sẽ
xuất hiện trên các thị trường của Astana, Bombay
và các cùng xa xôi hơn”. Nói ngắn gọn, kế hoạch này ngụ ý xây dựng mạng lưới
kinh tế và giao thông phức tạp với trung tâm ở Afghanistan và nó sẽ thống nhất
các thị trường Trung và Nam Á và kéo dài cho đến Trung Đông. Mục đích ngắn hạn
của kế hoạch này, với tất cả sự rõ ràng, là bảo vệ các lợi ích của Mỹ tại khu
vực sau khi rút các binh lính Mỹ khỏi Afghanistan.
Nga xem các nước
khu vực Caspia của SNG như khu vực của mình và
muốn giữ vị trí truyền thống của mình ở đó. Đồng thời các nước khu vực Caspia
và Trung Á từ lâu đã trở thành phương hướng ngoại giao năng lượng chủ yếu của
Liên minh Châu Âu. Châu Âu và Mỹ có ý đồ trong tương lai tiếp tục hợp tác song
phương về các vấn đề chính trị và an ninh khu vực và sẵn sàng trong trường hợp
cần thiết áp dụng sức mạnh quân sự của NATO. Đối với Ấn Độ đang cố gắng xây dựng
hệ thống vòng tròn cung cấp dầu mỏ và khí đốt cho nền kinh tế của mình, Trung
Đông và Trung Á – những phương hướng quan trọng nhất để xây dựng hệ thống phát
triển nhiều sản phẩm để xuất khẩu nguyên liệu năng lượng. Các lợi ích kinh tế
và chính trị của Nhật Bản tại khu vực cũng không ngừng mở rộng.
Như vậy, chúng ta thấy
rằng chính sách “tiến sang phương Tây” thúc đẩy các lợi ích kinh tế, chính trị
và quốc gia của Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với đất nước
của chúng ta. Trước hết, chính sách như vậy giúp xác lập các quan hệ cân bằng hơn
với Mỹ, đạt được trong quan hệ của chúng ta sự tin tưởng lẫn nhau lớn hơn. Hội
đồng an ninh quốc gia, Bộ ngoại giao, Bộ quốc phòng Hoa Kỳ - tất cả những cơ
quan hiện đang vạch ra chính sách của Mỹ, luôn xem Trung Quốc như chỉ trong
lòng chính sách Đông Á, bởi vậy đa số các quan chức chịu trách nhiệm quan hệ
Trung-Mỹ - là những chuyên gia về vấn đề Đông Á. Chính sách “tiến sang phương
Đông” do bộ máy chính quyền của Obama tiến hành cũng chỉ đang tập trung vào
Đông Á. Dù muốn hay không, nhưng Mỹ trong chính sách của mình xem Trung Quốc
như một nước Đông Á, thu hẹp thế giới quan chiến lược của người Trung Quốc. Cạnh
tranh của Trung Quốc và Mỹ tại khu vực sân sau đối
với Trung Quốc ngày càng đi vào ngõ cụt. Tuy nhiên nếu chúng ta thông qua kế
hoạch “tiến sang sang phía Tây”, thì xuất hiện các viễn cảnh tương đối to lớn
trong hợp tác Trung-Mỹ trong các lĩnh vực như đầu tư, năng lượng, đấu tranh
chống khủng bố, hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân và đảm bảo an ninh khu vực,
thêm vào đó trong khuôn khổ sự phối hợp qua lại thực tế dẫn đến chấm dứt nguy
cơ xung đột vũ trang. Trong vấn đề đảm bảo ổn định ở các quốc gia như Afghanistan và Pakistan, sự hỗ trợ của Trung Quốc
có thể không cản trở Mỹ.
Thứ hai, sự mở rộng
không ngừng các lợi ích kinh tế của Trung Quốc ở mỗi nước trong khu vực mang lại
cho Trung Quốc cơ hội tốt nhất để tham gia
tích cực vào hợp tác đa phương của các cường quốc lớn và nâng cao vị thế quốc
tế của mình. So với Đông Á, Trung Quốc tại khu vực này không có lịch sử lâu dài
các quan hệ qua lại phức tạp với một nước nào (ngoài trừ Ấn Độ), bởi vậy tồn
tại rất ít các cơ sở để xuất hiện các xung đột và mâu thuẫn. Ngoài ra, mặc dù các
quốc gia khác nhau trong khuôn khổ hợp tác và cạnh tranh trong các lĩnh vực địa
chính trị hoặc kinh tế toàn cầu theo đuổi các mục đích khác nhau, tại khu vực
này thành công của các nước sẽ có ích lợi ngay lập tức đối với một số bên. Tạo ra
tình hình ổn định chung với các cường quốc khác trong khu vực, tham gia soạn
thảo các nguyên tắc trò chơi bình đẳng – tất cả những điều đó có lợi ích cho
quyền lợi lâu dài của CHND Trung Hoa và tạo điều kiện củng cố hình ảnh Trung
Quốc như cường quốc sẵn sàng nhận trách nhiệm quan trọng về mình. Đối với Trung
Quốc ở đây có rất nhiều điểm nỗ lực: củng cố và mở rộng các chức năng của SCO,
tham gia quá trình vạch ra “con đường tơ lụa mới” cùng với các cường quốc và
các nước khác trong khu vực, phối hợp xây dựng cơ chế an ninh đa phương và giải
quyết hòa bình các xung đột và mâu thuẫn khu vực.
Chính sách “tiến sang phương Tây” đòi
hỏi sự thận trọng và nỗ lực
Chính sách “tiến sang phương Tây” bao hàm trong nó những viễn cảnh cũng như
nguy hiểm nhất định. Thứ nhất, các khu vực phía Tây – hoàn toàn không phải là vườn
địa đàng. Ở nhiều quốc gia chính quyền không ổn định thật sự, ở đó cuộc đấu
tranh với đói nghèo thường xuyên diễn ra và tồn tại nhóm các xung đột tôn giáo
và dân tộc. Trở thành một bộ phận của bức tranh nay, chúng ta vào một ngày có
thể bị lôi cuốn sâu hơn vào những vấn đề này như một số nước phương Tây, lúc
bấy giờ thoát ra khỏi nó sẽ rất không đơn giản. Nếu Trung Quốc vẫn quyết tâm đi
theo con đường “can thiệp sáng tạo”, thì chúng ta cần có khoạch sẵn và các
phương tiện đấu tranh với những khủng hoảng có thể. Thứ hai, giữa nhiều nước
khác nhau của khu vực đang tồn tại các quan hệ căng thẳng và phức tạp. Tại
Trung Đông sự cạnh tranh của các thủ lĩnh tôn giáo hàng đầu như Iran, Saudi
Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Israel là một ví dụ; ở Nam Á như trước đây tình
hình căng thẳng vẫn tồn tại giữa Ấn Độ và Pakistan. Cho dù Trung Quốc không giữ
một thái độ như thế nào theo mỗi vấn đề cụ thể, luôn có một bên bất đồng, bởi
vậy buộc phải cân bằng trên một lằn ranh mỏng manh giữa các lợi ích của của các
quốc gia khác nhau. Thứ ba, chính sách “tiến sang phương Tây” không thể không
gây nên ở các cường quốc khác những lo ngại, bởi vậy họ sẽ cố áp dụng những biện pháp phòng
ngừa. Trung Quốc buộc phải nỗ lực để không cho phép họ nói chung đánh bật mình
ra khỏi khu vực và không để cho mình bị gán cái nhãn kẻ xâm lược. Không thể
chuyển những vấn đề kinh tế sang phương diện chính trị, và vạch ra, ví dụ, cái
gì đó tương tự như các biện pháp “đột phá bao vây của Mỹ”. Điều này chỉ đưa chúng
ta vào thế bế tắc. Thứ tư, Trung Quốc có thể bị cáo buộc theo chủ nghĩa thực
dân kiểu mới, mưu toan biến các nước khu vực thành các nước cung cấp nguyên
liệu. Để tránh điều này, cần đầu tư vào các dự án khu vực bảo vệ môi trường
xung quanh, tăng phúc lợi của nhân dân
và tạo việc làm ở khu vực. Cũng như cần thiết hoàn thiện các cơ quan lãnh sự để
họ có thể quan tâm đến những người Trung Quốc sinh sống ở khu vực, bảo vệ các
lợi ích của họ và đào tạo giáo dục họ.
So với mức độ hiểu
biết mà Trung Quốc có được liên quan đến Mỹ, Liên minh Châu Âu, các nươc Đông
Á, Nga và một số quốc gia khác, chúng ta hiểu biết tình hình khu vực rất hời
hợt. Tại thời điểm này ở Trung Quốc thiếu các chuyên gia nắm vững các ngôn ngữ
Ả Rập, Persid, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan, Huindi, Urdu, Bengali hoặc Singalez, còn
những trung tâm phân tích và các viện nghiên cứu các vấn đề này của khu vực có
thể đếm được trên đầu các ngón tay của một bàn tay. Về đề tài này chúng ta cần
tiến hành càng nhiều càng tốt các hội nghị chuyên đề quốc tế song phương hoặc
đa phương đối với các chuyên gia của các trung tâm và các viện hàn lâm chính
thức và bán chính thức, cũng như cần khuyến khích các công trình nghiên cứu về
các vấn đề của khu vực, đào tạo các chuyên gia tương ứng về các vấn đề của
những người Trung Quốc sinh sống ở khu vực. Cần vạch ra kế hoạch nghiên cứu
khoa học và đào tạo chuyên gia dài hạn trong lĩnh vực này và hỗ trợ tài chính
phù hợp để thực hiện nó, cần tập trung các nguồn lực khoa học và giáo dục của
các cơ quan nghiên cứu và giáo dục của đất nước đang hoạt động trong các lĩnh
vực khu vực học nước ngoài, kinh tế học và văn hóa học để hỗ trợ chính sách
“tiến sang phía Tây”.
Cần hiểu rằng
trong bài viết này chúng tôi không chút nào khẳng định rằng quan niệm “tiến sang
phương Tây” bắt buộc phê chuẩn như đường lối chính thống của quốc gia. Mô hình
có thể khác. Nhưng chúng tôi bảo vệ ý kiến rằng trong những điều kiện khi trong
nên địa chính trị và kinh tế toàn cầu những biến đổi đang xảy ra thường xuyên
và với tốc độ to lớn, đất nước cần chuyển sang mô hình tư duy mới. Hôm nay
chúng ta cần tư duy toàn cầu hơn, tính toán những lợi ích của đất nước trên đất
liền cũng như trên biển, và, cuối cùng, hoạt động theo hướng khôi phục sự cân bằng
địa chiến lược trên thế giới.
---
Bản dịch tiếng
Nga của Fedor Kokorev.
Bản gốc: http://opinition.huanqiu.com/opinition_world/2012-10/3193760.html