Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Cuộc cách mạng chống quan liêu - hồi kết có thể xảy ra hơn cả của chế độ hiện nay



Cuộc cách mạng chống quan liêu  - hồi kết có thể xảy ra hơn cả của chế độ hiện nay



Nguồn: igeid.livejournal.com

.
Các quan chức Nga quả quyết rằng, kịch bản của các cuộc cách mạng A-Rập sẽ không lặp lại ở Nga. Họ đưa ra cái mong muốn thay cho cái  thực tế. Cuộc cách mạng chống quan liêu – hồi  kết có thể xảy ra hơn cả của chế độ hiện nay.

Ở Nga cũng có hệ thống chủ nghĩa tư bản quan liêu-nhà nước như ở đại bộ phận các nước hiện đang bao trùm bởi cách mạng. Hệ thống tương tự lần đầu tiên được xác lập ở Thổ Nhỉ Kỳ dưới thời Antatyurk. Lúc bấy giờ người ta gọi nó là etatism. Trong những biến thể khác nhau nó từng tồn tại ở rất nhiều nước đang phát triển. Thoạt đầu một số người cầm quyền toan tiến hành các cuộc cải cách xã hội nhất định vì các quyền lợi của người dân. Nhưng sau đó, hệ thống trở nên phục vụ cho những lợi ích vị kỷ nhỏ hẹp của các phe phái (clan) gia đình trị và tầng lớp (elita) thượng lưu quan liêu-tư sản nói chung. Ở Ai Cập chế độ như vậy đã hình thành dưới thời Sadat và Mubarak, ở Tunisia – dưới thời Burgib, và sau đó dưới thời Ban Ali, ở Indonesia – dưới thời Sukato, ở Syria – dưới thời cha và con Assad, tại Philippins – dưới thời Markos, ở Yemen – dưới thời Saleh, ở Pakistan – trong đó dưới thời các nhà độc tài như Ziya Ul Hak và Musharraf, ở Iraq – dưới thời những người tiền nhiệm và  chính dưới thời Husein và v.v…

Thực tế tất cả các chế độ quan liêu nhà nước có những đặc điểm chung:
  • sự gắn bó của chế độ quan liêu, các cấu trúc sức mạnh và doanh nghiệp (những kẻ quan liêu cao cấp đồng thời là các doanh nhân lớn nhất);
  • chế độ độc tài quan liêu, sự thao túng của các công ty độc quyền chính trị-nhà nước hay là công ty liên doanh trong kinh tế;
  • nạn tham nhũng toàn diện có tính hệ thống;
  • mô hình dân chủ mô phỏng, thường thường chế độ chuyên chính của một đảng trong sự đa đảng hình thức, sự bóp méo các kết quả bầu cử, kiểm soát của nhà nước đối với các phương tiện truyền thông đại chúng chủ đạo, sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các cấu trúc sức mạnh  đối với đời sống chính trị;
  • chính quyến độc đoán của “thủ lĩnh dân tộc”;
  • sự cách biệt mức độ thu nhập to lớn giữa tiểu số có đặc quyền và đa số dân chúng;
  • hệ tư tưởng yêu nước-ura quốc gia.
Như kết quả của tất cả những đặc điểm này – đó là sự trì trệ kinh tế (stagnation), trì trệ xã hội, sự khiếm diện của những khả năng hiện thực hóa đối với thanh niên, sự thoái hóa của tầng lớp thượng tầng tham nhũng.

Đa số những biểu hiện này đã xuất hiện ở các nước cộng hòa Xô Viết trước đây. Một chế độ như vậy đã được xác lập và ở nước Nga.

Các cuộc cách mạng nổ ra ở phương Đông chứng minh rằng, các chế độ tương tự đang trải qua cuộc khủng hoảng hệ thống. Sự tồn tại của chúng đã mâu thuẫn với trình độ phát triển công nghệ của xã hội. Chính quyền ở các quốc gia này đã dựa trên sự độc quyền đối với những kênh thông tin chủ yếu. Vào thời đại intertnet, sự độc quyền như vậy không còn nữa. Internet đã mang lại cho mọi người những khả năng không chỉ nhận biết được thực chất tình hình mọi việc, mà còn thống nhất tranh đấu. Các chế độ độc tài đã bắt đầu sụp đổ do kết quả của các cuộc cách mạng-internet.

Bây giờ không ai có thể nói chính xác các cuộc cách mạng ở A-Rập sẽ dẫn đến điều gì. Những rõ ràng một điều rằng, mô hình quan liêu-nhà nước của chủ nghĩa tư bản đã sụp đổ hoàn toàn và liệu chắc nó được tái hồi trong dạng thể trước đây.

Ở Nga không có những mối đe dọa mà chúng đang làm phức tạp hóa tình hình hậu cách mạng ở các nước A-Rập. Không có những lực lượng phản động mạnh, kiểu “anh em người Hồi giáo”, những người có thể sử dụng cách mạng để áp đặt cho xã hội một hình thái nô dịch mới. Và, điều cơ bản, theo sự phát triển kinh tế của mình, đất nước của chúng ta gần với các quốc gia đã phát triển trung bình ở Đông và Nam Âu hơn là với các nước Ai Cập hay Yemen. Nga đã chuyển hóa thành thành chủ nghĩa tư bản quan liêu và sẵn sàng chuyển sang những hình thức tổ chức xã hội hiện đại, chuyển sang thực hiện kịch bản phát triển dân chủ. 

Ở đất nước của chúng ta đã hình thành những điều kiện cho cuộc cách mạnh-internet chính trị trong tương lai: các mạng xã hội trong đó có các mạng đã chính trị hóa đang phát triển nhanh chóng, phong trào internet chống tham nhũng đang hình thành, xuất hiện các thủ lĩnh đối lập có tiếng nói trên mạng. Cần xem xét đầu đủ các kết quả của bất kỳ các cuộc thăm dò dư luận xã hội nào hay là các cuộc thảo luận trên livejournal để nhìn thấy được sự căm phẫn đã gìm nén của một bộ phận xã hội trẻ hơn và có giáo dục đối với chính quyền đang tồn tại theo kiểu Putin và đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền và v.v… Năng lượng phản kháng này đang chờ bùng phát. Chính tại các nước mà ở đó cách đây không lâu các cuộc các mạng-internet đầu tiên diễn ra, số phần trăm những người sử dụng mạng thấp hơn ở Nga.

Trong thời đại cách mạng-internet ở Ai Cập và Tunisia, mạng internet đã có thể thống nhất mọi người để chống đối, nhưng không phải để hình thành một tình thế dân chủ phải lựa chọn trong những giải pháp khác nhau của tập đoàn thống trị cầm quyền. Cách mạng-internet Nga cần phải mang lại cho mọi người khả năng trực tiếp lựa chọn trong những giải pháp khác nhau, xác định những con đường phát triển của đất nước và những thủ lĩnh mới của nó.

Phong trào chống tham nhũng trên Internet, nhờ Navalnyi (một trong những blogger nổi tiếng nhất của Nga hiện nay – Kichbu) rất nhiều, đã được bắt đầu. Phong trào mạng internet đấu tranh vì những thay đổi, loại bỏ chế độ quan liêu tham nhũng ra khỏi chính quyền, tiến hành các cuộc cải cách vì các quyền lợi của đa số, có thể trở thành sự nối tiếp của phong trào chống tham nhũng. Bước đi đầu tiên theo hướng này – tiến hành các cuộc bầu cử Tổng thống và Duma trên mạng internet mà chúng có thể khởi động như các  primeris đối lập (xem các đề xuất của tôi theo vấn đề này tại đây http://igeid.livejournal.com/71514.html). 

Tiềm năng cách mạng của cộng đồng internet có khả năng thay đổi chính quyền trong nước. Những khả năng dân chủ của nó có thể xây dựng nên một xã hội tự do hiện đại trong nước.
.
Bản dịch chưa được hiệu đính.-Kichbu-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter