Người dân Tây Tạng lại đưa ra đòi hỏi của mình đối với Trung Quốc
Тибетцы вновь озвучили свои претензии к Китаю
Nguồn: newsland.ru và fondsk.ruKichbu posted on 13.10.2012
Đại diện của
nghị viện Tây Tạng lưu vong, tu sĩ Tinlei Vangchen cho rằng những người dân Tây
Tạng đang có những vấn đề không phải với những người dân Trung Quốc, mà với
chính quyền của đất nước này.
"Chúng tôi,
những người Tây Tạng, không có tâm lý chống xã hội Trung Quốc, những người
Trung Quốc, chúng tôi không có vấn đề với những công dân CHND Trung Hoa, nhưng
chúng tôi có vấn đề lớn với chính sách của những nhà cầm quyền Trung Quốc, với
những gì họ đang làm ở Trung Quốc và Tây Tạng", - tu sĩ nói tại cuộc họp
báo chí ở BNS Vilnyu.
Vangchen đại diện
cho các hoạt động quốc tế "Ngọn đuốc sự thật" tại Vilnyu thông báo
rằng để phản đối chống các cuộc trấn áp của các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại khu
vực bị chiếm đóng 60 năm trước đây, đã có 54 người tự thiêu.
"Cho đến hôn
nay 54 người Tây Tạng trẻ tuổi, chủ yếu các nam nữ tu sĩ, đã hy sinh thân mình
vì tự do của Tây Tạng", đại diện nghị viện lưu vong nói.
Theo lời tu sĩ, ở
Tây Trạng các quyền con người không được tôn trọng, những người tỏ ra không
trung thành với chính quyền bị tống giam, ở đó tự do đi lại, tôn giáo, giáo dục
không được đảm bảo, các quan chức Trung Quốc coi thường các phương tiện truyền
thông, tất cả các tu sĩ Tây Tạng, ngôn ngữ Tây Tạng dần dần bị đánh bật ra khỏi
các trường học, còn bản thân người Tây Tạng là bộ phận thiểu số ở quê hương của
mình - 6 triệu người, trong khi những người Trung Quốc đến đó là 8 triệu.
Thêm một vấn đề
gay gắt nữa, như tu sĩ khẳng định, - vấn đề sinh thái: Trung Quốc không bảo vệ
sinh thái, đốn chặt cây ở các khu rừng, sử dụng các con sông, ngoài ra, chôn
cất ở Tây Tạng các chất thải phóng xạ. "Điều này nguy hiểm không chỉ đối
Tây Tạng, mà trong tương lai - đối với toàn thế giới", - đại diện nghị
viện nhấn mạnh.
Những người dân
Tây Tạng, Vangchen nhận xét, không tin rằng họ sẽ được độc lập, bởi vậy họ yêu
cầu mặc dù chỉ về khu tự trị và đảm bảo những quyền cơ bản.
Tu sĩ du hành khắp
Châu Âu với "Ngọn đuốc sự thật" với mục đích thông báo cho mọi người
về thảm họa của Tây Tạng và gây chú ý của Liên hiệp quốc và cộng đồng quốc tế
đối với điều này. "Cho đến nay chúng tôi có những phản hồi rất tốt ở tất
cả các nước, đặc biệt ở vùng Baltic", - ông nói.
Litva xem Tây Tạng
là bộ phận của Trung Quốc, tuy nhiên cùng với các nước Liên minh Châu Âu khác
ủng hộ giải quyết hòa bình các quan hệ giữa các chính quyền Trung Quốc với lãnh
tụ tinh thần của Tây Tạng Dalai Lama và các đại diện của ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét